Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt KhóMấy hổm rài Phúc không hợp tác trong việc ngồi vào bàn học, lúc đầu chỉ học được chừng 5 phút nhưng không nghiêm túc hay chồm lên khỏi bàn, đòi các dụng cụ dạy học cũng là đồ chơi mà cháu thường chơi hàng ngày đó là các con số và chữ cái bằng nhựa(Phúc chỉ thích nói theo khi được cằm chúng và xếp thành hàng, còn nếu tôi cằm trên tay và yêu cầu P nói thì ôi thôi bắt đầu phản đối bằng cách la khóc, lần này chỉ có tôi và P không có mẹ và chị bên cạnh. Vì tôi không đáp ứng yêu cầu nên P khóc dữ lắm và hậu quả là P nôn ói đầy nhà đến khi hết các thứ trong bụng mới thôi(đây là đặc điểm của P khi khóc và ho).
Hôm trước tôi có nói về việc điều chỉnh chiếc ghế cho Phúc, không biêt anh có làm chưa. Thực ra, vì hiếu động và chưa quen, chắc chắn Phúc sẽ linh tinh như thế. Khi học, trên bàn anh đừng để món gì ngoài một bài học ấy thôi. Nếu học ráp chữ, anh giữ hộp chữ trong lòng hay dưới ghế cạnh anh cho Phúc khỏi thấy. Anh có thể mua cho Phúc trái banh hay con vật nhồi bông gì be bé cho Phúc mân mê xem sao.
Nghe Phúc nôn ói, thấy tội nghiệp ghê. Nhưng cố gắng anh nhé.
Lúc này tôi cảm thấy rất lo ngại vì cháu có vẽ tăng động hơn trước, hết chạy trong nhà phá các thứ rồi lại ra xân bóng(nơi các em lớn đang chơi) khi gọi P trở lại thì càng chạy nhanh hơn, khi ngồi học thì không lúc nào yên, chỉ khi nào vừa chơi vừa học thì P mới chịu ngồi yên một chỗ. Tôi sợ mai đây lớn lên không trường nào chịu nhận cháu vào học.
Anh nói đúng, nếu hiếu động, rất khó để vào lớp 1. Anh làm thời khóa biểu cho Phúc đi. Phần thời khóa biểu này tôi sẽ nói rõ trong ngày huấn luyện. Hiện tại, anh dùng hình chụp: thí dụ, Phúc rửa tay, Phúc ăn bánh, Phúc ngồi học, Phúc ra sân... Thời khóa biểu này là để Phúc biết rằng Phúc cần phải làm bao nhiêu việc, sau việc này thì đến việc gì. Thường ra, các em Tk ít lo âu và hiếu động khi biết những gì mình phải làm và bao giờ thì xong.
Khi P muốn ra chỗ sình lầy, hay vũng nước, hay xân bóng, hay một chỗ nào đó mà người lớn không cho thì P thường hay đánh trống lảng, như giả bộ nói con gà, con chó, con chim, vẽ tròn nè,....nói chung là những từ mà P biết rồi ngay sau đó thấy mình không để ý là cu cậu vụt chạy ngay

. Mỗi lần như thế thì tôi phải cầm cây giả bộ đánh đòn thi P mới chịu quay trở lại nhưng lát sau thì cũng vậy.
Anh làm thời khóa biểu cho chỗ vũng nước hay sân bóng đi, để Phúc hiểu là nếu làm bài xong, sẽ được ra chỗ ấy mà không phải bỏ chạy và đối diện với cái roi.
Mỗi khi P bực bội, hay đang tức giận chuyện gì mà ai nói tới P thì P hay phản ứng lại bằng cách la hét.
Về phần ngủ thì mấy hôm nay đã tốt hơn trước, thỉnh thoản có ọ ẹ chút đỉnh lúc nửa đêm đòi sửa. Chị Tường Anh này nghe nói có chế độ ăn kiên để giảm tăng động có phải không? Nếu có thì cách thức là thế nào? Mong chị chỉ dùm.
Cho tôi gởi lời cám ơn chị Xuyến và các anh chị trong diễn đàn concuame. Nếu không có diễn đàn này tôi cũng không nhớ hôm nay là sinh nhật của mình.
Anh làm cho Phúc cái bảng: Phúc tức vì... Anh đoán xem đó là lý do gì, thí dụ ba không hiểu, Phúc đói, Phúc đòi đi chơi... Anh đưa những hình này cho Phúc chọn. Khi có thể nói được lý do, Phúc có lẽ sẽ bớt bực mình.
Về đồ ăn kiêng, là trường phái BIO, kiêng một số món, thí dụ gluten hay casein. Các phụ huynh chọn BIO không cho con uống sữa, bột, và một số món khác. Nếu muốn, anh thử kiêng sữa và bột rồi quan sát kỹ mức hiếu động của Phúc xem có gì thay đổi không. Tại Việt Nam, tôi không rõ các em uống sữa gì. Có lần tôi mua thử loại vinamilk, nhiều đường quá. Lượng đường ấy đã dư sức làm cho các em hiếu động rồi.
Chúc mừng sinh nhật anh. Chúc cho 365 ngày sắp tới sẽ nhiều niềm vui khi thấy con tiến bộ.
Nguyễn Tường Anh/Nhóm chuyên gia TK