Sợ tiếng ồn

Sợ tiếng ồn

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 1 07, 2015 3:26 pm

Trẻ TK có thể rất nhạy cảm với âm thanh và sợ, ghét tiếng ồn. Có khoảng 5 loại sợ, nhạy cảm về tiếng ồn của các em TK.

1/ Hyperacusis là khi các em nhạy cảm, không chịu được các tiếng động hàng ngày, làm các em thấy bị o o trong tai.

2/ Quá nhạy cảm với tần số là loại phổ thông nhất, làm các em không thể chịu được âm thanh ở một tần số nào đó. Các em có thể chịu được tiếng ồn xe máy, nhưng sẽ không chịu được tiếng máy xay sinh tố.

3/ Recruitment là hiện tượng bị mất thính lực với các âm thanh bình thường, nhưng ở một độ ồn nhất định nào đó, đột nhiên các em lai nghe rất rõ. Điều này làm các em đột nhiên không thể chịu nổi tiếng ồn bất chợt đó.

4/ Phonophobia là khi các em sợ một loại âm thanh nào đó, ví dụ như tiếng đồng hồ báo thức reng, tiếng móng tay cào lên bảng.

5/ Misophobia là khi tiếng động nào đó làm các em cảm thấy tức giận. Đây có thể không phải là tiếng ồn hay tần số cao, chỉ đơn giản là một tiếng động nào đó. Có em sẽ tức giận khi có người huýt sáo nhè nhẹ.

Cho đeo headphone là cách hữu hiệu nhất . Có 2 loại headphone: loại chống ồn và loại phát ra tần số loại trừ tiếng ồn. Tuy nhiên tránh đừng cho các em dùng quá nhiều, sợ rằng các em trở nên quá phụ thuộc vào headphone.

Nếu con mình có các rối loại trên, phụ huynh cần lập ra danh sách các nơi “an toàn về tiếng động” cho con mình. Đừng đột ngột dẫn các em tới những nơi thuộc loại không an toàn.

Sau khi biết con mình sợ loại tiếng ồn nào đó, phụ huynh cần ra kế hoạch khử nhạy cho các em.

Nếu các em sợ tiếng leng keng thì cho các em coi phim, chơi với chuông Noel có tiếng kêu leng keng tương tự. Gắn bông gòn vào bên trong chuông để chúng kêu nhỏ hơn, rồi từ từ rút ra cho chúng kêu bình thường.

Khi đi chơi, mang theo vật gì mà các em mê mẩn, ví dụ như ipad. Khi biết tiếng ồn sắp xảy ra, cho các em chơi các vật đó để khử nhạy các em. Với cách làm đó, tăng dần mức độ tiếp xúc với tiếng ồn. Cho các em đụng độ thường xuyên hơn, gần hơn.

Vào cuối tuần, tạo ra những giờ thật yên tĩnh. Đưa các em vào nơi nào không có tiếng động để “điều dưỡng” cho các em. Khi đi chơi chỗ ồn cũng vậy, cần cho các em có vài phút nghỉ ngơi. Ở bên Hoa Kỳ, phụ huynh thường dẫn các em vào trong xe ngồi chơi một chút trước khi ra lại công viên.

Nếu các em nằm vào nhóm sợ tiếng động phonophobia thì có thể lên các chương trình can thiệp riêng dựa trên CBG (cognitive-behavioral therapy). Nên cho các em đi khám bác sĩ vì nếu thiếu chất sắt hoặc các chất khoáng nào đó cũng có thể gây ra hyperacusis.

Có lý thuyết cho rằng các chất phụ gia trong thức ăn có thể gây ra nhạy cảm, sợ âm thanh. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm ở website https://www.feingold.org/
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Sợ tiếng ồn

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 10 07, 2015 12:01 pm

somchangza đã viết:I do not care about it, I think. Until the day that I have not read it seriously.


I don't get it. What were you saying? You meant you didn't think auditory issue is a big deal until you or someone you know gets impacted?

You read Vietnamese and respond in English while your name sounds like Austroasiatic, not tonal name like Vietnamese or Chinese. What language do you want me to communicate with you?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Dạy HS nói đúng âm lượng

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 12 08, 2015 7:27 pm

Dạy HS nói đúng âm lượng
9/12/2015

Các bạn TK của chúng ta, có bạn nói thì nhỏ quá, có bạn lại nói quá to. Bài viết này là bài học đang dùng ở Ban Mai cho bạn LK. Tôi đăng lên cho các phụ huynh khác tham khảo . Xin lưu ý rằng khi con bạn nói to/nhỏ, có nhiều lý do khác nhau, ví dụ như thính lực có vấn đề. Lý do khác nhau dẫn tới cách dạy, cách soạn bài học khác nhau. Bài học này soạn cho bạn LK ở Ban Mai mà thôi, đăng lên có tính cách tham khảo. Đây không phải bài học cho mọi trẻ.

Vấn đề cần giải quyết: Dạy HS nói to lên

Trình độ của HS: Biết nói theo sequence. Biết mand. Biết tact.

Học cụ cần có:

Một laptop hay một máy CD phát ra nhạc
Clip hay CD có giọng hát, có đoạn thoại
Làm một đồng hồ đo âm lượng như trong hình . Có thể làm loại đồng hồ kim chạy dọc tùy theo vận động tinh của học sinh.

control-o-meter.jpg
control-o-meter.jpg (6.94 KiB) Đã xem 1418 lần.

(Với bạn LK, chỉ cần làm 3 mức To / Vừa / Nhỏ . Dùng đồng hồ kim theo chiều dọc).

Mục tiêu chia nhỏ

MT CN 1: Cho HS biết thế nào là to/nhỏ/vừa nghe
MT CN 2: Cho HS chỉnh âm lượng theo yêu cầu
MT CN 3: Cho HS nói theo âm lượng, có audio cue và visual cue
MT CN 4: Cho HS nói theo âm lượng, chỉ có visual cue

Bài học

Bài học cho MT CN 1: Mở clip nhạc, chỉnh to / nhỏ rồi vặn đồng hồ âm lượng cho tương ứng để HS hình dung ra kim chỉ vào đâu thì to, chỉ vào đâu thì nhỏ, chỉ vào đâu thì vừa nghe. Sau khi HS hiểu, có thể tact với clip nhạc rồi, dùng clip người ta nói chuyện với nhau.

Bài học cho MT CN 2: Dùng đồng hồ âm lượng, mở một clip nhạc lên, chỉnh nhạc to/nhỏ rồi cho HS chỉnh đồng hồ cho đúng độ. Kết thúc mục tiêu này khi HS chỉnh đúng 80% trên tối thiểu 23 lần thử.

Bài học cho MT CN 3: GV vặn đồng hồ âm lượng vào các mức nhỏ / to / vừa nghe. Trong lúc đó thì GV cũng chỉnh âm lượng clip nhạc cho đúng với kim đồng hồ. Sau đó cho HS “a ….” Theo cho đúng âm lượng. Chọn các nguyên âm mà HS có thể phát ra dễ dàng. Kết thúc mục tiêu này khi HS chỉnh giọng đúng với kim đồng hồ 80% trên tối thiểu 23 lần thử.

Bài học cho MT CN 4: Làm y như Bài số 3, chỉ khác là không còn có clip nghe nữa, chỉ có hình ảnh là kim đồng hồ thôi. Dùng mức đo 23 lần, 80% như trên.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách.

cron