Dạy Giao tế

Dạy Giao tế

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 1 07, 2015 11:31 pm

Các sai lầm thường gặp khi dạy Giao tế

1/ Dạy các em kỹ năng chứ không phải dạy phép lịch sự.

Việc cấp bách nhất là dạy các em kỹ năng có thể giao tiếp sao cho người khác hiểu mình, chứ không phải là dạy các em thành các người lịch thiệp, nói năng có duyên. “Sữa ở đâu” hoặc “Xin lỗi, sữa ở đâu” là đủ, không nhất thiết phải “Xin lỗi làm phiền anh/chị, cho tôi hỏi sữa để ở quầy nào”.

2/ Các em thiếu kỹ năng nên không thể giao tiếp, chứ chưa chắc là các em không muốn giao tiếp

Những hành vi như phá ra cười trong khi bạn bị đau, xô, đánh bạn khi vui mừng, hoặc im lặng đi theo nhìn … đều có thể là biểu hiện muốn giao tiếp nhưng không biết phải làm gì. Nếu mình hiểu ra là các em cũng muốn giao tiếp, mình sẽ dễ dàng tìm ra phương án hơn.

3/ Kỹ năng giao tế cần được tổng quát hóa

Chúng ta không thể dạy trẻ TK đối thoại trong lớp, rồi nghĩ rằng các em có thể ra ngoài làm y như vậy. Người lớn chúng ta đây, học tiếng Anh trong lớp thì giỏi, nhưng khi đối đầu với một ông Tây, có ai bình tĩnh nhớ lại phải nói gì không?

Khi dạy giao tế, không thể dạy kiểu học vẹt. Cần soạn bài để các em hiểu phải làm gì, sau đó tạo cơ hội cho các em thực tập ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, kể cả việc quay video cảnh các em thực tập rồi cho coi lại.

4/ Học Giao tế khác với học Nhận thức

Học Nhận thức chỉ có 2 yếu tố là “nghĩ” và “làm” trong khi học Giao tế cần có yếu tố thứ 3 là “cảm nhận”. Khi ngữ cảnh thực tập vui vẻ và thỏai mái, các em mới có thể cảm nhận, suy nghĩ và đem ra dùng các kỹ năng đã được học . Khi môi trường stress, dù có làm được thì cũng chỉ là hình thức học thuộc rồi trả bài, các em sẽ mau quên.

Các em cũng cần được dạy các kỹ năng mà có thể đem ra tập thường xuyên. Học đếm tiền thì có thể dùng mỗi khi đi mua hàng, học cách thắt cà vạt thì chỉ dùng được vài lần trong năm. Giáo viên cần chọn các mục tiêu có tính chức năng, được sử dụng nhiều lần và có tính thực dụng cho học sinh.

Khi dạy Giao tế, chúng ta cần biết là có 2 loại kiến thức khác nhau

Declarative knowledge là loại kiến thức biết luật lệ, biết nhớ lại và kể lại các thông tin, các sự việc mình đã biết, biết áp dụng thông tin, luật lệ theo tình huống.

Ví dụ như khi ai khen mình, biết trả lời “cảm ơn” là declarative knowledge. Khi muốn nói chuyện với ai, chờ bắt ánh mắt của người đó rồi lên tiếng cũng là declarative knowledge.

Procedural knowledge là loại kiến thức biết làm, hòan tất một quy trình, công đoạn nào đó.
Khi dạy giao tế, cần khởi đầu bằng procedural knowledge và kết thúc bằng declarative knowledge.

Ví dụ như khi dạy trẻ biết nói cảm ơn khi ai khen mình, đầu tiên cần lên bài học có tính cách sequence, dạy kiểu procedural knowledge, dạy các công đoạn ai nói gì thì mình phải nói sao.

Sau đó cho coi video, cho thực tập, kể chuyện giao tế để các em có được declarative knowledge, biết đem ra sử dụng trong ngữ cảnh thật ngoài đời.

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Dạy Giao tế

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 1 11, 2015 6:55 pm

Khi dạy Giao tế (GT), các khái niệm trừu tượng như /chết/, /vui/, /buồn/, /tức/ luôn là các khái niệm khó dạy. Khi dạy GT, chúng ta cũng cần phân biệt 2 giai đoạn của HS là: a/ Học, hiểu b/ Ứng dụng.

Ví dụ một bài học dạy Vui/Buồn với Theory of Mind.

1/ Kể câu chuyện GT về Gấu Bố đi về, cho Gấu Con kẹo, Gấu Con thấy vui.
2/ Hỏi xem HS thích gì. HS nói "thích bánh", GV lấy bánh thưởng vì HS học ngoan.
3/ Đưa hình dưới đây ra cho HS coi. Nói bố bạn ... (trong hình) đi về, mua bánh cho bạn ...

dad-empty-face.jpg
dad-empty-face.jpg (12.7 KiB) Đã xem 3538 lần.


