Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi staff » T.Tư Tháng 9 21, 2011 7:18 pm

Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó / ConCủaMẹ / Tháng 10 năm 2011

Can thiệp cho trẻ TK

hoithao.jpg
hoithao.jpg (7.12 KiB) Đã xem 13678 lần.


CN, ngày 2 tháng 10, 19g – 21g tại Hội quán DRD

91/6N Hòa Hưng, Phường 12. Quận 10 — TP.HCM
ĐT: (84-8) 38682770


Nội dung

CCM sẽ thảo luận các phương pháp giáo dục đặc biệt đang được áp dụng trong lớp học tại Hoa Kỳ và Trường Ban Mai. Hội thảo mang lại các kiến thức cụ thể, đi kèm với case study, video, bài học can thiệp … lấy từ tư liệu của CCM qua hơn 10 năm can thiệp cho trẻ TK.

Chương trình chia làm 3 phần chính như sau:

Phần I: Cấu trúc lớp học, vai trò của giáo viên, chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia về hành vi và chuyên gia OT đang được CCM áp dụng. Tại sao lại cần các chuyên gia về các lãnh vực khác nhau? Họ đóng góp gì cho trẻ TK? Giáo viên gdđb đang và chưa làm điều gì?

Phần II: Các bài học, video tư liệu, phương án can thiệp về hành vi, ngôn ngữ … đang được áp dụng. Chúng tôi muốn chia sẻ các kiến thức, các kinh nghiệm … tích lũy trong hơn 10 năm qua.

Phần III: Hỏi / Đáp từ thính giả

Liên lạc

DRD vancu@drdvietnam.com
CCM giaoduc@concuame.com
Trường Ban Mai lienhe@truongbanmai.com
Sửa lần cuối bởi staff vào ngày T.Tư Tháng 9 21, 2011 8:49 pm với 4 lần sửa.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Phí vào cửa

Gửi bàigửi bởi staff » T.Tư Tháng 9 21, 2011 7:26 pm

Phí vào cửa: Miễn phí. DRD sẽ thu 20.000 VNĐ cho mỗi phần giải khát để trang trải kinh phí. Vì chỗ ngồi giới hạn, xin quý vị tới sớm để giữ chỗ.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Tư Tháng 9 21, 2011 8:16 pm

Có phải đăng ký trước không ạ?
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi staff » T.Tư Tháng 9 21, 2011 8:35 pm

Thưa không cần ghi danh trước. First come first serve. Vì chỗ ngồi có giới hạn, xin anh chị tới sớm.

Hội thảo dành cho thành viên diễn đàn này, nên xin mang theo tên thành viên và email.
Nếu ai muốn đi, xin anh chị dặn họ vào đăng ký thành viên trước. Xin cảm ơn.
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 9 21, 2011 11:50 pm

Mang theo tên thành viên và email là mang kiểu gì, em không hiểu?


Ý nói là người ta sẽ hỏi tên thành viên và email của mình tại cửa để dò trên danh sách thành viên đó. Thông cảm nhe, nhiều người ở CCM tiếng Việt hơi lọng cọng.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 9 25, 2011 10:05 pm

Dear quý phụ huynh;

Xin quý phụ huynh đăng các câu hỏi cho buổi hội thảo tại đây. Chuyên gia của CCM sẽ trả lời các câu hỏi này tại buổi hội thảo.

Cảm ơn
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi xukaka » T.Tư Tháng 9 28, 2011 9:28 pm

em là thành viên mới có đc tham gia ko ạ? Khi nào CCM có đợt thẩm định mới nữa? em xem thông báo mà ko thấy , toàn thời gian cũ
xukaka
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 9 06, 2011 10:25 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi staff » T.Tư Tháng 9 28, 2011 10:32 pm

xukaka đã viết:em là thành viên mới có đc tham gia ko ạ? Khi nào CCM có đợt thẩm định mới nữa? em xem thông báo mà ko thấy , toàn thời gian cũ


Trong chuyen di nay CCM tap trung vao lam tham dinh cho cac hoc sinh cua Truong Ban Mai, hop voi phu huynh cua truong, huan luyen giao vien cua truong, chinh sua cac bai hoc theo dinh ky... nen khong the lam tham dinh cho hoc sinh ngoai truong duoc. Xin hen voi chi lan khac.

cam on chi da quan tam
staff
 
Bài viết: 256
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 04, 2009 9:51 am

Re: Hội thảo Cùng Nhau Vượt Khó, 10/2011

Gửi bàigửi bởi megiaihy » CN Tháng 10 02, 2011 12:12 am

CCM cho minh hoi, con minh khg phai hoc sinh cua truong BM, minh muon dang ky truoc cho hen lich tham dinh lan sau ( neu co ) , co duoc khg ?
hoi thao cung nhau vuot kho minh da goi dien dang ke khi nhan duoc thu moi cua CCM, nhung vi 2 dua be kg nguoi trong dum minh, nen minh se dan theo con di theo de tham du hoi thao, vay co duoc khg ?
megiaihy
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 9 08, 2011 8:30 pm

Các ý chính / câu hỏi tại hội thảo

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 10 03, 2011 2:05 pm

TK có hết không? Chẳng lẽ con tôi đi học suốt đới?

