Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 8 25, 2013 4:38 pm

Chúng ta đôi khi nhầm lẫn giữa Ngôn ngữ (NN) và Ngôn ngữ nói (NNN). Sự nhầm lẫn này có thể dẫn tới việc chúng ta chọn phương pháp can thiệp cho con mình khi các em có khó khăn ngôn ngữ, hoặc khó khăn ngôn ngữ nói.

NN bao gồm các thành phần sau đây

1. Khi bé nghe một từ nào đó, hay đọc một từ nào đó, hay nhìn một hình ảnh biểu tượng cho từ đó, bé hiểu từ đó có nghĩa gì, vd như “bóng”.
2. Bé hiểu làm sao tạo ra các từ mới dựa trên từ đã biết, vd như “nước” và “nước ngọt”.
3. Bé hiểu cách sắp xếp ý tưởng để lập thành câu, vd như “mẹ cho con sữa” thay vì “mẹ, sữa cho con”.
4. Ở tầng giao tiếp, bé biết rằng câu “Cô cho xin một taxi tới …” thích hợp hơn là “Tôi muốn taxi chạy tới …”

Sematics của NN tức là biết từ, mở rộng vốn từ, hiểu context-senstive meaning of words…
Pragmatics của NN là biết sử dụng ngôn ngữ, ví dụ như biết đổi đề tài câu chuyện, biết mở đầu câu chuyện, biết hỏi, trả lời …

NNN là một cách sử dụng NN để giao tiếp. Để có được NN nói, bé cần các thành phần sau đây

1. Phát âm: biết sử dụng các bắp thịt, lưỡi để phát ra các âm cần thiết . Vd như âm phía trước như “T” hoặc âm sau như “KH”.
2. Giọng nói: Sử dụng dây thanh quản, kiểm soát hơi thở để tạo ra âm thanh. Bạn tưởng tượng đây là các sợi dây như dây đàn, khi chúng ta nói hay hát, chúng rung lên tạo ra âm thanh. Vd như bạn xướng âm nốt La, nó sẽ rung lên với tần số 440 lần một giây. Video minh hoạ: http://www.youtube.com/watch?v=v9Wdf-RwLcs
3. Sự trôi chảy: nói trôi chảy, không cà lăm, nói lắp …

Khi một trẻ có khó khăn, không hiểu câu nói của người khác, không thể chia sẻ, thành lập ý tưởng cho câu, hoặc không thể diễn đạt được cái mình muốn qua NN, chúng ta gọi là Rối loạn Ngôn ngữ. Nhưng khi trẻ không thể phát ra âm thanh đúng đắn, đó là Rối loạn Ngôn ngữ nói. Cho nên cà lăm là một dạng của Rối loạn Ngôn ngữ nói.

Một trẻ có thể có cả Rối loạn NN và Rối loạn NNN. Trong các trường hợp này, theo tiêu chuẩn can thiệp giáo dục đặc biệt tại Hoa Kỳ thì chỉ có người Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu (Speech language pathologist, SLP) có giấy phép hành nghề của Hiệp hội American Speech-Language-Hearing-Association (ASHA) mới có đủ chuyên môn để khám và can thiệp cho bé.

Rối loạn NNN có nhiều nhánh nhỏ như Apraxia, Dysarthria, Nói lắp … Rối loạn NN cũng được chia nhỏ thành nhiều dạng . Đây là phạm trù chuyên môn của Ngôn ngữ trị liệu, xin các bạn tham khảo trên www.concuame.com trong phần Nguồn liệu. Cô Tường Anh (Speech language pathologist, California) đã có nhiều bài viết định nghĩa về các rối loạn khác nhau trong phần Nguồn liệu nói trên.