4/ Hỏi bạn sẽ cảm thấy sao? Cho HS lựa mặt cười thích hợp gắn vào hình.

dad-faces.jpg
dad-faces.jpg (9.15 KiB) Đã xem 3507 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Dạy Giao tế

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 1 11, 2015 7:07 pm

Một kỹ năng giao tế khác các em gddb kém là kỹ năng tương tác, ví dụ như hỏi người khác, và đợi người đó trả lời trước khi hỏi câu kế tiếp.

Một cách cho HS tập kỹ năng này là soạn một bài dạng đọc / hiểu, trong đó có một đoạn thoại giữa 2 nhân vật, hoặc soạn một câu chuyện giao tế có đoạn thoại giữa 2 nhân vật.

Sau khi dạy xong bài đọc/hiểu, cho HS cầm đoạn thoại có gắn hình HS cho nhân vật A, hình GV cho nhân vật B. Cho HS cầm hỏi, GV trả lời. Đó là bước dạy HS biết chờ đợi khi tương tác với người khác.

Sau đó trong giờ vận động tinh, soạn quy trình làm một cái gì đó . Ví dụ như làm hình ngôi sao thì HS A phụ trách vẽ, HS B cắt, HS C dán. Quy trình sản xuất dây chuyền này đưa HS vào tình trạng phải chờ đợi nhau.

Ở mức độ cao hơn, trong giờ vận động tinh, chia HS ra làm 2 nhóm . Chia công việc, học cụ ra sao để Nhóm 1 phải mượn đồ dùng Nhóm 2 thì mới hoàn thành công việc được. Ví dụ như một bên thì có bút màu đầy đủ nhưng thiếu kéo để cắt, một bên thì có kéo, có bút màu nhưng lại thiếu màu đỏ. Khi dạy các bài này, cần có hình hướng dẫn cho HS biết các học cụ nào cần có để hoàn thành, nhưng để HS tự phát hiện ra là mình không đủ học cụ để làm ra sản phẩm.

Với các em AS hoặc giáo dục phổ thông, chúng ta dạy thêm một bước cao hơn là trao giải thưởng cho nhóm HS nào hoàn thành sản phẩm nhanh nhất . Việc này đưa các em vào tình thế khó xử: Không trao đổi học cụ / resource thì không thể làm xong. Còn như trao đổi học cụ thì Nhóm khác có thể sẽ thắng . Vậy thì nên hợp tác và chấp nhận người khác thắng, hay không hợp tác để cả hai cùng thua.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Dạy Giao tế

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 3 04, 2015 5:57 pm

Hôm nay chúng ta trở lại đề tài này với một câu hỏi cụ thể từ case sau


H nhắn tin cho em bằng điện thoại, qua ứng dụng " VIBER". H thường nhắn vào buổi tối, tầm từ 9h đến 10h hoặc cuối tuần.
H hay hỏi dồn dập khi em chưa kịp trả lời liền(như phía dưới) hoặc trả lời chưa đúng ý H.


> H: Nghỉ Tet cô X có di dâu choi không
> X: Cô X đi chúc tết họ hàng H ạ.
> H: Cô X đi chúc Tết họ hàng
> H: Cô X đi chúc họ hàng
> H: Tháng 7 nghỉ hè cô X tính đi đâu chơi
> H: Tháng 7 Nghi hè cô X tính di dâu choi
> H: Tháng 7 nghỉ hè cô X tính đi đâu chơi
> H: Tháng 7 nghỉ hè cô X có đi đâu chơi không
> X: Cô X chưa biết nữa.
> X: Huy thì sao?
> X: Huy tính đi đâu?
> H: Tối H tính đi siêu thị LOTTE Matr
> H: Cô X có coi ti vi gì không
> X: Cô X không coi tivi tối nay.
> X: Chúc H ngủ ngon nhé!
> H: Nghỉ lễ 30/4 cô X có đi đâu chơi không
> H: Cô X ngủ chưa
> X: Cô X chuẩn bị đánh răng
> H ngủ ngon nhé!
> H: Mấy giờ cô xuân đi ngủ
> X: 10h Cô X sẽ ngủ. H thì sao?
> H: Chúc H lên chơi máy lap tóp chút H ngủ
> X: Ok H. Nhớ ngủ sớm nhé!
> H: Sáng mai cô X ăn sáng món gì
> X: Thức khuya không tốt cho sức khoẻ
> X: H đi ngủ đi nhé!
> X: Hẹn gặp lại H sáng mai.
> X: Bye H nhé!


Khi học sinh đang học và phát triển về manding, các em có khuynh hướng trao đổi, nói ra ý kiến nhiều . Chúng ta nên khuyến khích, đừng vì can thiệp giao tế mà làm các em "mất hứng" giao tiếp .

