Trang 4 trên 4

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàiĐã gửi: T.Hai Tháng 10 30, 2017 8:16 am
gửi bởi Linh Đào
staff đã viết:
Linh Đào đã viết:Cho em hỏi "ngôn ngữ cảm nhận" có phải là receptive language không ạ?


Dear chị Linh Đào,

Chúng tôi dịch "receptive language" là NN cảm nhận, "expressive language" là NN diễn đạt. Xin chị cho biết các cách dịch khác nếu có.


Receptive Language thì em hay dịch là "ngôn ngữ hiểu (hoặc tiếp thu). Expressive Language thì em cũng dịch là ngôn ngữ diễn đạt.

Chữ "cảm nhận" hiện giờ ở VN hay gắn với nghĩa là feel, sense.

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàiĐã gửi: T.Ba Tháng 11 07, 2017 11:20 pm
gửi bởi phi
Một câu chuyện liên quan tới can thiệp hành vi.

viewtopic.php?f=162&t=8195&p=39117&sid=94ed3b0b2a6ef7b391f1958e19fe1d61#p39117

Book review / Chương 10.

Gửi bàiĐã gửi: T.Tư Tháng 11 08, 2017 10:08 pm
gửi bởi phi
Tuần này là lượt tôi lo post phần Chapter 10.

Bà Linda mở đầu chương 10, nói rằng khi trẻ mới có NN, hành vi các em sẽ tệ đi một thời gian. Ở phần này, chúng tôi có suy nghĩ khác với bà Linda. Tôi xin trích lại đoạn trao đổi dưới đây giữa tôi và giáo viên NV:

Ý tác giả là khi HS có NN và dùng không hiệu quả, nguoi khác ko hieu mình --> các em sẽ regress, tái sử dụng hành vi thay vì NN.

Lý thuyết nói vay, nhung tren thuc tế thì các HS bị do lý do khác . Các em có NN, các em dùng để đòi gì đó . Khi PH phản ứng không tương xứng (ko nhất quán với nhau, hoặc thích quá nên liên tục cho và bắt lập lại câu vừa nói , v...v...), HS sẽ dùng hành vi để đáp trả

Ví dụ đòi bằng NN thì PH cho ngay, dĩ nhiên HS tiếp tục đòi .

Và ở lần đòi sau, có một hiện tượng rất thú vị xảy ra . Nó giống như vầy: Khi ai cho bạn ăn cái bánh kem ABC gì đó lần đầu tiên, bạn rất thích (cho là thích độ số 8 nhé). Lần sau, khi nguoi đó nói sẽ cho bạn bánh ABC thì chỉ cần nghe tiếng "ABC" đó, bạn đã thích tới số 8 rồi, và khi ăn, chỉ còn thích cỡ số 6.

Với tien bo Y khoa ngày nay, nguoi ta có thể đo lượng dopamine trong não để chứng minh cái Thầy nói ở trên.

Vậy liên quan tới trẻ TK ra sao ? Các thống kê chúng ta có cho thấy là khi trẻ dùng NN để đòi gì đó, PH dáp ứng, và trẻ liên tục đòi tiếp . Khi PH đột ngột ngưng, trẻ phản ứng dữ dội vì chúng hoang mang, không hiểu vì sao không hiệu quả nữa . Nhớ vụ dopamine nhé . Các em nghe tiếng là "khoái cao điểm rồi".

Lúc này, các em sẽ vừa dùng hành vi (như tác giả nói), vừa dùng NN dang có để đòi (tác giả không nói phần này). Lúc đó, khi thì PH cho, khi thì không cho, càng làm cho tình huống xấu đi . Đây là hiện tượng "Máy đánh bạc gây nghiện" mà Thày từng nói chuyện ở Trường .


Tôi xin giải thích thêm hiện tượng Máy đánh bạc. Giả sử có một máy đánh bạc mà khi bạn chơi, bạn luôn luôn thua . Tôi chắc là bạn sẽ không chơi nữa .

slot-machine.jpg
slot-machine.jpg (9.05 KiB) Đã xem 5890 lần.


