Khó khăn tìm từ diễn đạt

Khó khăn tìm từ diễn đạt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 11 30, 2012 2:54 pm

Khi nói về ngôn ngữ, đầu tiên chúng ta cần tách rời 2 khái niệm là "ngôn ngữ / language" và "tiếng nói / speech". Đó là 2 phần của cái chúng ta hay gọi chung chung là ngôn ngữ. Trẻ có ngôn ngữ / language nhưng không có tiếng nói / speech vẫn có thể giao tiếp với người khác. Tiếng nói / speech chỉ là 1 cách để chuyển tải ngôn ngữ / language mà thôi.

Con người sinh ra bản chất đã có ngôn ngữ chưa (innate hay không innate) thì chúng ta sẽ không bàn ở đây, vì các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng đã bàn cãi hàng chục năm qua mà chưa ai chịu ai (ai muốn tìm hiểu thêm thì đọc các nghiên cứu của Noam Chomsky http://en.wikipedia.org/wiki/Noam_Chomsky).

Từ ngôn ngữ / language qua tiếng nói / speech là cả 1 vấn đề phức tạp, bao gồm việc ghép lại các ý tưởng, tình cảm, cảm xúc thành tiếng nói rõ ràng (articulation). Bất cứ công đoạn nào có trục trặc, trẻ sẽ có vấn đề với ngôn ngữ nói: từ công đoạn hình thành ý tưởng trong đầu, cho tới các tín hiệu thần kinh truyền xuống vùng miệng, cho tới việc điều khiển lưỡi, các bắp thịt để phát ra âm. Chỉ có SLP (NN Trị liệu) khám trực tiếp mới có thể biết được 1 phần, cho nên câu trả lời "tại sao con tôi không nói được" không thể trả lời qua diễn đàn. Bài này viết để phân tích thêm 1 trong các công đoạn chuyển từ ngôn ngữ / language qua tiếng nói / speech mà PH (eg nguyenmy) hỏi ở chủ đề <Hỏi đáp>.

Khi chúng ta học các từ mới, chúng ta chứa nó trong não (mental lexicon), là một vùng trí nhớ đường dài . Đường dài là sao? Là nó được giữ ở đó cho suốt cuộc đời, và các ý nghĩa biến đổi được bổ xung. Ví dụ như lúc nhỏ học chữ "cà chua" thì biết là quả cà chua, nên nạp vào bộ nhớ là "quả cà chua". Lớn lên nghe câu "thằng đó cà chua quá" nên vào bộ nhớ, bổ xung nghĩa mới của từ "cà chua", đó là ý của chữ "đường dài".

Khi cần dùng từ "chuối", não bộ chúng ta vào đó lục, lấy nó ra dựa trên 2 nguyên tắc chính sau:

- Ý nghĩa, định nghĩa của từ muốn nói
- Cấu trúc văn phạm của từ muốn nói, vd "cà chua" dùng như danh từ (con muốn cà chua) hay tính từ (bạn cà chua quá)

Vậy thì trước khi rút ra được từ để nói, trẻ phải chép vào đựợc bộ nhớ ý nghĨa của từ đó bằng một cách nào đó chứ không phải chỉ bằng âm thanh, vd như "cà chua" thì được ghi lại bằng hình ảnh quả gì đó màu đo đỏ, hay ăn chua chua, hay rờ thấy mềm mềm ... Bạn tưởng tượng một bé không thể nhìn, sờ mó, nếm, mà chỉ nghe và nói được, bạn sẽ thấy bé đó khó khăn ra sao khi học nghĩa của chữ "cà chua".

Trẻ có khó khăn tìm từ, thì tuy hiểu câu hỏi, nhưng nhìn vào thì có vẻ không hiểu vì trẻ đứng sững, không thể trả lời dù chỉ là 1 từ đơn giản, vd như "con muốn nước hay sữa"? Trẻ nào có thể có vđ này ? Trẻ TK, có khó khăn ngôn ngữ, rối loạn khả năng đọc http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=143


"Dạo này, em thấy con hay nhìn nhìn em, đôi lúc dùng tay xoay mặt mẹ tập trung vào mặt con, rồi sau đó con nhếch nhếch miệng, dùng khẩu hình để nói nói gì đó nhưng k phát ra âm thanh nào.


Đầu tiên bạn cần biết xem bé có hiểu/có chép từ nào đó vào bộ nhớ đường dài chưa đã. Dùng "nhìn hành vi mà đoán chữ", vd như bạn và bé đang ngồi trong chùa, chung quanh im lặng, bạn muốn bé đi uống nước nên bạn ra hiệu bằng tay, bé nhìn, hiểu ra và chạy ra ngoài uống nước rồi chạy vào, vậy là bé đã có ghi chú được khái niệm "nước" trong đầu (Bạn tìm phương cách thích hợp cho trình trạng của bé nhé).

Kế tiếp, bạn cần xem khái niệm "nước" này có được gắn với âm thanh không. Điều này dễ vì bạn có thể nói chữ "nước" trong các ngữ cảnh khác nhau và quan sát xem bé hiểu không.

Khúc sau cùng lại là cái khó nhất, nếu bạn cầm ly nước hỏi, bé không nói ra được chữ "nước" thì sao? Nếu bạn mớm bằng cách phát âm chữ "n" và bé nói được, bạn nên tiếp tục như vậy để giúp bé tìm từ ngày càng nhanh lên, còn tại sao thì vẫn không thể giải thích qua diễn đàn (mà phải cần 1 SLP, hoặc 1 SLP + 1 BS Tâm thần nhi). Bạn tiếp tục tìm các vốn từ bé đã biết, dạy thêm các từ mà bé đã có khả năng phát âm (dạy qua mọi kênh như nhìn, nếm, sờ, nghe ...), và mớm phụ âm đầu cho bé nói. Song song thì bạn dùng hình ảnh để dạy các từ mời (kết hợp với các kênh khác như nói ở trên). Nếu bé đang theo ABA thì bạn chọn các hình mà bên ABA đang dùng trong phần discrete trial / cắt nhỏ công đoạn của họ.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách.

cron