Một sai lầm nghiêm trọng chúng ta thường mắc phải là chú trọng vào NNN mà quên rằng trẻ cần học cả NN. Nếu không dạy NN, NNN của trẻ sẽ kém phần pragmatics. Và nếu như trẻ không có NNN và không được dạy NN, trẻ sẽ không có cách gì để giao tiếp, nói ra cái mình muốn. Đó là lý do chúng ta luôn dạy hình ảnh song song với ngôn ngữ nói. Với các hỗ trợ như Máy ngôn ngữ, Máy PAXT, nếu như có ngôn ngữ nói, trẻ sẽ nhanh chóng bỏ hình. Hình ảnh cũng giúp chúng ta dạy sequence, lập tư duy, đặt câu cho trẻ sau này.

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Tại sao một trẻ có vấn đề với ngôn ngữ ?

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 8 25, 2013 4:41 pm

Ngoài các lý do liên quan tới NN hoặc NNN như trên, trẻ có thể có vấn đề với ngôn ngữ từ các khía cạnh khác như

1/ Tổn thương bán cầu não phải, tổn thương não nặng (Traumatic Brain Injury, viết tắt là TBI). Các em TBI này ít gặp ở môi trường học đường, vì các em phần lớn rất yếu ớt về thể chất, nằm tại nhà thương, khu dưỡng sức …

2/ Emotional Disturbance (ED), bị chấn động tâm lý do một sự kiện nào đó. Những em này đại đa số không bị ảnh hưởng tới ngôn ngữ hay ngôn ngữ nói, mà phần lớn là cần điều trị bên tâm lý.

3/ Selective Mutism. Đây là các em có khó khăn ngôn ngữ có chủ đích. Nhìn từ phía triệu chứng thì có những lúc / ngữ cảnh các em nói, có những lúc / ngữ cảnh khác em sẽ không nói. Selective Mutism thường xảy ra khi trước 5 tuổi,

Trong tất cả các trường hợp trên, để xác định Rối loạn, bạn cần cả bác sĩ tâm thần nhi (psychiatrist) và chuyên gia ngôn ngữ trị liệu (speech language pathologist). Để lên chương trình can thiệp, bạn sẽ cần chuyên gia ngôn ngữ trị liệu và nhóm Giáo dục đặc biệt. Trong trường hợp Emotional Disturbance, trẻ sẽ được giao lại cho một chuyên gia tâm lý (psychologist), nhưng việc chẩn đoán đầu tiên vẫn cần đi qua Psychiatrist và Speech language pathologist.

Nhóm Giáo dục đặc biệt được đào tạo để ra chương trình can thiệp nhưng không đủ chuyên môn để định rối loạn. Bác sĩ tâm thần nhi thì đủ chuyên môn để định rối loạn nhưng không được đào tạo để lên chương trình can thiệp, làm các test thẩm định, ra mục tiêu và bài học.

Chiến lược can thiệp ngôn ngữ cho trẻ là gì ?

Khi chúng ta nói “mong cho bé biết nói”, chữ biết nói ở đây bao gồm các khía cạnh sau:
• Phát âm rõ ràng
• Sử dụng đúng từ, đúng ngữ pháp
• Ý tưởng thông suốt
• Nói đúng ngữ cảnh, đúng quy luật giao tiếp của xã hội
• Biết dò tìm câu trả lời, biết đi đúng chủ đề, biết được phản ứng người đối diện
• Và còn rất nhiều các khía cạnh khác

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

NN Cảm nhận / 2 tầng phát triển

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 8 25, 2013 4:43 pm

Có 2 kỹ năng bên receptive trẻ cần học

• Cảm nhận không điều kiện, ví dụ như nghe gọi tên mình thì có phản ứng, nghe cô ra lệnh “ngồi vào ghế” hoặc “giơ tay lên”
• Cảm nhận có điều kiện, ví dụ như “lấy cho cô màu đỏ” (trong số 3 màu). Gọi là có điều kiện vì trẻ cần nghe và phân biệt xem vật cần lấy là gì.


Ở phần Cảm nhận có đk, có 2 cách dạy chính là Dạy từng bước (discrete trial theo kiểu ABA) hoặc Dạy cặp 3. Nếu chọn đúng kiểu, việc dạy sẽ rất có hiệu quả . Nếu chọn lầm cách dạy thì cũng không hại, nhưng bạn sẽ bị mất nhiều thời gian hơn. Đã có truong hợp sẽ bị mất gấp đôi thời gian vì giáo viên dùng ABA thay vì dùng Dạy cặp 3.

