Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Tư Tháng 10 19, 2011 7:32 pm

aa
Sửa lần cuối bởi Nguyá»…n Mỹ vào ngày T.Năm Tháng 8 14, 2014 8:58 pm với 1 lần sửa.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 10 20, 2011 12:01 am

Nguyen,Anh đã viết:
Mỹ, em nghiên cứu xem loại hình dậy giao tế em có áp dụng được không (cho cô con gái).


E phải hiểu cụ thể là sao hả chị?


Đây là một ví dụ http://truongbanmai.com/index.php?optio ... &Itemid=68
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Năm Tháng 10 20, 2011 8:59 pm

aa
Sửa lần cuối bởi Nguyá»…n Mỹ vào ngày T.Năm Tháng 8 14, 2014 9:06 pm với 1 lần sửa.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 10 20, 2011 10:49 pm

Em xem cái này rồi. Có vẻ như nếu áp dụng thì mục đích là "làm thật chậm" lại quá trình hiểu của con, phải không anh Phi?


Không hẳn như vậy, cái đó chuyển tải thông tin tới cho trẻ TK qua hình ảnh, chia thành từng bước. Nhìn như vậy chứ để soạn ra 1 bài rất khó . Mình nghĩ độ khó khoảng 50% nằm trong phần soạn bài, 50% nằm trong phần dạy . Truyện Giao tế đòi hỏi kỹ năng dạy khác chứ không phải đem ra kể như kể chuyện cổ tích đâu. Soạn bài khó vì phải theo dõi, hiểu và soạn riêng cho từng nhóm học sinh (từng "nhóm" nhé, không phải từng học sinh vì đây là môn Giao tế mà).

Khi Trường Ban Mai nói có chuyện Giao tế của Carol, đó là cái sườn. CCM sẽ phải viết lại ra chuyện phù hợp với từng nhóm học sinh. Còn phần cô giáo dạy cũng là 1 kỹ năng khác. Có người nghĩ chuyện Giao tế đơn thuần là đem ra dịch qua tiếng Việt rồi kể lại cho học sinh . Không phải vậy đâu . Nó còn có cả ngôn ngữ trị liệu trong đó, vì khi viết chuyện cho 1 nhóm học sinh nào đó, Mỹ phải biết nhóm đó yếu vần nào, cần học vần nào để soạn chuyện.

Soạn 1 bài học, bộ truyện cho các bé TK cực kỳ khó, khó hơn soạn bài học cho trẻ không TK rất nhiều. Cho nên hôm hội thảo Mỹ thấy 1 người đứng lên hỏi mình đó "Sao các anh chị (CCM) lại soạn bài dùm cho giáo viên Ban Mai. Hoá ra họ chỉ là công cụ để anh dùng ..." (anh này mở trường dạy TK ở SG). Cho nên hôm đó mình mới cười cười trả lời "Sách giáo khoa phổ thông mà còn cần Ban soạn sách riêng, vậy thì sách dạy trẻ TK mà để cô giáo soạn thì không công bằng cho họ . Họ đi học ngành Sư phạm chứ đâu có đi học ngành soạn sách . Vâng, anh cho giáo viên đi học 6 năm ngôn ngữ trị liệu, 6 năm hành vi, cộng 6 năm giáo dục đặc biệt là 18 năm. Họ học đại học sư phạm 4 năm nữa, vị chi là 22 năm. Họ vào học năm 18 tuổi, 40 tuổI ra trường đi dạy cho anh rồi soạn sách luôn" :lol: Anh ta không thấy được là sự sáng tạo của giáo viên nằm ở cách họ dạy, còn soạn sách/bài học thì phải có chuyên gia hỗ trợ.

Mình thâ'y hiện tại rất không công bằng cho giáo viên TK. Họ phải soạn bài, và làm mất đi thì giờ quý báu để học các cách dạy hiệu quả . Chúng ta đầu tư vào giáo viên ít quá mà lại trông đợi từ họ quá nhiều. Bắt họ đóng đủ mọi vai từ chuyên gia hànhvi cho tới OT cho tới ngôn ngữ trị liệu. Hãy can đảm đầu tư vào họ đi thì con mình sẽ tốt hơn.

Lần tới mình sẽ đề nghị CCM làm hội thảo 1 lần về chủ đề giáo viên để các phụ huynh thấy họ cần được đào tạo gì, vai trò của họ ra sao, và tại sao chúng ta rất cần các giáo viên có óc sáng tạo? Có những cái người ta tưởng là một phương pháp can thiệp, thật ra chỉ là một cách dạy có tính sáng tạo của một giáo viên dựa trên căn bản giáo dục đặc biệt và tâm lý trẻ.

