Chuẩn phát triển

Attention: open in a new window. | Print | E-mail

Chuẩn phát triển cho trẻ sơ sinh tới 5 tuổi

American Academy of Pediatrics, Viện Nhi Hoa Kỳ

ConCủaMẹ.com

Chuẩn phát triển bao gồm các mốc đo cho độ tuổi sau

  • 01 tháng
  • 03 tháng
  • 07 tháng 
  • 01 tuổi
  • 02 tuổi
  • 03 tuổi
  • 04 tuổi
  • 05 tuổi

 

Chú ý

Vì mỗi bé phát triển theo cách riêng của mình, ta không thể nói được một cách chính xác khi nào bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nào đó, hoặc hoàn thiện nó thế nào. Chuẩn phát triển cho chúng ta một kiến thức tổng quát về những thay đổi cần để ý. Nếu như bé của bạn lệch chuẩn phát triển một chút, bạn không nên hoảng sợ. Nên theo dõi, ghi chép và gặp bác sĩ trong các trường hợp như vậy.

 

01 Tháng

Hoạt động

  • Vung vẩy tay chân
  • Đưa tay lại gần mắt và miệng
  • Khi nằm sấp, biết quay đầu qua lại
  • Nếu không có người lớn giữ, đầu sẽ ngã ngửa ra phía sau
  • Tay nắm chặt
  • Hoạt động phản xạ mạnh

Thị giác

  • Mắt tập trung nhìn trong khoảng cách 20 tới 25 cm
  • Thích nhìn trắng đen hoặc hình tương phản mạnh

Thính giác

  • Thính giác hoàn toàn phát triển
  • Nghe, nhận ra vài loại âm thanh
  • Có thể quay về phía âm thanh hay giọng nói quen thuộc

Khứu giác và Xúc giác

  • Thích mùi ngọt
  • Tránh mùi đắng hay chua acid
  • Nhận ra mùi sữa mẹ của bé
  • Thích vật mềm hơn là thô
  • Không thích bị bế không nhẹ nhàng hoặc đột ngột

Nếu trong vòng tuần thứ 2, 3 hay thứ 4 em bé có những dấu hiệu chậm phát triển, đưa bé đi khám ngay

Nên lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Bú yếu hoặc ăn chậm
  • Không chớp mắt bị rọi đèn sáng vào mắt
  • Mắt không tập trung hội tụ nhìn và không nhìn theo vật đưa ra trước mặt
  • Có vẻ cứng ngắc, không cử động chân tay
  • Tay chân có vẻ quá lỏng lẻo
  • Hàm dưới thường xuyên rung ngay cả khi không khóc hoặc khi không kích động
  • Không phản ứng với các tiếng động lớn

 

03 Tháng

Hoạt động

  • Ngẩng đầu và ngực khi được cho nằm sấp
  • Dùng tay đỡ phần cơ thể phía trước khi được cho nằm sấp
  • Khi nằm ngửa hay nằm sấp, bé biết duỗi chân và đá chân
  • Biết nắm và mở
  • Chân biết trụ xuống đất khi được cho đứng trên nền cứng
  • Đưa tay lên miệng
  • Đưa tay lấy các vật treo trước mặt
  • Nắm và lắc đồ chơi

Thị giác và Ngôn ngữ

  • Biết dụi mặt có chủ ý
  • Bắt đầu nói bi bô
  • Bắt đầu bắt chước nói bi bô
  • Quay đầu về phía có tiếng động

Tương tác/Tình cảm

  • Bắt đầu biết cười khi gặp mặt người quen/lạ
  • Thích chơi với người khác, và khi không chơi nữa thì có thể khóc
  • Gương mặt và cơ thể bắt đầu lộ ra vẻ giao tiếp
  • Bắt chước hành động và nét mặt người khác

Mặc dù mỗi bé phát triển một hướng riêng với tốc độ riêng, nếu bé không được các chuẩn trên có thể là triệu chứng không tốt.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau đây, nên đưa bàn bạc với bác sĩ nhi của bé