Giả sử có một máy khác thì chơi lúc nào cũng thắng, tôi cũng dám chắc bạn sẽ không bị nghiện chơi bạc . Vì sao vậy ? Vì khi nào cần tiền thì bạn mới chơi . Cần 5T đi chợ thì bạn ra chơi đủ 5T, rồi mai cần 100T mua xe thì mai ra chơi lấy 100T. Máy chơi lúc nào cũng thắng mà .

Vậy tại sao người ta nghiện chơi bạc, hay trẻ con nghiện chơi game? Vì lúc chơi, có lúc thắng, có lúc thua.

Chính cái ko biết lúc nào thắng, lúc nào thua làm cho bạn nghiện, liên tục chơi . Trẻ TK cũng vậy . Khi các em dùng cả hành vi và ngôn ngữ để xin (mand), PH lúc cho lúc không, mới đầu cho nhiều, sau thỉnh thoảng cho, gây ra hiện tượng lúc thắng lúc thua như máy đánh bạc, làm các em "nghiện". Với trẻ TK, "nghiện" là các em sẽ dùng đủ mọi hành vi để đòi, vì không biết cái nào dùng hiệu quả hơn.

Vậy thì ở trang đầu của trang 10, các thống kê của CCM cho thấy một hiện tượng khác với cái bà Linda nói. Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với bà là khi trẻ mới có NN, hành vi thường đi xuống, sau đó sẽ từ từ đi lên theo hình răng cưa.

Đây là giai đoạn PH cần phối hợp rất chặt với nhà trường để hiểu tại sao hành vi con mình đi xuống, và gia đình nên làm gì để tránh hiện tượng Máy đánh bạc nói ở trên.

(còn tiếp)

Re: Book review / Chapter 10

Gửi bàiĐã gửi: T.Tư Tháng 11 08, 2017 10:24 pm
gửi bởi phi
Tôi cũng xin lưu ý dựa trên thống kê can thiệp tại NV. Khi HS có ngôn ngữ, PH dĩ nhiên là thích thú và hay bắt con mình lập lại cho mình nghe. Khi làm vậy, HS sẽ chán, bực mình và nhận ra "ngôn ngữ không hiệu quả" bằng hành vi. Vì vậy các em sẽ dùng hành vi, bỏ ngôn ngữ để đòi.

Bản chất của ngôn ngữ là "inexpensive", là tiện lợi, không tốn kém. Ví dụ như nói "ghen ăn tức ở" dài quá, nói GATO nhanh hơn, thì người ta sẽ nói GATO. Một ví dụ khác là "ấn tượng". Câu "tôi ấn tượng Thanh Lam quá" là sai ngữ pháp. Phải nói là "tôi có ấn tượng tốt với Thanh Lam" mới đúng. Nói tắt vậy làm tiếng Việt xấu đi dưới mắt của dân Ngôn ngữ học Phái truyền thống, nhưng Phái cấp tiến sẽ lý luận rằng "bản chất NN là tiện lợi". Nói kiểu đầu nhanh hơn, nên NN sẽ từ từ thay đổI và quần chúng chấp nhận.

Trở lại vụ hành vi, khi can thiệp cho học sinh có NN tối thiểu để mand/đòi hỏi, phụ huynh đừng bắt các em lập đi lập lại vì nghe thích quá . Đừng để các em nhận ra "NN đắt tiền, phiền hà hơn hành vi". Lúc đó, các em sẽ lăn quay ra khóc cho nó nhanh.

Và nếu các em khóc mà quý phụ huynh đáp ứng, thì quý phụ huynh vô tình đổ bên tông/reinforce cho con mình rằng "khóc tốt hơn là xin".

Tôi nghĩ bà Linda nên đưa ra ví dụ đó thì quý độc giả sẽ thấy rõ vấn đề hơn, và biết mình cần làm gì cụ thể.