Trường lớp bàn ghế học cụ là phần cứng, chương trình can thiệp + chuyên gia + giáo viên là phầm mềm. Cái máy điện toán tốt phải có đủ cả.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Sáu Tháng 10 21, 2011 8:10 am

phi đã viết:Trường lớp bàn ghế học cụ là phần cứng, chương trình can thiệp + chuyên gia + giáo viên là phầm mềm. Cái máy điện toán tốt phải có đủ cả.


Em đồng ý hoàn toàn, không mảy may có tí phản đối nào. Nhưng em xin "bổ sung" thêm tí tẹo cái đuôi cũng rất "cần thiết", đó là "phải có đủ đk tài chính để mà mua được cái máy điện toán tốt". Nếu mình không có đủ cái cần thiết này thì mình phải chấp nhận "được sao hay vậy" hả anh? :cry: :cry: :cry: :cry: :cry:

Em muốn, muốn rất nhiều cho các con. Nhưng khi e chưa có đủ đk thì e phải làm sao?

Còn nữa, vđ vẽ của con gái em thì anh thấy sao? Vđ chính ở đây là gì ạ?
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Sáu Tháng 10 21, 2011 7:37 pm

Sáng nay đưa Đ đi học, vì là thứ 7 nên trường không tập thể dục. Con đến sân trường thì vừa lúc có 1 bạn nữ cùng mẹ đang đi vào. trông thấy con, bạn nữ mừng quýnh ríu rít:" Đức cu, Đức cu ơi" và níu chân con giật giật (về thì con tự đi nhưng vào thì con bắt bế chứ không chịu đi, mẹ tập mà chưa được). Hai mẹ thì cười vui tủm tỉm còn bạn gái thì rất vô tư bộc lộ tình cảm, Đ nhà ta thì lém lỉnh quay đi "tủm tỉm cười", mấy giây sau mới cất tiếng "Ơi" nhẹ bấc. Tới chân cầu thang, em bảo bạn gái " Bạn đi sau nhé, Đ lên trước đây". Bạn gái cuống quýt "Đ ơi, chờ, chờ với" còn Đ thì đẩy mẹ đi nhanh và "Đi". Mẹ cười" À, bạn đi từ từ thôi kẻo ngã, Đ chờ bạn cùng đi cho vui nha". Thế là 2 bạn cùng nhau đi lên (lẽ-dĩ-ngẫu là bạn tự đi, mẹ bạn theo sau, còn Đ nhà ta thì mẹ phải bế lên cầu thang). Qua cầu thang tới dãy hành lang dài tới lớp, bạn gái thì mãn nguyện vì đi cùng Đ, còn Đ nhà ta thì phá lên cười và đôi lúc cố nhịn mà vẫn cười "khùng khục" trong cổ, cười mãi cho tận tới khi vào lớp, cười vì "khả năng sát gái" của mình thì phải. Được cái là chàng này "sát gái" có hạng, trong lớp lúc nào cũng có mấy bạn nữ thích mê, chắc đây cũng là cái ông Trời "bù" cho cái "kém tắm" trong khâu nói năng của con chăng? :lol: :lol: :lol:
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 10 22, 2011 12:40 pm

Trường lớp bàn ghế học cụ là phần cứng, chương trình can thiệp + chuyên gia + giáo viên là phầm mềm. Cái máy điện toán tốt phải có đủ cả.
Em đồng ý hoàn toàn, không mảy may có tí phản đối nào. Nhưng em xin "bổ sung" thêm tí tẹo cái đuôi cũng rất "cần thiết", đó là "phải có đủ đk tài chính để mà mua được cái máy điện toán tốt". Nếu mình không có đủ cái cần thiết này thì mình phải chấp nhận "được sao hay vậy" hả anh?


Về mặt tài chính thì đây là con tính đơn giản. Tại sao Mỹ đi chợ mua cá mà không đào ao nuôi cá trong nhà? Là vì cái công sức tiền của bỏ ra nuôi được 1 con cá nó cao quá, cho nên Mỹ đi làm kiếm tiền cách khác, rồi đi mua con cá thì rẻ hơn. Dân học kinh tế họ gọi là comparative advantage. Các quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu là vì lý do đó, là căn bản của WTO. Tại sao Việt Nam chúng ta trồng lúa mà nhập lúa mì? Sao không đi trồng lúa mì và nhập khẩu gạo?

Vậy giả sử như Mỹ có 2 lựa chọn:

a) Mỹ đi làm được 10 đồng, bỏ ra 8 đồng cho con đi học, lấy được 4 đơn vị tiến bộ cho con.
b) Không đi làm, mất 10 đồng thu nhập, ở nhà tự dạy con tiết kiệm được 8 đồng, lấy được 2 đơn vị tiến bộ cho con.