TK là rối loạn, không phải bệnh. Vì thế TK cần can thiệp suốt đời, nhưng điều này không có nghĨa là trẻ TK phải đi học trường chuyên biệt cả đời. Tôi đã chia sẻ trong hội thảo các trường hợp học trò của chúng tôi tại California nay đã trên 18... Họ đi làm, sinh sống ra sao ... Dưới ánh mắt của chuyên gia, họ là những người TK vẫn còn có rối loạn. Dưới ánh mắt của xã hội, họ "hết" TK vì nhiều người sinh hoạt bình thường, có công ăn việc làm .

Dưới đây là bức thư 1 phụ huynh viết cho chúng tôi vào tháng 9, tôi xin phép gỡ tên bé và đăng lại 1 phần.

Chào chị Tường Anh, anh Phi, anh Thiện và các anh chị chuyên gia cùng các cô giáo trường Ban Mai,

Bé XXX ... tiến bộ thấy rõ về ngôn ngữ:

- Có thể phát âm và nhận biết nhiều từ (bố, mẹ, áo, quần...) và đếm từ 1 - 10
- Nhận biết nhiều thứ về cơ thể: mắt, mũi, miệng, tay, chân...
- Bé ăn được nhiều thứ rau củ, trái cây...

Gia đình rất vui mừng và trút được nỗi lo rất lớn. Đồng thời, vợ chồng cũng cảm thấy may mắn vì trường Ban Mai open kịp lúc để giúp bé (nghĩ đi nghĩ lại, không biết nếu không có trường Ban Mai, vợ chồng em tha bé đi đâu, tìm ai để giúp bé khắc phục vấn đề đây???).


Vậy câu trả lời ngắn gọn là: TK cần can thiệp suốt đời, nhưng với phương pháp can thiệp đúng đắn, phần lớn trẻ TK không cần phải tới trường học suốt đời. Các học sinh TK cũng không tiê'n bộ đồng đều như nhau: có em đi nhanh về nhanh, có em đi sau về trước .

Sao có quá nhiều phương pháp

Giới chuyên môn trong giáo dục, ví dụ nhưng các chuyên gia làm việc cho chính phủ, các cơ quan nghiên cứu bất vụ lợi, họ sẽ dùng chữ evidence-based để loại trừ . Evidence-based tức là phuong pháp phải có chứng cớ khoa học, dựa trên số liệu cụ thể có thể chứng minh được . Anh không thể dạy kèm 1 em thi đậu đại học, rồi sau đó gắn bảng "Dạy kèm, 100 phần trăm đỗ đại học năm rồi".

TEACCH vẫn đứng vững như là phương pháp có chứng cớ khoa học, được áp dụng trên hầu hết néu không muốn nói là toàn bộ trường công lập chuyên biệt tại Hoa Kỳ. Nếu bạn nói tại sao tôi đã thử TEACCH nhưng không thành công, điều đầu tiên tôi đoán sẽ là: Bạn biết TEACCH qua sách vở, không qua thực hành . Như trình bày tại hội thảo, đưa TEACCH vào thực tế cần 1 đội ngũ chuyên nghiệp trong nhiều lĩnh vực, là cả 1 dự án lớn, không dễ gì thực hiện được. Điều thứ 2 tôi sẽ nói với bạn là bạn chưa tới California để tận mắt chứng kiến các học sinh TK sinh hoạt ra sao hoặc người TK trưởng thành, học trò của chúng tôi năm xưa, đang sống ra sao.


Tại sao bài học tại Ban Mai lại do chuyên gia soạn mà không phải là cô giáo? Vậy vai trò cô giáo là gì?

Sách giáo khoa cho trẻ không Tự kỷ tại Việt Nam hay tại Hoa Kỳ cũng đều do các chuyên gia về giáo dục chứ không phải các thày cô giáo soạn . Vậy tại sao sách dạy cho trẻ TK lại bắt các thày cô giáo chuyên biệt soạn ? Điều đó ngoài khả năng của họ, vì họ được đào tạo để dạy học, không phải để soạn sách .

