Những bài viết/dịch của chuyên gia Tường Anh

Những bài viết/dịch của chuyên gia Tường Anh

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Ba Tháng 2 10, 2009 10:57 pm

RỐI LOẠN KHẢ NĂNG SUY LUẬN -
PHƯƠNG CÁCH YỂM TRỢ ĐỂ HÒA NHẬP VÀ CHẤN CHỈNH GIÁO ÁN/GIÁO HUẤN NHẰM THĂNG TIẾN KHẢ NĂNG TIẾP THU NGÔN NGỮ


Tác giả: Ann Logsdon, http://www.about.com,
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, M.A., Ngôn Ngữ Trị Liệu


Việc yểm trợ nhu cầu của học sinh có rối loạn trí suy luận, khuyết tật trong tiếp thu ngôn ngữ, mù chữ (dyslexia) và tiếp thu âm thanh gồm có:

· Trình bày tài liệu bằng chữ ngắn, với ngôn từ trực tiếp;
· Lựơc bỏ những chi tiết không cần thiết hay những gì mang tính không-không (“Không nên không điền câu số 4”);
· Tránh loại bài chọn lựa (multiple choice) đòi hỏi phải phân tích ngôn ngữ phức tạp. Thay vào đó, chú trọng trên chi tiết chính và dữ kiện nào cần để nắm bắt chủ đề dậy;
· Cho học sinh them thời gian để nghe, nghĩ, và hình thành ý tưởng riêng đối với những tài liệu các em đọc và nghe trong lớp;
· Cho phép học sinh thảo luận về bài vở với bạn bè và với giáo viên để các em nắm rõ hơn; và
· Dùng các nhắc nhở bằng hình ảnh, chữ viết cũng như các dự án sử dụng kinh nghiệm trực tiếp nhằm cho phép học sinh thâu nhận kiến thức về tài liệu giảng dậy khi các em sử dụng khả năng hình ảnh của mình.

Yểm trợ rối loạn Trí Suy Luận – Các phương cách giáo viên và phụ huynh có thể ứng dụng:

· Thâu lại lời giảng và bài vở để các em nghe lại tại nhà trong lúc làm bài tập ở nhà;
· Nhờ giáo viên, phụ giáo, bạn học, hay những ai thích hợp viết lại hay giảng lại bài giảng;
· Đơn giản hóa từ vựng trong bài. Giảng lại bằng cách bỏ đi những từ hay mệnh đề không cần thiết hoặc có không-không;
· Giúp trẻ tóm ý những gì trẻ đọc rồi viết vắn tắt đại ý bằng những từ dễ hiểu;
· Cho trẻ xem mẫu những bài tốt, chỉ ra những điểm phải có đã cộng góp vào chất lượng tốt của bài. Xét lại để bảo đảm trẻ hiểu những yếu tố phân dị bài tệ và bài tốt;
· Tách bài lớn thành nhiều bước nhỏ;
· Ghi chú những phần quan trọng nhất trong bài giảng hay bài đọc. Dùng bút tô mầu chúng (highlighter), và viết lại chúng bằng từ đơn giản, chính xác;
· Thiết lập một hướng dẫn học tập trong đó có từ vựng chính với định nghĩa, gợi ý câu hỏi, và một câu rõ ràng về mục đích học tập của bài đọc đó hay công tác đó;
· Cho trẻ sử dụng đa dạng những thể thức hình ảnh, chữ viết, video, computer hoặc bất kỳ phương cách nào trong tầm tay để trẻ có thể vận dụng khả năng hình ảnh của trẻ, hầu có thể hiểu bài vở và diễn tả sự hiểu biết của mình; và
· Cho phép trẻ dùng những thể thức hình ảnh, chữ viết hay các dự án như phương án thay thế cho các bài viết hay bài thuyết trình nếu có thể.
· Cho phép trẻ dùng những kỹ năng đa giác quan.

ConCủaMẹ.com
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Phân Biệt Giữa Rối Loạn Khả Năng Thẩm Định Âm Thanh Trung Tâ

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Ba Tháng 2 10, 2009 10:59 pm

Phân Biệt Giữa Rối Loạn Khả Năng Thẩm Định Âm Thanh Trung Tâm Và Rối Loạn Trí Suy Luận

Tác giả: Kathy Fahey Ph.D., CCC-SLP,11/29/2004, /www.speechpathology.com
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, M.A., Ngôn Ngữ Trị Liệu
Ghi chú: Rối loạn khả năng Thẩm Định Âm Thanh (TĐAT) hay Rối loạn khả năng Thẩm Định Âm Thanh Trung Tâm (TĐATTT) là hai trong số nhiều danh từ để chỉ cùng một khiếm khuyết. Đây cũng là hai danh từ mới nhất.


Đâu là sự khác biệt giữa rối loạn TĐATTT và rối loạn trí suy luận?

Từ “processing” (mà chúng tôi dịch là thẩm định ở Thẩm Định Âm Thanh, hay suy luận ở Trí Suy Luận) đã gây nhiều cuộc tranh cãi, nhiều nỗi bất nhất trong cộng đồng các chuyên viên thính giác, chuyên viên trị liệu ngôn ngữ, chuyên viên tâm lý, giáo viên, và phụ huynh. Những danh từ như trí suy luận, thẩm định âm thanh trung tâm, thẩm định âm thanh, khả năng đánh vần hay nhận thức và tiếp thu âm thanh được sử dụng để gọi tên những gì con người thực hiện khi họ nhận, nhận thức, diễn giải và hiểu ngôn ngữ, hay khi họ không thực hiện được một hoặc nhiều những bước này trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ. Những định nghĩa khác nhau đã được đề khởi cho mỗi danh từ nói trên. Thí dụ, rất nhiều định nghĩa đã xuất hiện trong sách vợ về thẩm định âm thanh trung tâm và các rối loạn của nó. Hiệp Hội Tiếng Nói – Ngôn Ngữ - Thính Giác Hoa Kỳ đã phổ biến các định nghĩa từ năm 1990, và đến 1996 cung cấp thêm nhiều thông tin về độ phức tạp của những rối loạn này. Định nghĩa năm 1990 có cả phần mô tả những hành vi liên đới đến những giai đoạn thuộc vào quy trình hoạt động của não bộ có trách nhiệm với khả năng thẩm định các thông tin ngôn ngữ và không ngôn ngữ.

Rối loạn TĐATTT là những khiếm khuyết trong quá trình thẩm định những dấu hiệu âm thanh mà không do khiếm khuyết thính giác, xúc giác, hay trí hiểu. Đặc biệt, rối loạn TĐATTT nói đến những giới hạn trong quá trình chuyển tiếp, phân tích, sắp xếp, chuyển hóa, thu nạp, phục hồi, và sử dụng các thông tin chứa đựng trong các dấu hiệu âm thanh. Quá trình này liên hệ đến khả năng nhận thức, hiểu biết, và ngôn ngữ. Những khả năng này khi tương tác thích hợp sẽ cho kết quả là khả năng tiếp thu ngôn ngữ thụ động: chú ý, phân biệt, nhận ra các dấu hiệu âm thanh; chuyển hóa và tiếp tục chuyển tiếp thông tin qua hệ thần kinh trung ương; soạn lại, xếp loại và cộng góp thong tin ở cấp độ nhận thức thích hợp; lưu trữ và phục hồi âm thanh một cách hiệu quả; tái lưu trữ, vận dụng kiến thức âm vận, ngữ pháp và giao tế; rồi kèm ý nghĩa vào dòng suối thông tin âm thanh thông qua ý niệm ngôn ngữ hay không lời (ASHA, 1990, pp. 13).

Một định nghĩa khác của TĐATTT do Task Force on Central Auditory Processing Consensus Development (ASHA, 1996) cũng chú trọng trên yếu tố hành vi của rối loạn này.

