Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi mehailam » T.Bảy Tháng 2 18, 2012 1:56 am

Chào anh Phi, chị Tường Anh cùng các anh chị trên diễn đàn!
Cách đây 4 tháng em đăng kí làm thành viên của diễn đàn,từ đó đến nay con trai em có những biến chuyển mà bản thân em cũng không ngờ tới, và cũng chưa biết là dấu hiệu tốt hay xấu. Hôm nay em lập topic mới này, như là xây cho con một căn nhà mới và gắn bó lâu dài, cùng mọi người vượt khó.
Con trai em đã 22 tháng, từ nhỏ đến 16 tháng có rất nhiều dấu hiệu của tự kỷ, 18 tháng em tìm đến diễn đàn này vì lúc đó bé vẫn chưa hề biết bắt chước bất kì âm thanh nào mẹ phát ra. Hiện tại bé vừa được khám ở BV Nhi Đồng 1, BS nói với mẹ là bé chậm nhưng bé rất có tiềm năng đuổi kịp các bạn nếu bé được kích thích một cách tốt nhất, và bảo mẹ hãy cố gắng hết sức để khi vào lớp 1 bé bắt kịp bạn bè. Còn trong sổ thì BS kết luận là: rối loạn ngôn ngữ diễn đạt.
Em sẽ nói rõ về tình hình hiện tại của bé, mong các anh chị giải thích thêm.
- Chuyển biến lớn nhất của bé trong 4 tháng qua là về ngôn ngữ.19 tháng bé bắt đâu chịu mở miệng, bé lặp lại một vài từ mẹ nói một cách ngẫu hứng, một vài lần rồi thôi. Nửa tháng sau bé chịu bắt chước mẹ phát âm những từ đơn giản và bắt đầu dùng một số từ đúng ngữ cảnh. Đến 20 tháng bé chuyển sang giai đoạn tự nói, bé nói được rất nhanh, có ngày nói được gần 20 từ mới. Bé nói được từ đôi, cụm 3 từ , 4 từ trong một thời gian rất ngắn. Đến giờ 22 tháng bé đã nói được câu 8 từ. So với các bé bình thường mà em biết, bé nói nhiều hơn, biết nhiều từ vựng hơn, nói được câu dài hơn và nói rõ hơn, nhưng thật sự ngôn ngữ của bé có phần không ổn.
+ Việc nói của bé nhiều khi không mang tính giao tiếp, bé hay nói một mình.
+ Bé hay nói không đúng ngữ cảnh, kiểu như là nhớ đâu nói đó. VD như: Anh Beo làm bể kính của dì Châu rồi. (bé tự xưng mình là anh Beo, sự việc này xảy ra đã lâu, khi đó bé chưa nói được một câu như thế này, bây giờ thỉnh thoảng bé vẫn nói dù k có gì liên quan đến kính hay là dì châu cả.)
+ Ngôn ngữ của bé có vẻ rập khuôn, máy móc. VD: Nhìn thấy xe máy chạy trên đường, bé nói xe máy, mẹ mở rộng: đúng rồi, xe máy, xe máy đang chạy. Bé nói lại: xe máy chay.Sau này thấy xe máy là bé nói xe máy chạy cả khi xe máy đang dựng trong nhà. mẹ giải thích : bây giờ xe máy đang đứng im mà, đâu có chạy đâu. Bé nói lại: Xe máy đứng im.Và bây giờ thì bé k nói từ xe máy nữa, một là chạy, 2 là đứng im. Có khi còn nói nguyên câu như mẹ đã nói.
+ Việc trả lời câu hỏi của bé rất hạn chế. Hoặc là bé lặp lại câu hỏi, hoặc là bé im lặng. Nói cụ thể hơn là bé chỉ trả lời được những câu hỏi mà câu trả lời là những gì bé nhìn thấy được. Chẳng hạn như: Đây là cái gì? Con gì? Đây là ai? Người đó đang làm gì? Cái này của ai?Còn những câu hỏi không gắn với những gì cụ thể thì bé không trả lời được: câu hỏi có không(nếu hỏi: ba có râu k? bé trả lời có; Con có râu không? bé nói không. Nhưng hỏi: Con ăn bánh k? thì bé chịu); câu hỏi lựa chọn (dù có hiện vật để bé chọn thì bé vẫn k biết trả lời). Những câu như : Con tên gì? Con mấy tuổi? thì câu trả lời mẹ đã bày rồi. Bé nhớ thì bé nói được thôi.Bé cũng không biết trả lời câu hỏi : Con đi đâu?