Sau khi chọn pp dạy nào, bạn cần để ý cách dạy (bài học) để tránh cái lỗi về pattern. Vd như khi dạy màu, nếu bạn luôn đặt màu đỏ ở giữa, vô tình làm cho bé nghĩ rằng "phương án đúng luôn là chọn vật nằm giữa". Các GV thường bị các lỗi căn bản sau đây:

a/ Chọn sai do ấn tượng mạnh lần trước
b/ Chọn sai theo lần trước
c/ Chọn sai theo pattern

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 8 25, 2013 5:24 pm

Ví dụ lỗi luôn đặt màu bên phải

GV: "Chỉ màu đỏ"
HS: Chỉ tay vào màu đỏ

right-bias.jpg
right-bias.jpg (4.23 KiB) Đã xem 26421 lần.


Hai khả năng có thể xảy ra

1/ HS đánh đồng chữ "màu đỏ" với "vật bên phải" (do có Rối loạn NN)
2/ HS không để ý nghe lệnh, dùng nhận thức đoán kết quả dựa trên pattern quan sát. Đây là những em giỏi ở các bài học phần pattern.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 8 25, 2013 7:03 pm

Dùng hình ảnh để dạy trẻ nói ra cái mình muốn. Các hình ảnh thật ra là Thẻ ngôn ngữ có thu âm. Khi trẻ hay giáo viên đưa thẻ ra quẹt vào máy, máy phát ra âm thanh (xem hình dưới phần khoanh tròn màu đỏ). Việc này khuyến khích trẻ tập nói tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ thường hứng thú lập lại câu nói theo máy. Khuyết điểm là máy phát âm không chuẩn như người cho nên giáo viên vẫn cần chỉnh âm trong giờ ngôn ngữ.

day-NN.jpg
day-NN.jpg (27.76 KiB) Đã xem 26482 lần.


Hình qua camera giờ ăn dặm ở trường Ban Mai August, 2013.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 8 31, 2013 3:08 pm

Chưa ai có được một lý thuyết đúng tuyệt đối tại sao trẻ TK không có ngôn ngữ. Trong bài này tôi sẽ nói về các lý thuyết tương đối vững chắc, được test trên dữ liệu khoa học.

Tại sao các bé TK dù có ngôn ngữ, cũng không phát triển ngôn ngữ nhanh như các em bé khác ?

Trẻ em có một kỹ năng rất ngạc nhiên là có khả năng giao tiếp mắt khi còn rất nhỏ . Người ta làm test để người mẹ nhìn vào mắt em bé, một khi bé đáp trả ánh mắt người mẹ thì người mẹ sẽ đưa mắt lên nhìn một bức tranh trên tường . Lúc đó em bé sẽ đưa mắt nhìn theo hướng mặt của mẹ và thậm chí nhìn đúng chi tiết người mẹ đang nhìn .

Các em bé mở rộng vốn từ qua cách giao tiếp như vậy . Làm sao trẻ biết chữ "mèo" có nghĩa là con mèo ? Khi người mẹ thấy con mèo, mẹ nói lên chữ "mèo" và đưa mắt nhìn vào . Trẻ mắt nhìn theo, tai nghe và hiểu cái vật đó được gọi là "mèo". Quy trình này diễn ra liên tục từ khi còn rất nhỏ và cho tới lúc 2 tuổi, bé trung bình có đươc khoảng 300 từ (phần lớn là danh từ cho các đồ vật chung quanh). Tới 6 tuổi thì từ vựng tăng lên khoảng 14 ngàn từ .

Người ta làm 1 test như sau: Mẹ lấy 2 vật khác nhau ra tạm gọi là A và B. Sau đó Mẹ và Con (18 tháng) chơi vật A. Trong lúc chơi, Mẹ nói "À" rồi nhìn vào vật B. Mặc dù Con không chơi vật B, nhưng sau đó mỗi khi Mẹ nói "À" thì Con sẽ đảo mắt nhìn vào vật B.

