Lưu ý về việc chơi thể thao của trẻ

Lưu ý về việc chơi thể thao của trẻ

Gửi bàigửi bởi gvtuongvy » T.Sáu Tháng 5 24, 2019 9:50 pm

HS nhóm giáo dục đặc biệt hay được phụ huynh cho tập chơi các môn thể thao. Trừ khi có những yếu tố thể chất mà bác sĩ khuyên không nên, điều này tốt vì:

1/ Nhóm trẻ gddb cần nhiều thời gian để học từ kỹ năng cho tới nhận thức, cộng thêm các vấn đề hành vi nên các em ít có cơ hội ra ngoài, tham gia các hoạt động ngoài trời, hoạt động thể chất.

2/ Làm cho hs khỏe manh hơn. Các môn thể thao cần phối hợp chân tay, cũng là một hoạt động vui chơi để bớt phụ thuộc vào tivi, máy tính…

3/ Trẻ giống ở đô thị, phần lớn mắt các em sử dụng trong không gian chật hẹp. Ở Lớp thì nhìn bài vở, nhìn lên bảng. Về nhà thì phòng cũng nhỏ, hoặc nhìn màn hình tivi gần. Khi chơi thể thao hay ra các khu công viên rộng rãi, các em phóng tầm mắt ra xa, tốt hơn về mặt thị lực.

Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức tổng quan cho phụ huynh về đề tài thể thao cho con mình.

Các môn thường được PH chọn, theo thống kê hiện giờ là đi xe đạp, chạy/đi bộ và bơi. Trong đó bơi là môn khá an toàn do trẻ phải sử dụng nhiều bắp thịt khác nhau, không làm chấn thương nếu chạy nhiều, nhất là chạy trên nền xi măng. Vì khi chạy, toàn bộ trọng lượng trên cơ thể đổ dồn vào phần cổ chân. Do đó chạy gây ra một hiện tượng “repetitive stress”, áp lực lặp đi lặp lại lên các cơ, gân và dây chằng. Phần này kéo ra và co vào nhiều lần thì dễ gây ra chấn thương.

Đi xe đạp thì PH phải cần chú ý phần an toàn do dễ té ngã, không biết sử dụng thắng, tông vào người khác... Khi các em đi xe đạp thành thạo, khó cho phụ huynh đi theo kiểm soát an toàn, tránh đi lạc…Đi xe đạp cũng là một kĩ năng khó học do phải sử dụng 2 phần não trái và não phải để điều khiển cả tay và chân.

Điểm yếu của đi xe đạp về mặt thể dục là nó không tiêu hao năng lượng nhiều như chạy hay bơi.

Bơi là môn thể thao dung hòa được giữa đi xep đạp và chạy. Bơi thì phần lớn bắp thịt trên người được sử dụng. Bơi cũng là môn thể thao “overhead sport”, tức là hai tay giơ lên qua khỏi đầu tương tự như bóng rổ, bóng chuyền… Việc chơi “overhead sport” quá mức có thể làm tổn thương vùng vai nếu trẻ đã có vấn đề sức khỏe.

Việc nước tiếp xúc vào da, nhiệt độ của nước trong hồ, mùi chrorine trong nước hồ bơi… cũng là những việc PH cần để ý cho con mình khi bé có các vấn đề về sensory.

Một số điểm khác PH cần lưu ý khi cho con học bơi, đó là:

1/ Bơi hay bất kỳ một môn thể thao nào, nếu chơi nhiều quá sẽ không tốt. Các HS học lớp bơi nâng cao tại California thường có lịch tập 3 lần/tuần, mỗi lần 60 phút cho độ tuổi 5-9 tuổi.

2/ HS ở California hay đi bơi khoảng 3 lần / tuần. Bơi nhiều cỡ nào thì bị gì, tùy thuộc vào cơ địa của trẻ. Người bác sĩ hay vật lý trị liệu cần khám trực tiếp cho trẻ mới có thể trả lời được bơi cỡ nào thì vừa. Dĩ nhiên bơi nhiều thì cơ hội nhiễm trùng tai, mắt, nuốt nước vào bụng cao hơn. Nếu trẻ có vấn đề về hô hấp hay hệ miễn nhiễm yếu thì chroline trong nước hồ bơi sẽ làm trầm trọng hơn và cũng làm khô tóc.

Tóm lại, PH không nên hoảng và cấm con mình không chơi thể thao. PH nên hiểu một số vấn đề có thể xảy ra để coi chừng. Còn như muốn biết chinh xác với thể lý con mình thì bao nhiêu là vừa, cần mang đi cho bs địa phương coi. Lúc đó, bạn cần mô tả kỹ con mình “bơi” như thế nào ở hồ. Bé tới đó nghịch nước là chính, hay bơi, và bơi kiểu nào, mỗi vòng bơi bao xa…

Gv Tường Vy
Trung tâm Nhân Văn
www.ttnv.org
Hình đại diện của thành viên
gvtuongvy
 
Bài viết: 192
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 21, 2014 12:02 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.104 khách.

cron