+ Bé thậm chí còn chưa biết dùng điệu bộ gật đầu, lắc đầu hay dùng lời nói để thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý, dù mẹ đã dạy từ rất lâu rồi.Điều này các bé bình thường biết từ rất sớm. Cũng như những câu hỏi bé k trả lời được, em đã hỏi nhiều bé khác, nhỏ hơn bé, chưa nói được nhiều nhưng câu trả lời thì rất OK.
+ Nói chung là hiện tại bé có thể dùng ngôn ngữ để nói về tất cả những thứ bé nhìn thấy, những thứ bé muốn (bé tự nói, còn hỏi thì không biết trả lời), những gì bé cảm thấy được (nóng, lạnh, đau, ngứa, nhột, sợ...).Bé hát được những bài hát ngắn(tự hát 1 mình, khi mẹ bảo thì k khi nào làm theo) Vài ngày nay bé hay hỏi mẹ làm gì đó? Khi tìm một vật gì mà không thấy thì bé nói: đâu ta, đâu rồi, tự hỏi một mình vậy thôi. Khi tìm được rồi thì nói: đây nè, kìa, cũng vẫn nói một mình.
- Sự tập trung chú ý của bé vẫn còn rất kém.Em k thể dạy bé những bài tập liên quan đến vận động tinh, phối hợp mắt, bàn tay; sắp xếp phân loại vì bé tỏ ra rất hấp tấp, k kiên nhẫn, rất lười. Bé chỉ học được những cái nhìn vào biết thôi (hình ảnh, đò vật..Những cái này thì bé biết khá nhiều rồi, giờ thật sự k biết dạy cái gì nữa). Ra đường bé vẫn cắm đầu cắm cổ chạy. Đi công viên cũng vậy.Dắt bé ra ngoài chơi mẹ vẫn phải giữ bé khư khư vì bé có thể lao vào xe bất cứ khi nào.
- Bé vẫn thường có những lúc như bị mất hồn, cảm giác như bé không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, dù là trước đó mẹ đang nói chuyện với con, đang chọc con cười. Nhiều khi đang dở tay cũng phải rửa tay để lay bé, vì gọi bé cũng không ăn thua. Em đọc ở một topic khác thấy chị Tường Anh nói đó là lúc sóng động kinh đang hoạt động phải k ạ? Bé thường bị như vậy từ nhỏ đến giờ. Bé cũng rất thích chúc đầu xuống (ông bà nói là bé trông em), liệu có phải lúc đó bé bị thiếu oxy não không?
-Bé vẫn k hứng thú lắm với đồ chơi, bé cũng k biết chơi với đúng chức năng của nó. Bé thích những vật có thể xoay tròn, thích tranh ảnh.
- Bé ăn không biết nhai, k muốn ăn uống bất cứ thứ gì. Bé bị ói suốt mà k tìm được nguyên nhân y khoa. PH nào có kinh nghiệm trong vấn đề tập nhai chỉ cho em với. Giờ bé k nuốt được thức ăn đặc, bé lại k nhai được nên cũng hay bị ói vì bị vướng thức ăn. vài ngày nay bé ói như một cách phản ưng lại điều bé không thích (cũng vẫn là ăn uống). Em chưa biết xử lý thế nào.
Tình trạng của bé nhà em là như vậy, mong các anh chị chia sẻ.Lúc trước bé k chịu mở miệng, giờ nói được thì như thế, em chưa biết dạy bé như thế nào?
mehailam
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 04, 2011 8:13 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 2 19, 2012 6:47 am