Điều này có nghĨa chúng ta không nên dạy ngôn ngữ cho trẻ TK như cách dạy các trẻ không TK. Chúng ta cần "word association" một cách khác dựa trên các kênh giao tiếp khác như thính giác, xúc giác ...

Bên Hành vi tin rằng một lý do khác làm cho trẻ không TK phát triển vốn từ nhanh hơn: đó là phần thưởng . Khi các bé bập bẹ nói các từ, cha/mẹ vui lòng, cười đùa, chơi với các em. Phần thưởng này làm các em hứng thú và tiếp tục học để tiếp tục được cha mẹ thưởng (dù chỉ là ánh mắt, gương mặt vui vẻ) . Trong khi đó các PH trẻ TK hay làm gì ? Chúng ta cũng vui mừng, nhưng chúng ta sẽ bắt các em phải nói nhiều thêm, vô tình tạo mối liên hệ giữa việc "nói được" với "không được thưởng lại còn bị làm khó".

Một ví dụ cụ thể là khi gọi tên con, thấy con quay lại thì chúng ta liên tục gọi. Nếu nhận thức đủ tốt, trẻ sẽ ngưng không đáp ứng khi được gọi tên nữa . Lúc này, cha/mẹ lo sợ và lại càng gọi nhiều hơn, gọi to hơn... Những hành động này lại càng phản tác dụng, càng làm cho trẻ không đáp ứng

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 10 16, 2013 2:29 pm

Hôm nay gặp một bé đụng trần ngôn ngữ. Ba mẹ phàn nàn rằng em phát âm rõ ràng nhưng chẳng nói câu nào có ý nghĩa cả, độ hiểu cũng kém và nói đúng ngữ cảnh thì gần như là không thể. Ba mẹ nói em được can thiệp 100% chú trọng vào ngôn ngữ trong năm vừa qua.

Ngồi rà lại bài học trong năm vừa qua thì mới biết bài "chú trọng ngôn ngữ" không hề dạy các kiến thức nền để em có thể mở vốn từ, phân loại và mở câu. Bé học chủ yếu là đọc tên các vât chung quanh, bài học nhận thức gần như zero. :-( Trẻ em (TK hay không) cần phát triển nhận thức thì ngôn ngữ mới phát triển được. Đôi khi chúng ta chú trọng vào khả năng phát âm, lấy mục tiêu gọi được "ba", "mẹ" làm mục tiêu can thiệp mà vô tình làm cản trở phát triển ngôn ngữ và ngôn ngữ nói sau này.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Tại sao họ dạy nhận ra hình ảnh?

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 4 19, 2014 11:43 pm

Bài này tôi viết như một lời chia tay cho một học sinh của tôi vừa phải theo mẹ đi xa vì công việc ...

Hôm nay chúng ta tiếp tục chuỗi bài về ngôn ngữ / ngôn ngữ nói . Nó bắt nguồn từ một học sinh của tôi phải dọn nhà theo mẹ vì công việc, và mẹ gửi vào một trung tâm can thiệp <dấu tên>. Trung tâm này cho biết sở dĩ bé kém ngôn ngữ nói vì nhận thức bé yếu, cho nên họ tập trung dạy bé dùng thẻ hình nhận ra các sự vật, con vật chung quanh. Họ suy luận rằng khi nhận thức, từ ngữ nhiều lên bé sẽ nói tốt hơn.

Tiếc rằng đó là một quan niệm không đúng . Khi dạy trẻ nhận ra sự vật, chúng ta đang dạy ngôn ngữ cảm nhận . Tại sao (thời xa xưa bên Mỹ) người ta hay dạy trẻ TK ngôn ngữ cảm nhận? Vì nó giúp trẻ TK hiểu được mệnh lệnh của giáo viên . Đúng là trẻ TK cần cả ngôn ngữ cảm nhận, nhưng chủ đích của việc dạy ngôn ngữ cảm nhận trong trường hợp này là mang lại lợi ích cho người coi trẻ, cho giáo viên chứ không phải mang lại lợi ích cho trẻ TK.