Mỹ chọn cái nào? Vậy thì Mỹ tự tính cho mình để con số chính xác và phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhé. Cái mình lo là cái đơn vị cuối cùng đó.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 10 22, 2011 5:02 pm

Em xem cái này rồi. Có vẻ như nếu áp dụng thì mục đích là "làm thật chậm" lại quá trình hiểu của con, phải không anh Phi? E chắc cái này khó thực hiện vì khả năng hiểu của con cực kỳ "nhạy", có khi mới nói ra nửa ý con đã đoán ra rồi nên sẽ là cực kỳ khó và có vẻ khó khả thi khi ép con chậm lại.

Con đang gặp rắc rối thật sự vì vđ tập trung. Bữa nay ký school report em mới "ngã ngửa" người ra vì có nhiều bài môn Math, Science con bị thầy "phê" là không chịu tập trung làm bài, bỏ bài. Chắc lại là lí do vẽ thôi. Hỏi con tại sao, khó quá hay không hiểu à, con trả lời không phải vậy. Hỏi con tiếp: "thế bài dễ quá hay sao mà con không làm?" Con gật đầu. Cái tội "khinh thường" môn học lại trỗi dậy rồi.


Khó khăn của một số cá nhân là não chạy cấp kỳ nhanh. Khi cần chậm lại để suy nghĩ, đoán định, họ bỏ cuộc. Không hẳn họ không tập trung được, vì cho họ xem phim, chơi games... họ sẽ ngon lành lắm. Họ sẽ là những cá nhân hơi... vô duyên, vì chưa ai hỏi đã nói, buột miệng là nói, nói không cần biết người nghe có sẵn sàng nghe chưa. Họ thích theo ý riêng, và làm việc nhóm là rất khó, sống chung với gia đình là khó, chơi đùa giao tiếp với bạn bè là khó.

Những cá nhân "khinh thường" không hẳn sẽ thành công, vì họ vượt lên trên trình độ đa số người chung quanh, và không thể hoà vào đám đông. Nếu họ sống ở trại tập trung nào đó có toàn những người như họ thì dễ. Họ lại đang sống ở xã hội mà 80% người ta chầm chậm, và 10% thì vô cùng chậm.

Chị đã gặp rất nhiều em bé như con gái của em. Cho chị nói thẳng: nếu con cứ được khen là thông minh nhanh nhẹn, nếu cha mẹ tiếp tục hãnh diện và thấy không có gì cần phải hỗ trợ, con sẽ thất bại lớn. Và con đã bắt đầu thất bại ở môn toán.

Ngành giáo dục chuyên biệt có hai nhánh chính: các em chậm hơn bạn, và các em nhanh hơn bạn. Điều mà các em nhanh hơn bạn bè phải học là gì?
1. hiểu thế mạnh và thế yếu của mình.
2. Nhớ rằng xã hội chung quanh không dễ dàng nếu các em không biết hoà vào.
3. giữ niềm tự tin, nhưng không quá tự tín.

Những cá nhân như con gái của em rất khó huấn luyện, dĩ nhiên rồi. Cũng khó như các bạn chậm phát triển. Bé là con gái, em không nên "khinh thường" đâu.

Hồi ở Nữu Ước, chị có bệnh nhân là một bác sĩ chuyên khoa giải phẫu, mà giải phẫu thần kinh, ngành chuyên môn khó nhất trong các ngành giải phẫu. Chị không được phép nói tên hoặc loại rối loạn của bà ấy. Bà rất giỏi, nhưng bà không xin được việc ở đâu hết. Ngày thì bà nói oang oang cho bố mẹ bệnh nhân của bà rằng cậu bệnh nhân ấy nên mổ ngay, dù mổ rồi cũng chết, nhưng cơ hội sống là 3%. Ngày thì bà bỏ về vì bà không chịu bàn thảo với bác sĩ giải phẫu tim, thẩm mỹ (bệnh nhân bị tai nạn cần có cả giải phẫu tim và thẩm mỹ xếp lại tay và vá mặt). Ngày khác bà bị than phiền là không nghe bệnh nhân trình bày mà chỉ nói điều bà muốn nói rồi bỏ đi. Bệnh viện nào đuổi bà cũng tiếc vì bà rất giỏi. Và mỗi lần họ đuổi thì chuyên viên ngôn ngữ của bà lại bị gọi tới gọi lui. Bây giờ chị cũng không biết bà đang làm việc ở đâu. Chỉ biết khi chị rời khỏi New York, bà đem đến 1 ngân phiếu 20 ngàn USD: "Nếu cô chịu sang đây sống, tôi sẽ cho cô 20 ngàn đô. Nếu không, đừng ham!"