+ Việc nói của bé nhiều khi không mang tính giao tiếp, bé hay nói một mình.
+ Bé hay nói không đúng ngữ cảnh ...
+ Ngôn ngữ của bé có vẻ rập khuôn, máy móc...


Những việc bạn nói ở trên đều là các biểu hiện về rối loạn / khó khăn ngôn ngữ . Bé cần được can thiệp để vượt qua . Các ví dụ bạn dùng để dạy bé là tốt . Tuy nhiên bạn để ý rằng ngôn ngữ và nhận thức đôi lúc cũng phải đi song song. Các khái niệm "xe đang chạy" / việc gì đang xảy ra, nê'u bé chưa biết thì hẳn khi bạn dạy, bé nghĩ "xe đang chạy" có nghĩa là cái xe màu đỏ mình thấy hôm qua. Giống như bạn không biết tiếng Anh, tôi chỉ bạn cái xe ngoài đường và nói "a race car" và sau đó, gặp xe nào ngoài đường bạn cũng gọi là "race car". Vậy thì bạn phải vừa học nghe, vừa học văn phạm, đúng không? Tôi không thể cứ mở rộng câu mà dạy bạn biết tiếng Anh được . Đó là chưa kể có khả năng cụm từ "xe đang chạy" tới tai bé thì là lùng bùng thành một mớ thông tin hỗn loạn, chứ không phải rõ ràng là 3 chữ "xe", "đang" và "chạy".

- Bé vẫn thường có những lúc như bị mất hồn, cảm giác như bé không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, dù là trước đó mẹ đang nói chuyện với con, đang chọc con cười. Nhiều khi đang dở tay cũng phải rửa tay để lay bé, vì gọi bé cũng không ăn thua. Em đọc ở một topic khác thấy chị Tường Anh nói đó là lúc sóng động kinh đang hoạt động phải k ạ?


Những lúc đó, bạn nhìn xem đồng tử có nở to không? Bạn có nói việc này cho các bác sĩ biết chưa?

Bé cũng rất thích chúc đầu xuống (ông bà nói là bé trông em), liệu có phải lúc đó bé bị thiếu oxy não không?


Đây có thể là rối loạn về thị giác, cho nên bé cúi đầu nhìn để góc nhìn bị lệch lạc đi, và bé sẽ thích như vậy . Nó không khác lắm với việc 1 bé lấy tay vẫy vẫy trước mắt để hình ảnh trở nên "lung linh, lay động".

Tôi không nghĩ rằng có việc thiếu/dư ô xy gì ở đây cả, và có thiếu thì chưa chắc cúi đầu xuống sẽ làm ô xy nhiều lên . Viêc thở ô xy thì tôi xin không bàn, vì nó nhiều khi vượt ra ngoài lĩnh vực khoa học .

- Bé ăn không biết nhai, k muốn ăn uống bất cứ thứ gì.


Việc này có thể liên quan tới ngôn ngữ . Giả sử bé hiểu cụm từ "xe đang chạy", vậy thì để phát âm cụm từ này, bé cần làm các việc sau:

1) Não bộ suy nghĩ, hình thành khái niệm "xe đang chạy" trong đầu
2) Sau đó não bộ gửi tín hiệu xuống vùng cơ miệng
3) Vùng cơ miệng nhận đầy đủ và chính xác, theo đúng thứ tự các tín hiệu được gửi đi
4) Não bộ điều khiểu các cơ (khoảng 12 cái) vùng miệng để phát âm ra thành "xe đang chạy"

Bất cứ một trục trặc nào ở trên sẽ gây ra khó khăn về ngôn ngữ / phát âm . Bên ngôn ngữ trị liệu họ biết và có tên cho từng loại . Làm sao để biết bé bị trục trặc khúc nào là cả 1 vấn đề, nhất là ở khâu (1) và (2).
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 2 19, 2012 6:58 am

PH nào có kinh nghiệm trong vấn đề tập nhai chỉ cho em với. Giờ bé k nuốt được thức ăn đặc, bé lại k nhai được nên cũng hay bị ói vì bị vướng thức ăn. vài ngày nay bé ói như một cách phản ưng lại điều bé không thích (cũng vẫn là ăn uống). Em chưa biết xử lý thế nào.


Mục này tôi sẽ để các phụ huynh khác chia sẻ với bạn trước.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi mehailam » CN Tháng 2 19, 2012 9:01 am

+ Việc nói của bé nhiều khi không mang tính giao tiếp, bé hay nói một mình.
+ Bé hay nói không đúng ngữ cảnh ...
+ Ngôn ngữ của bé có vẻ rập khuôn, máy móc...