(còn tiếp)

Re: Book review / Chapter 10

Gửi bàiĐã gửi: T.Năm Tháng 11 09, 2017 11:42 pm
gửi bởi phi
Tổng quan chương 10.

Chương 9 nói về dùng Nội quy, hình ảnh để giảm hành vi của trẻ, trong đó có pp viết báo cáo hành vi dạng ABC để dùng phân tích thống kê tìm ra nguyên nhân của hành vi. Khi biết nguyên nhân, chúng ta can thiệp hành vi hiệu quả hơn. Nhưng can thiệp hành vi tốt nhất là qua ngăn ngừa thay vì đối phó . Cách ngăn ngừa là dạy ngôn ngữ diễn đạt, để trẻ nói ra cái cac' em muốn.

Vì vậy chương 10 tập trung vào dạy các em nói ra cảm xúc của mình, phương pháp dạy, hình ảnh hỗ trợ. Sách nói tới các nhóm từ nào các em cần được học, một khái niệm mà chúng tôi gọi là "từ chức năng". Giả sử bạn sắp qua Mỹ sống, các bạn sẽ đi học tiếng Anh, nhưng cụ thể học từ vựng ra sao? Nếu bạn làm nghề bác sĩ, bạn sẽ học những từ chuyên ngành, từ liên quan tới nghề của bạn. Học sinh cũng vậy, dù TK hay không, các em nên được dạy các từ mà các em cần có cho sinh hoạt hàng ngày của mình (sinh hoạt = sinh hoạt trong ngày, suy nghĩ ... cognition).

Khi nói ra được cái mình muốn hoặc emotion của mình, các em sẽ bớt có hành vi, và các em từ từ theo dõi/kiểm soát được hành vi của mình, tiến gần hơn tới mục tiêu tự lập.

Tôi tạm thời dùng chữ cảm xúc cho emotion và tình cảm cho feeling. Tôi cũng xin lưu ý là trong chương 10, chữ emotion và feeling chưa được bà Linda định nghĩa, chia khu vực rõ ràng. Quý độc giả nên tìm các tài liệu về tâm lý để biết emotion khác với feeling ra sao. Khi review chương 10, chúng ta sẽ tạm thời dùng một chữ duy nhất là "emotion" thôi để tránh nhầm lẫn.

emotion-feeling.jpg
emotion-feeling.jpg (10.58 KiB) Đã xem 5883 lần.


(còn tiếp)

Re: Book review / Chapter 10

Gửi bàiĐã gửi: T.Hai Tháng 11 13, 2017 11:54 pm
gửi bởi phi
Chapter 10, Trang 182.

Bà Linda nói tới việc trẻ TK học ngôn ngữ như một quá trình . Các em cần có vốn từ vựng tăng dần và phải được đem ra sử dụng . Robert Sternberg, một nhà khoa học về nhận thức ở trẻ đã khẳng định rằng: Học là kết quả của trải nghiệm . Sau đây tôi sẽ cùng phân tích với các bạn xem trẻ học ra sao nhé . Những tiến bộ gần đây như fMRI (MRI Chức năng) giúp chúng ta hiểu hơn trí nhớ trẻ hoạt động ra sao. Nếu các bạn cần tra cứu thêm thì có thể tìm đọc cuốn sách về Nhận thức của Atkinson và Shffrin xuất bản lần đầu năm 1968.

Giả sử bạn dạy con bạn kiểu tact: Đây là con cá và tay bạn chỉ vào hình con cá . Vậy là bạn đang cung cấp thông tin qua 2 kênh "nghe" và "nhìn". Giả sử con bạn chú ý nghe, thì thông tin trên (âm thanh + hình) được ghi vào phần trí nhớ ngắn hạn. Một tin không vui cho các bạn là phần trí nhớ ngắn hạn này thường lưu trữ khoảng 30 giây và sẽ đào thải. Và tùy vào óc con bạn xử lý thông tin vùng trí nhớ ngắn hạn này ra sao, nó quyết định "con cá" (âm thanh + hình ảnh) có được mang vào vùng trí nhớ dài hạn hay bị bỏ đi. Và cách bạn dạy học góp phần quan trọng vào việc óc con bạn xử lý như thế nào .

