Nguyên lý Premack và áp dụng vào gddb

Nguyên lý Premack và áp dụng vào gddb

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 10 27, 2015 11:38 pm

Bài viết cho giáo viên Ban Mai, đăng để các PH tham khảo

Premack Principle là gì ?

Nghiên cứu tâm lý cho thấy chúng ta làm việc tốt hơn khi có động lực . Có 2 loại động lực thúc đẩy chúng ta làm việc tốt: Động lực ngoài (Extrinsic motivation) và Động lực trong (Intrinsic motivation).

Chúng ta làm việc tốt để đạt danh hiệu Giáo viên giỏi trong năm, để được thưởng 100T, đó là Động lực ngoài / Extrinsic motivation.

Chúng ta say mê đọc một cuốn sách hay dù không ai trả tiền, đó là Động lực trong / Intrinsic motivation. Bài viết này nói về Nguyên tắc Premack, dựa trên đề tài Động lực trong.

Ông David Premack là một Nhà Tâm lý . Ông ta lý luận như sau: Nếu bạn có thì giờ rảnh, bạn sẽ có các việc bạn muốn làm, và bạn sẽ sắp xếp ưu tiên cho nó . Có người đi café với bạn bè, có người đọc sách, có người xem phim. Có người đáng lẽ sẽ đọc sách, nhưng vì vừa đọc xong một cuốn sách dài, cho nên lại chọn đi coi phim với bạn . Vậy thì việc chúng ta chọn ưu tiên làm gì khi có giờ rảnh, nó tùy thuộc vào ngữ cảnh, vào trạng thái tình cảm và tùy cả vào chúng ta vừa mới làm gì .

Ông Premack nói rằng tuy một người không chủ đích chọn các hoạt động ưa thích khi có giờ rảnh (Động lực trong), nếu chúng ta quan sát anh ta đủ lâu, thì các lựa chọn ưu tiên nói lên tính cách người đó, hành vi người đó muốn là gì .

Nguyên lý Premack nói rằng các hình vi ưu tiên thuộc về nhóm Động lực trong có thể được dùng làm phần thưởng cho các hành vi mà bản thân người đó không thích làm cho lắm .

Ví dụ nếu quan sát bạn Huy, chúng ta nhận ra bạn Huy có hành vi nhóm Động cơ trong là nghe nhạc, vậy thì cách can thiệp hành vi hay nói bậy của Huy là dùng “Nghe nhạc” làm phần thưởng, chứ không phải dùng phần thưởng như bánh, tiền (Nhóm động cơ ngoài).

Một áp dụng khác của Nguyên lý Premack trong giáo dục đặc biệt là: Nếu HS thích làm B hơn là làm A, giáo viên vẫn có thể làm cho HS thích làm A bằng cách xen kẽ A / B. A/B có nghĩa là làm A trước rồi sẽ được làm B.

Nó tương tự như Nếu / Thì . Giáo viên có thể nói với học sinh là

+ Nếu con muốn ăn bánh, con cần ăn cơm trước HOẶC

+ Nếu muốn bánh, thì ăn cơm

Tại sao lại để “bánh” (cái HS thích) lên trước? Tại sao không nói “Nếu ăn cơm, thì được ăn bánh”?

Bên Tâm lý cho rằng nên nói tới cái stimuli HS thích trước, chứ đứng nói tới cái phải làm trước. Các em (giáo viên) tự hỏi xem 2 câu dưới đây, câu nào mình thích nghe hơn:

A/ Muốn được dẫn đi hát karaok, thì đi làm đúng giờ (HAY)
B/ Đi làm đúng giờ, thì được dẫn đi hát karaok

Use-case

Bây giờ chúng ta sẽ phân tích một use-case xem Nguyên lý Premack được áp dụng ra sao. Hào là một HS thích ăn thịt, không chịu ăn rau. Ba của Hào ở nhà dùng nếu / thì với Hào như sau

+ Hào, ăn rau đi, rồi ăn thịt

+ (Hào vẫn tiếp tục gắp thịt ăn)

+ Hào, không ăn rau thì không được ăn thịt đâu


Phụ huynh (phụ huynh trẻ TK hay không TK) thường mắc phải sai lầm này, vì họ hay chú trọng vào ra lệnh, đòi hỏi, chứ không chú trọng vào việc trẻ muốn gì.