Vậy chị đã làm được gì để bà muốn giữ chân chị? Không phải mình chị, mà một nhóm với nhau, tụi chị đã viết cho bà những tấm thẻ để nhắc:

Im, khoan nói.
Đếm đến 10 trước khi nói nếu đang giận
Bệnh nhân nói, xong mới đến bác sĩ nói
Đừng bỏ về, hãy ra sân bệnh viện ngồi 10 phút, rồi quay lại tiếp tục hội chẩn
Hãy đưa tay lên vẫy, đồng nghiệp của bà hiểu dấu hiệu này có nghĩa bà đang bực mình

Chị kể câu chuyện này để em hiểu tầm quan trọng của những hỗ trợ mà con gái em cần có.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » CN Tháng 10 23, 2011 9:35 pm

phi đã viết:Vậy giả sử như Mỹ có 2 lựa chọn:

a) Mỹ đi làm được 10 đồng, bỏ ra 8 đồng cho con đi học, lấy được 4 đơn vị tiến bộ cho con.
b) Không đi làm, mất 10 đồng thu nhập, ở nhà tự dạy con tiết kiệm được 8 đồng, lấy được 2 đơn vị tiến bộ cho con.

Mỹ chọn cái nào? Vậy thì Mỹ tự tính cho mình để con số chính xác và phù hợp với hoàn cảnh gia đình nhé. Cái mình lo là cái đơn vị cuối cùng đó.


Ở cả 2 câu của anh, em thấy phần đi làm, phần quyết định bỏ ra bao nhiêu cho con, là phần các PH có thể chủ động "liệu cơm gắp mắm" được. Nhưng "cái đơn vị cuối cùng" là cái mà em chắc PH nào cũng rất quan tâm và băn khoăn, vì lẽ đó mà e cũng giống như mọi người - cần thêm thời gian thẩm định trước khi qđ, dù biết là càng để thgian trôi qua càng lỡ dịp tốt nhất cho con. Nhưng biết sao được ;)

Thực tế ở VN - cũng như riêng lẻ ở SG, có khá nhiều trung tâm dạy trẻ TK. Nhiều trong số đó có xuất phát điểm là con của 1 PH nào đó không may vướng phải hội chứng quái ác này, do lòng yêu con và với mong muốn có cơ hội chia sẻ với những PH đồng cảnh ngộ, nên đã mở trường dạy trẻ TK, với mong muốn là có sự ưu tiên cho con trước. Cũng vì thế vừa mở trường vừa mày mò tìm kiếm thêm kinh nghiệm thực tế và "nghề dạy nghề". Cũng có nhiều trung tâm mở ra do "nhu cầu xh thực cần" or " nghề thời thượng"... Tất cả các yếu tố trên tạo nên một "thị trường" đi theo hội chứng TK. Không ít thì nhiều cũng tạo nên những mối quan tâm, những băn khoăn, những ...này nọ. Do đó, việc trách cứ PH chưa chịu đầu tư cho con là điều vừa đúng vừa chưa đúng và... "khó nói".

Em xưa nay là người chưa bao giờ "đánh rắn giữa khúc" mà luôn đi tới cùng mục tiêu đã đề ra. Nhưng điều luôn đòi hỏi nhiều thời gian nhất là khâu thẩm định. Em luôn là người có các tiêu chí khó đối với 1 vấn đề cần thẩm định, chỉ thực hiện mục tiêu khi đã hài lòng hoàn toàn với những gì mình chắc chắn.

Những gì e đang thảo luận cùng các anh chị từ trước tới nay, những băn khoăn cần giải đáp, là nhiều trong số tất cả những gì em đang làm để theo đuổi cái đích sau cùng. Và em tin là với những gì đang hỗ trợ, các anh chị đã phần nào đoán ra con đường đi của em.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Em vẫn băn khoăn về vấn đề "nói" của con

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 10 23, 2011 10:11 pm

CCM luôn hỗ trợ phụ huynh, và mình luôn nhắc là có hỗ trợ tốt đến đâu, các phụ huynh có đọc bao nhiêu cuốn sách học bao nhiêu khoá thì vẫn không hơn 1 nhóm chuyên gia được. Họ có OT, Speech Therapy, Behavior, Psychiatrist, ... Cho nên lợi thế của phụ huynh là nhiệt huyết, lợi thế của một trung tâm trường học can thiệp nhà nghề là họ có sức mạnh tổng lực và quyết tâm. Mỹ nêm xem xét và đưa ra con đường ngắn hạn, dài hạn cho mình. Biết mình biết người thì can thiệp cho con sẽ tốt hơn.

Trở lại việc 2 bé nhà Mỹ, Mỹ nên mở 1 mục riêng cho bé lớn. Mình nghĩ bé có lẽ cần mẹ theo dõi và phụ giúp nhiều hơn đó.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách.

cron