cả nhóm đi ăn cơm văn phòng cách trường Ban Mai khoảng 10 mét.
Ối, chả "nổ" với mình được đâu. Đấy là cơm bình dân chứ cơm văn phòng hồi nào???
Hôm qua bị lở miệng vì thiếu chất rau, vào siêu thị Co-op Mart ở Đinh Tiên Hoàng mua cà chua về cắt ăn cho mát, ai ngờ là ở VN, mua gì phải tự cân trước . Cho nên ra tới quầy tính tiền người ta bảo mình ra khỏi hàng để đi cân. Bực mình nên trả lại luôn, chỉ lấy có phó mát và 1 chai vang trắng về uống với anh Thiện . Kết quả hôm nay còn lở miệng nặng hơn hôm qua.

Cái này kêu là culture shock.
Em tưởng bên nhà ăn của BM phải có chế độ chăm sóc các anh chị khâu ăn uống chu đáo chứ?, lịch làm việc dày cộp như thế mà "bỏ đói" chuyên gia như vậy thì sức đâu mà chuyển giao được hết? Thế này phải trách anh Thiện rồi, không chu đáo tí ti nào cả. Giận

Em thì nghĩ thực tế lắm: "có Thực mới vực được Đạo" (đây là câu thành ngữ của VN mình đấy) nên dù gì thì gì vẫn cứ phải chu toàn kể cả khâu ăn uống. Chuyên gia thì cũng là người bình thường nên cũng cần phải được chăm sóc chu đáo, nếu không mệt quá lần sau nghĩ tới về VN lại lâm vào "Hội chứng VN" thì chết.

Chả trách Ban Mai dược, vì có chuyên viên hay không có chuyên viên thì anh Thiện nhà ta cũng chạy có cờ mà lo cho trường. Bắt họ lo cho mình thì ngại quá. Hồi mình ở đó, mình xin số điện thoại các cô giáo rồi sáng sớm gọi hỏi xem cô đang mua cái gì ăn sáng, và mình nhờ mua hộ. Nhờ khoảng 3 lần, thấy các cô không chịu lấy tiền, mình "xệ" quá hết nhờ luôn!!! Mình quay sang nhờ anh Thiện, anh ấy nhiệt tình nên chạy xa mua ở chỗ ngon, cũng không lấy tiền. Mình thấy "xệ" hơn. Đành đi bộ ra đầu ngõ tự mua bánh mì. Buổi tối ngại đi, có cái ông "bánh chưng bánh giò" nhưng trường khóa hai ba ổ khóa, năm bảy cánh cửa mà ông ta thì đi xe máy. Xuông đến nơi thì ông ấy đi mất tiêu rồi. Chỉ tội nghiệp hồi ấy có dẫn theo thằng con út, bị bỏ đói, ăn mì gói liên tục. ha ha. Bố nó mà biết thì tiêu đời mình mất.
đó lại là Nghiệp của các anh chị mất rồi
Thế đấy, nên ăn uống vội vàng, làm việc từ 6g sáng đến 2g đêm, than thở om xòm, vậy mà đến lúc đi vẫn hăng hái bò lên máy bay. Đi xong, về lại Mỹ vẫn bị hội chứng VN. Hà hà, đây là chuyên từ anh Phi vẫn dùng đấy: về đến nơi rồi, đi làm lại rồi, vẫn loay hoay lo tiếp chuyện bên kia, vẫn nhớ bánh mì thịt và bánh giò...
Vâng, tuy không phải là ăn cơm nhưng em vẫn nấu cháo cho con theo dạng cháo đặc và nấu cứng chứ không nhão. Thực ra nhìn thì cũng gần tương đương cơm nhão chan canh rồi chị ạ, có điều là cháo nấu thập cẩm thôi. Được cái dạo này con cũng tích cực "ăn dỗ" mẹ và chịu cầm ăn rồi nên em cũng mừng. Đi ăn bên ngoài chỉ cần có vài cái bánh phồng tôm là con ok, 2 tay cầm 2 cái, cắn luân phiên