Mark Sunberg, cha đẻ của phương pháp VBA (hậu thân của ABA) viết như sau:

However, receptive training does teach an invidiual to comply with the instructions of teachers and caregivers. However, it is the teachers and caregivers who reap the benefits of a strong receptive repertoire because the person can now do what he is told.

Tạm dịch: Dạy chú trọng vào NN cảm nhận làm cho trẻ nghe lời giáo viên và bảo mẫu . Tuy nhiên giáo viên và bảo mẫu là người "có lời" trong chương trình nhấn mạnh về NN cảm nhận vì trẻ có thể làm cái trẻ được yêu cầu.


Trong trường hợp học sinh ở trên của tôi, một chương trình can thiệp đúng cho bé có khoảng 60-70 phần trăm NN và hành vi diễn đạt, phần còn lại là NN cảm nhận, tact. Chỉ có NN và hành vi diễn đạt mới giúp học sinh nói ra nhu cầu, giao tiếp với thầy cô và dần dần là bạn bè.

Trích lời Mark Sunberg thì "It is a major mistake, a waste of a person's time to neglect expressive behavior in favor of receptive training / Đây là một sai lầm, một phí phạm thời gian can thiệp cho bé khi bỏ qua việd dạy hành vi diễn đạt để đánh đổi lấy chương trình về NN cảm nhận".

Tại sao họ lại mắc sai lầm như vậy? Tôi đoán là vì 3 lý do sau:

1/ Lý do thứ nhất là chuyên môn. Họ nghĩ rằng dạy trẻ TK cũng như dạy các trẻ không TK. Bên Mần non học nhận ra sự vật, thì ta cũng dạy trẻ TK nhận ra sự vật.

2/ Lý do thứ hai cũng là chuyên môn. Họ có thể là những người được huấn luyện về giáo dục phổ thông nên có cái nhìn khác về ngôn ngữ. Ở góc nhìn truyền thống, ngôn ngữ giữa A và B chủ yếu là NN cảm nhận qua lời nói. Tất cả các giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, cách nói ... đều là phụ.

Ở góc nhìn giáo dục đặc biệt, ngôn ngữ nói bao gồm cả cử chỉ, ánh mắt, hành vi đi kèm, xúc giác, visual cue, tactile cue... Có thể họ đã đọc sách của Piaget và cho rằng ở trẻ sơ sinh, NN cảm nhận đi trước NN diễn đạt trong khi tiếng khóc đòi bú của trẻ là những tiếng về NN diễn đạt đầu tiên, trước khi trẻ biết phát âm.

3/ Lý do thứ ba có 'thể là họ không phân biệt ngôn ngữ và ngôn ngữ nói . Khi một bé TK không nói được, họ kết luận là bé chưa có ngôn ngữ cho nên "đã không nói được thì thà là hiểu được một số câu". Họ không biết rằng ngôn ngữ là tiền đề của ngôn ngữ nói, và lối suy nghì như vậy lại càng làm cho trẻ không có được cái ngôn ngữ nói mà họ cho rằng bé không có.

Nếu con bạn chưa có ngôn ngữ nói, đừng tập trung dạy NN cảm nhận . Việc có nhiều từ, hiểu nhiều việc không thể làm cho bạn có ngôn ngữ được. Giả sử bạn học thuộc lòng cuốn Từ điển Anh - Việt, nó có làm cho bạn nói được tiếng Anh không?

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Ngôn ngữ và Ngôn ngữ nói

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 4 23, 2014 11:19 am

Édouard Claparède là chuyên gia tâm lý nhi. Ông ta có một "trò nghịch ngợm" nổi tiếng như sau. Ông gắn cái kim băng vào tay và bắt tay một bệnh nhân bị mất trí nhớ. Ngày hôm sau gặp lại, ông chìa tay ra bắt . Người bệnh nhân không hề nhớ được sự kiện bắt tay ngày hôm qua, vậy tại sao anh ta vẫn rụt tay lại và không hiểu tại sao mình làm vậy?