Trong trường hợp này, cần dạy cho HS 2 kỹ năng chính:

+ Nhận ra vấn đề, biết là mình đang hỏi nhiều mà người kia chưa trả lời
+ Sau khi nhận ra vấn đề, biết mình cần làm gì

Để HS nhận ra vấn đề, cần sử dụng cả NN giải thích và hình ảnh . Dưới đây là một hình ví dụ dùng để cho môt HS biết em nói nhiều hơn các bạn khác trong lớp trong giờ giao tế .

pic1.jpg
pic1.jpg (11.15 KiB) Đã xem 3399 lần.



Sau khi HS hiểu được vấn đề qua môt ví dụ / hình ảnh cụ thể, chúng ta giúp HS nhận ra vấn đề ở các ngữ cảnh khác . Chúng ta làm điều này bằng cách cho HS chơi các trò chơi mà HS cần quan sát, thay phiên nhau tương tác với GV, ví dụ như trò chơi "bước chân".

Sau đó tạo ngữ cảnh để HS nhận ra, cho coi video clip để HS nhận ra, cho đóng kịch để HS làm đúng, hoặc cho GV cố tình làm sai cho HS nhận ra.

Tới đây thì HS kết thúc phần 1 / Nhận ra vấn đề . Vào phần 2 / Xử lý ra sao, chúng ta có các bước sau:

+ Dạy luật tương tác . Các BH thường dùng nhất là dùng thẻ, hoặc cân thăng bằng, hoặc 2 ly nước
+ GV - TNV tương tác
+ GV - HS tương tác
+ HS - HS tương tác

Các hoạt động trên cần được quay video lại để làm video modeling, để HS coi, ôn và đổ xi măng kiến thức đã học .

(to be continued)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Dạy kiểu tương tác nhanh

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 22, 2015 4:16 pm

Bài feedback cho giáo viên, đăng lại cho PH tham khảo

Dạy Giới tính

Tính K thích tương tác với GV, nghịch ngợm . Bài này thấy có vẻ không đánh vào điểm mạnh của Kota . K có vẻ xìu xìu sao đó, không hứng thú . Nếu là bài Nam/Nữ, T nên làm một cái nhà bằng giấy, làm trên tấm bìa cứng, không có nóc để có thể thấy đc bên trong . Dùng mô hình đó để dạy nam/nữ, dạy personal privacy.

Hiện tại N dùng 2 cái hộp có biểu tượng nhà vệ sinh . This is good. Em + T nên làm thành nhà mô hình dùng để dạy nhiều MT giới tính khác luôn đi . HMi sẽ có Ngọc, Gấu có BA... Sẽ có nhiều bạn cần mô hình đó để học .

K/T Viet trainning

Tương tự như bài của N, thầy nghĩ T nên tìm cách thay đổi cách dạy K. Cả em và Kota đều là nhóm hoạt động sôi nổi, vậy sao không nghĩ ra cách nào thử nghiệm đột phá xem. Ví dụ như cô 1 cây bút, trò 1 cây bút . Cô chạy ra bảng viết 1 chữ, trò chạy theo viết đè lên, cô liên tục chạy viết, trò liên tục chạy theo đồ chữ ?

Có tên HS bên US, bảo nó ngồi xê'p số theo thứ tự thì nó không làm, nhưng GV đem các số đi dấu, kêu nó tìm kho tàng và xếp lại, thì nó hăng hái làm ngay .

Trong câu chuyện Tom Sawyer của Mark Twain, có đoạn Tom bị phạt sơn hàng rào . Tom muốn các bạn giúp nhưng biết không ai thích làm vậy cả . Thế là Tom bán vé cho các bạn mua để được sơn. Vậy là ai cũng xúm vào mua vé để sơn dùm Tom. Làm sao cho HS thích, đòi làm cái mình muốn HS làm, đó là nghệ thuật của người giáo viên.

Bạn nào thích đọc tiếng Anh thì đọc đoạn đó ở đây http://www.pbs.org/marktwain/learnmore/ ... s_tom.html
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Dạy phép lịch sự

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 10 12, 2015 9:34 pm

Nhân tiện đang làm bài học cho HS và GV, tôi post lên cho các PH tham khảo ...

Case study

Huy đang sống trong khu vực Comm living của Trường Ban Mai. Huy cần có kỹ năng nói nhỏ khi vào thang máy . Giáo viên quyết định dạy khái niệm Lịch sự / Bất lịch sự trước cho Huy như MT Giao tế, sau đó dùng Video modeling để dạy kỹ năng nói nhỏ.

(coi bài đính kèm)

Học Lịch sự qua video modeling.pdf
(414.44 KiB) Đã tải về 488 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách.

cron