Tôi có chiếu 1 video cho các cô trường Ban Mai coi về 1 bài khi cô giáo "dụ" 1 bé chuyển từ việc dùng hình "ăn" qua nói chữ "ăn", và sau đó dụ bé nói chữ "ăn bò viên". Trong bài học đó, chữ ăn là EAT, bò viên là MEAT BALL. Chữ EAT vần với MEAT, còn BALL là vần B là 1 vần dễ nói, lại trùng với chữ BALL là "quả bóng" mà bé đã học trong 1 bài học khác trước đó. Nếu không có trợ giúp của chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu như chị Tường Anh, một giáo viên khó có thể soạn các bài nói trên vì họ không đươc đào tạo về ngôn ngữ.

Nhưng sách vẫn chỉ là sách, khi dạy vào thực tế sẽ phải thay đổi, và đó là vai trò rất quan trọng của người giáo viên. Họ là người đi cùng với trẻ trong rừng đang tìm đường ra. Nếu họ không có chuyên môn cao thì sách cũng chỉ là 1 tập giấy có chữ.


Cho tôi 1 lời khuyên về việc tìm trường học

Cái khó cho bạn là phải kiên trì nhưng kiên trì đúng chỗ . Kiên trì tuyệt đối thì không nên. Ví dụ như tôi muốn làm tổng thống Hoa Kỳ, thì tôi nên kiên trì hay nên sớm nhận ra ảo tưởng của mình?

(1) Bạn đừng thử quá nhiều phương pháp khác nhau chỉ vì đã thử ABC nào đó không thành công, nên giờ chuyển qua 123.
(2) Bạn phải kiên trì với 1 phương pháp và 1 trường học bạn chọn .
(3) Bạn phải mau chóng nhận ra rằng ngôi trường hiện tại có thích hợp cho con mình hay không?

Đặt (1), (2) và (3) lại với nhau, điều đó có nghĩa là trường phải giải thích cho bạn được tại sao họ dạy các bài học đang dạy. Giá trị lâu dài của bài học đó là gì ? Nó giống như bạn đi học tiếng Anh. Nê'u tôi dạy bạn chỉ cần nói "Hi, how are you" thì bạn lập tức có tiến bộ tức thời, nhưng về lâu dài thì bạn xuống dốc . Còn như tôi dạy văn phạm, tập cho bạn nghe, viết ... thì nó là tiê'n bộ lâu dài .

Hãy đi gặp các chuyên gia tại ngôi trường bạn thích, nói chuyên với họ, nghe họ trình bày. Sau đó bạn nhìn vào học phí . Bạn có thể xin thời khoá biểu của trường để xem là con mình học bao nhiêu tiếng 1 ngày, học những gì . Nếu học phí thâ'p nhưng bé phải đi học thêm, tiến bộ chậm thì bạn nên xét lại vì thời gian là cái bạn không còn nhiều nữa.

Rất nhiều phụ huynh nói tới trường tốt thì đường xa, đi lại khó khăn. Điều đó hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, đường xa nhưng biết đích đi tới thì vẫn dễ thở hơn đường gần nhưng mù mịt. Phụ huynh gần đây nhất qua California, họ từng sống ở HN và đã bỏ cơ sở làm ăn lại để đi cho con học. Học sinh tại Ban Mai có em từ Hà nội, Kiên Giang ...

Và điều rất quan trọng khác là hãy nhìn vào đội ngũ giáo viên. Trường học có tôn trọng họ không? Có đầu từ vào họ không? Họ có yêu thích và gắn bó với nơi họ làm việc không?

- Trường học tôn trọng họ, từ việc nhỏ như mua bảo hiểm theo hợp đồng lao động, trả lương đúng hạn ... cho tới các việc lớn như lắng nghe ý kiến của họ, cùng họ giải quyê't các khó khăn, giúp họ phát triển ngành nghề họ chọn . Nếu trường không tôn trọng giáo viên, bạn nghĩ trường sẽ tôn trọng con bạn ?

- Trường có đầu tư vào họ, từ việc nhỏ như mua các dụng cụ học tập họ cần cho tới việc lớn như tổ chức huấn luyện cho họ ? Nếu trường không đầu tư vào giáo viên, bạn nghĩ trường sẽ đầu tư cho con bạn?

- Giáo viên có yêu thích nơi họ làm việc ? Họ có thể có (và nên có) những góp ý, cải cách, nhưng họ nên có sự yêu thích và gắn bó . Không có tình yêu thương cho công việc và con người, chúng ta không thể làm việc hiệu quả một cách lâu dài được.

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang kế tiếp

Quay về Tin/Bài cũ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách.

cron