Soạn bài học cho trẻ TK

Soạn bài học cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 5 22, 2014 10:11 am

Đây là bài viết về cách soạn bài học cho Giáo viên Ban Mai, tôi đăng lên đây luôn để phụ huynh tham khảo.


Soạn bài cho HS
version May 22, 2014

Khi soạn bài cho HS, có một số principle / khái niệm GV cần biết để ứng dụng vào cho trẻ gddb. Đây là những khái niệm giúp chúng ta soạn bài học “dễ nhìn” hơn cho HS, nhất là các em có khuynh hướng suy nghĩ bằng hình ảnh.

Trong đợt này chúng ta sẽ nói về Gestalt Principles

Luật Tương đồng / Similarity

Các vật nhìn giống nhau sẽ làm cho chúng ta thấy tất cả như một tập hợp. Hình ở dưới có 11 vật khác nhau nhưng đều có hình dáng góc nhọn của tam giác . Vì vậy khi nhìn vào tổng thể, chúng ta cảm nhận tất cả 11 vật như là một tấm hình duy nhất.

g1.gif
g1.gif (2.33 KiB) Đã xem 3102 lần.


Khi soạn bài học cho trẻ gddb, nhất là các bài về sequence, nền của các hình sequence (trừ hình hoạt động chính) cần tuân theo nguyên tắc Luật Tương đồng. Các câu chuyện Giao tế cũng vậy, cần có sự tương đồng giữa các trang để mô tả nền câu chuyện (trừ Nhân vật chính).

Luật Bất thường / Anomally

Nếu có một hình nào đó khác với Luật Tương đồng, nó tạo ra hiện tượng nổi trội, khác biệt. Trong tấm hình dưới, 3 hình đầu đi theo Luật Tương đồng, còn hình cuối thì dùng Luật Bất thường để chỉ ra sự khác biệt.

g2.gif
g2.gif (2.88 KiB) Đã xem 2908 lần.


Khi soạn Chuyện Giao tế, nhân vật chính của chuyện, ở những khúc “cua” thay đổi đột ngột như “Bạch Tuyết cắn quả táo đỏ có thuốc độc”, chúng ta cần dùng Luật Bất thường để chỉ ra sự khác biệt. Vì HS gddb có thể yếu về NN cảm nhận, Luật Bất thường giúp chúng ta chuyển tải nội dung câu chuyện qua hình ảnh, tức là hình ảnh hỗ trợ ngôn ngữ thay vì ngôn ngữ hỗ trợ hình ảnh.
Khi soạn các bài học Nhận thức, nên áp dụng Luật Bất thường như một hình thức Prompting hỗ trợ các HS yếu về nhận thức.

Luật Tiếp diễn / Continuation

Luật Tiếp diễn dùng để lái con mắt người đọc đi theo một hướng nhất định. Hình ở dưới làm cho người xem nhìn từ trái qua phải, đưa mắt lượn theo chiều sóng của nét vẽ, và kết thúc ở chiếc lá maple.

g3.gif
g3.gif (2.45 KiB) Đã xem 2917 lần.


Khi soạn hình PAXT phức tạp để mô tả một động từ, chúng ta có thể dùng Luật Tiếp diễn để nói lên một sự kiện đang xảy ra như em bé đang chạy, chiếc lá đang rơi.

Luật Đóng / Closure

Một tấm hình có thể vẽ chưa xong, chưa hết nét, nhưng khi nhìn vào chúng ta sẽ tự động đóng các nét vẽ đó lại . Trong hình Gấu trúc ở dưới, phần đầu và lưng Gấu trúc không có nét vẽ nhưng khi nhìn hình, chúng ta tự “vẽ” trong đầu các nét còn thiếu để ra hình Gấu trúc hoàn chỉnh.

g4.gif
g4.gif (2.69 KiB) Đã xem 2905 lần.


Khi soạn các bài tô màu cho HS, chúng ta nên dùng Luật Đóng. Nếu dùng hình Gấu trúc ở trên, chúng ta muốn các HS tự động ngừng tô màu vì các em nhìn ra được các đường vẽ còn thiếu.
Lưu ý: Thỉnh thoảng nên cho các HS tô màu nền thay vì tô màu hình cần tô. Ví dụ như hình con gà thì thay vì tô con gà, các em tô nền chung quanh con gà . Trong trường hợp tô nền này, cần dùng hình đóng kín . Đừng áp dụng Luật Đóng vào cho các hình tô nền.