TĐATTT là cơ chế và vận hành có hệ thống của thính giác chịu trách nhiệm những hành vi sau:

· Định vị âm thanh
· Phân biệt âm thanh
· Nhận biết mẫu thể âm thanh
· Các vận hành của tai (dội âm, phóng âm…)
· Vận hành thính giác khi có âm thanh chen vào trong môi trường
· Vận hành thính giác để lọc âm thanh chen trong môi trường

Những cơ chế vận hành này cũng hoạt động tương tự với lời nói hay âm thanh không phải là lời nói, và ảnh hưởng nhiều lãnh vực, trong đó có tiếng nói và ngôn ngữ. Chúng liên đới đến thân kinh cũng như hành vi.
Nhiều cơ chế vận hành này tham gia trong quá trình nhận biết và phân biệt âm thanh. Các cơ chế khác phục vụ riêng cho âm thanh, trong nhiều một số lại không. Do đó, danh từ TĐATTT gói gọn về những hoạt động nào phục vụ quá trình thẩm định các dấu hiệu âm thanh (1996).
Định nghĩa thứ nhì này không chỉ biệt hóa bước thẩm định âm thanh, mà còn phân biệt những bước không liên hệ đến dấu hiệu âm thanh. Sự phân biệt này dẫn đến thảo luận rộng rãi hơn về quá trình thẩm định ngôn ngữ. Hãy xem xét những bước chúng ta sử dụng để nhận, nhận thức, phân tích, lưu trữ, phục hồi, thành lập và sản xuất ngôn ngữ. Thí dụ, chúng ta có thể dùng tiếng câm để chuyển và hiểu thông điệp. Những cá nhân điếc hay lãng tai thẩm định ngôn ngữ mà không dùng đến thính giác. Chúng ta “đọc” những dấu hiệu (biểu cảm mặt, tư thế thân thể, cử điệu) khi chúng ta giao tiếp với người khác và biết rằng những dấu hiệu ấy đôi khi yểm trợ, và cũng đôi khi không hề yểm trợ những thông điệp chúng ta nghe được. Văn viết là một phương cách khác để chúng ta thẩm định ngôn ngữ mà không có âm thanh trực tiếp. Phát triển khả năng viết và đọc chắc chắn được khởi phụ bởi kiến thức tiếng nói và ngôn ngữ, nhưng sự phát triển này khả dĩ mà không có âm thanh. Những ví dụ này cho thấy khả năng thẩm định âm thanh tồn tại trong hỗ tương với khả năng thẩm định âm thanh, nhưng cũng biệt lập khỏi nhau.
Trong thập niên 80, những nhà nghiên cứu và các nhà chủ thuyết tranh luận về quá trình thẩm định dưới lên hay trên xuống của việc học ngôn ngữ. Chủ thuyết dưới lên nhấn mạnh việc nhận và nhận thức chính xác những thông tin của giác gua trước khi phân tích ở độ cao nhất và tìm ra ý nghĩa. Chủ thuyết trên xuống nhấn mạnh vào ảnh hưởng của khả năng suy luận cao trên quá trình phân tích. Các phương thức được tìm hiểu qua kinh nghiệm và được sử dụng để đoán định về thông tin từ giác quan.
Các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu và chuyên viên thính thị được phụ huynh, giáo viên và nhiều thành phần khác tìm kiếm để yêu cầu điều tra bản chất khó khăn thẩm định nơi học sinh. Rất cần thiết để thu thập đủ dữ diện qua bệnh án để có bức tranh hoàn tất về ưu điểm và nhu cầu của học sinh. Khó khăn khi tập trung chú ý, rối loạn ngôn ngữ, khiếm khuyết học tập, khiếm thính và ngay cả việc một học sinh nói hai thứ tiếng đối với một số học sinh có thể bị coi như có “rối loạn thẩm định.” Mục tiêu của quá trình khám thẩm định nên phân định được những rối loạn liên hệ hoặc ghi nhận sự hiện diện của chúng, và rồi mô tả bản chất và mức độ của các rối loạn thẩm định, cũng như việc những rối loạn ấy liên đới đặc biệt đến ngôn ngữ hay liên đới rộng lớn hơn đến những thông tin âm thanh hoặc không lời. Các chuyên viên thính thị, trị liệu ngôn ngữ hay tâm lý có thể cộng tác để đưa đến chẩn đoán.
Sự có mặt của rối loạn TĐATTT đòi hỏi những mục tiêu chữa trị và phương án liên quan đến sắp xếp lớp học, điều chỉnh giảng huấn, phương pháp can thiệp, và phóng lớn âm thanh. Nếu có rối loạn ngôn ngữ, mục tiêu chữa trị và phương án nên chú tâm vào điều trị giảng huấn, và các biện pháp can thiệp nhằm vào các lãnh vực rối loạn ngôn ngữ ấy, và việc sắp xếp phòng ốc lớp học.

Kathleen Fahey, Ph.D., CCC-SLP là giáo sư, và là trưởng khoa Rối Loạn Truyền Thông tại Đại Học Northern Colorado. Bà là tác giả cuốn “Phát Triển Ngôn Ngữ, Những Khác Biệt, và Những Rối Loạn: Một Viễn Cảnh cho Giáo Viên Giáo Dục Phổ Thông và Đặc Biệt, Các Chuyên Viên Ngôn Ngữ Trị Liệu Làm Việc Trong Trường Lớp” và nhiều bài viết, nhiều phần trình bày. Bà Kathleen dậy các lớp về âm vận và ngôn ngữ ở bậc cử nhân và cao học.

ConCủaMẹ.com
Sửa lần cuối bởi xuyen vào ngày T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:03 pm với 1 lần sửa.
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

GỢI Ý VỀ NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ TRONG PHỔ TỰ KỶ

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:01 pm

GỢI Ý VỀ NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ TRONG PHỔ TỰ KỶ
Tác giả: Gray Miller, trích Autism.lovetoknow.com,
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, M.A, Ngôn Ngữ Trị Liệu


Vì phổ khó khăn các em kinh qua về truyền thông, không có gì ngạc nhiên nếu có rất nhiều gợi ý về trị liệu ngôn ngữ dành cho các em TK. Đặc biệt khi các em được chẩn định và can thiệp từ tuổi thơ, bài viết này có thể hữu dụng trong quá trình các em phát triển thành những người trưởng thành khỏe mạnh.

Mục Tiêu
Hiệp Hội Nghiên Cứu Quốc Gia (Hoa Kỳ) đã thảo bốn mục tiêu cho quá trình trị liệu ngôn ngữ:

1. Chữa trị sớm (trong đời trẻ) và chữa trị thường xuyên là tốt nhất.
2. Chữa trị nên dựa nên những lãnh vực thực tế cho đời sống của trẻ.
3. Khả năng tự ứng nên được khuyến khích khi mà khả năng truyền thông phát triển.
4. Mỗi kỹ năng nên được ứng dụng vào nhiều tình thế trong cuộc sống của trẻ.

Đã có những mục tiêu như thế, các phương thế để đạt đến mục tiêu sẽ rất đa dạng. Có phương pháp liên quan việc đến gặp các chuyên viên (có bằng hành nghề) trong khi một phương pháp khác có thể có các lần chuyên viên đến nhà. Phương pháp thứ nhì thường có hiệu lực hơn vì không phải đưa trẻ đến một môi trường không quen thuộc và vì thế có thể chú tâm hơn trên phương pháp điều trị. Tuy nhiên, những lần chuyên viên đến nhà riêng là phương pháp tốn kém tài chánh.

Sự đa dạng của những sáng kiến trị liệu ngôn ngữ dành cho các em TK
Có rất nhiều dạng nhóm khác nhau, qua đó các bài trị liệu ngôn ngữ có thể được phân chia. Những bài trị liệu chú trọng trên 4 lãnh vực chính mà thường các em TK thường có khó khăn:

Không lời
Việc sử dụng cử điệu, tư thế thân thế, hay biểu cảm mặt để truyền thông là phần chủ yếu của tương tác con người. Tiếng câm dùng tất cả những điểm trên đây và đặc biệt vô cùng hữu dụng với trẻ dưới 3 tuổi. Một hình thái khác của trị liệu với ngôn ngữ không lời (hay thích hợp là ngôn ngữ trứơc khi trẻ biết nói) là “bắt chước” khi mà chuyên viên dùng miệng của mình để hình thành chữ mà không nói thành âm, rồi khuyến khích trẻ bắt chước những hoạt động của bắp thịt.

Cũng có nhiều phương pháp đầy tính kỹ thuật tinh tế dành cho trị liệu ngôn ngữ không lời. Nổi bật nhất có lẽ là Hệ Thống Truyền Thông Dùng Hình (Picture Exchange Communication System – PECS) Được phát triển bởi nhóm Pyramid Educational Consultants, hệ thống này dùng hình vẽ và hình ảnh để khởi phụ truyền thông. Với chú trọng trên khả năng “tự gợi” khi truyền thông, hệ thống này được sử dụng bởi cả trẻ em lẫn người trưởng thành nào có khó khăn truyền thong trên toàn thế giới.

Kỹ năng trò chuyện
Sự phát triển của từ vựng cũng có thể được khuyến khích với sự phụ giúp của những dụng cụ kỹ thuật trong thể loại Dụng Cụ Trợ Âm (Augmentative and Alternative Communication). Với những nhắc nhở từ hình ảnh đơn giản đến chữ viết (tùy vào khả năng học vấn của trẻ) những dụng cụ này sẽ phát thanh chữ (đã thâu âm trước) dựa trên chọn lựa của người sử dụng. Có một hệ thống chữa trị dùng những dụng cụ này qua bàn tay hướng dẫn của chuyên viên để khuyến khích trẻ khám phá âm thanh. AAC đã trở nên rất dễ sử dụng trên thế giới đầy kỹ thuật này, và đây cũng là hình thức rất phổ thông trong ngôn ngữ trị liệu.

Những em Asperger thường biết cách sử dụng ngôn ngữ nhưng có khó khăn ở kỹ năng trao đổi qua lại của một cuộc trò chuyện ngoài thực tế. Một số phương pháp ngôn ngữ trị liệu thường phát triển khả năng này bằng cách cộng góp Huấn Luyện Khả Năng Truyền Thông Thực Tế (Functional Communication Training FCT), hình thức huấn luyện dùng những khen thưởng tích cực nhằm khích lệ tính hỗ tương trong trò chuyện. “Lời gợi ý” với những câu chuyện ngắn dậy về khả năng giao tế, và cho trẻ những ví dụ về những cuộc trò truyện thích hợp.