Để hiểu được việc này, bạn cần biết trí nhớ ngắn hạn (NH) và trí nhớ dài hạn (DH). Về mặt nhận thức, bệnh nhân mất NH, nhưng về mặt hành vi, bệnh nhân vẫn còn DH. Vậy thì trí nhớ DH không liên quan tới khả năng "nhớ lại" sự vật của chúng ta.

Đọc tới đây chắc bạn đoán ra tôi sắp suy luận ra sao. Trong giáo dục đặc biệt, giáo viên đôi khi dạy trẻ nhận ra sự vật, hình ảnh, bắt trẻ nhớ lại "memory recollection" mà không hiểu sự khác biệt của trí nhớ ngắn hạn, dài hạn hoặc khả năng nhớ lại. Điều này làm cho giáo viên loay hoay dạy mãi, dạy mãi nhớ hình ảnh và không đi lên mục tiêu kế tiếp được.

Graf & Schacter đã viết rất chính xác về đề tài này:
"Explicit memory is revealed when performance on a task requires conscious recollection of previous experiences ... Implicit memory is revealed when performance of a task is facilitated in the absence of conscious recollection."


Tạm dịch:
Trí nhớ "rõ ràng" lộ ra khi việc thực hiện một công đoạn nào đó cần chúng ta nhớ lại các trải nghiệm trước đó. Trí nhớ "ẩn dụ" lộ ra khi chúng ta làm công đoạn đó mà không nhớ lại sự việc".


Vậy thì việc một số bạn chủ trương chú trọng dạy thẻ hình ảnh cho trẻ, rồi cái phương pháp cho trẻ liên tục chụp ảnh trong não gì đó, nó trái ngược lại với những gì khoa học đã chứng minh. Tôi không nghĩ rằng người chủ trương các pp đó được đào tạo căn bản và có kiến thức vững chắc bên giáo dục đặc biệt và tâm lý. Điều này càng nguy hiểm khi họ đưa một pp phản khoa học ra, cổ động người khác làm theo.

Graf & Schacter viết như vậy, nó có ý nghĩa gì tới việc chúng ta can thiệp?

1/ Đừng chỉ dạy trẻ coi hình ảnh, học thuộc lòng và nghĩ rằng trẻ mà không nhớ được, thì không thể làm các công đoạn liên quan được. Ngưng ngay cái vụ chụp hình ảnh chớp nhoáng bằng cách cho trẻ coi hình liên tục.

2/ Đừng cho rằng nếu trẻ không làm được A thì sẽ không làm được B vì B "khó" hơn A. Vụ này tôi từng chứng minh tại buổi hội thảo trước dùng 2 học sinh làm ví dụ: một ở Mỹ, một ở VN . Hai em không biết đếm, không thuộc mặt số nhưng biết lấy đúng lượng yêu cầu, và biết thối tiền.

Đây là cái cốt lõi của giáo dục đặc biệt mà dân "ngoại đạo" thường thấy khó hiểu: "Làm sao một em không biết cộng trừ lại có thể thối tiền ? Làm sao một em không biết mặt số lại lấy đúng 5 hay 6 cái bong bóng theo yêu cầu?"

Khi cho các em TK học hình để phát triển NN hoặc nhận thức, có 3 loại hình khác nhau:

1/ Hình chưa thấy bao giờ
2/ Hình thấy rồi, và được cho coi nhiều lần
3/ Hình thấy rồi, được cho coi nhiều lần, và thỉnh thoảng lại có sự thay đổi trong hình

Tùy theo vùng nhận thức hoặc mục tiêu bài học, chúng ta dùng loại hình khác nhau.