  • Vẫn chỉ có phản xạ Moro. Các phản xạ Moro được định nghĩ như giật mình, vung tay ra, co tay lại và khóc
  • Không phản ứng với các tiếng động lớn
  • Không cười khi nghe tiếng mẹ
  • Không nhìn theo vật được đưa ngang qua mắt
  • Không nắm và giữ các vật
  • Không cười với mọi người
  • Cổ vẫn không đủ cứng để giữ đầu không ngã ngửa ra sau
  • Không bi bô nói trong khoảng 3 tới 4 tháng
  • Lúc 4 tháng có bi bô nhưng không bắt trước âm thanh mẹ nói ra
  • Lúc 4 tháng chân vẫn không trụ xuống chịu lực khi cho đứng trên nền c
  • Một trong 2 con mắt (hay cả 2) có vấn đề nhìn xung quanh
  • Mắt thường xuyên nhìn lé (ở tuổi này thỉnh thoảng bé vẫn nhìn lé)
  • Không chú ý tới người lạ, hoặc có vẻ rất hoảng sợ khi gặp người lạ hay lúc ra các môi trường lạ
  • Vẫn còn phản xạ co cứng cổ lúc 4 tới 5 tháng (khả

 

Coi video phản xạ co cứng cổ tại đây http://www.youtube.com/watch?v=SPR5aSQGlrQ

Trong video này, các bạn sẽ thấy em bé, khi bị giữ cổ nghiêng bên trái, sẽ co chân và tay bên phải lên, còn tay chân bên trái thì duỗi thẳng.

 

Coi video phản xạ Moro tại đây

http://www.youtube.com/watch?v=jsLqoT4fIH8

http://www.youtube.com/watch?v=B2vEmqxqBVw&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=X_bAQDOOgq0&feature=related

Trong video này, các bạn sẽ thấy em bé bung tay ra khi mẹ cho ngã ngửa ra một cách bất ngờ, như là bé tìm nắm một vật gì cho khỏi ngã. Trong video thứ 2 và 3, bé giật mình vung tay khi ngủ.

 

07 Tháng

Hành động

  • Xoay người cả 2 phía
  • Ngồi chống 2 tay, sau đó bỏ 2 tay ra
  • Chân chịu được lực của toàn cơ thể
  • Dùng một tay với
  • Chuyền đồ vật từ tay này qua tay kia
  • Bắt đầu dùng tất cả ngón tay nắm đồ vật chứ không dùng chỉ 2 ngón trỏ và ngón cái nữa

Thị giác

  • Nhìn được mọi màu
  • Thị lực nhìn xa phát triển đầy đủ
  • Khả năng theo dõi vật di chuyển phát triển đầy đủ

Ngôn ngữ

  • Nghe ra tên mình
  • Bắt đầu biết phản ứng khi mẹ nói “không”
  • Nhận biết khác biệt tình cảm qua giọng nói (mẹ lớn tiếng la, mẹ âu yếm với bé...)
  • Phát ra âm thanh áp ứng với âm thanh khác
  • Dùng giọng nói để biểu lộ vui mừng hay cáu gắt
  • Bi bô một chuỗi các phụ âm

Nhận thức

  • Tìm các vật được dấu đi một phần (chứ không phải là dấu hoàn toàn)
  • Khám phá chung quanh dùng tay và miệng
  • Cố gắng lấy các vật quá tầm tay
  •  

Tương tác/Tình cảm

  • Thích chơi đùa tương tác
  • Thích nhìn hình ảnh trong gương
  • Đáp ứng lại khi người khác biểu lộ tình cảm

 

Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi:

  • Bắp thịt bé có vẻ quá cứng, hoặc quá lỏng lẻo
  • Đầu vẫn còn ngửa ra sau khi mẹ đỡ cho ngồi
  • Chỉ biết dùng một tay với
  • Không chịu âu yếm với mẹ
  • Không tỏ ra có cảm tình với người chăm sóc mình
  • Có vẻ không thích khi có người khác chung quanh mình
  • Một hay cả hai mắt thường xuyên lé trong hay lé ngoài
  • Thường xuyên chảy nước mắt hay nhạy cảm với ánh sáng
  • Không phản ứng với tiếng động chung quanh
  • Có khó khăn trong việc đưa vật lên miệng
  • Vào lúc 4 tháng mà vẫn chưa quay đầu tìm chỗ tiếng động phát ra
  • Vào lúc 5 tháng mà vẫn không lật sấp hay lật ngửa
  • Không dỗ được vào ban đêm lúc 5 tháng
  • Không cười đáp ứng lúc 5 tháng
  • Không thể ngồi khi được giúp lúc 6 tháng
  • Vào lúc 6 tháng vẫn không cười hay làm ra các âm thanh the thé
  • Không chủ động với lấy đồ vật vào lúc 6, 7 tháng
  • Không nhìn theo vật đưa qua lại trước mắt trong tầm 90 cm và 1,8 mét lúc 7 tháng
  • Chân không chịu sức nặng vào lúc 7 tháng
  • Không cố hành động gây chú ý vào lúc 7 tháng
  • Không bi bô vào lúc 8 tháng
  • Không thích chơi trò ú à lúc 8 tháng

