CAN THIỆP CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

CAN THIỆP CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Gửi bàigửi bởi admin » T.Ba Tháng 12 07, 2021 12:28 pm

CAN THIỆP CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Một phụ huynh đặt câu hỏi cho em trai 22 tuổi. Bài này trích ra từ https://www.facebook.com/groups/clbgiaoduc


Trả Lời:

Chắc gia đình đã từng được nhiều người khuyên "cho đi học cái này", "cho vào học nghề kia"... Đó là những lời khuyên có thành ý nhưng theo chúng tôi là không nên. Vì sao?

Câu trả lời ngắn gọn là gia đình cần tìm một nơi có một nhóm chuyên gia, giáo viên có thể đánh giá, phỏng vấn, thẩm định cho con, em mình. Họ cần hiểu người này có lịch sử can thiệp y khoa ra sao, đã trải qua những gì. Sau đó họ mới có thể ngồi xuống với gia đình để đưa ra những phương án can thiệp. Những chỗ dạy bơi, những nơi dạy nghề, những nhóm sinh hoạt ngoài trời nào đó... thì tốt, nhưng họ có ai thẩm định, đánh giá và hiểu con, em mình không?

Câu trả lời dài hơn là một người trưởng thành như em của chị, vấn đề không còn là từng bị rối loạn gì, bác sĩ cho uống thuốc gì nữa. Còn những vấn đề như tâm lý (do cách biệt xã hội), phát triển ngôn ngữ (ngôn ngữ diễn đạt, ngôn ngữ giao tiếp tầng xã hội...), hành vi... Đó là lý do cần có một team để đánh giá, phối hợp với nhau ra phương án.

Các phụ huynh khác có con, em giống mình, khi đọc bài họ sẽ chia sẻ, đó là điều tốt. Nhưng chị lưu ý là can thiệp tức là phương án phải khoa học, dựa và thẩm định, đánh giá của từng cá nhân. Ở mảng giáo dục đặc biệt và tâm lý, sẽ không có một "đơn thuốc chung" cho mọi người. Không thể nhìn vào giải pháp của ai đó để dùng cho con, em mình được.

Chúng tôi có những "học sinh" mà tuổi thì lớn hơn cô giáo. Để can thiệp cho những người trưởng thành này, có khi cần sự tham gia của cả gia đình. Nói theo chuyên môn thì cả gia đình là một đơn vị can thiệp. Thường chúng tôi sẽ phỏng vấn cả cha, mẹ, anh chị em trong nhà để cùng nhau phối hợp. Có khi phải bỏ ra thời gian để thuyết phục ba hoặc mẹ, vì ngay trong nhà thì cũng có những ý kiến trái chiều, đôi khi không khoa học và đầy cảm tính.
Có những phụ huynh rất tuyệt vời, nhưng chúng ta cần nhận ra rằng một ngày nào đó, ba, mẹ sẽ già, mất trước, vậy người này sẽ sống ra sao? Đó cũng là lý do để từ từ phải kéo anh chị em của thân chủ vào nữa.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI TK TRƯỞNG THÀNH

Gửi bàigửi bởi admin » T.Ba Tháng 3 15, 2022 10:37 pm

NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI TK TRƯỞNG THÀNH

(Nhân tiện có phụ huynh hỏi, chúng tôi xin chép lại câu hỏi + trả lời thành một bài để tiện theo dõi).

HỎI: Dạy văn hoá trong trường đến lớp 12 có tốt nghiệp luôn hay sao ạ?

TRẢ LỜI: Câu hỏi của anh, chị có thể có nhiều nghĩa khác nhau lồng vào một câu. Vậy chúng tôi sẽ cố gắng trả lời tổng quan nhất nhé.

Ở mặt luật pháp, bằng cấp được công nhận thì theo chúng tôi được biết, chỉ có trường công lập mới có quyền cấp bằng tốt nghiệp cấp 3.
Ở mặt nhận thức, kiến thức thì trường công lập, trường tư thục, trường quốc tế hay một trường giáo dục hòa nhập như Trường Nhân Văn cũng đều có mục tiêu giống nhau: Trang bị kiến thức vào đời tốt nhất cho học sinh. Nhưng vào tới cách làm ra sao thì khác nhau nhiều lắm.