Những việc bạn nói ở trên đều là các biểu hiện về rối loạn / khó khăn ngôn ngữ . Bé cần được can thiệp để vượt qua .


BS có cho vài tài liệu của BV, nhưng chủ yếu là dạy những kĩ năng tiền ngôn ngữ. Hơn nữa cũng không cụ thể lắm. Em cũng chưa định hình được phải can thiệp cho con như thế nào.

Các ví dụ bạn dùng để dạy bé là tốt . Tuy nhiên bạn để ý rằng ngôn ngữ và nhận thức đôi lúc cũng phải đi song song.

Có những lúc thật sự k biết giải thích thế nào để con hiểu. Lúc sáng em đang rửa chén, bé hỏi: mẹ làm gì đó?
- Mẹ rửa chén.
- Con nhắc lại: mẹ rửa chén.
- khi mẹ cầm muỗng, bé nói: mẹ rửa muỗng mà. Cứ như là bé đang thắc mắc: Mẹ đang rửa muỗng, sao lại bảo rửa chén.
- Tương tự như thế với dao, thớt, đũa...
Làm sao để giải thích cho bé hiểu rửa chén là một từ nói chung, nói là rửa chén nhưng công việc đó sẽ bao gồm cả rửa những thứ khác nữa?

- Bé vẫn thường có những lúc như bị mất hồn, cảm giác như bé không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, dù là trước đó mẹ đang nói chuyện với con, đang chọc con cười. Nhiều khi đang dở tay cũng phải rửa tay để lay bé, vì gọi bé cũng không ăn thua. Em đọc ở một topic khác thấy chị Tường Anh nói đó là lúc sóng động kinh đang hoạt động phải k ạ?


Những lúc đó, bạn nhìn xem đồng tử có nở to không? Bạn có nói việc này cho các bác sĩ biết chưa?

Em sẽ xem lại kĩ hơn. Nhưng em nhớ là đồng tử bé vẫn bình thường, chỉ có ánh nhìn là lạ thôi, nhìn mà như k nhìn gì cả. Em quên nói việc này với BS. Có rất nhiều chi tiết em k có cơ hội nói vì thời gian khám cũng k nhiều.
Bé cũng rất thích chúc đầu xuống (ông bà nói là bé trông em), liệu có phải lúc đó bé bị thiếu oxy não không?


Đây có thể là rối loạn về thị giác, cho nên bé cúi đầu nhìn để góc nhìn bị lệch lạc đi, và bé sẽ thích như vậy . Nó không khác lắm với việc 1 bé lấy tay vẫy vẫy trước mắt để hình ảnh trở nên "lung linh, lay động".


Bé rất hay lấy tay chụi vào mắt, có liên quan đến vấn đề này k anh?
mehailam
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 04, 2011 8:13 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi bienca » CN Tháng 2 19, 2012 6:38 pm

Mình xin chia sẻ chuyện "nhai" của bé nhà mình, không có gì là kinh nghiệm cả :)
Hồi không biết, mình cứ tưởng bé nhà mình biết nhai. Bé thích ăn bánh cứng từ khi 7, 8 tháng. Đến một hôm, một bác đến chơi đút cho ăn, bác kêu thằng này không nhai, toàn nuốt chửng. Hóa ra răng cửa hoạt động hộ răng hàm, mẹ cứ tưởng cháu đã biết nhai.
Vì đánh răng từ hồi có răng, nên cháu biết răng cửa và răng hàm. Mỗi bữa ăn, mẹ nhắc nhai răng hàm. Rồi cứ từ "nhai", mình lải nhải trên giai điệu một bài hát nhạc dance "nhài nhài nhài nhai nhai nhai ...". Rồi bỏ vào mồm thức ăn đặt đúng chỗ răng hàm cho bé nhìn, nhai, há miệng chỉ "mẹ nhai", cứ há đi há lại tới khi thức ăn nuốt xuống bụng. Cháu thích nhìn thức ăn biến mất như vậy nên có vẻ thích xem mẹ ăn. Nhắc nhai đến hơn hai tháng, thì bé dần có thói quen nhai. Bây giờ chắc vẫn phải kiểm tra.

Các ví dụ bạn dùng để dạy bé là tốt . Tuy nhiên bạn để ý rằng ngôn ngữ và nhận thức đôi lúc cũng phải đi song song.