Luật Tiếp cận / Proximity

Khi các vật giống nhau nằm ở gần nhau, chúng ta sẽ cảm nhận chúng như là một nhóm. Trong hình dưới, vì các hình vuông để xa nhau, chúng ta thấy chúng là những hình vuông riêng biệt .

g5.gif
g5.gif (764 Byte) Đã xem 2902 lần.


Nhưng khi để gần lại, chúng ta cảm nhận 9 hình như một khối vuông duy nhất .

g6.gif
g6.gif (493 Byte) Đã xem 2907 lần.


Luật Hình và Nền / Figure and Ground

g7.gif
g7.gif (2.55 KiB) Đã xem 2999 lần.


Ở hình trên, các hình đơn giản để chung vào với nhau làm chúng ta cảm nhận được Lá, Cây và Nước . Nếu để riêng ra, Nước có thể nhìn ra là Ngói hay Sóng .

Nguyễn, Phi http://www.concuame.com
Source: Spokane Falls College, Washington
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Soạn bài học cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Tư Tháng 5 28, 2014 7:41 pm

phi đã viết:
Nếu có một hình nào đó khác với Luật Tương đồng, nó tạo ra hiện tượng nổi trội, khác biệt. Trong tấm hình dưới, 3 hình đầu đi theo Luật Tương đồng, còn hình cuối thì dùng Luật Bất thường để chỉ ra sự khác biệt.

g2.gif


Khi soạn Chuyện Giao tế, nhân vật chính của chuyện, ở những khúc “cua” thay đổi đột ngột như “Bạch Tuyết cắn quả táo đỏ có thuốc độc”, chúng ta cần dùng Luật Bất thường để chỉ ra sự khác biệt. Vì HS gddb có thể yếu về NN cảm nhận, Luật Bất thường giúp chúng ta chuyển tải nội dung câu chuyện qua hình ảnh, tức là hình ảnh hỗ trợ ngôn ngữ thay vì ngôn ngữ hỗ trợ hình ảnh.
Khi soạn các bài học Nhận thức, nên áp dụng Luật Bất thường như một hình thức Prompting hỗ trợ các HS yếu về nhận thức.



Đoạn này em thấy giống 1 bài em từng đọc nè:
Unexpectedness – Khiến khán giả NGẠC NHIÊN tột độ

Hãy tưởng tượng bạn đang trên một chuyến xe buýt. Chiếc xe chạy 70km/h băng băng trên xa lộ êm ả sẽ khiến bạn gục mặt ngủ lúc nào không hay. Nhưng nếu chỉ cần một cú bẻ lái đột ngột, hay một cảnh đẹp đầy bất ngờ sẽ khiến bạn tỉnh rói ngay. Thuyết trình cũng vậy, dù bạn có diễn đạt cảm xúc thế nào đi chăng nữa nhưng nếu mạch cảm xúc ấy cứ trôi êm ru một hướng thì bài thuyết trình của bạn sẽ chán, chán và chán vô cùng.

Vậy làm thế nào để khiến khán giả bất ngờ? Dễ thôi: Kể một câu chuyện theo một mạch cảm động nhưng kết thúc lại buồn cười (hoặc ngược lại); hỏi những câu hỏi tưởng như rất dễ để “bẫy” khán giả; kể cho khán giả những câu chuyện dở khóc dở cười; đánh đố khán giả bằng những câu hỏi tưởng như rất đơn giản nhưng chẳng ai trả lời được (ví dụ, vì sao nắp cống có hình tròn?)… Thông điệp muốn kết dính không thể chỉ theo một dòng cảm xúc êm ả, đôi khi bạn phải khiến khán giả sực tỉnh, hoàn hồn để tập trung vào bài nói của bạn hơn.

Nguồn: http://dienthuyet.vn/index.php/cong-thu ... -dinh-p-2/
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Soạn bài học cho trẻ TK

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Tư Tháng 5 28, 2014 7:43 pm

Nói thật là đọc bài trên em không hiểu lắm về cách áp dụng trong thực tế, nếu có luôn cả bài học trong thực tế để ví dụ thì chắc cái đầu "thông minh" của em sẽ mau hiểu hơn :lol: :lol: :lol: :lol:
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách.

cron