(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Ngôn ngữ nói nhìn từ mục tiêu giao tế, xã hội

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 12 04, 2015 1:38 am

Một mặt phát triển khác của NN Nói là mặt pragmatics, tức là kỹ năng sử dụng NN nói trong các lĩnh vực sau đây

1/ Dùng NN với nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như để chào hỏi, để cho thông tin, để đòi hỏi gì đó, để hứa hẹn, để dọa nạt ...

2/ Thay đổi NN tùy theo nhu cầu và ngữ cảnh, ví dụ như nói chuyện với em bé khác với nói với người lớn, nói chuyện trong phòng nhỏ khác với nói ở sân trường ...

3/ Sử dụng theo giao tế ví dụ như thay phiên nói, nói chuyện có đầu đuôi, không lạc đề, lập lại câu nói khi người nghe chưa hiểu mình muốn nói gì, dùng NN cơ thể, thay đổi vẻ mặt theo nội dung câu chuyện ...

Các em gddb có khó khăn với mảng pragmatic thường nói những câu chẳng ăn nhập gì với chủ đề, hoặc nói những câu mà chúng ta cho là bất lịch sự, ví dụ đi ăn cơm với khách thì nói "sao bác ăn nhiều thế". Các 'em kể chuyện không mạch lạc, hoặc kể chỉ có một kiểu, không thay đổi. Cứ khoảng 10 ngàn em bé thì có 5 tới 15 em có Rối loạn về pragmatic, tạm dịch là Rối loạn NN Xã hội.

Các bé này sẽ có các triệu chứng khác nhìn như chậm phát triển ngôn ngữ, không thích giao tiếp xã hội (làm tưởng là Tự kỷ), nói lac đề, dành nói một mình.

Khi đi học, các bé này họ kém các bài về inference, có khó khăn không nhìn ra các chi tiết khi giao tiếp . Điều này làm các em rớt lại sau trong mộn học đọc / viết dù rằng nhận ra âm, phát âm không có vấn đề gì . Khi vào cấp 1, lúc chuyển từ giai đoạn "học đọc" qua "đọc để học", các khiếm khuyết này bắt đầu hiện rõ .

Có em coi tivi không chịu ăn cơm, mẹ la "Nam, ngồi lên bàn ngay cho mẹ" thì em sẽ leo lên trên mặt bàn ăn ngồi. Có em giật tóc bạn, cô hỏi tại sao giật tóc thì lại nói "tại bạn kêu con làm". Cô giáo hỏi "bạn nói gì", em trả lời "bạn nói: giật tóc tôi thì tôi mách cô'' ". Cô giáo không hiểu, nói "con nói sai rồi" thì bạn sẽ hét lên "cô là người nói láo . Bạn có nói câu "giật tóc tôi" mà".

Dĩ nhiên là Rối loạn NN xã hội như các ví dụ trên làm cho các em ít bạn, mất bạn khi trưởng thành, bị rắc rối với Nhà Trường. Khi còn nhỏ, các em cũng hay bị định rối loạn nhầm qua Tự kỷ . Các chuyên gia ngôn ngữ trị liệu thường dùng các test như LELF, Vineland Adaptive để dò Rối loạn ngôn ngữ xã hội.

Trẻ ADHD thường có luôn Rối loạn NN xã hội, vì vậy có vài nhà nghiên cứu cho rằng Rối loạn NN xã hội là các triệu chứng của ADHD sau này. Có các chuyên gia khác tin rằng Rối loạn NN xã hội luôn đi chung với rối loạn khác, vì vậy nó là triệu chứng của các Rối loạn khác cần tìm.

Một khi biết là Rối loạn NN xã hội, các chuyên gia NN trị liệu tập trung can thiệp các mục tiêu giao tiếp như Kịch, Thoại. Các mục tiêu bày tỏ tình cảm qua mand, bắt chước vẻ mặt, diễn tả tình cảm qua nét mặt dần được chuyển thành Kịch giao tế để dạy ứng xử.

hello.jpg
hello.jpg (6.46 KiB) Đã xem 23100 lần.


(còn tiếp)
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách.

cron