Khả năng giao tế trong ngôn ngữ
Một khó khăn khác nơi trẻ Asperger là thử thách khi phải biết khi nào thì một cuộc chuyện trò, ngay cả lời chào thăm rất căn bản, trở nên thích hợp. Khả năng giao tế trong ngôn ngữ dậy cho trẻ những hỗ tương xã hội nào được văn hóa chấp nhận như “con xin lỗi” và những yếu tố khác nữa. Những người cố vấn trẻ sẽ giao tế với trẻ trong các tình thế thật. Họ được huấn luyện về kỹ thuật và giải pháp để đối phó với những khó khăn có thể phát sinh, cũng như những phương cách khuyến khích trẻ tham gia. Lãnh vực cũng rơi vào chiếc dù của Biện Pháp Can Thiệp Phát Triển Quan Hệ (Relationship Development Intervention RDI), một chương trình có bản quyền dựa trên niềm tin rằng các cá nhân tự kỷ có thể có những liên hệ tình cảm thật nếu các em được gặp gỡ, chung đụng với chúng mỗi ngày một chút trong thể cách có hệ thống.

Ý niệm
Ngôn ngữ trừu tuợng là thử thách cho những ai có rối loạn TK. Lối nói đầy hình ảnh chỉ được hiểu theo nghĩa đen, và các ý niệm như “nhiều”, “tự do,” “công bằng” là khó hiểu. “Những câu truyện xã hội” được dùng để dậy về khả năng giao tế xã hội, và cho trẻ thấy thí dụ về những cuộc giao tế thích hợp. Ngôn ngữ trị liệu sẽ giúp thiết dựng hiểu biết về các ý niệm trong cách mà trẻ TK có thể dùng trong các cuộc trao đổi trò chuyện hàng ngày.

Trên đây chỉ là một vài thí dụ về trị liệu ngôn ngữ mà nghiên cứu đã chứng minh là có hiệu quả trong việc huấn trị của em TK. Khi kỹ thuật và các phương án mới được phát triển thêm, sẽ có nhiều nhiều nhiều hơn hy vọng để trẻ TK và gia đình các em vượt qua khó khăn về truyền thông.

Retrieved from "http://autism.lovetoknow.com/Speech_Therapy_Ideas_for_Autistic_Children"

ConCủaMẹ.com

Initial Author: Gray Miller
Sửa lần cuối bởi xuyen vào ngày T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:03 pm với 1 lần sửa.
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Khả Năng Suy Luận

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:02 pm

Khả Năng Suy Luận

Tác giả: Annetta Miller, familyfun.go.com
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, M.A., Ngôn Ngữ Trị Liệu


Khó khăn trong khả năng suy luận là hình thức thường thấy nhất trong phổ khuyết tật học tập. Các em học sinh có vấn đề về trí suy luận sẽ khó khăn trong bất kỳ một lãnh vực nào liệt kê sau đây, hoặc khó khăn trong hơn một lãnh vực:

1. Thông hiểu. Trẻ có khuyết tật ngôn ngữ có khuynh hướng mang them khó khăn về hiểu những cuộc chuyện trò và mệnh lệnh, đặc biệt khi bị chia trí trong những căn phòng ồn ào.
2. Nghe chữ chính xác. Trẻ có thể gặp khó khăn trong khả năng nghe âm của chữ (khả năng ghép vần), và trong văn phạm cũng như trình tự chữ. Thí dụ, các em có thể không phân biệt được sự khác biệt trong mệnh đề “blocking the punch” hay “punching the block.” (a)
3. Nhớ những mệnh lệnh nghe bằng lời: Trong khi có thể thực hiện những mệnh lệnh đơn giản (“mang cho tôi quả banh xanh”), nỗi khó khăn xuất hiện khi mà ngôn ngữ của mệnh lệnh tăng độ phức tạp. (“Bỏ quả banh xanh vào lại phòng của con rồi đi rửa tay; vào bếp tìm chỗ mà ngồi”).
4. Diễn tả mình một cách thích đáng. Ngay cả những trẻ hiểu và có thể dùng chữ chính xác cũng có thể gặp khó khăn lớn để tìm ra chữ chúng muốn sử dụng. Rối loạn như thế được gọi là khả năng tìm chữ, có thể biểu hiện qua nhiều cách. Có thể trẻ sợ quá mà thành yên lặng vì không thể diễn tả mình, có thể trẻ lại dùng lượng chữ quá lớn để diễn tả. Một em có thể diễn tả chuyện mình thích con căng gu ru nhồi bông của chị khi nói: “Làm ơn, à… à… con có thể mượn cái con long xù màu nân mà nó nhẩy nhẩy, và à… à… có cái túi trước ngực không?”
Rối loạn trí suy luận không bỗng dưng mà xuất hiện ở những năm đầu tiểu học; chúng thường là sự tiếp nối của rối loạn ngôn ngữ của tuổi thơ. Trẻ em có khó khăn về khả năng phân biệt âm ngữ từ nhỏ có thể gặp khó khăn về đọc và chính tả khi vào tuổi đi học.
Lisa Strick và Corinne Smith, đồng tác giả cuốn Hướng Dẫn cho Phụ Huynh về Khuyết Tật Học Tập, đưa ra bảng dò để bậc cha mẹ có thể xác định xem con mình có khiếm khuyết ngôn ngữ không. Rất bình thường nều các em biểu tỏ một vài thái độ trong danh sách này, nhưng chuỗi biểu hiện bất biến có thể là dấu chỉ của khuyết tật ngôn ngữ.
· chậm nói
· không lên xuống giọng một cách thích hợp; giọng nói đều đều hay quá lớn
· có khó khăn gọi tên đồ vật hay con người
· dùng ngôn ngữ không chính xác, lờ mờ; vốn từ ít
· tiếng nói chậm, ngắt quảng; dùng nhiều tiếng ậm ừ
· văn phạm yếu
· thường xuyên phát âm sai chữ
· nhầm lẫn những chữ tương tự (như frustrate và fluctuate) (b)
· hay dùng tay và cử điệu để phụ diễn tả những gì muốn nói
· tránh nói chuyện (đặc biệt trước người lạ, người có uy, hay một nhóm người)
· không nhậy cảm với vần điệu
· rất ít thích sách, truyện
· không trả lời một cách thích ứng (trả lời “thứ Hai” khi được hỏi “con đi học trường nào?”)
· thường không hiểu và không nhớ những bài giảng hay hướng dẫn
Không có phương cách đơn thuần nào để thẩm định rối loạn trí suy luận, theo như bà Mona Thomas, phát ngôn viên Hiệp Hội Tiếng Nói – Ngôn Ngữ - Thính Giác Hoa Kỳ tại Rockville, Maryland. Phần thẩm định có thể là chính thức hay không chính thức, và có thể gồm nhiều loại bài khám đã được phổ thông hóa, trực tiếp quan sát trẻ chơi và giao tế với người chăm sóc; báo cáo của cha mẹ, giáo viên, y sĩ; và tổng hợp những phân tích chi tiết của mẫu ngôn ngữ. Có thể cần có nhiều lần khám cũng như tiếp tục khám để thu thập đầy đủ chi tiết hầu đưa ra chẩn bệnh chính xác.
Trẻ em đã được chẩn có khó khăn về trí suy luận thường là cần đến ngôn ngữ trị liệu. Ngày nay các chuyên viên tin rằng khi chậm phát triển ngôn ngữ được nghi vấn, trị liệu nên bắt đầu ngay khi có thể. Trong một số trường hợp, trẻ không bám đựơc chuẩn phát triển, phần trị liệu nên được bắt đầu từ khi trẻ học nói.
Hiệp Hội Tiếng Nói – Ngôn Ngữ - Thính Giác Hoa Kỳ đề nghị phụ huynh hỏi những câu sau đây khi tìm chuyên viên ngôn ngữ trị liệu cho con mình:
· Họ có bằng hành nghề không?
· Họ làm việc với nhóm tuổi nào?
· Họ làm việc chủ yếu với nhóm trẻ có rối loạn nào?
· Khi con tôi đã được khám thẩm định, con tôi có phải chờ đợi để được chữa trị không? Nếu có, chờ bao lâu?
· Con tôi có cần được ai giới thiệu đến chữa không?
· Lệ phí thế nào?
· Bảo hiểm của tôi có chi trả cho phần thẩm định, hay một phần chữa trị không?
· (c)
Chú thích của người dịch:
(a) Trẻ nghe nhập nhòa theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia: “Bé ngồi lòng bà” và “Bà ngồi lòng bé.”
(b) Nhầm lẫn những chữ tương tự trong tiếng Việt có thể là nhầm giữa bột/cột, công chính/ông lính, chính tả/dịch tả…
(c) Dự án Cùng Nhau Vượt Khó cũng đề nghị phụ huynh hỏi về những cách để cập nhật trình độ của trẻ (hầu có thể điều chỉnh phương cách chữa trị cho thích hợp), cách đo lường tiến bộ của trẻ (để bảo đảm là phương cách chữa trị đang sử dụng mang lại hiệu quả), cách hỗ trợ để các thành viên trong gia đình (ông bà cô chú…) hay cộng đồng (thầy cô, bạn bè…) hiểu và cùng hỗ trợ trẻ.