Khi ba của Huy nói “Huy, không ăn rau thì không được ăn thịt”, ông ta chú trọng vào cái Huy sẽ mất . Còn Huy thì sẽ càng nổi nóng, vì Huy cũng mải suy nghĩ về cái mình sẽ mất .

Chúng ta (phụ huynh) cũng hay làm tương tự như vậy:

+ Con vào dọn phòng cho mẹ

+ Không, con đang coi tivi

+ Nếu con không dọn bây giờ, tí nữa sẽ không được chơi video game


Chúng ta nên làm như vầy

+ Hào, con thích ăn thịt lắm phải không? Vậy con ăn cơm đi, rồi ăn thịt

Nếu Hào vẫn không làm, ba Hào vẫn phải thuyết phục Hào y như trên, tức là đưa ra / nhắc tới cái stimuli Hào thích, rồi nói về cái Hào sẽ có .

Điều này nó giống như Nguyên tắc Góc nhìn Tích cực mà thày hay dặn các em. Nguyên tắc Góc nhìn Tích cực nói nếu một HS nói huyên thuyên trong giờ học, thì cần nhìn ra là HS muốn giao tiếp (tích cực) chứ không phải không hợp tác (tiêu cực). Can thiệp hành vi cho HS mà HS vẫn còn hành vi, thì cần nhìn ra là chương trình can thiệp hành vi của mình chưa hiệu quả (tích cực) chứ không phải HS lì quá (tiêu cực).

Kết luận:

1. Khi dùng ngôn ngữ trong can thiệp hành vi, nói về cái HS sẽ được, không nói về cái các em sẽ mất

2. Khi tìm phần thưởng cho các HS lớn, nhắm và các Intrinsic motivation (Động cơ trong). Tìm nó bằng cách quan sát các việc HS thích làm, ưu tiên làm khi có giờ rảnh

3. Nếu HS thích làm B mà GV lại muốn HS làm A, nên chen công đoạn A/B vào . Câu nói là "nếu muốn B, thì làm A". Đưa cái HS thích ra đằng đầu .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Nguyên lý Premack và áp dụng vào gddb

Gửi bàigửi bởi Bongtete » T.Hai Tháng 11 02, 2015 7:35 am

Anh Phi cho em hỏi, em có yêu cầu con khi con đứng gần tivi như thế này.
"Con ra ngồi lòng mẹ xem không là mẹ tắt tivi đấy"
E cũng không nhớ rõ là lần thứ mấy (chắc cũng bị mẹ tắt tivi vài lần) thì bé nghe theo nữa, nhưng bây giờ mẹ bảo vậy là bé làm theo ngay. Như vậy nhưng trường hợp khác em có cần sửa cách nói theo nguyên lý anh trích dẫn không ? Hay bé cứ nghe lời là được ạ.
Bongtete
 
Bài viết: 26
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 8 26, 2015 10:59 pm

Re: Nguyên lý Premack và áp dụng vào gddb

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 11 02, 2015 2:19 pm

Nếu bé nhà bạn kém NN cảm nhận, thì có lẽ không nên đổi câu hiện tại . Trong tương lai thì tôi nghĩ nên thay đổi cách nói, không chỉ với con bạn mà với các người khác nếu có thể . Tôi cũng từng hay nói như bạn (chú trọng vào cái tiêu cực, cái bị mất đi), và cũng đang cố gắng thay đổi . Tôi muốn nghe xếp tôi nói "làm vc giỏi đi thì đc thưởng" chứ đâu muốn nghe "làm vc cà chớn là bị trừ lương đó".

Nói kiểu tiêu cực lâu ngày nó thành nếp, và chúng ta chỉ chú ý tới tiêu cực mà phê phán . Trẻ em hay người lớn cũng đều cần được khuyến khích thay vì đe doa, bạn đồng ý không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Nguyên lý Premack và áp dụng vào gddb

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 11 02, 2015 6:36 pm

Cám ơn anh Phi đã viết bài này, đối với giáo viên mà nói, vô cùng quan trọng trong công tác giảng dạy và đối với PH thì lại càng hữu ích. Thường chúng ta cứ nhằm vào "tiêu cực" để "răn đe" con trẻ hay nhắc nhờ người khác làm gì đó. P sẽ học hỏi và áp dụng nguyên lý này vào giao tiếp với HN và cả trong quan hệ công việc công sở.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách.

cron