Có những lúc thật sự k biết giải thích thế nào để con hiểu. Lúc sáng em đang rửa chén, bé hỏi: mẹ làm gì đó?
- Mẹ rửa chén.
- Con nhắc lại: mẹ rửa chén.
- khi mẹ cầm muỗng, bé nói: mẹ rửa muỗng mà. Cứ như là bé đang thắc mắc: Mẹ đang rửa muỗng, sao lại bảo rửa chén.
- Tương tự như thế với dao, thớt, đũa...
Làm sao để giải thích cho bé hiểu rửa chén là một từ nói chung, nói là rửa chén nhưng công việc đó sẽ bao gồm cả rửa những thứ khác nữa?

Mình nghĩ để bé phân biệt chén, muỗng, dao, thớt ... trước khi có ý niệm tổng quát có nên không, bé đã có ý kiến của riêng mình, biết phản đối cũng tốt chứ.

[/quote]
Em sẽ xem lại kĩ hơn. Nhưng em nhớ là đồng tử bé vẫn bình thường, chỉ có ánh nhìn là lạ thôi, nhìn mà như k nhìn gì cả. Em quên nói việc này với BS. Có rất nhiều chi tiết em k có cơ hội nói vì thời gian khám cũng k nhiều.
Mình cũng không biết làm sao kiểu nhìn này của bé nhà mình. Chỉ biết lắc, lay con. Ở giữa nơi đông người, bé đi đi lại lại vòng vòng, vừa đi vừa cười, chẳng chú ý tới xung quanh. A Phi có cách gì không?
bienca
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 6 13, 2011 8:12 pm

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi mehailam » T.Tư Tháng 2 22, 2012 8:54 am

Cảm ơn bienca đã chia sẻ! Thật sự là mình k biết tập nhai cho bé nhà mình bằng cách nào, vì bé k thích ăn bất cứ thứ gì, mình k thể đút gì vào miệng bé được trừ cháo và sữa (cũng là gượng ép thôi, bé k thích nhưng vẫn còn chấp nhận được). Đút cháo cho bé ăn, cũng nhắc nhai liên tục, mẹ cũng nhai cho bé xem, nhưng bé toàn nuốt rồi mới nhai (làm động tác giả thôi). Mình nhớ hồi con 15 tháng, bé bắt đầu quan tâm đến việc người khác đang ăn. Bé đến trước mặt nhìn (lúc đó bé chưa biết gì hết, k bập bẹ, k chỉ tay, cũng k biết làm cách nào để thể hiện ý muốn của mình, chỉ nhìn thôi).Cái gì bé có thể ăn được thì mình đút cho bé 1 tí, bé cũng nhai, chưa đúng cách lắm nhưng thức ăn vẫn nát, vẫn nuốt được.Từ đó đến khoảng gần 18 tháng, bé cũng nhai và nuốt được chút chút(thịt, cá, tôm, cơm, bắp, bánh..). Nhưng từ 18 tháng thì tình hình của bé trở nên xấu đi, trong đó có việc nhai. Bé k chịu nhai nữa và từ chối hết tất cả mọi thứ. Giờ thì thậm chí bé còn k nuốt được những thứ lợn cợn (từ 9 tháng bé đã ăn cháo hạt).Mấy ngày nay bé phải an cháo xay, còn sót lại tí gì là bé ói lên ói xuống. Đã chụp phim thực quản của bé rồi, hoàn toàn bình thường. Mình cũng chẳng biết làm sao nữa.Trẻ con ở quê mình tầm tuổi bé đã có thể cầm đùi gà gặm ăn ngon lành, ngày xưa nhìn thấy trẻ con ăn bốc ăn hốt mình khó chịu lắm, bây giờ thì lại cứ mơ hôm nào đó dọn cơm ra, con mình nó nhào tới, bốc cái này cái kia ăn, chắc lúc đó mình sung sướng đến rơi nước mắt.
Chị Tường Anh chắc dạo này bận lắm. Nghe anh Phi nói chị biết vì sao trẻ k chịu nhai nữa và trở nên khó nuốt.Mình không biết nguyên nhân nên cũng k có giải pháp nào hết.
Bé nhà bienca đã tiến bộ nhiều chưa?
mehailam
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 04, 2011 8:13 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 12:39 am

mehailam đã viết: Chị Tường Anh chắc dạo này bận lắm. Nghe anh Phi nói chị biết vì sao trẻ k chịu nhai nữa và trở nên khó nuốt.Mình không biết nguyên nhân nên cũng k có giải pháp nào hết.


