Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi admin » CN Tháng 3 31, 2013 10:06 pm

Các chuỗi bài viết cho Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH, 1/6/2013
*****************************************************************************************

TUỔI DẬY THÌ, CON GÁI

Những thay đổi về thể xác của con gái thường bắt đầu từ 7-14 tuổi. Chúng bắt đầu cao vọt lên, ngực lớn dần, có lông ở nách và bên ngoài của âm đạo, và có nước tiết ra từ vùng này. Giữ vệ sinh cá nhân bằng cách tắm hàng ngày, tắm các chỗ có lông dưới nách, và vùng âm đạo là quan trọng nhất.

Kinh nguyệt là bước chính của một em gái ở tuổi dậy thì. Nó là một trong nhiều dấu hiệu về thể xác để chuyển một bé gái thành một phụ nữ. Thời kỳ kinh nguyệt thường xảy ra trong vòng một hoặc hai năm theo sau các thay đổi trên. Khoảng 6 tháng trước khi có kinh nguyệt, một bé gái sẽ nhận thấy một lượng nước trong, tiết ra từ âm đạo nhiều hơn. Các em trung bình bắt đầu có kinh nguyệt từ khoảng 12 hay 13 tuổi, nhưng cũng có em có sớm hơn, khỏang 9 tuổi, hoặc có em có trễ hơn, khoảng 17 tuổi.

Khi phụ huynh thấy con gái của mình có những thay đổi về thể xác ở tuổi dậy thì, chúng ta nên bắt đầu nói về kinh nguyệt cho con mình. Ví dụ, người cha lo lắng khi thấy con gái mình la lớn và chạy vòng vòng quanh nhà mỗi khi nhìn thấy bất cứ tí máu nào, ngay cả khi bị đứt tay. Con gái đã không lấy lại bình tĩnh cho tới khi cha mẹ đặt miếng băng vết thương lên chỗ bị cắt. Trẻ sẽ phản ứng ra sao nếu máu chảy ra từ âm đạo? Chúng ta đề nghị gọi miếng băng vệ sinh là “miếng băng vết thương lớn”. Ngôn ngữ này sẽ giúp trẻ dễ chuyển tiếp sang việc bắt đầu có kinh nguyệt. Gia đình cũng nên bắt đầu thực tập các bước mang băng vệ sinh và thay băng thường xuyên trước khi ngày trọng đại này đến với bé.

Sau đây là vài đề nghị để giúp một em gái trong tiến trình có kinh nguyệt lần đầu:

- Bỏ phẩm màu lên quần lót của trẻ để em có thể biết bắt đầu có kinh nguyệt là như thế nào?
- Người mẹ nên thực hành các bước mang và thay băng vệ sinh. Nếu được, cho phép các em gái khác trong nhà nhìn thấy sự thực hành này.
- Để miếng băng vệ sinh (VS) và quần lót bằng hai màu khác nhau để trẻ biết miếng này cần được đặt vào chỗ nào trong quần lót.
- Mua nhiều loại băng VS khác nhau: độ to, nhỏ, dày, mỏng, có cánh hoặc không cánh, có mùi thơm khác nhau, và nhiều nhãn hiệu khác nhau.
- Làm một thời khóa biểu để trẻ biết cần thay băng VS mấy lần trong ngày. Sắp xếp giờ thay băng vào các giờ nghỉ ngắn trong ngày hoặc vào các giờ chuyển tiết. Nhớ rằng thời khóa biểu thay băng ở trường và ở nhà mà càng giống nhau thì việc chuyển tiếp giai đoạn có kinh nguyệt sẽ càng dễ dàng hơn. Tùy vào các ngày, trẻ có thể thay băng từ 3-6 lần trong ngày.
- Cho trẻ đọc sách và các sự thật về kinh nguyệt nếu được. Giải thích đầy đủ những bước của giai đoạn kinh nguyệt. Có những trẻ, thông tin nhiều quá sẽ làm chúng bị quá tải. Bạn là người định được con gái sẽ học được ở mức độ nào.
- Cuối cùng là chuẩn bị một buổi ăn mừng cho con gái khi con có kinh nguyệt lần đầu. Lớn lên trở thành một phụ nữ thật là thích thú và nên được ăn mừng!