Tôi sẽ không phân tích sâu thêm não bộ xử lý ra sao vì nó nằm ngoài đề tài hành vi đang bàn ở đây . Chúng ta sẽ bàn 3 trường hợp cụ thể sau đây:

1/ Giả sử bài học con cá của bạn chán, con bạn không muốn học nhưng sợ cái roi bạn cầm nên ngồi học, thì khả năng cao con bạn không hiểu được gì về "con cá". Vì sao? Vì lúc đó, "cái roi" đang nằm trong vùng trí nhớ ngắn hạn của bé, và bé đang tập trung xử lý thông tin "roi" chứ không phải con cá . Và nếu bạn quất cho bé một roi, thì có thể bạn đang giúp bé chuyển thông tin "roi" ở trí nhớ ngắn hạn vào vùng trí nhớ dài hạn . Con bạn học tốt bài "roi" rồi não con bạn sẽ đào thải thông tin về con cá . Còn như bạn ba quất một roi vì không chịu học, thì bạn đang giúp con bạn học bài học giao tế "Không thích ai thì xử bằng roi".

2/ Giả sử con bạn nhìn con cá, nhưng lại đang liên tưởng tới cái bánh hình con cá mà bạn mới cho ăn trước đó, hoặc liên tưởng tới hình con khủng long yêu thích trên áo bạn mặc . Lúc đó "bánh" sẽ nằm trong vùng trí nhớ ngắn hạn, và trường hợp này cũng giống như (1) ở trên . Bài học con cá không có tác dụng .

3/ Giả sử bài học của bạn thú vị, đề tài liên quan tới bé, thì bạn có cơ hội chuyển bài học từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn tốt nhất .

Vậy bạn nên làm gì trước khi dạy học ?

Bạn nên loại bỏ các vật gây "chia trí" trong phòng . Bạn để những vật làm cho trẻ TK có hành vi, không tập trung được, tôi xin phép được đổ lỗi cho bạn chứ không đổ lỗi cho học sinh .

Sau đó bạn cần giúp học sinh đưa bài học vào trí nhớ dài hạn . Để làm được việc này, bạn cần hiểu trí nhớ để xử lý là gì (TA gọi là working memory). Đây là phần trí nhớ trong não bộ để tạm thời giữ thông tin trong khi não bộ đem chúng ra "xử lý". Tôi sẽ nói rõ thêm xử lý là gì sau nhé .

Và xin lưu ý là bạn có nhồi bé tới đâu, bắt đem ra học cả chục , trăm lần thì cũng không có hiệu quả tốt đâu . Bạn không thể nhồi nhét, dạy kiểu thuộc lòng để đưa bài học từ trí nhớ ngắn hạn vào thẳng trí nhớ dài hạn mà không đi qua vùng trí nhớ để xử lý thông tin. Vùng trí nhớ để xử lý thông tin này chính là vùng để con bạn có thể suy nghĩ, quyết định, tìm giải pháp, hiểu ra cái chung quanh mình.

working-memory.jpg
working-memory.jpg (9.17 KiB) Đã xem 5841 lần.


Tôi tạm dừng ở đây và sẽ nói về Trí nhớ vùng xử lý thông tin sau. Các phụ huynh nào có đọc bài này thì về thử lấy bài học đang dạy ra phân tích nhé, nếu đồng ý / không đồng ý ra sao thì xin cho biết . Tôi sẽ đợi quý vị trước khi viết tiếp .

(còn tiếp)

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàiĐã gửi: T.Tư Tháng 11 29, 2017 12:21 am
gửi bởi phi
Tôi tạm dừng ở đây và sẽ nói về Trí nhớ vùng xử lý thông tin sau. Các phụ huynh nào có đọc bài này thì về thử lấy bài học đang dạy ra phân tích nhé, nếu đồng ý / không đồng ý ra sao thì xin cho biết . Tôi sẽ đợi quý vị trước khi viết tiếp.