 

01 Tuổi

Tương tác/Tình cảm 

  • Xấu hổ, lo âu khi gặp người lạ
  • Khóc khi cha/mẹ đi
  • Thích bắt chước người khác
  • Tỏ vẻ thích người này, vật này hơn người khác, vật khác
  • Biết thử phản ứng cha/mẹ khi cho ăn (lắc đầu không ăn, nhận biết được phản ứng của cha/mẹ)
  • Biết thử phản ứng cha/mẹ dựa trên  hành vi (khóc thét lên khi cha/mẹ bỏ đi chỗ khác, nhận biết được phản ứng của cha/mẹ)
  • Biết sợ trong một số trường hợp
  • Thích mẹ và các người chăm sóc mình hơn người khác
  • Lập lại âm thanh hay cử chỉ để gây chú ý
  • Biết bốc ăn 
  • Biết dang tay, duỗi chân khi mẹ mặc quần áo cho bé

Hành động

  • Ngồi được mà không cần ai giúp (nhưng sau đó vẫn có thể ngã ra)
  • Bò sấp
  • Bò dùng tay và đầu gối
  • Tự nắm đồ vật để đứng dậy
  • Vịn đi một mình
  • Đứng được một khoảng thời gian ngắn không cần vịn, dựa
  • Có thể đi được 2, 3 bước không cần vịn 

Ngôn ngữ

  • Chú ý hơn tới ngôn ngữ
  • Đáp ứng những mệnh lệnh đơn giản
  • Đáp ứng khi người lớn nói "không"
  • Biết dùng các cử chỉ đơn giản để truyền thông, ví dụ như lắc đầu không đồng ý
  • Biết nói bi bô một cách có tình cảm 
  • Biết gọi cha/mẹ
  • Biết nói những câu ta thán đơn giản (ố ồ)
  • Bắt chước các từ người lớn nói 

Nhận thức

  • Tìm hiểu đồ vật bằng nhiều cách khác nhau như lắc, đập, ném, thả xuống...
  • Dễ dàng tìm các vật mẹ giấu đi
  • Nhìn đúng hình khi mẹ đọc tên hình
  • Bắt chước cử chỉ
  • Bắt đầu sử dụng vật đúng chức năng như dùng cốc để uống nước, dùng lược để chải đầu...

Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi: 

  • Không bò
  • Biết bò nhưng kéo lê một bên trong thời gian dài (kéo dài khoảng 1 tháng)
  • Có vịn, dựa cũng không thể đứng được
  • Nhìn thấy mẹ dấu đồ chơi nhưng cũng không tìm
  • Không biết bi bô những chữ căn bản như "đa đa" hay "ma ma"
  • Không biết dùng cử chỉ như là vẫy tay bye-bye hay lắc đầu
  • Không chỉ vào hình ảnh hay đồ vật

 

02 Tuổi

Hành động

  • Đi được một mình
  • Vừa đi vừa kéo đồ chơi theo sau
  • Vừa đi vừa mang theo đồ chơi nặng hoặc nhiều đồ chơi nhỏ
  • Bắt đầu chạy
  • Biết đá banh
  • Trèo lên/xuống không cần giúp

Mức độ khéo léo của tay và ngón tay

  • Biết viết nguệch ngoạc
  • Nghiêng các hộp đựng để đổ đồ trong hộp ra
  • Chồng các vật lên nhau (ít nhất là 4 vật)
  • Có thể dùng một tay này nhiều hơn tay kia