TUỔI DẬY THÌ, CON TRAI

Những thay đổi bên ngoài của con trai thường bắt đầu ở tuổi 13. Một số em trưởng thành sớm ở tuổi 12, một số khác trễ hơn ở tuổi 17 hoặc 18. Nói chung, con trai dậy thì sau con gái khoảng 2 năm. Đặc điểm dậy thì của con trai bao gồm: lớn nhanh, tay và chân to lên, lượng bắp thịt tăng lên, giọng trầm, mọc râu trên mặt, nách, và nhiều lông ở vùng dương vât. Dương vật và hòn dái cũng to lên. Giống như con gái, các em trai cũng nên tắm mỗi ngày. Nhớ tắm sạch sẽ ở các vùng có râu, và lông.

Ở tuổi dậy thì, con trai thường bắt đầu xuất tinh. Nhiều trẻ đã mất bình tĩnh khi bị xuất tinh lần đầu, mà việc này thường xảy ra trong giấc ngủ. Có một người mẹ chia sẻ rằng con trai của họ đã không muốn làm bà thất vọng bởi vì con đã lớn và không làm ướt giường nữa. Vì thế khi cậu con trai xuất tinh, em đã sợ và không dám nói cho mẹ nghe vì sợ làm mẹ thất vọng. Hành vi của em càng nhiều cho tới khi em đã từ chối đi ngủ vào ban đêm. Việc này rất quan trọng nếu cha mẹ biết an ủi con mình việc xuất tinh không phải là đái dầm. Thêm vào đó, con trai có thể xuất tinh vào những thời điểm không thích hợp. Giải thích cho con đây là một phần xảy ra của tuổi dậy thì và chúng sẽ ngưng dần.

Sau đây là vài đề nghị để hỗ trợ một bé trai ở tuổi dậy thì:
- Đừng phản ứng quá mạnh hay quá yếu ớt khi trẻ xuất tinh. Nhớ rằng con trai của bạn có lẽ cũng không biết cái gì đang xảy ra cho chính em. Thay ra giường và nhờ em giúp bạn làm việc này.
- Bình tĩnh giải thích cho con việc gì sẽ xảy ra cho con ở tuổi dậy thì. Liên hệ việc xuất tinh với những thay đổi về thể chất mà con đang trãi qua, rồi giải thích rằng đây là một trong những thay đổi của tuổi dậy thì, con đang lớn lên để trở thành một người đàn ông.

VÀI LỜI NHẮN

Khi chúng ta nói về các bộ phận trên cơ thể con trai và con gái, chúng ta nên dùng những từ y khoa nhất quán. Rất khó cho trẻ tự kỷ hiểu được các khái niệm bằng ngôn ngữ. Vì thế khi trẻ còn bé, chúng ta thường dùng các từ ví von, ví dụ “bướm” thay cho âm đạo của con gái …, thì thật là rắc rối khi con đã trưởng thành mà còn dùng các từ này thay cho từ y khoa. Hãy chọn các từ trung hòa giữa Y khoa và cuộc sống hàng ngày rồi dùng một cách nhất quán.

Nếu mẹ không có ở nhà, nhất là khi bé đang vào giai đoạn trưởng thành, ai là người chăm sóc cho con gái? Con của bạn có đủ nhận thức ba mình thì được nhưng một ngườ đàn ông khác thì không được đụng vào mình không?

Các thống kê cho thấy các bé trai/gái bị lạm dụng tình dục, phần lớn là do người chung quanh, người mà gia đình tin tưởng hoặc không thể ngờ được. Bạn cần dạy con mình các kỹ năng gì để phòng ngừa, hoặc biết cách báo lại cho ba mẹ biết mình có thể bị xâm hại.

Các em TK trưởng thành cũng có thể có các hành vi bất ngờ với các em nhỏ hơn mình. Chúng ta cần dạy các em biết cách tránh các hành vi có thể rắc rối với pháp luật, các hành vi không được xã hội chấp nhận, nhất là khi xã hội chưa hiểu rõ về TK.

Các em TK trưởng thành nam hay nữ đều có thể có các hành vi mà chúng ta gọi không chính xác là thủ dâm. Chúng ta sẽ vờ đi như không biết hay sẽ ngăn chặn? Đó là hành vi bình thường của con người hay hành vi mà ba mẹ cần lên án?