ConCủaMẹ.com
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Rối Loạn Khả Năng Thẩm Định Âm Thanh

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:05 pm

Rối Loạn Khả Năng Thẩm Định Âm Thanh

Trích: http://www.nidch.nih.gov
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh, M.A., Ngôn Ngữ Trị Liệu


Thế nào là khả năng Thẩm Định Âm Thanh?
Thẩm Định Âm Thanh (TĐAT) là tên gọi mô tả những gì xảy ra khi não bộ nhận biết và giải mã âm thanh của môi trường chung quanh. Con người nghe thấy khi năng lượng mà chúng ta nhận biết như âm thanh chuyển vào tai và được đổi thành thông tin điện, và thông tin điện được não giải mã. Phần “rối loạn” của TĐAT nói đến điều gì đó ảnh hưởng có hại đến quá trình nhận hay giải mã thông tin.

Trẻ em với rối loạn TĐAT thường không nhận ra những khác biệt chủ yếu giữa những âm trong một chữ, dù cho những âm thanh này đủ lớn và rõ. Thí dụ, lời yêu cầu “Hãy cho tôi biết cái ghế và chiếc xa lông giống nhau thế nào” có thể được các em nghe thành “Hãy cho tôi biết cái xa lông và cái ghế giống nhau thế nào.” Có em lại còn nghe thành “Hãy cho tôi biết con bò và tóc giống nhau thế nào.” (1) Những vấn nạn này xảy ra thường hơn nếu trẻ có rối loạn TĐAT đang ở trong môi trường ồn ào hay các em đang phải nghe những thông tin phức tạp.

Rối loạn TĐAT còn được gọi bằng nhiều tên. Đôi khi nó được gọi là rối loạn Thẩm Định Âm Thanh Trung Tâm (central auditory processing disorder – CAPD). Những tên thường gọi khác có thể là khó khăn nhận thức âm thanh, khiếm khuyết hiểu âm thanh, rối loạn chức năng âm thanh trung tâm, điếc trung tâm, hay “điếc chữ.”

Nguyên nhân gây rối loạn TĐAT?
Chúng tôi không rõ. Quá trình truyền thông tư tưởng của con người dựa vào việc nhận biết thông tin phức tạp từ thế giới bên ngoài qua các giác quan như nghe, và diễn dịch thông tin ấy bằng phương cách có ý nghĩa. Quá trình truyền thông tư tưởng này cũng đòi hỏi khả năng tâm thần, như sự chú ý và trí nhớ. Những nhà khoa học vẫn không hiểu rõ làm thế nào tất cả những bước nói trên hoạt động và hoạt động hỗ tương, hoặc làm thế nào chúng khiếm khuyết như trong những ca rối loạn khả năng truyền thông. Dù trẻ có vẻ “nghe thấy hết”, trẻ có thể gặp khó khăn sử dụng những âm ấy trong tiếng nói và ngôn ngữ.

Nguyên nhân của rối loạn TĐAT thường là không được biết. Ở trẻ em, rối loạn này có thể đi kèm với những tình trạng khác như không biết đọc, rối loạn thiếu chú ý, tự kỷ, rối loạn thuộc phổ tự kỷ, khiếm khuyết ngôn ngữ, rối loạn phát triển, hay phát triển chậm. Đôi khi từ rối loạn TĐAT bị áp đặt lên những trẻ không có khó khăn nào về thính giác hay ngôn ngữ mà chỉ có khuyết tật học tập.

Biểu hiện của rối loạn TĐAT
Trẻ có rối loạn TĐAT thường có thính giác và trí thông minh bình thường. Tuy nhiên, các em có vẻ:

· Khó tập trung, khó nhớ những thông tin trình bày bằng lời nói
· Gặp khó khăn khi phải thực hiện những mệnh lệnh phức (2)
· Yếu khả năng lắng nghe
· Cần nhiều thời gian hơn để thẩm định thông tin
· Học yếu
· Có hành vi ứng xử bất xứng
· Có khó khăn ngôn ngữ (thí dụ, trẻ nhầm lẫn thứ tự mẫu tự, và có khó khăn học thêm từ vụng hoặc hiểu ngôn ngữ)
· Có khó khăn khi đọc, hiểu, viết chính tả, từ vựng

Làm thế nào để khám thẩm định rối loạn TĐAT?
Cha mẹ, hay giáo viên, người giữ trẻ có thể là những người đầu tiên nhận ra biểu hiện của rối loạn TĐAT nơi trẻ. Vì thế, thảo luận với giáo viên của trẻ về khả năng của trẻ trong trường lớp là điều nên thực hiện. Nhiều chuyên viên y khoa có thể chẩn rối loạn TĐAT nơi trẻ. Có thể những chuyên viên này cần phải tiếp tục quan sát trẻ.

Phần lớn những gì các chuyên viên này thực hiện là để xác định sự liên quan của những vấn nạn khác. Một bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ gia đình có thể khám để loại trừ khả năng hiện diện của những bệnh khác có thể có cùng biểu hiện. Họ cũng sẽ đo lường độ phát triển của trẻ. Nếu có bệnh hay rối loạn nào liên quan đến thính giác, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ otolaryngologist - vị bác sĩ chuyên môn về các bệnh và rối loạn nơi đầu và cổ.
Để xác định xem trẻ có khiếm thính hay không, một lần khám tai là cần thiết. Một chuyên viên về tai có thể thực hiện những bài khám để xác định xem âm và chữ nhỏ nhất mà trẻ có thể nghe thấy, cũng như khả năng trẻ có thể nhận ra âm trong chữ và câu thế nào. Thí dụ, cùng một bài thẩm định, chuyên viên này có thể cho con bạn nghe nhiều chữ hay số khác nhau bên tai trái và tai phải cùng lúc. Ngoài ra, họ có thể cho trẻ nghe hai câu nói, câu này lớn hơn câu kia, vào cùng thời điểm. Lý do là họ muốn tìm ra khó khăn thẩm định âm thanh.
Một chuyên viên ngôn ngữ trị liệu có thể xác định trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ thế nào. Một chuyên viên y khoa có thể cho bạn thông tin về những thử thách trong hành vi ứng xử hoặc trí hiểu - những yếu tố có thể lien đới đến vấn đề trong một số trường hợp, hoặc có thể đưa ra những đề nghị hữu dụng. Vì chuyên viên về thính giác có thể trợ giúp những khó khăn liên quan đến độ hoạt động của thính giác, và chuyên viên trị liệu ngôn ngữ thì chú trọng trên ngôn ngữ, nên hai chuyên viên này có thể hợp thành một hội đồng chữa trị. Tất cả những chuyên viên này đều tìm kiếm những phương cách để phục vụ trẻ tốt nhất.

Những nghiên cứu nào đang được tiến hành?
Trong những năm qua, các nhà khoa học đã phát triển những phương cách mới hầu tìm hiểu về não bộ con người thông qua cách chụp cắt. Chụp hình là phương thế hữu dụng cho phép theo dõi hoạt động của não mà không cần mở hộp sọ. Khoa chụp hình đã cho phép các nhà khoa học biết thêm về rối loạn TĐAT. Một số nghiên cứu đã nhắm vào mục đích hiểu về rối loạn này. Một trong những giá trị của khoa chụp hình là cung cấp cách quan sát có thể đo lường được. Nhiều biểu hiện được cho là có liên quan đến rối loạn TĐAT được mô tả khác nhau bởi nhiều người khác nhau.

Khoa chụp hình cũng giúp tìm ra ngọn nguồn những biểu hiện này. Các khoa học gia khác đang nghiên cứu hệ thần kinh trung ương. Các khoa học gia thần kinh thì tìm cách mô tả cách vận hành của quá trình nhận và hiểu âm thanh nơi người bình thường và người rối loạn.

Nghiên cứu về khoa phục hồi chức năng cho trẻ rối loạn ngôn ngữ cũng đang được tiếp tục. Thật quan trọng để biết những nghiên cứu như trên vẫn còn cần thiết để tìm hiểu về rối loạn TĐAT, các rối loạn liên quan, và phương cách can thiệp tốt nhất cho trẻ em và người trưởng thành. Mọi kỹ thuật đã được ứng dụng sẽ được soạn cho thích hợp với nhu cầu từng cá nhân, và độ hiệu quả của chúng tiếp tục cần được đánh giá. Tiêu chuẩn để xác định xem một phương cách chữa trị có hiệu quả không là khi bệnh nhân có thể mong đợi một cách đúng lý hiệu quả của nó.