Không ai hỏi gì về phần trí nhớ ngắn hạn, làm sao dạy cho trẻ nhớ lâu, nên tôi bỏ qua phần này, nói tiếp về các mục trong sách nhé.
Bà Linda có nói về dạy NN diễn đạt cho trẻ như một cách ngăn ngừa hành vi. Tôi xin bổ túc thêm các ý sau đây về chuẩn phát triển NN, tương tác xã hội, và các định lượng khác nhé.

Khi con của bạn có NN, thì đó cũng là lúc bé có các hành vi thuộc nhóm tương tác xã hội . Chuẩn phát triển đo trên trẻ cho thấy 2 mảng đó phát triển song song. Ví dụ như sau:

1/ Trong thời gian mới chào đời, trẻ biết đi tìm vú mẹ, nín khóc khi được dỗ (tương tác xã hội) thì cũng là lúc các em khóc, phát ra các âm thanh khác (NN).
2/ Khi được 3 tháng, trẻ nhận ra được các khuôn mặt khác nhau, nhận ra mẹ, biết cười có tính tương tác (tương tác xã hội), thì đây cũng là lúc các em quay đầu khi nghe tiếng gọi, phát ra nguyên âm, phát ra phụ âm + nguyên âm, ví dụ phát ra âm "moooo" (NN).
7/ Khi được 6 tháng, trẻ biết/thích chơi ú à, khám phá gương mặt người đang bế mình (tương tác xã hội), thì đây cũng là lúc các em phát ra được nhiều âm trong cùng một hơi, lắng nghe giọng nói người lớn (NN).

Ý của tôi là: tôi nhận thấy một số quý phụ huynh hay chú ý tới việc con chậm nói, không giao tiếp mắt ... mà không để ý tới việc cả 2 nhóm NN và Tương tác xã hội đều phát triển song song, bên này hỗ trợ bên kia. Nếu quý phụ huynh nghĩ con mình chậm phát triển ngôn ngữ, thì ngoài việc ghi lại các âm theo độ tuổi, quý vị cần ghi lại các tương tác xã hội . Như vậy các bác sĩ tâm thần nhi mới có thể so sánh bức tranh toàn diện được . Tôi coi các báo cáo phụ huynh gửi tới, thấy chú trọng nhiều về ngôn ngữ, phát âm ... mà thiếu hẳn các thang đo bên tương tác xã hội, hoặc có đo tương tác xã hội thì lại không đo song song với mốc ngôn ngữ.

Khi quý vị gặp bác sĩ tâm thần nhi, quý vị cần cung cấp đủ thông tin cả 2 mạng trên. Họ cần các thông tin như vậy, và dựa vào các test Thẩm định của SLP thì mới kết luận là chậm phát triển, chậm phát triển NN, hay rối loạn NN.

Một số PH hỏi về echolia tức là việc trẻ lập lại câu nói của người lớn . Vâng, echolia có thể là rối loạn, nhưng nó cũng là một mốc phát triển NN cho mọi trẻ -- TK hay không TK -- ở độ tuổi tư 8 tới 12 tháng . Định nghĩa echolia là trẻ lập lại mà không hiểu nghĩa . Chuyện này nếu xảy ra theo mốc phát triển thì rất là bình thường . Đó là cách trẻ học nói, ngày càng phát âm đúng hơn . Có em sẽ nói dạng VC (nguyên âm + phụ âm), có em kiểu CV (phụ âm + nguyên âm). Từ 9 tháng tới 10 tháng là giai đoạn trẻ chuyển từ NN kiểu con nít (babbling) quan NN thật sự , bắt đầu "phát âm một cách nhất quán" (từ chuyên môn trong NN trị liệu gọi là PFC). Vào độ 12 tháng là lúc chúng ta có thể đo các định lượng về NN như MLU (Mean Length of Utterrance), đo bằng cách lấy 100 âm trẻ phát ra, chia cho số âm vị trong đó (tôi dịch utterance là âm phát ra, morpheme là âm vị, ai biết cách dịch đúng hơn xin cho biết).