Xuyen Tran
concuame.com

censored.jpg
censored.jpg (11.53 KiB) Đã xem 10258 lần.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi bichchau » T.Hai Tháng 4 01, 2013 6:23 am

Chào cô Xuyến,
Đối với con trai mình thì tuổi dậy thì cũng làm ba mẹ lo lắng vì cậu bắt đầu "bướng" , dở dở ương ương ....còn đối với con gái mình thì đúng là cả một trời lo lắng: nào là chuẩn bị theo hướng dẫn của cô, của chuyên gia, rồi là công tác tư tưởng cho anh Hai....cả nhà trông đợi ngày đó, như ra trận vậy. Vậy mà con gái chẳng "biết điều" tí nào, ương bướng gấp nhiều lần, khinh khỉnh mọi người (không thèm nói chuyện nếu không thích...nói, muốn làm gì thì làm , không thì thôi....). Thay đổi lớn nhất là con gái trầm hẳn đi, ít giỡn hơn và thích ngồi trong phòng một mình, cười tủm tỉm nếu nghe cả nhà nói chuyện gì đó vui có liên quan đến bé như bé đi chơi công viên nè, được cô khen nè... thích nằm với xung quanh là một đống gối : Ôm , gác , vắt gối qua mình và cả che mạt ...nhưng lại không chơi thú nhồi bông.
Mẹ và dì thay nhau"trực ca tháng " cho bé khi bé ở nhà , cảm ơn các cô giáo nhiều nhiều đã thương yêu chăm sóc bé khi ở trường. Mình cứ suy nghĩ và vẫn cứ lo cho bé mãi , đọc "vài lời nhắn " của Xuyến mình suy nghĩ nhiều lắm....
Cảm ơn các chuyên gia đã hướng dẫn tận tình những chuyện "ai cũng hiểu mà ...không biết phải nói, dạy con như thế nào" .
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 4 02, 2013 12:06 pm

Mình mới nói chuyện với cô Tường Anh về đề tài này (đang chuẩn bị cho hội thảo). Khi đi vào giới tính, luôn có yếu tố văn hoá. Bên này các em TK thành niên đang học nhảy đầm, trang điểm, diện quần áo đẹp đi lễ ra trường khiêu vũ, các việc liên quan tới việc hẹn hò, trai gái mới lớn. Đang bàn xem có lấy được ít phim tư liệu về chiếu cho phụ huynh VN coi tại hội thảo không.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 4 02, 2013 3:27 pm

Các thống kê cho biết vào đổ tuổi từ 11 tới 14 tuổi, các em TK có nguy cơ bị động kinh cao hơn. Khoảng 1/3 hay 1/4 các em ở độ tuổi này với IQ thấp hơn 70 sẽ bị động kinh lần đầu tiên. Vậy thì song song với các kiểm soát về giới tính, người chăm sóc cần biết theo dõi động kinh, phải làm gì nếu động kinh nặng.

Trong một nghiên cứu (Haracopos, 1995) theo dõi 81 người TK trưởng thành (từ 16 tớ 40 tuổi) thì khoảng 60 người sẽ có hành vi tìm cảm giác hoặc có hành vi tình dục với người chung quanh, 24 người sẽ có hành vi tìm cảm giác chỗ công cộng . Nghiên cứu này cũng cho thấy họ làm như vậy không phải vì động cơ ham muốn tình dục, mà là vì không được giáo dục, can thiệp giới tính, không hiểu việc mình làm không được xã hội chấp nhận.

Có hành vi tìm cảm giác với người khác, với các em nhỏ sẽ làm người TK rắc rối với pháp luật, nhất là khi ông toà không hiểu rõ về TK.

Một vấn đề nhức đầu khác là khi tìm cảm giác, các em sẽ không "giải quyết" được vấn đề nên sẽ làm liên tục quá mức bình thường, hoặc tìm các phương cách khác "gây sốc" hoặc gây hại cho cơ thể.

Nhiều gia đình đối phó với vđ trên bằng phương án bảo bọc, che chở quá đáng. Như vậy thì trẻ lại mất đi các cơ hội đụng chạm với thực tế để học, thực tập những gì được dạy. Trẻ sẽ yếu về mặt giao tiếp, tính toán tìm quyết định (decision making).

Tại Đan mạch là 1 quốc gia tương đối phóng khoáng về giới tính, họ quan niệm người TK trưởng thành có quyền được những hoạt động tình dục như bao người khác dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn và hạn chế của gia đình. Vấn đề đặt ra cho cha mẹ có con TK tại Việt nam là chúng ta sẽ có giới hạn ra sao, nhà trường sẽ phối hợp với chúng ta để dạy các gới hạn đó ra sao cho con cái chúng ta. Đừng hỏi là vấn đề giới tính, tình dục có xảy ra với con mình hay không, mà nên hỏi là bạn sẽ làm gì khi nói xảy ra.

