Nuôi Cún Tốt Cho Trẻ TK? Dog Therapy Có Khoa Học Không?

Nuôi Cún Tốt Cho Trẻ TK? Dog Therapy Có Khoa Học Không?

Gửi bàigửi bởi admin » T.Năm Tháng 8 12, 2021 1:27 pm

Nuôi Cún Tốt Cho Trẻ TK? Dog Therapy Có Khoa Học Không?

Ngày nay, gần như đại đa số các nhà khoa học, chuyên gia, giáo viên đều đồng ý giáo dục là phương pháp can thiệp chính yếu cho trẻ TK. Vậy Dog Therapy, rồi Ngựa Therapy, Mèo Therapy… có hiệu quả, có khoa học không?

Chắc quý vị đã đoán được câu trả lời không đơn giản. Để hiểu và quyết định đúng cho trẻ TK, chúng ta cần hiểu thêm chút ít về người bạn lâu năm nhất của con người, đó là Cún.

Trong muôn vàn con vật trên thế giới này, con người lại chọn cún làm con vật đồng hành đầu tiên. Tổ tiên chúng ta đã chọn chó sói, một loài ăn thịt, gây nguy hiểm, thay vì con ngựa, con bò… để thuần hóa. Những con chó sói được thuần hóa nhanh chóng nhận ra: ở với con người thì an toàn hơn, có nguồn thực phẩm cung ứng không đứt quãng và được yêu thương. “Nhanh chóng” tức là điều đó đã kéo dài vài triệu năm (vẫn là quá ngắn nếu thì từ Thuyết Tiến Hóa). “Nhanh chóng” là vì các nhà khoa học Nga đã có thể thuần hóa từ một con chó sói trở thành một chú cún trung thành trong vòng 15 đời. Chú cún 15 đời của chú chó sói không những hình dáng thay đổi, đuôi vẫy nhiều hơn, tai cụp xuống, ánh mắt hiền đi… mà não bộ cũng thay đổi.

Cún ngửi được cảm xúc

Cún không những thính mũi hơn con người, mà cún còn “ngửi” được cảm xúc. Người ta làm thí nghiệm bằng cách cho 2 nhóm người coi 2 loại phim khác nhau: Phim kinh dị và Phim nhẹ nhàng. Sau đó người ta lấy mồ hôi của 2 nhóm này, đem cho cún ngửi. Cún ngửi mồ hôi nhóm coi phim kinh dị thì cụp đuôi chạy mất, còn ngửi mồ hôi nhóm kia thì vui mừng, vẫy đuôi.

Hơn như thế nữa. Khi người chủ nhìn vào mắt cún, người ta đo và thấy lượng oxytocin tăng cao ở cả cún và người. Oxytocin còn được gọi là hormone tình yêu: đây là cái tiết ra trong não khi chúng ta yêu thích gì đó.

Trong giáo dục đặc biệt, điều này có nghĩa là cún, nhất là loại đã được huấn luyện (sẽ giải thích sau) có thể ngửi được hành vi của trẻ trước khi trẻ bùng nổ. Phản ứng của cún sẽ là liếm tay, chân trẻ, nhìn vào mắt trẻ… hiệu ứng tương đương như cung cấp cảm giác / sensory và làm tăng lượng oxytocin trong não.

Quý vị từng dẫn cún đi dạo, hẳn thấy cún thỉnh thoảng ngừng lại, ngửi mùi. Cún có thể ngửi nước tiểu một con cún khác và biết được đó là đực hay cái, từng gặp ở đâu… Vì vậy các nhà khoa học thường đùa rằng vụ “hít nước tiểu” là một dạng đọc facebook của cún. Chúng lấy được rất nhiều thông tin bằng mũi.

Cún cung cấp sensory

Có 3 loại cún trong trị liệu. Một là cún thường ngày chúng ta nuôi. Loại 2 là gọi là service dog, là cún dẫn đường cho người khiếm thị, kéo xe lăn phụ người khuyết tật. Loại 3 là cún therapy, được đào tạo để sống chung, phát hiện và hỗ trợ cho trẻ TK. Xin lưu ý là dù cún thường ngày không được đào tạo, chúng vẫn có thể phát hiện cảm xúc, cung cấp sensory, oxytonic tuy không “nhà nghề” bằng cún trị liệu.

dog-1.jpg
dog-1.jpg (33.46 KiB) Đã xem 794 lần.


Ảnh: Cún trị liệu (có giấy phép hành nghề)

Cún cung cấp oxytonin

Hầu như mọi nơi trên thế giới, mọi dân tộc đều đồng ý rằng nhìn vào mắt cún, nhất là cún con, là thấy dào dạt thương yêu. Đó là khi oxytonin tiết ra. Điều kỳ diệu ở đây là hormone tình yêu này tiết ra ở cả 2 bên, chứ quý vị nhìn vào mắt con thỏ con, có thể chỉ có não quý vị tiết ra mà thôi.

Trải qua bao nhiêu nghìn năm, mắt của cún đã tiến hóa để làm điều đó. Người ta cho cún nằm, cho coi hình chủ và hình thức ăn rồi dùng MRI soi thì thấy rằng: Dù tất cả cún đều tiết ra oxytonin khi nhìn thấy thức ăn hoặc chủ, nhưng cứ 5 con cún thì có 1 con tiết ra nhiều hơn khi thấy chủ. Nói nôm na rằng tuy ăn là bản năng, nhưng có cún độ “ngộ” cao hơn, thích nhìn gương mặt chủ mình hơn. Và vào lúc đấy, mắt của chúng cũng đổi qua chế độ long lanh, “em có đáng yêu không nè”.

dog-3.jpg
dog-3.jpg (48.45 KiB) Đã xem 789 lần.


Ảnh: Cún cỏ tên Mít, đang được truyền nước biển do bệnh nặng

Không phải mọi cún sinh ra đều bình đẳng

Cún cắn trẻ chết. Cún cáu vô cớ cắn trẻ… Đó là những điều mà phụ huynh cần cân nhắc khi nuôi, khi chọn một giống cún nào đó. Đó cũng là lý do cún therapy sẽ đắt tiền hơn cún bình thường vì chúng được “đào tạo chuyên ngành”, có thực tập dưới sự hướng dẫn, đánh giá chứ không phải lên cún mạng đọc về TK rồi về nhà bỗng thành cún trị liệu.

client-experience-with-sleeping-better.jpg
client-experience-with-sleeping-better.jpg (10.35 KiB) Đã xem 788 lần.


Vậy tóm lại, có nên nuôi cún không?

Đó là câu hỏi mà bài viết này không thể trả lời được. Quý vị cần đọc bài này, nhìn vào trường hợp của con mình, sở thích của con mình, dị ứng của con mình, kể cả sinh hoạt, nếp sống của gia đình, loại cún muốn nuôi để hiểu và quyết định.
Nếu quý vị quyết định nuôi, xin hãy tuân thủ các điều khoản về y tế (chủng ngừa, sổ sán…). Nên bàn vấn đề này với nơi con mình đang theo học. Các giáo viên, chuyên gia có hồ sơ can thiệp hành vi (BIP), từng đã phối hợp với mình để can thiệp cho con mình, họ sẽ có thể đưa lời khuyên sát thực tế hơn.

Chúc quý vị có được một cún ngoan, mang lại niềm vui cho con mình.

mun.jpg
mun.jpg (17.13 KiB) Đã xem 787 lần.


Ảnh: Cún tên Mun, chưa biết cún gì, mẹ bị đánh bả chết.

CCM
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.134 khách.

cron