Một câu chuyện không nên kể

Một câu chuyện không nên kể

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 12 07, 2009 12:09 am

Cách đây vài tháng có 1 bạn Asperger đang theo học đại học (California) đã bị người bạn ở chung phòng nội trú đánh chết. Khi biết được tin trên, tôi rất đắn đo không biết có nên đưa tin lên vì những lý do sau:

- Đem 1 tai nạn của 1 gia đình lên thảo luận là 1 việc không nên làm
- Việc anh ta bị bạn chung phòng đánh chết là một tin quá shock, có thể làm phụ huynh các bé Asperger lo lắng
- Việc anh ta lên học đại học tại Mỹ chứng tỏ con đường học vấn là hoàn toàn khả thi, nên tôi rất muốn các phụ huynh biết thêm về những khó khăn giao tế (social skill) khi trưởng thành, tại học đường...

Chiều hôm qua lại có 1 tin tương tự: 1 em học sinh cấp 3 đã chết (California), và gia đình không cho biết lý do. "Nguồn tin nội bộ" cho biết em tự tử. Em là học sinh bình thường, không phải học sinh chuyên biệt, và là 1 học sinh rất giỏi. Một số người cho rằng bố mẹ đã áp lực em quá lớn, bắt em phải thành công trên mọi mặt (em là học sinh gốc Á châu, xin cho phép không nói ra từ nước nào). Không chịu nổi áp lực từ gia đình, em chọn cái chết để tự giải thoát. Ngày xưa lúc còn học tại UC Berkeley, một người bạn chung lớp với tôi cũng tự tử (cũng gốc Á châu) vì gia đình quá kỳ vọng, và tạo áp lực quá lớn.

Lần này tôi nghĩ CCM nên nói qua về 2 tai nạn trên để chúng ta thấy được những hiểm hoạ đang rình rập chung quanh các em, mà nếu sơ ý chúng ta nghĩ rằng chẳng có vấn đề gì.

Nếu được, mời chị TA chia sẻ cái nhìn của chị về vụ trên. Xin chị đừng nhắc tên trường hay quận hạt. Xin chỉ nhắc tới anh A là người bị đánh tại đại học, và em B là em trong trường hợp thứ 2. Tôi biết chị TA có thể biết rất rõ cả 2 trường hợp, nhưng lần này xin chị chia sẻ từ góc nhìn chuyên môn thay vì từ góc một chuyên gia bạn thân của gia đình (let's put in an objective, technical analysis instead of a personal one as we did the last time with J).

Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Một câu chuyện không nên kể

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 12 07, 2009 9:04 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Xin chào tất cả, tôi có thể lầm, nhưng có lẽ bản tin là điều gì đó khá shock nên đã có 13 lượt người xem, mà không có post nào. Tôi hy vọng quí phụ huynh nhìn ra nỗi lo lắng mà anh Phi cảm nhận. Anh ấy đã nói với tôi về hai trường hợp này, và đắn đo không biết có nên thảo luận về chúng hay không.

Cậu sinh viên A vĩnh viễn ra đi, để lại bao nhiêu thương tiếc. Chính tôi muốn miên man nghĩ về cậu vì chỉ là thấy mình thất bại. Nếu cha mẹ của cậu và các chuyên gia có gặp nhau, chỉ là nước mắt mà không biết phải nói gì. Mọi thứ còn quá mới để làm quen.

Về những cá nhân Asperger đang sinh hoạt trong trường cấp ba và đại học mà tôi đang gặp gỡ, họ khá... khốn khổ. Họ luôn phải họ về xã hội của chúng ta, và luôn phải "soi gương" để biết họ có giống chúng ta hay không. Họ vận dụng những qui luật giao tế mà tôi giúp họ như vận dụng bài học, mà không "thấm". Mãi mãi đó là qui luật mà họ phải làm theo dù họ không thích.

Em sinh viên A cũng ở trong trường hợp ấy. Do áp lực lớn phải "đóng vai người khác" cả ngày, các em có khuynh hướng dãn xả khi về nhà. Ngày còn nhỏ ở với cha mẹ thì cha mẹ du di, hiểu con, cho phép con là chính mình. Khi đi học xa, phải ở chung với bạn bè, các em phải tiếp tục "đóng vai người khác" vào buổi tối. Luật bảo vệ tự do cá nhân không cho phép chuyên gia chúng tôi trò chuyện hay kêu gọi gì đối với những người sống chung quanh em A nếu họ không tự nguyện. Do đó, môi trường và những người có mặt trong môi trường ấy chỉ có thể được điều chỉnh bởi cha mẹ của em A.