Cái vụ nhai này khó dò tìm khi không thấy trực tiếp . Có khi ph nói con không biết hút ống hút, mà thật ra là con không biết ngậm chặt môi. Còn khi nhai thì có trẻ có thể nhai lên/xuống nhưng không thể nhai ngang xéo qua xéo lại. Có trẻ thì biết cắn nhưng đó không phải là nhai, vi dụ như đưa cái bánh vào miệng thì biết dùng răng cắn giữ không cho rớt . Thậm chí có thể cắn vỡ ra, nhưng lại không biết nhai. Mẹ thì bảo "nó biêt nhai nhưng không chịu nhai".

Chuyên gia ngôn ngữ họ cho trẻ nhai/nuốt rồi ngồi quan sát để làm 1 cái test gọi là VFSS, cho nên để xác định vụ này cũng chua lắm . Vì vậy khi phụ huynh tả lại thì rất khó, vì phụ huynh đâu có biết làm VFSS đâu mà biết quan sát các thứ cần quan sát? Đó là chưa kể tới máy quang tuyến chụp lung tung...

Bạn vào coi cái video này thì sẽ hiểu ý mình muốn nói . Video quay chất lỏng được uống vào ra sao, các cơ nào hoạt động để 1 người có thể uống được bình thường.

Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 2:56 pm

Xin nói thêm một điều mà khi coi video quý phụ huynh có thể không nhận ra. Đó là khi chúng ta nuốt, chúng ta phải nín hơi. Rõ ràng vậy mà nhiều khi không để ý, chúng ta không biết đó nhe. Tôi nhớ chị Tường Anh kể có ông kia mấy chục tuổi mới biết là khi nhai, cái hàm trên nó đứng yên, chỉ có hàm dưới chuyển động.

Tôi nói rõ vậy để chúng ta nhận ra rằng việc nhai/nuốt của trẻ coi vậy mà không đơn giản . Chúng ta làm một cách có vẻ vô ý thức, nhưng thật ra là một quá trình học từ lúc vài tháng tuổi . Đối với các bé có rối loạn, hoặc phải được dạy theo mẫu, việc này không đơn giản tí nào cả. Hiểu nó phức tạp ra sao thì chúng ta mới dạy được. Ví dụ như 1 bé sợ hay không biết nín hơi mà bạn không biết thì làm sao mà dạy bé nuốt được. Cho hẹn khi nào rảnh sẽ nói thêm vụ này.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi meTun » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 6:33 pm

