Dạy bé dùng Nhà vệ sinh (WC)

Dạy bé dùng Nhà vệ sinh (WC)

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 7 30, 2016 5:43 pm

Tập cho trẻ đi tiểu trong WC

Bài viết này nói về các bước dạy trẻ biết đi vệ sinh trong WC.

wc-training.jpg
wc-training.jpg (2.67 KiB) Đã xem 981 lần.


Những điều cần biết trước khi dạy trẻ dùng WC

1/ Đái dầm là hiện tượng tự nhiên, thường xảy ra cho các em . Cứ 100 em thì có khoảng 16 em sẽ đái dầm cho tới lúc 5 tuổi. Đái dầm xảy ra thường xuyên hơn với các em chậm phát triển . Đái dầm cũng có thể do di truyền . Trong trường hợp di truyền, trẻ sẽ hết bị đái dầm vào đội tuổi ba (hay mẹ) hết bị. Nếu dưới 7 tuổi mà đái dầm, thường người ta không can thiệp . Ngay cả khi trên 7 tuổi, thường cũng ít can thiệp mà đợi xem có mất đi dần không.

2/ Bọng đái các em chứa được bao nhiêu nước? Lấy số tuổi cộng 2, nhân cho 30 ra cc. Một bé 5 tuổi sẽ chứa được (5+2) 30 = 210 cc (mili-lít).

3/ Tại sao các bé lại không thấy khó chịu khi tè ra quần? Đơn giản là các em có sensory khác với người lớn. Các em không cảm thấy khó chịu như người lớn . Các bé gái khi đứng khép chân lại, có thể đã tiểu ra mà không cảm thấy ướt quần . Khi bước đi hay dạng chân ra, lúc đó nước tiểu mới làm ướt . Các em thường không thích vào WC và sẵn sàng nín cho tới khi không thể, thì không chạy vào kịp nữa . Các bé có ADHD thường hay có vấn đề tè ra quần nhiều hơn.

4/ Nín tiểu có nguy hiểm không? Khi các bé tiểu, nước tiểu giúp đẩy vi trùng ra ngoài . Nếu các bé nín quá nhiều, nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu cao hơn, gọi là bị UTI. Các bé gái hay bị UTI hơn bé trai do đường dẫn tiểu ngắn hơn. Cứ 100 bé gái thì có 8 bé sẽ bị UTI trước lúc 7 tuổi, và cứ 100 bé trai thì có 2 bé sẽ bị trước 7 tuổi . Khi bị UTI, đi tiểu sẽ làm rát, các bé sẽ đi tiểu thường xuyên hơn nhưng lại ra ít nước tiểu . Nước tiểu sẫm màu, có thể có máu, và có mùi lạ . Các em sẽ mệt, có khi sốt . Nên đưa đi bác sĩ nếu thấy có các hiện tượng như vậy . Thường BS sẽ cho uống trụ sinh từ 3 tới 10 ngày . Nên uống theo như BS chỉ định, không tự ý thay liều lượng hoặc bỏ ngang, nhất là với trụ sinh .

5/ Khi nào nên bắt đầu dạy các bé vào WC? Thường các em bắt đầu tập khi 3 tuổi, và tới 4 tuổi thì biết vào WC.

Khung can thiệp

Bây giờ chúng ta sẽ bàn về các bước dạy bé vào WC. Xin lưu ý bài này chỉ nói về khung can thiệp chứ không bàn sâu về kỹ thuật, vì làm, điều chỉnh ra sao sẽ tùy vào hành vi, nhận thức của từng bé.

Chúng ta sẽ chia MT dùng WC ra làm 3 phần chính như sau:

• Phần 1: Cho HS hiểu “vào WC” là gì
• Phần 2: Cho HS hiểu lợi ích của việc vào WC
• Phần 3: Sắp xếp hoàn cảnh cho HS dùng WC
• Phần 4: Để HS tự dùng WC

Phần 1: Cho HS hiểu “vào WC” là gì

Cho coi video, cho học tact về WC, chơi các trò chơi mô hình, búp bê vào WC.