Ngôn ngữ

  • Chỉ vào đồ vật/hình ảnh khi người lớn gọi tên đồ vật/hình ảnh đó
  • Nhận ra tên người quen, đồ vật quen thuộc và các bộ phận trên cơ thể
  • Nói những chữ đơn giản (lúc 15 tới 18 tháng)
  • Dùng câu đơn giản (từ 18 tới 24 tháng)
  • Làm theo các mệnh lệnh đơn giản
  • Lập lại các từ ngữ nghe lỏm được

 Nhận thức

  • Tìm các vật được dấu dưới 2 hay 3 lớp
  • Bắt đầu sắp xếp vật theo hình dáng hoặc màu sắc
  • Bắt đầu chơi trò chơi tưởng tượng

Giao tiếp

  • Bắt chước người khác, nhất là người lớn và các trẻ lớn hơn
  • Ngày càng nhận biết mình khác biệt với những người khác
  • Ngày càng thích thú việc có trẻ khác ở cạnh/chơi cùng mình

Tình cảm

  • Phát triển độc lập
  • Bắt đầu bướng bỉnh, không nghe lời
  • Bắt đầu bớt lo sợ khi bị cha/mẹ bỏ lại
Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi:
  • 18 tháng vẫn chưa đi được
  • Sau khi biết đi vài tháng mà vẫn không đi vững, đặt toàn bộ mặt bàn chân xuống đất, hoặc đi nhón gót
  • 18 tháng vẫn chưa nói được ít nhất 15 chữ
  • 2 tuổi vẫn chưa nói được các câu có 2 chữ
  • 15 tháng vẫn không biết các chức năng vật dụng căn bản trong nhà như bàn chải đánh răng, thìa/muỗng...
  • Không biết bắt chước hành động hay lời nói
  • Không biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản
  • Không thể đẩy các đồ chơi có bánh xe

 

03 Tuổi

Hành động

  • Tự đút ăn
  • Biết mở cửa
  • Cầm ly/cốc một tay, cầm bút chì màu 
  • Tự rửa tay, lau tay
  • Biết gấp, xếp giấy nếu có người hướng dẫn
  • Biết xếp chồng đồ chơi lên nhiều tầng (ít nhất là 6 vật chồng lên nhau)
  • Đá bóng, ném bóng qua khỏi đầu và chụp bóng
  • Biết đi giày (nhưng chưa cột dây giày một mình được)
  • Biết mặc quần áo (có người lớn phụ)
  • Đi vệ sinh (có người lớn phụ)
  • Đi nhón chân khi người lớn yêu cầu
  • Đi được một đường thẳng
  • Nhảy lên cả hai chân
  • Đạp xe đạp (loai xe có 2 bánh phụ giữ thăng bằng hay xe 3 bánh)
  • Vẽ được đường thẳng ngang, dọc và đường tròn
  • Cúi người xuống mà không ngã

Cảm giác, Suy nghĩ, Nhận thức

  • Nhận ra các âm thanh trong môi trường mình sống 
  • Chú ý theo dõi được khoảng 3 phút
  • Nhớ được những gì xảy ra ngày hôm qua
  • Biết cái gì ăn được, cái gì không
  • Biết một số các con số (biết mặt số thôi, chứ chưa biết thứ tự lớn nhỏ)
  • Biết các vật nằm ở chỗ nào
  • Biết khái niệm của số một
  • Hiểu khái niệm "bây giờ", "tí nữa/lát nữa" và "sắp sửa"
  • Thay đổi vật này bằng vật khác, ví dụ như tưởng tượng cục gỗ là xe ô tô để chơi
  • Hiểu các ý niệm khôi hài đơn giản (ví dụ như cười khi mẹ nói "đánh răng cho con mèo nhà mình")
  • Tự lật sách coi hình ảnh
  • Phân loại được vật tròn, vuông
  • Mẹ đưa hình ảnh ra, bé biết chọn đồ vật tương ứng
  • Phân loại các vật theo công dụng, ví dụ để ly/cốc, chén, đũa vào cùng một chỗ
  • Đếm được 2 tới 3 vật
  • Biết tránh các nguy hiểm như bếp nóng hay xe đang chạy
  • Làm được các mệnh lệnh có một giai đoạn (ví dụ: "lấy cái thìa" chứ có thể chưa làm được "lấy cái thìa lại đây, rồi bỏ vào cái cốc đằng kia".       

