Chúng ta đôi khi nhầm lẫn giữa Ngôn ngữ (NN) và Ngôn ngữ nói (NNN). Sự nhầm lẫn này có thể dẫn tới việc chúng ta chọn phương pháp can thiệp cho con mình khi các em có khó khăn ngôn ngữ, hoặc khó khăn ngôn ngữ nói.
NN bao gồm các thành phần sau đây
1. Khi bé nghe một từ nào đó, hay đọc một từ nào đó, hay nhìn một hình ảnh biểu tượng cho từ đó, bé hiểu từ đó có nghĩa gì, vd như “bóng”.
2. Bé hiểu làm sao tạo ra các từ mới dựa trên từ đã biết, vd như “nước” và “nước ngọt”.
3. Bé hiểu cách sắp xếp ý tưởng để lập thành câu, vd như “mẹ cho con sữa” thay vì “mẹ, sữa cho con”.
4. Ở tầng giao tiếp, bé biết rằng câu “Cô cho xin một taxi tới …” thích hợp hơn là “Tôi muốn taxi chạy tới …”
Sematics của NN tức là biết từ, mở rộng vốn từ, hiểu context-senstive meaning of words…
Pragmatics của NN là biết sử dụng ngôn ngữ, ví dụ như biết đổi đề tài câu chuyện, biết mở đầu câu chuyện, biết hỏi, trả lời …
NNN là một cách sử dụng NN để giao tiếp. Để có được NN nói, bé cần các thành phần sau đây
1. Phát âm: biết sử dụng các bắp thịt, lưỡi để phát ra các âm cần thiết . Vd như âm phía trước như “T” hoặc âm sau như “KH”.
2. Giọng nói: Sử dụng dây thanh quản, kiểm soát hơi thở để tạo ra âm thanh. Bạn tưởng tượng đây là các sợi dây như dây đàn, khi chúng ta nói hay hát, chúng rung lên tạo ra âm thanh. Vd như bạn xướng âm nốt La, nó sẽ rung lên với tần số 440 lần một giây. Video minh hoạ: http://www.youtube.com/watch?v=v9Wdf-RwLcs
3. Sự trôi chảy: nói trôi chảy, không cà lăm, nói lắp …
Khi một trẻ có khó khăn, không hiểu câu nói của người khác, không thể chia sẻ, thành lập ý tưởng cho câu, hoặc không thể diễn đạt được cái mình muốn qua NN, chúng ta gọi là Rối loạn Ngôn ngữ. Nhưng khi trẻ không thể phát ra âm thanh đúng đắn, đó là Rối loạn Ngôn ngữ nói. Cho nên cà lăm là một dạng của Rối loạn Ngôn ngữ nói.
Một trẻ có thể có cả Rối loạn NN và Rối loạn NNN. Trong các trường hợp này, theo tiêu chuẩn can thiệp giáo dục đặc biệt tại Hoa Kỳ thì chỉ có người Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu (Speech language pathologist, SLP) có giấy phép hành nghề của Hiệp hội American Speech-Language-Hearing-Association (ASHA) mới có đủ chuyên môn để khám và can thiệp cho bé.
Rối loạn NNN có nhiều nhánh nhỏ như Apraxia, Dysarthria, Nói lắp … Rối loạn NN cũng được chia nhỏ thành nhiều dạng . Đây là phạm trù chuyên môn của Ngôn ngữ trị liệu, xin các bạn tham khảo trên www.concuame.com trong phần Nguồn liệu. Cô Tường Anh (Speech language pathologist, California) đã có nhiều bài viết định nghĩa về các rối loạn khác nhau trong phần Nguồn liệu nói trên.
Một sai lầm nghiêm trọng chúng ta thường mắc phải là chú trọng vào NNN mà quên rằng trẻ cần học cả NN. Nếu không dạy NN, NNN của trẻ sẽ kém phần pragmatics. Và nếu như trẻ không có NNN và không được dạy NN, trẻ sẽ không có cách gì để giao tiếp, nói ra cái mình muốn. Đó là lý do chúng ta luôn dạy hình ảnh song song với ngôn ngữ nói. Với các hỗ trợ như Máy ngôn ngữ, Máy PAXT, nếu như có ngôn ngữ nói, trẻ sẽ nhanh chóng bỏ hình. Hình ảnh cũng giúp chúng ta dạy sequence, lập tư duy, đặt câu cho trẻ sau này.
(còn tiếp)