Phần 2: Cho HS hiểu lợi ích của việc vào WC

Trước khi vào phần 2, HS phải có khả năng ngồi lâu yên một chỗ

1. Cho HS ngồi trên bồn cầu . Cho đồ chơi, nước uống để HS buồn tiểu (coi dung lượng bọng đái ở phần trên). Cho đồ chơi đủ hấp dẫn để HS chịu ngồi, nhưng không quá mê đến độ quên mắc tiểu .

2. Khi HS tiểu, lập tức khen và thưởng món HS thích nhất . Sau đó cho HS ra khỏi bồn cầu nhưng vẫn ở trong WC. Cho HS chơi gì đó khoảng 10 phút . Tiếp tục cho uống nước và đưa lại lên bồn cầu sau 10 phút break.

3. Nếu HS tiểu, lại tiếp tục thưởng và lập lại . Làm như vậy khoảng 2, 3 lần thì ngưng.

4. Nếu HS không chịu tiểu và bắt đầu khó chịu thì cho ra khỏi bồn cầu nhưng chỉ ở trong WC. Cần theo dõi thật sát và nhanh chónh đưa lên bồn cầu lại càng sớm càng tốt . Tránh đừng để HS tiểu ra ngoài trong WC.

Khi HS hiểu liên hệ giữa tiểu vào bồn cầu và được thưởng, đi tiếp phần 3.

Phần 3: Sắp xếp hoàn cảnh cho HS dùng WC

1. Cho HS không mặc quần, ngồi ở ghế sát bên WC.

2. Cho uống nước liên tục mỗi 3 phút và cho đồ chơi. Khen HS khi HS chịu ngồi, không chạy ra ngoài .

3. Khi có biểu hiện muốn đi tiểu, quan sát và để tự HS đi tiểu . Không nên nhắc vì HS sẽ bị phụ thuộc vào prompt, trong tương lai sẽ đợi nhắc.

4. Nếu HS biết vào WC tiểu, khen và thưởng cho HS, cho ra khỏi WC chơi khoảng 10 phút . Sau đó đưa HS vào lại ghế, lần này kéo ghế xa ra WC hơn một chút , và cho mặc áo . Vào lần tới, sẽ cho mặc quần, tức là cứ mỗi lần tập, ghế lại kéo xa ra, và HS từ từ mặc thêm áo, rồi quần lót, rồi quần đùi (đây là nguyên tắc fading).

4a. Nếu HS tè ra nhà, giúp HS lau sạch người, lau nhà . Nhớ là không được nhắc HS vào WC. Nhắc lại cho HS biết là cần vào WC. Cho coi lại video.

4b. Nếu HS đã từng biết vào WC trước đó, thì kéo ghế lại gần WC hơn như lần trước, gỡ bới quần hoặc áo trên người (đây là nguyên tắc lùi lại trong DTT).

Khi HS mặc quần áo đầy đủ, ngồi xa WC mà vẫn vào được WC, chuyển qua phần 4.

Phần 4: Để HS tự dùng WC

1. Cho HS chơi ở gần PK, không còn bắt ngồi trên ghế mà không mặc quần áo .

2. Cứ 30 phút coi HS một lần xem có tè ra quần không. Nếu không tè thì khen, thưởng cho HS. Nếu HS liên tục tè ra, đi trở lại phần 3.

3. Khi HS tự vào WC, khen và thưởng cho HS.

4. Cứ vậy, kéo dài thời gian kiểm tra từ 30 phút lên 45 phút, rồi 60 phút, rồi 90 phút, 2 tiếng, 3 tiếng, 6 tiếng.

Khi HS đạt phần 4, chúng ta có thể làm một TKB nhắc HS đi WC, ví dụ như trước khi đi học, trước khi đi ra ngoài ăn tối, đi Chùa, đi Nhà thờ.

Chúc các bạn may mắn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách.

cron