Ngôn ngữ và Giao tiếp

  • Dùng các câu có từ 3 tới 5 chữ
  • Hỏi những câu hỏi ngắn
  • Người lạ có thể hiểu được bé nói gì
  • Biết khái niệm số ít, số nhiều (1 con kiến, 1 đống kiến)
  • Nói ra được 10 vật quen thuộc
  • Lập lại được các giai điệu/vần điệu đơn giản
  • Biết ít nhất tên một màu
  • Bắt chước các việc trong nhà, phụ mẹ các việc đơn giản
  • Biết đòi đi vệ sinh
  • Thích nghe đọc chuyện
  • Nói về tình cảm của mình (sợ, thích...) và trạng thái tinh thần của mình (con nhớ, quên...)
  • Biết xấu hổ khi người lớn bắt gặp đang làm việc không tốt
  • Cố làm cho người khác cười
  • Chơi với 2, 3 trẻ khác cùng một lúc
  • Biết chơi tưởng tượng trò chơi gia đình, biết phân vai, ví dụ như "mình là mẹ, bạn là con, bạn kia là bố"
  • Biết tên và họ của mình. Biết mình là con trai hay con gái.
  • Biết nhân xưng "con", "bố", "cô kia", "chú kia"
  • Tưởng rằng mình là trung tâm của mọi sự vật, ví dụ như "nếu mình nhắm mắt lại, không ai sẽ thấy mình"

Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi:

  • Thường xuyên ngã
  • Nói không rõ ràng, thường xuyên chảy nước dãi
  • Không thể xếp chồng 4 vật lên nhau (ví dụ như 4 cục gỗ đồ chơi hình vuông)
  • Không bắt chước vẽ được hình tròn
  • Không biết, không tham gia trò chơi tưởng tượng
  • Không hiểu các mệnh lệnh đơn giản
  • Không tỏ ra thích thú khi có các trẻ khác ở chung quanh
  • Phản đối kịch liệt, la, khóc quá đáng khi mẹ đi ra chỗ khác

 

04 Tuổi 

Hành động

  • Tự đút ăn, đánh rơi thức ăn chút ít
  • Cầm được bút chì, cố gắng viết tên mình, vẽ hình tròn, vẽ hình mặt người đơn giản (hình tròn, 2 con mắt, cái miệng)
  • Cố gắng cầm kéo cắt giấy
  • Biết cởi quần áo một mình (nếu quần áo dùng khuy, cúc đơn giản)
  • Biết đánh răng nếu có người giúp
  • Xếp chồng từ 7 đến 9 vật lên nhau (ví dụ như 7 cục gỗ đồ chơi hình vuông)
  • Biết đổ nước từ bình ra các cốc nhỏ
  • Biết đi vệ sinh một mình
  • Chụp được quả bóng đang tưng, nẩy về phía mình
  • Nhảy lò cò và đứng một chân được 5 giây
  • Đá bóng, ném bóng qua đầu
  • Bắt được bóng ai ném lại cho mình (thỉnh thoảng vẫn không bắt được) 
  • Vẽ hình người đơn giản với 2 tới 4 bộ phận trên cơ thể

Cảm giác, Suy nghĩ, Nhận thức

  • Biết màu xanh, đỏ, vàng
  • Biết đợi tới lượt mình (thỉnh thoảng có thể quên, phải có người nhắc)
  • Hiểu khái niệm to, nhỏ, cao, thấp
  • Muốn biết điều gì sẽ xảy ra kế tiếp (ví dụ nghe mẹ kể chuyện, muốn biết sau đó thì sao)
  • Làm được các mệnh lệnh có 3 bước, ví dụ như "Cất đồ chơi đi. Đi rửa tay, rồi ra ăn cơm".
  • Phân biệt được giữa thế giới thật và thế giới tưởng tượng
  • Nhận biết các tình trạng dẫn tới vui, buồn hay giận dữ
  • Hiểu khái niệm đếm các con số, biết vài con số
  • Hiểu khái niệm thời gian
  • Biết tưởng tượng các hình ảnh lạ lẫm là "ông kẹ", "quái vật"
  • Hiểu loáng thoáng được bản thân mình gồm có thân thể, suy nghĩ và tình cảm

