Tự kỷ, autism, asperger, tăng động, ngôn ngữ, hành vi, giao tế, chậm phát triển...

Rối Loạn Khả Năng Đọc

Attention: open in a new window. PrintE-mail

Mời các phụ huynh đọc loạt 3 bài mới nhất của chị Tường Anh về Rối loạn khả năng đọc, nhận diện mặt chữ.

Dyslexia là rối loạn khiến một cá nhân có khó khăn khi đọc chữ. Chúng tôi đã nghe một số chuyên gia dịch dyslexia là “mù chữ.” Danh từ mù chữ xưa giờ vẫn được dùng để nói đến tình trạng không biết đọc vì không đến trường lớp do bất kỳ lý do nào đó. Vì thế, chúng tôi e rằng “mù chữ” không diễn tả chính xác rối loạn dyslexia. Vì vậy, Cùng Nhau Vượt Khó ghép cụm từ Rối Loạn Khả Năng Đọc để nói về dyslexia.


Một vài thí dụ

  • Bé Phương nhìn lên bảng nhưng không bắt chước để viết xuống tập dòng chữ mà cô giáo đã viết làm mẫu.

Đọc tiếp...

 

Máy nói chuyện cho bé TK

Attention: open in a new window. PrintE-mail

 

 

Bạn có nghĩ rằng một số trẻ TK sẽ không sử dụng lời nói để giao tiếp như trẻ bình thường?

 

Có bao giờ bạn nghĩ âm nhạc, ngôn ngữ điện toán và TK có liên quan đến nhau?

 

Bài viết này giới thiệu một nghiên cứu nhằm giúp trẻ TK, câm, liệt... không giao tiếp được, vẫn có thể sống tự lập qua trợ giúp của khoa học tiên tiến. Nghiên cứu này bắt đầu từ cây đàn piano điện, và cuối cùng là kết hợp giữa ngôn ngữ điện toán (programming language) và ngôn ngữ con người (human language).

 

Đọc tiếp: Máy nói chuyện cho bé TK

 

Nhỏ Rối loại Tự kỷ, lớn làm gì?

Attention: open in a new window. PrintE-mail

Tôi là ai, và tại sao các bạn cần phải biết?

Năm lên 2 tuổi rưỡi, tôi được định bệnh có Rối loạn Tự kỷ: không nói chuyện, hành động rập khuôn. Vì không giao tiếp được, tôi cáu gắt, la hét. Khi nghe những âm thanh to, cao giọng, lỗ tai tôi nhức nhối như bị nha sĩ khoan vào răng. Khi đó tôi phải đong đưa hay nhìn chằm chằm để quên đi. Ngôn ngữ mẹ đẻ đối với tôi như tiếng ngoại quốc: tôi phải dịch chúng thành những cuốn phim đầy mầu sắc trong đầu. Lúc đi học, bạn bè chế diễu tôi là con vẹt vì ai nói gì tôi cũng lẩm bẩm lập lại.

Đọc tiếp: Nhỏ Rối loại Tự kỷ, lớn làm gì?

   

TK nhanh hơn người không TK 40%

Attention: open in a new window. PrintE-mail

Nghiên cứu của Đại học Montreal, Đại học Harvard

Những người TK có khả năng giải quyết vấn đề nhanh hơn người bình thường khoảng 40%, bao gồm khả năng lập/thử nghiệm giả thuyết, giải quyết vấn đề và kỹ năng học. Cả 2 nhóm đều làm đúng như nhau, nhưng nhóm TK lại làm nhanh hơn. Đã có các chuyên gia cho rằng nhóm TK sẽ không có khả năng làm các bài thử nghiệm các nhà nghiên cứu đưa ra, nhưng kết quả chứng minh họ làm nhanh hơn những người không TK. Nhóm TK gồm 15 người và nhóm không TK gồm 18 người, tuổi từ 14 tới 36.

 

Công bố này có tính quan trọng vì các nhà giáo dục có thể chú trọng, đầu tư vào khả năng của trẻ TK. Mục tiêu học tập của trẻ TK nên được theo dõi, nâng cao, và tài liệu/bài vở học tập phải được cải tiến (đừng cho rằng bài học cho trẻ TK phải đơn giản).

 

Nguồn:  http://www.eurekalert.org


 

Đưa bé đi chơi

Attention: open in a new window. PrintE-mail

Đưa Bé Đi Chơi

Các bé TK thường không thích bị thay đổi, thường theo cái thông lệ. Mà đi chơi tức là đi ra ngoài những thông lệ hàng ngày. Có lẽ vì thế các bà mẹ có con TK ngại dẫn con mình đi.

Bài này tóm tắt các mẹo để chuẩn bị việc đi chơi của bé cho ổn thoả. Bài viết bản quyền của Tạp chí Time đúc kết từ những nguồn liệu từ Autism Speak. Chúng tôi bỏ thêm vào các mẹo trong các bài viết của chị Tường Anh trên ConCủaMẹ.com.

 

Đọc tiếp: Đưa bé đi chơi

   

Page 21 of 22