Nguồn:
National Guidelines Task Force về vđ giới tính cho người TK trưởng thành
Haracopos, D. Hội thảo về TK và vđ giới tính
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi bichchau » CN Tháng 4 07, 2013 4:49 am

Đọc xong lại thấy lo và thương con quá!
phi đã viết:Vấn đề đặt ra cho cha mẹ có con TK tại Việt nam là chúng ta sẽ có giới hạn ra sao, nhà trường sẽ phối hợp với chúng ta để dạy các gới hạn đó ra sao cho con cái chúng ta.

Giáo dục tại VN chưa có quan tâm đúng nghĩa với vấn đề này đâu Phi ơi. Trong trường phổ thông cũng chưa có nói chi đến trường chuyên biệt. Lúc cháu mình học lớp bốn , chiều về nhà nói như vầy "Cô Tư ơi hôm nay cô con kêu về hỏi mẹ là kinh nguyệt là gì chớ cô không dạy....."", rồi lần khác cô cháu nhỏ lại bê sách hỏi tiếp là nhìn hình trả lời câu hỏi như vầy : Nhìn hình các em hãy trả lời thai nhi được mấy tuần tuổi ? Lúc đó mình phải nói : "thật sự là cô tư cũng không biết mà chỉ có bác sĩ ....
Đúng là nhà mình cũng đang nghĩ là cả nhà sẽ bảo bọc ...cho con và cũng lúng túng lắm .
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » CN Tháng 4 07, 2013 8:43 am

Hayda chị Châu ơi, đừng "chuyển" hết trách nhiệm cho nhà trường và xã hội chứ!!!?
Có câu "gđ và nhà trường"... đó thôi.
Em nghĩ ph mình cũng phải "cầm đèn chạy trước...ô tô" chứ ạ?
Sách về giáo dục giới tính...không thiếu đâu chị à, ra mấy hiệu sách kiếm là có mà. Với bé gái thì có cuốn "cẩm nang con gái", bé trai thì có "cẩm nang con trai". Có hình ảnh minh hoạ, có miêu tả chi tiết từng gđoạn p.triển trước và trong gđoan. Dễ hiểu cho con tự nghiên cứu trước, dễ cho ph cùng con đọc và "nhân tiện" hướng dẫn con luôn..
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 4 07, 2013 11:44 am

Hi Mỹ,

Có lẽ ý chị Châu nói về "application", thực hành trong cuộc sống ra sao. Sách như "cẩm nang" đi vào "fact" nhiều, nói các hiện tượng A hay B nào đó ví dụ như A là gì, tuổi nào có B. Để mình cho 1 ví dụ cụ thể mà mẹ bé H hỏi mình. Sách dạy kế hoạch hoá gia đình thì có, nhưng giờ tôi dạy cháu H ra sao đây? (H 17 tuổi). Mẹ H sợ dạy như sách thì vẽ đường cho hươu chạy, mà không dạy để H lỡ dại thì cũng mệt. Mà dạy thì dạy cỡ nào thì vừa? Dạy cụ thể ra sao?

Sách cẩm nang nhiều vì dễ viết, có thể dịch thẳng từ sách nước ngoài. Sách về ứng dụng hiếm vì phải được viết dựa trên kinh nghiệm của người viết và nền tảng văn hoá của xã hội và hiểu được giới mà mình viết. Viết mà không hiểu giới mình viết thì các em cho vào sọt rác vì nó có tính áp đặt. Còn viết mà không dựa trên nền tảng văn hoá thì nó "Tây" quá, không hợp văn hoá Việt Nam hoặc gia đình sẽ không chấp nhận. Còn viết mà không có kinh nghiệm thực tiễn thì sẽ không đưa ra được bài học, lời khuyên cụ thể cho gia đình áp dụng. Ông Mike (cố vấn tâm lý cho trẻ cấp 3) tại học khu mình, ông ta gần 60 tuổi mà các em rất mến ông ta, coi như bạn, từ các em "ngoan" cho tới các em "quậy". Những người như vậy có khả năng làm việc tốt với cả cha/mẹ và các em.