Đang có những phương cách chữa trị nào cho rối loạn TĐAT?
Nhiều nghiên cứu vẫn còn cần để hiểu rối loạn TĐAT, các rối loạn lien quan, và cách cán thiệp tốt nhất cho trẻ hay người trưởng thành. Đang có nhiều kỹ thuật để giúp trẻ có rối loạn TĐAT. Một số kỹ thuật đã được quảng cáo, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Bất kỳ kỹ thuật nào được chọn nên được sử dụng cẩn trọng với hướng dẫn của hội đồng các chuyên viên y khoa, và độ hiệu ứng phải được đánh giá. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu nhiều phương hướng chữa trị. Các kỹ thuật chữa trị mà bạn có thể nghe nói đến là:

· Huấn luyện khả năng nghe là những dụng cụ điện tử cho phép một cá nhân chú ý vào người nói và giảm độ can nhiễm của âm thanh môi trường. Các dụng cụ này thường được dùng trong lớp học, nơi mà giáo viên đeo chiếc micro để chuyển âm thanh và trẻ đeo ống nghe để nhận. Những trẻ đeo dụng cụ trợ thính có thể dùng những dụng cụ gắn vào máy trợ thính.
· Cải thiện môi trường như cấu tạo âm thanh trong lớp, chỗ ngồi… có thể có hiệu lực. Một chuyên viên về thính thị có thể đề nghị những cách để thăng tiến môi trường, hoặc họ cũng có thể theo dõi những thay đổi trong thính giác.
· những bài tập để thăng tiến khả năng ngôn ngữ có thể tăng khả năng học chữ mới.
· Thăng tiến trí nhớ âm thanh, một diễn trình để giảm thông tin phức tạp thành lối trình bày căn bản hơn, có thể hữu dụng. Cũng thế, những kỹ thuật huấn luyện thẩm định âm thanh không chính thức có thể đựơc giáo viên và điều trị viên sử dụng để đối ứng những khó khăn đặc loại.
· Huấn luyện điều hòa âm thanh có thể được một số điều trị viên sử dụng như phương thế tái luyện hệ thống thính giác và giảm khiếm khuyết thính giác. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại chưa chứng minh được hiệu quả của hình thức chữa trị này.

Có thể tìm thêm thông tin ở đâu?

Viện Khiếm Thính và Rối Loạn Truyền Thông Toàn Quốc có danh sách những hiệp hội có thể trả lời những câu hỏi và cung cấp thong tin trên hệ internet hay trên giấy mực về rối loạn TĐAT nơi trẻ em. Xin xem thêm danh sách này tại http://www.nidcd.nih.gov/directory.
Hãy dùng những từ sau đây để tìm các hiệp hội này:
· Auditory processing disorder
· Speech-language pathologists
· Learning disabilities

Chú thích của người dịch:
(1) Thí dụ này không chuẩn khi chuyển dịch. Trong tiếng Anh, tác giả cho biết trẻ có thể nghe từ “a couch and a chair” thành “a cow and a hair.” Chúng tôi dịch trần bám nghĩa, nhưng nếu dịch thoát, có thể hiểu là trẻ nghe nhập nhòa từ “con heo và con chó” thành “con beo và con ó.”
(2) Mệnh lệnh đơn: “Lấy bút,” “Ngồi xuống,” “Đưa cho mẹ cái bát.” Mệnh lệnh phức: “Con lên lầu, nói với Ba đưa cho Má cái giỏ màu xanh,” “Vào thưa với Ông Bà là khoảng 20 phút nữa thì mời Ông Bà xuống xơi cơm với Cô Chú Út,” “Con mang cặp lên lầu. Con làm xong hai trang Toán trước, rồi đọc hết cuốn truyện hôm qua. Sau khi xong, con xuống đây mẹ đưa đi ăn KFC.”

ConCủaMẹ.com
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

KỸ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI TRẺ ASPERGER Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Ba Tháng 2 10, 2009 11:06 pm

KỸ NĂNG ĐÁP ỨNG ĐỐI VỚI TRẺ ASPERGER Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Tác giả: Susie McGee, http://www.brighttots.com
Dịch thuật: Nguyễn Tường Anh


Kỹ năng đáp ứng dành cho trẻ Asperger tuổi vị thành niên đã từng giúp nhiều em hòa nhập với những môi trường bên ngoài mái nhà của cha mẹ, những nơi thường không làm cho các em thoải mái hay không quen.

Những thử thách của AS

Những thử thách này có thể nhiều lắm, đặc biệt ở tuổi vị thành niên. Vì sự giao tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời người, thế giới của một em Asperger tuổi vị thành niên trở nên thật là khó khăn. Không may, bạn bè thường không hiểu biết về những biểu hiện của AS. Nỗi ngây ngô của bạn bè thường khiến nhóm bạn này trở nên ác độc, khiến cho em AS thấy mình bị tẩy chay. Những vấn nạn giao tế chính là những khó khăn thường thấy nhất đi kèm hội chứng này.

Vì biểu hiện và hành vi của AS rất khác ở mỗi trẻ, chìa khóa để tìm ra kỹ năng đáp ứng cho trẻ Asperger vị thành niên tùy thuộc ít nhiều vào sự hiểu biết về những hành vi này. Đối với nhiều em vị thành niên, hành vi của một bạn cùng tuổi có hội chứng AS trở nên kỳ quái và gây khó chịu. Vì thế, nhiều người bạn trong lớp làm lơ em AS. Tình trạng này có thể gây thêm nhiều hành vi tiêu cực vì dù em AS rất mong được giao tế hỗ tương, em chẳng biết là sao để đạt đến mục đích ấy. Những khó khăn giao tế, khó khăn truyền thông, và cả những khuyết tật thể lý làm cho em cảm thấy như mình bị tách rời khỏi bạn. Những lối hành xử gặp khó khăn gồm có: \
Không nhìn người đối diện khi trò chuyện
Không trò chuyện lai rai
Không đáp trả thích ứng
Không hài hước mà chỉ hiểu mọi thứ theo nghĩa đen
Phải theo mực thước, và có thể muốn bạn bè cũng thế
Có thể có khó khăn về tiếng nói
Có thể có khó khăn về vận động

Kỹ năng đáp ứng

Những kỹ năng này có thể giúp các em đối phó với nỗi áp lực hàng ngày, nỗi cô độc nặng nề mà các em kinh nghiệm. Vì các em Asperger vị thành niên không thể tự tìm ra kỹ năng đáp ứng, nên rất quan trọng để những ai có mặt trong đời các em hỗ trợ, trong đó có cha mẹ, thầy cô giáo, và chuyên viên điều trị tìm cách giúp các em. Làm thế nào để thực hiện điều đó?

Tự tìm hiểu – Càng hiểu biết về hội chứng này, bạn càng trở nên hữu hiệu khi hỗ trợ các em đáp ứng với những khó khăn mà các em đang đối diện.
Hiểu các em – Vì mỗi em là một thế giới, kỹ năng đáp ứng chắc chắn cũng khác.
Thiết lập một hệ thống hỗ trợ - Đây là việc vô cùng quan trọng. Hãy bàn thảo với các phụ huynh khác, các nhà chuyên môn, vân vân về những gì đang xảy ra.
Mời những người khác tham gia - Rất khó cho các em tự tìm bạn, nhưng bạn có thể giúp các em tham gia vào hội kịch, ban nhạc, ca đoàn, và những hoạt động thể thao để mở rộng thế giới của các em. Hãy mời bạn bè của em đến nhà chơi, và mời cả cha mẹ của các em ấy. Hãy thảo luận qua với họ về những khó khăn mà con bạn đang gặp phải, và đừng ngại nhờ họ giúp đỡ.
Giúp các em khám phá một đam mê – Dù đó là đóng kịch, viết, hay vẽ... hãy giúp các em tìm ra góc đam mê của mình trong thế giới. Đây là một trong những kỹ năng đáp ứng tốt nhất mà các em có thể sử dụng.

Kỹ năng thể lý
Nhiều người sử dụng một số nhiều kỹ năng để đối phó với áp lực. Với trẻ Asperger vị thành niên, điều này còn quan trọng hơn. Những kỹ năng sau đây có thể có hiệu lực.

Dãn xả bắp thịt – Hãy cho em tập dãn xả từng bộ bắp thịt, bắt đầu từ chân đi ngược lên đầu, hay bắt đầu từ mặt xuống chân. Chú trọng để dãn xả những phần của cơ thể trong khoảng 10 giây. Thỉnh thoảng cũng có thể co chặt lại rồi dãn xả ra. Hãy giữ phần tập này càng thường xuyên càng tốt.
Tưởng tượng bằng hình ảnh – Hãy yêu cầu em tưởng tượng đến một bức tranh thật bình an, như bãi biển, đồng bằng, suối, v.v.. Bảo em nhắm mắt lại và nghĩ đến hình ảnh ấy trong 5 đến 10 phút.
Hít thở - Hít thở có chú tâm sẽ giúp các em dãn xả bắp thịt. Yêu cầu em hít vào và thở ra thật chậm nhiều lần. Hành động này sẽ giúp các em bớt lo âu.

Cuối cùng, dùng mọi kỹ năng này trong nhiều phút mỗi ngày sẽ có thể giảm mức âu lo và căng thẳng. Có thể em sẽ phải mất vài ngày đầu mới thấy hiệu lực của những phương cách này, nhưng hiệu quả của chúng về lâu về dài rất đáng kể trong suốt đời một em Asperger vị thành niên.

