Làm việc với vị thành niên

Làm việc với vị thành niên

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 12 22, 2021 8:11 pm

Trẻ tới tuổi sắp thành người lớn, hormon trong người thay đổi nên làm việc với các em đã khó, làm việc với nhóm giáo dục đặc biệt lại càng phải cẩn thận hơn. Bài này nói về chiến lược, chiến thuật làm việc với các em và các giải thích cụ thể tại sao nên làm gì.

Hormones, thể trạng thay đối, tâm lý cũng đang thay đổi, áp lực học và hòa nhập với bạn bè tăng cao… Đó là những gì các em vào tuổi lớn lên phải đối đầu. Vậy chúng ta, bậc cha mẹ và thầy cô nên nhìn để hiểu, để làm đồng minh, đồng hành với các em. Đừng để các em nhìn chúng ta là gì đó phải phản kháng vì không hiểu được mình.

Về mặt chiến lược, đừng đóng vai độc tài “Ba, mẹ nói là đúng, phải làm”. Như vậy càng làm cho các em khó hòa nhập, kém tư duy phản biện, không hiểu được các tình huống tại sao ba, mẹ lo lắng, quan tâm. Cũng đừng đóng vai “ba mẹ là Tây, con muốn làm sao cũng được”. Một người Thầy đã nói: Trẻ con như tờ giấy trắng, mình (ba, mẹ) mà không viết vào những điều hay, người ta sẽ viết bậy bạ vào đấy.

Chiến lược của chúng ta là Chủ động thương lượng, đặt mình vào vai các em để thấy các em cần gì, rồi dạy cho các em tình huống, cách thương lượng và hiểu tại sao ba, mẹ quyết định như vậy. Chữ quan trọng ở đây là “chủ động”. Chủ động là sao?

Ví dụ một em đang năm nay học lớp 10, nhìn vào nhóm bạn bè, nhu cầu tương tác xã hội, phụ huynh hiểu rằng: Đã đến lúc nội quy “phải về nhà lúc … giờ” không còn thích hợp. Phụ huynh cần chủ động tìm gặp, mang vấn đề ra bàn để nới giờ giới nghiêm cho em. Làm như vậy, em sẽ cảm thấy ba, mẹ ở thế muốn giúp mình có tự do hơn một cách từ từ, mình có cơ hội nói những gì mình muốn ra, và mình cũng phải nghe những ưu tư của ba, mẹ.

Về mặt chiến thuật, có những lý do liên quan tới tâm lý, giáo dục đặc biệt mà phụ huynh nên thay đổi, ví dụ như:

Tránh nhắc trẻ làm gì đó (các em thường không thích việc có người nói ra để cho mình làm).

Tránh hỏi một việc nào đó nhiều lần (quên rồi hỏi lại hoặc ba hỏi rồi mẹ hỏi).

Tránh phàn nàn về tính tình, khó khăn của các em trước mặt các em.

Nên duy trì giờ ăn tối có đủ mặt mọi người. Không đem các vấn đề cần giải quyết ra bàn vào giờ này. Đây là giờ “an toàn” khi các em có thể nói bất kỳ điều gì mà không bị chỉnh, bị phân tích.

Nên giữ “context” vì không có context thì sẽ không duy trì được đường dây nối kết với các em.


Có những cái các em thích mà người lớn chúng ta cho là vớ vẩn trong lĩnh vực nhạc, phim, showbiz, hài… Dù không đồng ý, quý phụ huynh vẫn cần phải biết các em thích gì, hay nói về gì. Sự hiểu biết (dù không đồng ý) đó gọi là “context” để chúng ta dùng nói chuyện, gợi chuyện, dẫn dắt các em một cách khéo léo.

Không có “context” thì người lớn sẽ mất sợi dây liên lạc với các em. Mà mất sợi dây liên lạc thì dù có muốn làm đồng minh để đồng hành cũng không thể làm. Thậm chí là dù các em chống đối, không chấp nhận ba, mẹ thì vẫn phải có sợi dây kết nối để giải quyết các “tình trạng nóng”.

Với giới hạn bài viết, đó là những ý chính chúng tôi muốn trao đổi. Với các phụ huynh của Trường Nhân Văn có con cái vào tuổi sắp trưởng thành, chúng tôi sẽ trao đổi chuyên sâu hơn khi cần qua chat, qua nói chuyện 1-1. Khi đó, dựa vào hồ sơ can thiệp giáo dục & tâm lý, chúng tôi có thể cùng lên kế hoạch và cùng theo dõi tiến độ.

Chúc mọi phụ huynh trở thành một đồng minh, hậu phương vững chắc và luôn đồng hành với các em.

Nguồn: https://www.facebook.com/TrungTamNhanVan

autistic-adult.jpg
autistic-adult.jpg (8.88 KiB) Đã xem 1564 lần.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.110 khách.

cron