Các trao đổi với phụ huynh / case study

Các trao đổi với phụ huynh / case study

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 03, 2013 1:59 pm

Hôm nay rảnhh, tôi ngồi viết vắn tắt lại các trao đổi với phụ huynh trường Ban Mai để chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.

Case 1: phụ huynh hỏi về việc dẫn con đi siêu thị. Nội dung xoay quanh việc nên "dẫn đi ngay" hay "chuẩn bị kỹ trước khi đi".

Nhìn chung, CCM dùng chữ Học ngoại khoá thay vì Đi dã ngoại để phân biệt 2 cách tổ chức.

Học ngoại khoá tức là trẻ học các công đoạn của một buổi đi ra ngoài khuôn viên trường, ví dụ như có công đoạn gọi xe taxi, phải làm gì khi tới nơi, tại sao chúng ta tới đó, tới đó chúng ta mua những gì. Vì buổi đi gồm nhiều học sinh nên bài học cho mỗi học sinh cũng khác nhau tuỳ theo mức độ nhận thức.

Đi dã ngoại tức là dẫn đi một cách tự phát, không cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Một hình thức cho trẻ quen với môi trường hỗn loạn bên ngoài xã hội.

Vậy nên làm kiểu nào? Xin thưa là nên làm cả 2 kiểu. Phụ huynh nên làm kiểu dã ngoại, còn nhà trường nên làm kiểu học ngoại khoá.

Điểm mạnh của Học ngoại khoá là chuẩn bị nền cho trẻ, nên một khi đi siêu thị được, trẻ cũng sẽ đi các chỗ khác một cách dễ dàng. Bài học của bé N khi đi nha sĩ về nền tảng không khác bài học của HN hay BA khi đi siêu thị. Điểm yếu của Học ngoại khoá là phải chuẩn bị mất thì giờ, và thường phụ huynh không có thì giờ hay đủ chuyên môn để soạn đầy đủ các bài học. Khi đi về thì cần có bài ôn để củng cố kiến thức cho nên việc dẫn trẻ đi mà phải chuẩn bị quá nhiều sẽ mất thì giờ, gây stress cho phụ huynh.

Điểm mạnh của Đi dã ngoại là dễ làm, hứng lên thì đi. Học sinh không bị stress vì không có bài học đi kèm. Điểm yếu là vì không làm theo nền, khi đi bác sĩ, đi một nơi khác, trẻ lại phải học từ đầu. Khi đi siêu thị quen, chỉ cần người ta thay đổi vị trí các quầy hàng, trẻ sẽ bối rối.

Học sinh TK nhìn chung thiếu khả năng tổng quát hoá (generalization), cho nên khi dạy các em gì đó, chúng ta cần dạy nền trước. Nếu không dạy kỹ năng nền, chúng ta sẽ không thể nào dạy các em hàng trăm ngàn bài học để đối phó với hàng trăm ngàn ngữ cảnh khác nhau ngoài đời được.

Case 2: Bé nổi giận vì xin chơi laptop của mẹ và mẹ từ chối (vì chơi đủ rồi)

Bé N thường xuyên nổi giận vì khi xin chơi nhiều lần và bị mẹ từ chối. Khó khăn của bé N nằm ở chỗ "inability to deal with uncertainty." / bé không chịu nổi việc gì đó không rõ ràng. Kết hợp với các bài học về nếu / thì và TKB trong lớp, tôi đã nhờ PH bé N làm việc sau tại nhà:

1/ Làm 3 hình laptop gắn vào máy laptop mà bé hay đòi
2/ Mỗi lần bé xin chơi, gỡ 1 hình ra bỏ vào 1 cái hộp
3/ Khi còn 1 hình cuối cùng, cho bé biết đây là lần cuối

Tối hôm qua mẹ bé N cho biết kết quả thành công, bé không còn đòi chơi thêm nữa. Tại sao chúng ta chọn cách này cho bé? Vì bé N chưa hiểu tốt khái niệm nếu / thì, khả năng đối phó với việc không rõ ràng kém, nhưng khái niệm TKB tốt . Cho nên đây là cách hiệu quả nhất . Tuy nhiên đây vẫn chỉ là chữa phần ngọn . Một khi bé học tốt TKB và Nếu / Thì, chúng ta muốn bé N học bài ở nhà tốt, sau đó tới xin mẹ chơi laptop. Đó là mục tiêu sau cùng.

(khi nào rảnh tôi sẽ viết tiếp)
Sửa lần cuối bởi phi vào ngày CN Tháng 3 03, 2013 6:16 pm với 1 lần sửa.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Bài học Giao tế

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 03, 2013 3:10 pm

Bài tập đọc cho các em làm quen với khái niệm thay đổi, chấp nhận và không bùng nổ khi sự việc không xảy ra theo ý mình. Bài này có thể cho HS đọc, kể cho HS nghe, hoặc cô đóng vai bọ cánh cam trong giờ Giao tế, tuỳ vào trình độ nhận thức của từng em.

Dạng bài này rất tốt cho các trò chơi giao tế, cho mỗi em đóng một vai trong quy trình từ trứng sang côn trùng, sang bọ và bọ cánh cam.

Story-10-Vietnamese.pdf
(169.21 KiB) Đã tải về 1440 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách.

cron