Gửi mehailam,

Mình đọc bài của bạn và thấy bé nhà bạn có những biểu hiện về ngôn ngữ không khác gì bé nhà mình. Bé nhà mình thì lớn tuổi hơn bé nhà bạn, hiện tại được 29 tháng rồi. Tuy nhiên bé nhà mình được xác định là tự kỷ từ hồi 18,5 tháng. Mình cũng cho đi can thiệp từ hồi đó đến giờ. Tuy nhiên ngoài Hà Nội thì cách can thiệp mình cảm thấy có vẻ như không được toàn diện như trong đó. Chỗ mình cho bé can thiệp thì chủ yếu là dạy ngôn ngữ. Do vậy hiện nay bé cũng đã biết nói và ngôn ngữ của bé nhà mình thì thua bé Hải Lâm một chút, mới nói được câu 5 từ thôi, và cũng đặt câu hỏi: mẹ làm gì đấy? mẹ đi đâu? mẹ đâu?. Và cũng rất hay nói một mình, khi nói một mình cũng chỉ nói những hiện tượng bé nhìn thấy. Và bé được dạy những gì, bé nói những cái đó. Ví dụ ở lớp bé được học là :
- Cô hỏi: cái gì đây?
- Bé trả lời: xe buýt?
- Cô: Xe buýt đang làm gì?
- Bé: Xe buýt đi
- Cô: Xe buýt đi ở đâu?
- Bé: Đi trên đường.
Thế là cứ nhìn thấy xe buýt là bé nói: Xe buýt, xe buýt đi, đi trên đường. Bé nói thành 3 câu như vậy
Mình cũng đề cập vấn đề này với các cô dạy bé thì các cô nói: Bố mẹ đừng sốt ruột, phải dạy từ từ thì bé mới có thể nói liền mạch như trẻ bình thường được. Nói chung là với bé nhà mình, dạy bé cái gì, bé biết cái đó, chứ tự bé không thể tự hiểu được rộng ra như những bé bình thường khác để có thể sắp xếp câu cú, ngôn ngữ một cách khôn ngoan được.
Với bé Hải Lâm, mình nghĩ bé mới 22 tháng mà nói được như vậy thì khá tốt rồi, bây giờ bạn nên phát huy thêm ưu điểm đó của bé. Bé không tự nói được những câu mở rộng thì bạn dạy bé, một vài lần bé sẽ nhớ và lần sau hỏi lại bé sẽ nói đúng. Còn nếu như bé cãi lại là: mẹ rửa muỗng thì bạn cứ nói lại là mẹ rửa chén đĩa. Cứ nói vài lần như vậy, lần sau nếu bé nhìn thấy bạn đang rửa chén hay rửa muỗng, rửa nồi, bé sẽ nói mẹ rửa chén đĩa. Với bé nhà mình là mình làm như vậy. Còn tùy thuộc vào bé nhà bạn có học được theo cách đó không thì chỉ bạn mới biết được.
meTun
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 4 23, 2011 9:19 am

Re: Bé Hải Lâm,sinh ngày 19/04/2010, chậm phát triển.

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 7:03 pm

- Cô hỏi: cái gì đây?
- Bé trả lời: xe buýt?
- Cô: Xe buýt đang làm gì?
- Bé: Xe buýt đi
- Cô: Xe buýt đi ở đâu?
- Bé: Đi trên đường.
Thế là cứ nhìn thấy xe buýt là bé nói: Xe buýt, xe buýt đi, đi trên đường. Bé nói thành 3 câu như vậy


Giả sử bạn dạy bé con voi, khi kiểm tra bạn đưa 2 hình voi và chuột, để voi bên trái và hỏi "con gì đây". Sau đó đưa voi qua phải và hỏi lại "con gì đây". Bé phải trả lời đúng khi vị trí thay đổi. Tại sao? Vì chúng ta muốn tránh trường hợp bé nhiễu loạn âm thanh/ngôn ngữ, không hiểu được nghĩa của câu "con gì đây" nên cứ hỏi thì chỉ vào 1 bên và nói con voi.

Bạn tham khảo hình phía dưới (cô T kiểm tra bé K)

kiemtra-convoi.jpg
kiemtra-convoi.jpg (13.98 KiB) Đã xem 4967 lần.


Rồi bạn cho đi coi con voi thật mà hỏi giống như trong hình trên. Bé của bạn vậy là biết xe buýt là gì, chúc mừng bạn.

Các phần dạy trên chú trọng vào tact, tức là nhận định ra vật thể. Tầng phát triển kế tiếp là nói ra cái mình muốn. Tức là nếu bé thích xe buýt, thì khi bạn hỏi "con thích cái nào?" (chỉ vào xe buýt và xe máy), bé trả lời "thích xe buýt" hoặc chỉ tay vào xe buýt (nếu không có ngôn ngữ).
Ở tầng sau nữa, bạn hỏI "cái gì chạy trên đường" mà lúc đó không có xe buýt, và bé liên tưởng ra và trả lời "xe buýt".

Bạn tham khảo với cô giáo ở trường nhé, xem họ có đi theo hướng đó hay 1 hướng khác (có nhiều cách đi). Chú ý là ngôn ngữ và nhận thức phải đi song song, nếu không bé sẽ nghĩ rằng khi thấy xe buýt mình sẽ phải nói 1 lúc 3 câu. Bé nhà bạn thì có thể nói liền 3 câu vì nhận thức không đuổi kịp, nhưng cũng có thể vì bé hiểu, và vì biết là hay bị hỏi liền tù tì nên trả lời luôn theo thói quen. Trong trường hợp này thì cũng phải tránh đừng để bài học rập khuôn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách.

cron