ConCủaMẹ.com
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Tiến Sĩ Temple Grandin

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 6:56 pm

Tiến Sĩ Temple Grandin

Trích autism.wikia.com và http://www.wrongplanet.net
Dịch: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh


Là cha mẹ, anh chị em, hay bạn bè của những cá nhân tự kỷ, chúng ta có cảm giác thế giới của họ không giống thế giới của chúng ta. Đứng trong vai trò điều trị viên, chúng tôi luôn thắc mắc họ nghĩ gì, có cảm giác gì, đang lo âu điều gì,sẽ phản ứng ra sao, vân vân… Chúng tôi luôn thấy mình có những điều ước: “Phải chi Mai có thể nói cho cô nghe vì sao Mai sợ,” “Giá mà Sơn cho cô biết về một ngày mệt mỏi căng thẳng của Sơn”… Tại Hoa Kỳ, chúng tôi có dịp nghe những lời chia xẻ chân tình và thông minh của một cá nhân tự kỷ: tiến sĩ Temple Grandin. Cùng Nhau Vượt Khó chọn một số bài viết, phỏng vấn về bà Grandin để hy vọng chúng ta hiểu và thông cảm hơn với các em bé TK. Cùng Nhau Vượt Khó cũng mong quý vị sẽ chia xẻ với bạn bè, đồng nghiệp, và cộng đồng mà các bé TK đang lớn lên những thông tin này. Khi dịch, chúng tôi chủ ý giữ nguyên tên tiếng Anh của những tác phẩm để quý vị có thể dễ tìm mua nếu quan tâm.

Bà Temple Grandin, tiến sĩ, rõ ràng là cá nhân tự kỷ thành công nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Bà xuất hiện trên những chương trình tivi chính, như ABC’s Primetime Live, “Today Show,” “Larry Kingh Live,” “48 Hours,” và “20/20”, cũng như viết cho nhiều nhà xuất bản tầm cỡ quốc gia, như Time magazine, People magazine, Forbes, U.S. News and World Report, New York Times. Trong nhiều sản phẩm truyền thong, Bravo Cable đã thực hiện một show nửa tiếng đồng hồ về cuộc đời của bà, và bà là một trong số những người “có khó khăn” xuất hiện trong cuốn Anthropologist from Mars bán chạy nhất.

TS Grandin đến 3 tuổi rưỡi vẫn chưa biết nói, bày tỏ nỗi bực bội của mình bằng cách la hét, nói như chim, và hát ậm ừ trong họng. Năm 1950, bà được chẩn đoán là “tự kỷ,” và song thân của bà được cho biết rằng bà nên đựơc gửi vào viện tâm thần. Bà kể lại chuyện đời mình đã “trườn ra từ phía bên kia tăm tối” trong cuốn Emergence: Labeled Autistic, cuốn sách từng gây chấn động thế giới vì, cho đến khi sách được xuất bản, hầu hết các chuyên gia và cha mẹ dự đoán rằng một chẩn đoán “tự kỷ” cũng cầm bằng như bản án tử cho sự thành công và hiệu quả của đời sống.

TS Grandin đã trở thành tác giả và diễn giả nổi tiếng về đề tài TK vì “tôi đã đọc đủ để hiểu rằng còn có nhiều cha mẹ, và, đúng, cả chuyên gia nữa, tin rằng ‘một khi tự kỷ, trọn đời tự kỷ.’ Lối nghĩ này ám chỉ cuộc sống buồn và tội nghiệp của nhiều trẻ tự kỷ đã được chẩn đoán, cũng như tôi khi tôi còn thơ, là tự kỷ. Đối với những người này, họ không hiểu rằng những đặc điểm của tự kỷ không thể được chấn chỉnh hay kiềm chế. Tuy nhiên, tôi mạnh mẽ tin rằng tôi là bằng chứng sống cho thấy chúng có thể (được chấn chỉnh và kiềm chế).” (Trích Emergence: Labeled Autistic)

Dù bị bạn bè coi là “kỳ quái” ở những năm đầu đi học, bà sau đó đã tìm ra một người hướng dẫn, người đã nhận ra những sở thích và khả năng của bà, là những gì sau này bà đã phát triển để trở thành người thiết kế hệ thống nuôi gia cầm thành công, một trong rất ít những hệ thống thành công trên thế giới. Bà đã thiết kế những cơ sở nuôi một nửa số gia cầm tại Hoa Kỳ, đã cố vấn cho những công ty lớn như Burger King, McDonald’s, Swift và các công ty khác.

Hiện tại, bà là giáo sư (Associate Professor) tại ĐH Colorado State University nhưng cũng thuyết trình quanh thế giới về cả hai chủ đề tự kỷ và nuôi gia súc.

Cuốn sách mới nhất của bà là The Way I See It. Bà cũng viết – Animals Make us Human, Animals in Translation, Unwritten Rules of Social Relationships, Thinking in Pictures and Other Reports From My Live With Autism, Emergence: Labeled Autistic và sản xuất bộ video Dr. Temple Grandin (DVD), có thể tìm mua từ Future Horizons. Ở mỗi buổi hội thảo của Future Horizon về tự kỷ, người tham dự đã cho điểm tối đa về phần trình bày của bà. Sách của bà được đưa ra điểm sách, và một số phê bình như sau:

“Một lối nhìn vào tự kỷ mà rất ít người từng thực hiện được.”
Bernad Rimland, TS
Viện Nghiên Cứu Hành Vi Thiếu Nhi,
San Diego, CA

“Điểm nổi lên từ Thinking in Pictures là hồ sơ về một con người khác thường, người đã hết sức duyên dáng và mạch lạc nối liền bờ từ tình trạng của bà đến tình trạng của chúng ta, chiếu ánh sáng vào câu hỏi về bản tính thường tình của chúng ta.”
Deborah Tannen,

Tác giả của You Just Don’t Understand

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Người Tự Kỷ Suy Nghĩ Thế Nào

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 6:59 pm

Tâm Trí Tôi là Bộ Tìm Kiếm Mạng: Người Tự Kỷ Suy Nghĩ Thế Nào

viết bởi Temple Grandin
Cerebrum, 2000
Winter Vol. 2, Number 1, pp. 14-22
The Charles A. Dana Foundation, New York, NY
Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh dịch



Cuộc chiến đã biến thành khả dĩ sự phát triển thơ ấu, học vấn, và nghề nghiệp có tiếng như một giáo sư về hành vi của động vật, người thiết kế các cơ sở nuôi súc vật toàn thế giới, là tác giả và diễn giả nổi tiếng, nhà nghiên cứu về tự kỷ, được kể lại trong những cuốn sách của bà, Emergence: Labeled Autistic (1986) và Thinking in Pictures and Other Reports From My Live With Autism* (Vintage Books) 1996.

Từ khi viết Thinking in Pictures, cuốn sách đã mô tả cách suy nghĩ bằng hình ảnh của tôi, tôi đã học thêm nhiều về việc trí suy tưởng của tôi khác thế nào khi so sánh với những vị suy tưởng bằng ngôn ngữ. Ở những buổi hội thảo về tự kỷ, tôi thường được hỏi, “Làm thế nào bà có thể trở nên hiệu quả trong phần nói chuyện trước đám đông khi mà bà nghĩ bằng hình ảnh, như những cuộn video trong trí tưởng tượng của bà?” Gần như tôi có hai tầng ý thức làm việc riêng rẽ. Chỉ bằng cách phỏng vấn người khác tôi học được rằng nhiều người suy nghĩ chủ yếu bằng từ ngữ, và rằng tư tưởng của họ liên đới với tình cảm. Trong não tôi, từ ngữ chỉ là người kể chuyện về những hình ảnh trong tưởng tượng của tôi. Tôi có thể thấy hình trong hồ sơ trí nhớ của mình.

Để dùng một lý luận máy tính: phần ngôn ngữ trong não tôi là phần vận hành của máy, và mọi thứ còn lại trong não tôi là chiếc máy tính ấy. Với đa số chúng ta, phần vận hành máy tính của não và chiếc máy tính hòa nhập thành một ý thức không có lối phân chia; nhưng trong tôi thì chúng tách biệt. Tôi giả sử là phần vỏ não trước của tôi là phần vận hành và những gì còn lại là chiếc máy tính.

Khi tôi đứng giảng, ngôn ngữ hầu hết được “tải xuống” từ trí nhớ trong những hồ sơ như máy thu ấm. Tôi dùng từng hình một hay ghi chú để khởi nguồn mà mở nhiều hồ sơ khác nhau. Khi tôi nói về điều gì đó lần đầu, tôi nhìn vào những hình ảnh trên “màn hình” trong trí tưởng tượng của mình, rồi phần ngôn ngữ trong tôi mô tả những hình ảnh ấy. Sau khi đã giảng bài ấy nhiều lần, những tài liệu mới trong ngôn ngữ được chuyển thành “những hồ sơ thâu âm sẵn.” Lúc tôi học cấp 3, những trẻ khác gọi tôi là “máy thâu âm.”

Bộ tìm kiếm mạng tìm ra những chữ nhất định nào đó; bằng lối phân tích, tâm trí tôi đi tìm những trí nhớ hình ảnh liên đới đến một từ nào đó. Nó cũng có thể đi lang thang rối rắm y như bộ tìm kiếm mạng vậy.