Trường công lập hoạt động dựa trên quyền lợi của số đông. Trường chuyên biệt hoạt động theo nguyên tắc "cụ thể hóa, cá nhân hóa" cho từng học sinh. Học sinh càng khác biệt thì càng nên được chú ý để tìm ra cách dạy cho thích hợp. Hiện tại, Trường Nhân Văn dạy các môn Kỹ năng xã hội (social thinking, perspective thinking), Toán ứng dụng, Khoa học tự nhiên (bao gồm cả lý thuyết và thí nghiệm, thực hành), Văn (Đọc/Hiểu). Trong tương lai sẽ từ từ đưa các môn khác vào khi học sinh sẵn sàng.

Cảm ơn anh/chị đã đặt câu hỏi.

***
HỎI: định hướng của các bạn này sau này sẽ thế nào nếu không có bằng cấp? Các con sẽ học nghề? Rồi có thể xin việc không?

TRẢ LỜI: Về định hướng thì đó là sự kết hợp của 3 cái sau đây: HS đó có thể làm gì + HS đó muốn gì + Gia đình muốn gì. Vế sau cùng thì mỗi gia đình một khác, tùy vào văn hóa, tình trạng tài chính, nhiều thứ nên không có công thức chung.

Chúng tôi có một học sinh. Em học hết lớp 12 nhưng không thể tốt nghiệp. Hiện em làm việc cho một ngôi chơ (supermarket). Khi khách hàng mua những mặt hàng lạnh như kem, sữa... mà ra tới quầy đổi ý không mua nữa, em là người mang về cho gấp vào tủ lạnh. Em rất thích việc đó và cũng không ai làm nổi (vì chạy đi chạy lại suốt ngày, đúng với sở thích "tăng động" của em).

Chúng tôi cũng có một học sinh làm ở chợ, khu vực bán thuốc, thức ăn đóng gói. Ban ngày người ta đi lựa hàng vất lung tung. Buổi tối em có thể xếp mọi thứ lại đúng chỗ. Đánh giá cho thấy em làm năng lực gấp 2.8 người bình thường (tức là em làm hiệu quả gần bằng 3 người khác). Lúc nhỏ, em đi học về mà ai chỉ cần thay đổi gì đó rất nhỏ trên bàn học của em, em sẽ nhìn ra ngay và bùng nổ.

Cũng có 1 em thì làm cho một cty, chuyên kiểm hàng. Một em khác (không phải học trò của chúng tôi, em ở Mỹ) thì là giáo viên dạy trẻ Down. Em cũng chính là trẻ down, tốt nghiệp cao đẳng ngành giáo dục.

Chúng tôi kể lan man để quý vị thấy tiềm năng của các em nếu chúng ta làm việc khoa học + sự may mắn. Trẻ TK không phải là thiên tài như người ta đồn (khoa học đã chứng minh tỷ lệ "thần đồng" không cao hơn trẻ không TK), nhưng các em có khả năng làm được nhiều thứ, tự lập hơn chúng ta tưởng.
Cảm ơn anh, chị đã đặt câu hỏi. Còn thắc mắc, muốn tìm hiểu gì thêm, xin cứ đặt câu hỏi nhé.

T-Phi.jpg
T-Phi.jpg (49.82 KiB) Đã xem 1401 lần.


Nguồn: https://www.facebook.com/groups/clbgiao ... 8/?__cft__[0]=AZVqWTsyR22AukHe3m8gfVQYuHBH7jlB_zqGA4i-GUpDpGrfMOz0HBXXliFvaPd6G9oWiSDYkxcn6RO0x0ehYdg4IvmNC8vZr6Pdq-GoJMZ1_QDhGKhBJs_lnkw_SPW0oAgozfRk-CznXD31aOFsypU9n5YKXVozQyGDfbQqx_0vPuytyUitiDk90B7sMUlaeL4&__tn__=%2CO%2CP-R
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.108 khách.

cron