mong chị đừng cho là tôi sáo rỗng chị nhé, cứ cảm ơn hoài
Mình chẳng bao giờ nghĩ là phụ huynh sáo rỗng đâu, nhưng mình chả nhận lời cám ơn nữa. Bạn chờ khi nào cu cậu đi lấy vợ, mời mình cái đùi lợn (chả lấy đầu đâu) nhé.
Việc đóng vai người khác và việc bắt chước hành động của người khác thì giống/khác nhau ở điểm nào ạ? Vì hiện nay cháu bắt chước rất tốt, bất cứ hành động nào của người lớn mà cháu nhìn thấy hay xem thấy trên tivi cũng đều bắt chước được (Vd dạy cháu tập thể dục). Tôi cho rằng việc đóng vai người khác là phải biết tưởng tượng mình là người đó , từ đó dẫn đến cư xử và hành động giống người đó có phải không chị ? Nếu đúng vậy thì làm thế nào để dạy cháu biết tưởng tượng, và điều này có vượt quá khả năng của cháu ở giai đoạn này không ạ?
Bạn thắc mắc hay đấy! (Không sáo rỗng đâu). Bắt chước hành động chỉ là bước khởi đầu của khả năng bước ra khỏi chính mình, và hiểu rằng mình có thể "đóng vai" người khác, rằng người khác nghĩ khác mình, cư xử khác mình, thích/không thích những điều khác mình.
Khả năng này được dựng sẵn trong chúng ta. Tiếc là có những cá nhân thiếu đi khả năng này, và bé nhà bạn có thể là một trong những cá nhân ấy. (Mình vẫn nói "có thể" vì mình chưa bao giờ thẩm định cho bé). Vì thế, với những cá nhân ấy, mình phải dậy. Hiện tại, khi bé bắt chước những tư thế thể dục, đấy mới chỉ là làm theo hành động của vận động thô. Mình nói với bạn về bắt chước cử chỉ của ông đọc báo, bà nấu cơm... còn là bắt chước cả vẻ mặt, phong thái... Thí dụ, ông đọc báo thì có kính, ông đọc chỗ nào vui thì ông cười, chỗ nào bực mình thì ông nói "thật là tệ!"...
Vậy, những gì bạn "cho rằng" là hoàn toàn đúng. Việc bé phải tưởng tựong thì quá sức, vì vậy mình mới cho thí dụ về những nhân vật mà bé nhìn thấy. Bé cứ bắt chước theo, sau này sẽ đến lúc bé không nhìn thấy mà vẫn làm được.