Những ai không phải là tự kỷ hình như có cả một lớp trên về khả năng suy nghĩ bằng lời nói, khả năng đã hòa nhập với tình cảm của họ. Ngược lại, trừ khi tôi hoảng sợ, tôi dùng lý luận để quyết định mọi vấn đề; suy nghĩ của tôi có thể độc lập với tình cảm. Thực sự, tôi như thiếu ý thức cao được tạo dựng bởi những ý tưởng trừu tượng đã hòa nhập với tình cảm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng những người tự kỷ có hoạt động trao đổi chất giảm thiểu ở khu vỏ não trước, nơi nối liền trung tâm tình cảm của não với khu vực suy tưởng tầm cao. Vỏ não trước là nhà điều hành của não cũng như vị giám đốc điều hành của một công ty. Hình chụp quét não cho thấy người tự kỷ dùng những nối mạch giải quyết vấn đề trong những tình thế xã hội. Không giống những ai không tự kỷ, trung tâm tình cảm không được khởi động khi họ phán đoán những diễn cảm trong mắt một ai khác.

Tâm trí tôi là bộ phận tìm kiếm mạng
Bây giờ để tôi giải thích làm sao phần ngôn ngữ trong não tôi và phần “nghĩ bằng hình ảnh” trong não có vẻ như hoạt động hỗ tương. Tâm trí tôi làm việc như phần tìm kiếm mạng. Phần tìm kiếm mạng đi tìm một chữ nào đó; còn tôi bằng cách phân tích, tâm trí lại đi tìm những trí nhớ hình ảnh liên đới đến chữ ấy. Nó cũng có thể đi lang thang y như cách một phần tìm kiếm mạng đi vậy, vì nghĩ bằng hình ảnh là lối nghĩ không theo đường thẳng và liên đới.

Để minh họa tâm trí tôi làm việc thế nào, ở một lần thảo luận tôi nhờ một vị khách gợi cho tôi vật gì đó để phát minh. Tôi muốn trình bày việc làm thế nào phần hình ảnh và ngôn ngữ trong trí tôi làm việc riêng rẽ. Có ai đó nói, “hãy sáng chế một cây kẹp giấy tốt hơn.” Phần ngôn ngữ trong não tôi trả lời, “Tôi có thể làm điều đó,” và hình ảnh lập tức tràn về sang trong trí tưởng tượng của tôi với mọi loại kẹp giấy mà tôi đã thấy qua. “Phần tìm kiếm mạng” của tôi đi tìm hình ảnh trong hồ sơ trí nhớ; nhiều hình của chiếc kẹp giấy chạy thoáng qua trong trí tưởng tượng của tôi như hình slide. Tôi có thể ngừng lại ở bất kỳ hình nào và nghiên cứu nó. Tôi thấy chiếc kẹp giấy bằng nhựa kỳ cục đã từng nằm trên hồ sơ khoa học tại Âu châu. Vào lúc đó, tôi bỏ chủ đề và thấy hình ảnh của lần hội nghị khoa học đầu tiên tôi dự tại Tây Ban Nha. Phần ngôn ngữ trong tôi nói, “Hãy trở lại với chủ đề chiếc kẹp giấy.” Phần ngôn ngữ trong tôi là nhà điều hành, người dùng ngôn ngữ mà bảo phần còn lại của não phải làm gì.

Thường ra, ý tưởng tốt nhất về việc phát minh sự vật chỉ đến khi tôi đang mơ màng ngủ. Những hình ảnh lúc ấy rõ hơn. Giống như tôi có thể vào đến những hồ sơ sống động, rõ ràng với những hình ảnh nhiều chi tiết nhất. Phần ngôn ngữ của tôi hoàn toàn đóng lại vào buổi tối.

Để lấy ý tưởng cho những mẫu vẽ kiểu kẹp giấy, tôi có thể lôi ra hình ảnh về những chiếc kẹp quần nào và các loại kẹp khác, như bẫy chuột hay đèn chữ C dùng trong nghề mộc. Tôi bằng đầu nghĩ đến việc sáng chế ra cái kẹp tốt hơn để kẹp những chồng giấy thật dầy lại với nhau có thể dễ tiếp thị hơn kiểu vẽ của chiếc kẹp giấy. Loại kẹp giấy lò xo hiện có thường làm rách phong bì khi giấy tờ được gửi bằng bưu điện, vì chúng có lề lồi lên. Khi tôi nghĩ đến điều này, tôi thấy những phong bì bị kéo rách. Phần ngôn ngữ trong trí tôi nói, “Hãy vẽ kiểu chiếc kẹp giấy cho những hồ sơ dầy.” Khi tôi nói điều này, tôi thấy bộ hồ sơ gửi đường bưu điện trong chiếc bao thư không bị rách. Trí tưởng tượng hình ảnh của tôi kế đó lại thấy một chiếc kẹp bằng nhựa thật to mà tôi đã thấy ở Nhật. Những ai ở chung cư bên Nhật mà không có máy xấy quần áo sẽ phải sử dụng những cái kẹp to bằng nhựa để kẹp mền và những đồ giặt khác trên đường ban công. Một hình thức thu nhỏ của những cái kẹp Nhật này có thể là chiếc kẹp giấy tốt hơn để kẹp nhiều trang giấy.

Khi tôi đang đáp ứng với yêu cầu về kẹp giấy, tôi biết tôi có thể liên hệ bằng hình ảnh cả ngày với những cái kẹp giấy. Phần ngôn ngữ của tôi nói, “Thế đủ rồi,” và tôi trở lại với bài gảing. Nhưng khi tôi hiệu đính phần đầu của bài viết này, tôi thấy chiếc kẹp giấy làm mẫu nằm thẳng thắn trên một chồng giấy dầy.

Tôi có khả năng kiềm chế nhịp độ hình ảnh hiện lên trong “màn hình” của trí tưởng tượng. Một số người tự kỷ không thể làm điều này. Một người tự kỷ nói với tôi rằng những hình ảnh làm nổ tung thành mạng lưới hình ảnh không thống nhất. Quá trình quyết định vấn đề có thể trở thành “bị khóa” và quá tải với hình ảnh tràn vào cùng lúc.

Tỏ lộ tài năng
Tôi từng bị mê hoặc với nghiên cứu cho thấy những hình ảnh chi tiết và trung thực mà những nhà bác học tự kỷ -- những cá nhân tự kỷ có khả năng đặc biệt trong lãnh vực nhất định nào đó -- tạo ra có thể được dệt nên bởi đã chạm trực tiếp vào những trung tâm trí nhớ của não bộ. Những nhà nghiên cứu bên Úc châu đặt giả thuyết rằng các nhà bác học tự kỷ có thể có ưu thế chạm vào những tầng vĩ mô của thông tin. Một cuộc nghiên cứu với “máy tính người” không tự kỷ, kẻ có thể giải những bài toán nhân nhanh hơn người thường gấp 2 lần, cho thấy não của họ có thể nhân tăng khả năng thẩm định vĩ mô. Điện não đồ của họ cho thấy hoạt động não trở nên động nhất, nếu so sánh với người bình thưởng, khi bài toán nhân được đưa lên màn hình lần đầu tiên.

Giả sử tôi có thể chạm đến những hồ sơ hình ảnh trong não. Khi thiết kế những dụng cụ nuôi gia súc trong thương nghiệp của tôi, tôi có thể làm những bộ phim 3 chiều, đầy chuyển động về bộ máy ấy, và còn có thể cho máy chạy thử trong trí tưởng tượng của mình. Tôi có thể đi vòng quanh máy hay bay bên trên máy. Khả năng xoay vòng hình thì chậm. Tôi di chuyển mắt của não chung quanh hình hay bên trên hình.

Khi tôi đọc một bài viết trong Thần kinh về bệnh lãng trí liên đới đến cầu não trước, tôi trở nên vô cùng vui thích. Bài này cung cấp căn bản khoa học cho ý tưởng về khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh bị dấu kín dưới lớp trí nghĩ ngôn ngữ. Nghiên cứu về bệnh lãng trí não cầu trước, một tình trạng giống như Alzheimer hủy hoại trung tâm ngôn ngữ và xã hội trong não, đã bày tỏ rằng, khi bệnh tăng triển, kỹ năng hình ảnh trong nghệ thuật nổi lên trong những người xưa giờ chẳng bao giờ thích nghệ thuật. Sự gia tăng trong khả năng sáng tạo lại luôn luôn là hình ảnh, chẳng bao giờ là âm thanh. Hình chụp quét của não tìm ra hoạt động cao nhất nằm trong vỏ não hình ảnh. Khi khả năng tâm trí của bệnh nhân tệ đi, nghệ thuật trở nên vẻ hình ảnh thực hơn. Tác phẩm nghệ thuật xuất bản với bài viết nhìn như là tác phẩm nghệ thuật của những bác học tự kỷ.

Tôi nhìn thấy quá trình quyết định
Tôi nhìn thấy quá trình quyết định trong trí mình ở thể cách mà đa số người ta không thấy. Khi tôi cố gắng mô tả điều này cho ai đó nghĩ bằng ngôn ngữ, họ đơn giản là chẳng hiểu. Quá trình quyết định của tôi làm việc ra sao có thể thấy rõ ràng trong một lần cấp cứu.