Chuẩn phát triển NN cho biết ở 12 tháng, đo MLU thì thấy chỉ số là 1-2, và càng lớn nó càng tăng. Tôi không có ý định nói sâu về cách đo, cái tôi muốn nhắc nhở là nhiều PH mang bé tới, và nói "con tôi rối loạn NN" do một giáo viên nào đó nói, mà không đưa ra định lượng gì cả.

Tóm lại, khi quý vị ghi lại các đo lường cho con mình, nên ghi lại cả mảng NN và mảng tương tác. Khi ai kết luận con mình rối loạn gì, cần yêu cầu họ chứng minh khoa học. Nên noi gương các bác sĩ: họ có bao giờ nói ai bị sốt rét bằng cách đoán không? Họ có test đàng hoàng chứ . Vậy đừng để ai không có chuyên môn kết luận rối loạn cho con mình, rồi tin vào đó để đi can thiệp theo cảm tính nhé.

Và luôn luôn đo, ghi chép . Nhiều thông tin vẫn còn tốt hơn không có thông tin, chỉ có cảm tính ... khi bế con đi gặp bác sĩ.

MLU.jpg
MLU.jpg (64.79 KiB) Đã xem 5585 lần.


(còn tiếp)

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàiĐã gửi: T.Sáu Tháng 12 22, 2017 3:10 am
gửi bởi phi
Tôi sẽ đợi quý vị trước khi viết tiếp.


Khi chúng ta đọc sách, đi nghe hội thảo, đọc diễn đàn, đó chỉ là thông tin. Chỉ khi chúng ta bắt tay vào làm, đụng thực tế, phải tìm cách ứng dụng sao cho đúng thì thông tin mới trở thành kiến thức. Không làm vậy thì mọi thứ mơ hồ, và mình sẽ cứ mãi đi tìm case nào giống hệt con mình để mà học hỏi. Nhưng mỗi trẻ mỗi khác, và ngay cả khi giống nhau ở lúc này, lúc khác sẽ khác đi.

Mục book review này được khởi đầu để giúp quý phụ huynh đang đọc sách có thể đi vào thực tế, tìm cách làm cho con mình. Chúng tôi làm việc dựa trên trao đổi chứ không có ý định viết sách bổ túc. Tôi vừa đi công tác ở Nhân Văn về, ngày mai lại đi tiếp bên châu Âu nên sẽ bận cho tới cuối tháng 1. Do không có đủ thông tin tương tác từ người đọc sách trên diễn đàn, do thiếu sự bàn luận cộng đồng, tôi đã báo cho CCM là tôi sẽ tạm ngưng mục này cho tới khi có sự trao đổi thông tin, bàn luận 2 chiều nhiều hơn. Cảm ơn quý vị đã theo dõi trong thời gian vừa qua.

close.png
close.png (5.28 KiB) Đã xem 5539 lần.

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàiĐã gửi: T.Năm Tháng 2 22, 2018 7:00 am
gửi bởi lythaibinh
:| :| :|

Re: Book review / Can thiệp uốn nắn hành vi cho trẻ TK

Gửi bàiĐã gửi: T.Năm Tháng 4 04, 2019 6:41 pm
gửi bởi pinkrose
Hiện tại tuy chưa mua được sách này vì chưa có tái bản phiên bản tiếng Việt. Nhưng đọc phần review và trao đổi 3 lần rồi note lại những điểm mình thấy tâm đắc, tôi cũng rất quan tâm đến topic này.
Phần làm sao để trí nhớ ngắn hạn chuyển thành trí nhớ dài hạn. Tôi nghĩ việc lặp đi lặp lại, luyện tập hàng ngày nó cũng giúp tạo thói quen và ghi nhớ đúng không ạ?