Còn không thì để trước mặt con vài cái muỗng, dĩa và chút đồ ăn, vậy là con nghịch và hí húi tập ăn.
Nếu đã cháo đặc thì chuyển cơm nhão và canh đi em. Nhai cơm nhão vẫn "khó" hơn cháo đặc đấy, vì hạt cơm rời hơn. Hoặc em giữ độ cháo như thế rồi để rau củ lổn nhổn và cứng mình hơn 1 tý xem sao.
Nhưng đừng tưởng là con nhỏ mà mình qua mặt được đâu nha chị, con sẽ "ròm" qua tất cả các món trên bàn, đĩa của con phải có đầy đủ như vậy dù mỗi món chỉ cần chút ít, nếu thấy thiếu là chàng ta sẽ chồm người lên nhoài bằng được tới chỗ có món mới mình không có và...xúc đầy thìa mới chịu.

Chắc giống mẹ.
Em cũng tham khảo phần luyện thổi hơi, luyện âm...nhưng khổ nỗi nhiều cái con làm được tôt mà sao không hiệu quả trong việc cải thiện vốn từ. Tập thổi hơi như thổi bọ xà phòng, thổi giấy...con làm không khó, con còn thổi được sáo như người lớn mà. Tập ngậm nước làm âm Grừ grừ...nơi cổ họng..thì con không cần ngậm nước mà vẫn grừ grừ nơi cổ họng nghe giòn tan. TẬp liếc mắt tới điểm tập trung thì con không cần luyện mà vẫn đảo mắt được nhiều chiều, con chuyển thông điệp qua ánh mắt cực siêu...
Luyện cái naỳ là để hỗ trợ cho bắp thịt sẵn sàng nói, nhưng chủ yếu để nói thì còn cái đầu của cu cậu nữa cơ mà. Tuy nhiên, luyện cơ miệng cũng là để con nhai nuốt tốt hơn. Cứ tập nhé, nhưng bỏ qua thổi được rồi, vì đã làm được rồi. Tập ngậm nước, ngậm hơi (kiểu phồng mồm), lấy lưỡi đẩy vào má (bên ngoài má là ngón tay đẩy ngược lại)...
Thỉnh thoảng con nói or tự nói ra thì toàn là những từ khó, con nói chuẩn âm kể cả là từ ghép, những âm khó như Kh, Q,W...câu 2 từ con nói không sai. Nhưng chẳng biết tại gì nữa mà không chịu nói.
Vậy em cũng thấy đấy: phần cơ miệng sẵn sàng mà cái đầu nhỏ xíu kia chưa chịu cộng tác. Em phải tìm cơ hội xí dụ cho hắn nói.
Còn về đám đông thì đúng là con không thích đám đông, không thích đi chung phương tiện nơi đông người. Chắc có lẽ do tính cách cá nhân thì phải. Con thích những gì thuộc về sở hữu riêng, thích hưởng quyền ưu tiên, đồ chơi cũng phải chọn gu khó tính và phải là hàng tuyển chứ không dùng hàng thường, em thử nhiều lần rồi. Ngay cả vụ để dép ở lớp cũng vậy. Dạo trước bên lớp cũ có giá để dép riêng, để cặp riêng, bao giờ con cũng đặt dép của con lên kệ trên cùng, cô có để dưới con cũng nhặt để lại trên chứ không để dưới ai cả, không bao giờ cúi xuống cởi dép mà lấy gót chân này đẩy dép chân kia ra khỏi chân. Hình như con có cảm nhận gì đó về thứ hạng, điều này có lẽ em cảm nhận được khi đứng trên quan điểm duy linh (em biết mặt và nói chuyện với các con của em trước khi em có thai chúng mà),, nhưng khi đứng ở hiện tại thì không gỉai thích được. Điều này đứng về mặt chuyên môn thì hiểu sao để điều chỉnh hả chị?
Không thích chỗ đông? Vậy chỗ ấy người ta đứng chật chội, gần nhau, hay xa? Có thể hắn ghétt cảm giác bị gần, bị chạm vào người khác. Riêng việc thích để dép ở trên cao chị nghĩ không phải là khó khăn gì. Cả việc lấy gót chân đẩy dép thay vì cúi xuống cũng thế. (Cái hay là hắn nghĩ ra rằng chỉ cần lấy chân đẩy, không cần cúi người xuống).