Bản thân những cá nhân Asperger khá ngây thơ. Họ tin rằng người khác hiểu họ như cha mẹ và thầy cô giáo/chuyên gia hiểu họ. Có lẽ em A đã đánh giá lầm những người bạn sống chung trong căn hộ ấy.

Bài học lớn nhất mà các cá nhân Asperger phải ghi nhớ không phải là làm sao để "giống" với người khác, mà là biết khi nào thì mình đang "khác". Họ cũng phải biết khi nào thì nên rút lui khỏi những giao tiếp, và rút lui cách nào cho an toàn.

Đối với em học sinh lớp 12 vừa ra đi vào tuần trước, em học giỏi và ngoan ngoãn. Cha mẹ của em không tiết lộ lý do vì sao em rời bỏ mọi người, và chúng tôi - những kẻ ở lại - chỉ biết rằng có những khi em nài nỉ thầy cô cho em được làm thêm bài này, làm thêm bài kia để đạt điểm xuất sắc. Chúng tôi khuyên em nên có cuối tuần giãn xả, em vẫn nhất định rằng phải nằm trong top ten, nếu không em sẽ không làm hài lòng cha mẹ.

Tôi xin để bên ngoài vòng thảo luận này mọi diễn dịch liên quan đến liên hệ giữa em B và cha mẹ của em. Điều tôi xót xa là tuổi thơ của một con người chỉ đến một lần. Khi vào tuổi trưởng thành, quay cuồng với sự nghiệp, công việc, gia đình, người ta vĩnh viễn không còn được ngây thơ vô tư nữa. Vì thế, các em cấp 1, cấp 2, cấp 3, và ngay cả sinh viên đại học, vẫn nên có thời gian giãn xả để vui với tuổi của mình, để khám phá những ưu tư/thắc mắc của lứa tuổi, để có một món đồ chơi mà không phải lo cuối tháng sẽ thiếu tiền trả hóa đơn...

Gần khu nhà của tôi có một ngôi trường tiểu học có tiếng là đầy áp lực. Tuổi mẫu giáo đã đi học thêm. Học sinh lớp 1 mang 10 trang bài tập về nhà mỗi ngày. Tôi không quan niệm đó là trường phái giáo dục tốt.

Nếu vào những websites của các trường học tại California, người ta có thể thấy nhóm học sinh đạt điểm tối đa của các bài thi tiểu bang là nhóm học sinh châu Á. Tuy nhiên, biết bao nhiêu những nghiên cứu và thống kê đã cho thấy học trò gốc Á Châu giỏi ở tuổi cấp 1, 2, và 3, nhưng ở đại học thì bằng sáng chế phần lớn nằm trong tay học trò gốc Mỹ trắng. Các nhà nghiên cứu cho rằng bộ não của học trò gốc Á có thể đã mệt khi vào tuổi sinh viên, vì thế các em theo học hết cử nhân, cao học, hay tiến sĩ nhưng không còn khả năng sáng tạo.

Nói riêng về áp lực phải học giỏi, phải là chủ tịch hội này hội kia trong trường, tôi đã chứng kiến những lời tâm sự của học sinh Việt Nam: "Con mệt lắm. Cô cho con ngồi một chút" (Phòng Ngôn ngữ trị liệu thường mở cửa để các em ghé vào chơi trong giờ ăn trưa. Ai ghé cũng được, không cần phải là bệnh nhân của tôi).
-Vì sao mệt?
- Dạ tại hôm qua con làm bài đến 1 giờ mới xong, rồi hôm nay sau giờ học con còn phải ở lại họp cho Hội Học Sinh VN, rồi trong giờ ăn trưa này con phải ra sân cổ động cho Hội Football.
- Con phải biết lượng sức mình chứ!
- Mẹ con muốn thế!

Hoặc
- Làm sao để bố con biết là con không muốn vào hội football hả cô?
- Thì con nói nhã nhặn cho bố nghe!
- Bố bảo con là con trai mà lười. Bố không nghe!