Ngôn ngữ và Giao tiếp

  • Biết nhiều từ và bắt đầu sử dụng các câu đúng chính tả. Nói các câu có 5, 6 chữ
  • Nói rõ ràng, người lạ nghe có thể hiểu
  • Biết kể chuyện
  • Thường dùng các động từ như "đi", "làm"
  • Thích các giai điệu hay các từ vô nghĩa
  • Biết sử dụng các từ chỉ quá khứ, việc đã xảy ra
  • Hỏi các câu hỏi trực tiếp như "con có được...", "mẹ có..."
  • Muốn nghe giải thích tại sao, làm như thế nào
  • Không khóc khi cha/mẹ bỏ đi đâu đó trong thời gian ngắn
  • Hiểu khái niệm "bên cạnh"
  • Chơi trò chơi giả bộ với các vật tưởng tượng, ví dụ như tưởng tượng đang ngồi ăn, hay đang lái ô tô, hay đang đi tìm kho báu
  • Thích chơi với nhiều người khác thay vì chơi một mình
  • Biết trao đổi, ví dụ như "mình cho bạn mượn cái này, bạn đưa mình mược cái kia"
  • Khi được yêu cầu, chịu chia sẻ, chơi chung đồ chơi
  • Thích chơi đuổi bắt, trốn tìm và các trò chơi đơn giản khác
  • Biết mình bao nhiêu tuổi, đang ở chỗ nào (có khái niệm đơn giản về địa lý)
  • Hiểu khái niệm "giống nhau", "khác nhau"

Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi:

  • Không ném bóng quá khỏi đầu
  • Không đạp được xe đạp 3 bánh 
  • Không dùng được ngón cái và các ngón còn lại để cầm bút chì màu
  • Không thể viết được dù là nguệch ngoạc
  • Lờ đi những trẻ khác
  • Không biết chơi tưởng tượng
  • Không chịu, phản đối khi thay quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh
  • Bùng nổ khi tức giận
  • Không bắt chước vẽ được hình tròn
  • Không dùng được các câu có từ 3 chữ trở lên
  • Không dùng được nhân xưng "con" và "mẹ"  


05 Tuổi

Ngôn ngữ

  • Nhớ lại một phần câu chuyện
  • Nói được nhiều câu, mỗi câu có hơn 5 chữ
  • Trong câu nói có dùng các từ nói về tương lai (ngày mai, mai mốt...)

Nhận thức

  • Đếm được hơn 10 vật
  • Nhật biết ít nhất 4 màu
  • Hiểu biết hơn, phát triển hơn khái niệm về thời gian
  • Biết các vật dụng hàng ngày như thức ăn, bếp, nồi, tiền...

Giao tiếp

  • Muốn làm vui lòng các bạn khác
  • Muốn được giống như bạn 
  • Thường thì đồng ý với các điều lệ (cô giáo, mẹ đưa ra)
  • Thích hát, múa, nhảy...
  • Có thể biết đi qua nhà hàng xóm thăm bạn

Nếu thấy bé có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ nhi:

  • Có thái độ nhút nhát, sợ sệt quá đáng
  • Có thái độ hung hăng quá đáng
  • Chống đối kịch liệt khi cha/mẹ bỏ đi chỗ khác
  • Không thể tập trung vào một hoạt động gì đó trên 5 phút
  • Không thích chơi với trẻ khác
  • Không giao tiếp với ai, hoặc có thì chỉ là làm có lệ (do bố/mẹ bắt)
  • Không chơi trò tưởng tượng
  • Lúc nào cũng có vẻ buồn rầu
  • Luôn xa lánh các trẻ khác, người khác
  • Không lộ ra nhiều loại cảm xúc khác nhau (vui, buồn, giận, thích...)
  • Không làm được mệnh lệnh gồm 2 phần (ví dụ như "cất đồ chơi đi, rồi đi ăn cơm")
  • Không thể chồng 5, 6 vật lên nhau

 

Nguồn: American Academy of Pediatrics

ConCủaMẹ.com