Trong trường hợp của H, khi mà ngành tâm lý cố vấn trẻ thành niên chưa phát triển, chư có các ông Mike thì khó mà có sách hay để tham khảo. Mình nói "phát triển" đây là được ứng dụng trong thực tế nhé. Về ứng dụng thì chúng ta kém lắm. Trong 1 lần survey mình hỏi khoảng 30 em từ các trường công lập cũng như trường quốc tế là "tại sao trồng cây thì mát", phần lớn các em nói "tại nó che nắng". Nhưng khi hỏi "vậy sao không xây mái tôn vì mái tôi cũng che nắng vậy" thì phần lớn các em bí (mà hình như cô giáo cũng bí :D ). Đó, kiến thức môn sinh vật thì em nào cũng thuộc làu làu, nhưng 1 ứng dụng căn bản thì ...
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » CN Tháng 4 07, 2013 3:16 pm

@Anh Phi: Cuốn sách em nói đó cực hay luôn, có tất cả những gì mình muốn.
Những gì anh vừa "liệt kê" thì đều có câu trả lời.
Điều q.trọng trước tiên phải bắt đầu từ chính sự "sẵn sàng" của ph.
Chẳng có gì trên đời là dễ dàng cả, anh ạ. Nhưng nếu mình quyết "đi" ắt sẽ tìm ra cách - dù thực tế có nhiều cách để lựa chọn.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi bienca » T.Năm Tháng 4 25, 2013 6:21 pm

Mấy ngày hôm nay em đọc mấy vụ xâm hại trẻ em anh chị ạ, rồi những tội phạm hiếp dâm trẻ em tuổi đời còn rất trẻ, vì không biết pháp luật, vì xem mấy bộ phim ngoài luồng mà nghĩ mình đã hiểu, đã đủ đầy kinh nghiệm. Vậy là những hiểu biết về giới tính còn chưa đủ ngấm hay quá ít ỏi để biết tự kìm chế mình, để hành xử đúng vừa thỏa mãn mình và phù hợp với pháp luật và đạo đức.

Ở VN, chắc giới tính vẫn là vấn đề úp úp mở mở phải không ạ? Kín đáo chưa hẳn là kín đáo, mà công khai cũng không hẳn công khai. Cảm nhận (chủ quan) là mình vẫn bị một cái gì đó (siêu hình) đè nén, coi nhu cầu ấy tầm thường, và dễ chế ngự. Nhưng mà thực tình thì như có "sóng ngầm" bên trong.

E không phải là người khéo chuyển hóa kiến thức ra thực tế, có làm mới biết mình vấp váp, rồi sửa (mà có những cái sai thì không bao giờ sửa được). May mà chưa bị sai gì mà không sửa được. Đọc toàn bộ cuốn gì gì của một tác giả đầu tiên của VN viết về lĩnh vực này, thía mà nước đổ đầu vịt ra ngoài đời vẫn như chẳng biết gì hết, hic hic.

Lan man nghĩ không biết anh chị đề cập vấn đề này theo cách nào đây, kín hay hở, tự do theo Âu Mĩ hay hạn chế kiểu châu Á hihi. Và giá như anh chị có một bảng hệ thống trẻ em từ lứa tuổi nào đến lứa tuổi nào nên được biết/dạy cái gì, để những bé em dễ hình dung ra con đường mình sẽ đi/đang đi đã vượt qua được cửa ải nào chưa?
bienca
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 6 13, 2011 8:12 pm

Re: Hội thảo KHI TRẺ TỰ KỶ TRƯỞNG THÀNH / giới tính

Gửi bàigửi bởi bienca » T.Năm Tháng 7 11, 2013 5:59 pm

Anh Phi, chị Xuyến ơi (suýt nhầm thành anh Xuyến, chị Phi ah),

Anh Chị có thể cho biết cách mà bên US phát hiện và hướng nghiệp cho trẻ TK không? Em không rõ con em sẽ theo được giáo dục phổ thông đến lớp mấy anh chị ạ. Được nói chuyện với một số phụ huynh khác, em biết những khả năng "khác lạ" của trẻ TK hồi nhỏ lớn lên không phát huy được, hoặc rơi rụng hoặc chẳng sử dụng vào mục đích nào có nghĩa. Em được nghe một anh có con biết chơi đàn, anh kể nó chơi rất hay, mà rồi không sử dụng được khả năng ấy để làm việc được. E cảm ơn các Anh Chị.
bienca
 
Bài viết: 95
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 6 13, 2011 8:12 pm


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách.

cron