Hoặc:
- Cô có biết là con 16 tuổi không?
- Biết! Thì sao nào?
- 16 tuổi là người lớn rồi. Bố mẹ con cứ coi con như con nít. Con không thích thế. Ông hiệu trưởng bảo con không được vô lễ với bố mẹ con, nhưng họ không bao giờ nghe con nói mà chỉ quát bắt con im. Nếu con muốn họ nghe, con phải la hét, đập bàn!

Hoặc:
- Mẹ con nói nếu con có 1 cái B trong bảng điểm, mẹ con sẽ phạt con phải ở nhà suốt 1 tháng.
- Thì ở nhà, tìm sách đọc cho vui! Tìm thực đơn nấu món mới!
- Con ghét bố mẹ con lắm. Con biết họ thuơng con, nhưng họ không nghe theo ý con. Con không muốn làm bác sĩ. Con chỉ muốn học y tá thôi, mà con học tiến sĩ chứ khong phải cử nhân. Nhưng họ cũng không chịu.
(Hai tháng sau, cô gái này bỏ nhà đi mất! Rất may cô lên xe lửa xuyên bang sang với bà ngoại, Nhưng rất tiếc, bố mẹ cô sang tận nơi, đánh cô một trận, cắt tóc cô, và bắt cô phải về. Sau đó thì liên hệ giữa cô và cha mẹ không còn gì, vì theo luật ở tuổi 14 trẻ đã có quyền ra tòa tuyên bố từ bỏ cha mẹ).

Tôi biết những điều tôi chia xẻ có thể làm tôi mang biểu hiện của một chuyên gia nuông chiều trẻ, theo lối Mỹ nên cho con trẻ muốn làm gì thì làm. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng "uốn nắn" một đứa trẻ không có nghĩa là áp đặt ý muốn của chúng ta trên nó, cũng không thể là lấy đi những giờ phút nó có thể xem chút tivi, chat mười phút cùng bạn, chơi 1 giờ trên máy tính, text cho bạn vài lần trong ngày...

Thế giới của con cái chúng ta đã khác chúng ta nhiều lắm. Cậu con 6 tuổi của tôi vừa cho biết: "Con có account của Facebook." Tôi hỏi thì được biết cậu con lớn của anh Phi (còn học tiểu học) đã giúp con tôi tạo account Facebook. Hai đứa chơi gì đó với nhau tôi cũng không rành. Nhưng thế đấy, facebook, texting, internet game... Phải chấp nhận thế giới của chúng thôi.

Câu chuyện thương tâm của sinh viên A và học sinh B phải là lời cảnh báo: áp lực ở tuổi vị thành niên là áp lực rất lớn. Nếu chồng lên trên đó áp lưc phải học giỏi, phải nổi tiếng... các em có thể quá tải. Nếu chồng lên đó những điểm yếu của rối loạn giao tế, các em có thể quá tải và khong biết phải làm gì, lúc nào.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Một câu chuyện không nên kể

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 12 07, 2009 9:27 pm

Bài học lớn nhất mà các cá nhân Asperger phải ghi nhớ không phải là làm sao để "giống" với người khác, mà là biết khi nào thì mình đang "khác". Họ cũng phải biết khi nào thì nên rút lui khỏi những giao tiếp, và rút lui cách nào cho an toàn.


Câu trên nên được học nằm lòng để chúng ta hiểU các cá nhân Asperger hơn, nhất là cho các thày/cô đang dạy các bé.
cảm ơn chị TA
Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Một câu chuyện không nên kể

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 12 07, 2009 9:31 pm

À, còn nhớ J. không? J. Asperger đấy!

J. có tấm bảng phải xem hàng ngày. Bảng này đi theo cấp độ "bão", nếu trả lời có thì sang câu kế.
1. Có gì không hài lòng phải không?
2. Có đang thở gấp không?
3. Có thấy mặt nóng không?
4. Có đang muốn đánh ai không?

Nếu trả lời có ở câu 4, J. được dậy phải tìm mọi cách rút lui khỏi hiện trường.

Ngày còn học lớp 2, J. thường nói: "Con đang tức, con thở gấp, con nóng mặt, con muốn đánh. Xin rời khỏi con ngay. Đi ra chỗ khác đi, mau lên!"

Đấy là phuơng án "đào vi thượng sách" cho J. (chỉ khi em còn bé). Nếu phương án này được áp dụng bởi một thanh niên trẻ 17 tuổi, có lẽ không an toàn.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.78 khách.

cron