Trong một ngày nắng tươi, tôi đang lái xe đến phi trường thì chú nai chạy vào trong xa lộ ngay trước mũi xe tôi. Tôi chỉ có 3 hay 4 giây để phản ứng. Trong những giây đồng hồ đó, tôi thấy hình ảnh về chọn lựa của mình. Hình ảnh đầu tiên là chiếc xe đằng sau đụng tôi. Đây là điều lẽ ra đã xẩy ra nếu tôi đáp ứng hoảng sợ theo phản xạ mà đạp thắng. Hình ảnh thứ nhì là cảnh con nai đập vào kiếng xe. Điều này có thể xẩy ra nếu tôi bẻ tay lái. Hình ảnh cuối cùng cho thấy con n ai chạy qua trước xe tôi. Chọn lựa cuối cùng là điều tôi phải chọn nếu tôi ngăn được phản ứng hoảng sợ và thắng xe chỉ một chút đủ để xe chậm lại. Tôi “bấm” trong trí mình để đi chậm lại và tránh một tai nạn. Giống y như tôi bấm con chuột máy tính vào tấm hình tôi muốn chọn.


Quyết định như động vật
Tôi đặt giả thuyết về quá trình quyết định mà tôi sử dụng để tránh tai nạn có thể tương tự với quá trình mà động vật vận ứng. Từ công việc của mình với động vật, tôi trở nên tin rằng ý tức khởi nguồn từ những phản ứng định hướng. Khi con nai nhìn thấy một người, nó thường đứng cứng và nhìn người ấy. Đây là phản ứng định hướng của nai. Trong khoảng thời gian này, nó quyết định hoặc bỏ chạy hoặc tiếp tục nhìn. Nó không hành động như chú người máy đã cài thảo trình, bị điiều khiến bằng bản năng hay phản ứng; nó có tài uyển chuyển để quyết định. Một trong những điều đã giúp tôi hiểu động vật là, hơn đa số người khác, tôi nghĩ và cảm xúc như một động vật. Những góc nhiều “động vật” hơn trong não bộ của người bình thường có thể bị che phủ bởi những lớp nghĩ suy dựa trên ngôn ngữ.

Suy tưởng trong máy thâu âm
Liên đới với bài giảng của tôi, tôi từng trò chuyện với những người tự kỷ không phải là kẻ suy nghĩ bằng hình ảnh. Họ có vẻ nghĩ bằng những đoạn âm thanh. Đoạn âm thanh ý tưởng không liên quan đến ngôn ngữ; thay vì dùng hình ảnh để hình thành trí nhớ, những người này thu giữ những âm thanh rất đặc biệt. Tôi nghĩ rằng với họ nghe dễ dàng hơn thấy. Bác sĩ John Stein và đồng nghiệp của ông tại Đại Học Oxford đã khám phá ra rằng một số người có khó khăn quan sát những cảnh thay đổi nhanh. Họ thấy đọc là khó khăn vì chữ in như lộn xộn. Việc này là kết quả của những hư hại trong mạch não nào chịu trách nhiệm về chuyển động. Thị giác bình thường; những mạch giữa não và mắt mới hư hại.

Có một người tôi quen là chuyên viên huấn luyện thú, đã nói với tôi là cô nghe được hành vi của thú thay vì thấy hành vi. Cô có băng thâu âm trong trí nhớ với một ít chi tiết về âm thanh. Thí dụ, cô biết rằng con thú đang thư giãn và không khó chịu bằng cách nghe tiếng thở và tiếng chân của nó. Cô đọc những dấu hiệu âm thanh thay vì cử điệu.

Nối chi tiết lại với nhau
Người tự kỷ, và cả động vật, chú ý đến chi tiết hơn. Như tôi diễn tả trong Thinking in Pictures, mọi ý tưởng của tôi đi từ cá biệt đến tổng quát. Tôi chú ý nhiều vào chi tiết và nối chúng lại với nhau thành ý niệm. Bước đầu tiên trong việc hình thành ý tưởng là sắp xếp các loại. Thí dụ, cấp độ cơ bản nhất là xếp loại theo màu hay hình dạng. Bước kế tiếp là phân loại sự vật theo những tiêu chuẩn ít rõ ràng hơn, như khi chúng ta phân loại mèo và chó. Lúc tôi 5 tuổi, tôi khám phá ra là con chó chồn không phải là mèo vì nó có mũi chó; mọi con chó khác có những đặc điểm nhất định có thể nhận ra qua hình ảnh.

Tâm trí tôi tìm kiếm những phân loại này giữa một loạt chi tiết nhỏ. Khi giải quyết vấn đề, trí tôi giống như một nhà bệnh dịch học đi tìm bệnh. Nhà bệnh dịch học thu thập rất nhiều những mảnh thông tin nhỏ và cuối cùng tìm ra yếu tố tương đồng đã khiến cho người ta phát bệnh. Thí dụ, họ có thể ăn cùng loại dâu từ một nơi nào đó.

Đồng thời, tôi hiểu những ý niệm này một cách hình ảnh. Thí dụ, tất cả những sự vật xếp loại như chìa khóa sẽ để mở khóa. Tôi nhận ra là từ “chìa khóa” cũng có thể được dùng một cách biểu trưng, khi chúng ta nói, “chìa khóa thành công là khả năng suy nghĩ tích cực.” Khi nghĩ về câu này, tôi thấy cuốn sách của Norman Vincent Peale, The Power of Positive Thinking, và tôi thấy mình từ hồi ở trang trại của gì mình đọc cuốn sách ấy. Rồi tôi thấy một sân khấu nơi có một người đang nhận bằng khen và tôi thấy chiếc chìa khóa bằng bìa cứng thật to. Ngay cả trong trường hợp này, chìa vẫn mở cửa đến thành công. Khả năng chia loại là bước khởi đầu của khả năng hình thành ý niệm. Chìa khóa là thể thức thể lý mở ra những ổ khóa thể lý nhưng chìa khóa trừu tượng có thể mở mọi thứ, như khám phá khoa học hay thành công nghề nghiệp.

Khi dậy người ta hiểu về hành vi động vật, tôi phải giúp họ học cách quan sát những chi tiết có vẻ không ý nghĩa. Động vật nhận ra những tiểu tiết trong môi trường của chúng mà đa số chúng ta không thấy, như một cành cây di động nhẹ hay một cái bóng. Trong công việc với các khu nuôi gia súc, tôi cố gắng tìm những nhà suy tưởng bằng ngôn ngữ của đám đông trở nên biết quan sát những tiểu tiết nào có thể làm thú hoảng sợ. Một chú bò có thể dở chứng khi vào nơi chích ngừa vì chú nhìn thấy mảnh dây xích toòng teng mà đa số người ta bỏ qua, nhưng lại là điều quan trọng trong môi trường của chú bò.

Sợi xích nhỏ ấy hấp dẫn chú ý của bò vì nó di động mau. Những chuyển động nhanh khởi động trung tâm tình cảm của não. Trong những loài bị săn làm mồi như gia súc, chuyển động nhanh khiến nỗi sợ tăng vì, ngoài đồng hoang, những gì chuyển động nhanh thường là những gì nguy hiểm. Cái gì đó di động mau trong bụi cây có thể là con sư tử. Ngược lại, con thú như loài khuyển lại hấp dẫn vì những chuyển động nhanh. Điều này có thể là nguyên nhân vì sao chó tấn công những người chạy thể dục. Chuyển động nhanh khởi nguồn những cuộc đuổi bắt và tấn công ở loài thú săn mồi, nhưng lại khởi nguồn cuộc tháo chạy nơi loài bị săn làm mồi như nai hay gia súc.

Những sự vật di động nhanh cũng hấp dẫn sự chú ý của những người tự kỷ. Khi còn nhỏ, tôi thích chơi với những cánh cửa tự động ở chợ. Tôi thích nhìn sự chuyển động khi cửa mở mau. Cửa thang máy thì không hấp dẫn; chúng chẳng di chuyển mau đủ để trở nên hấp dẫn mà nhìn. Những bài chẩn đoán về khả năng theo dõi hình ảnh của tôi cho thấy tôi có một chút bất thường trong khả năng thích giác để theo dõi hình ảnh di động. Trẻ em và người trưởng thành tự kỷ nào không bao giờ nói được còn có thể có những hư hại lớn hơn trong hệ thần kinh. Chiếc cửa tự động mà tôi thích nhìn khiến nhiều người tự kỷ không biết nói lấy tay che mắt. Sự chuyển động nhanh của cửa làm họ đau mắt. Có thể, một hư hại nhỏ trong khả năng theo dõi hình ảnh khiến những gì chuyển động mau trở thành hấp dẫn đối với tôi, trong khi những hư hại nhiều hơn và nghiêm trọng trong thần kinh lại khiến nó trở nên không vui thú gì với những người tự kỷ khác. Là trẻ con, cái gì chuyển động nhanh là những gì tôi mê thích. Tôi thích lá cờ bay phần phật, diều, và những máy bay thu nhỏ có thể bay.

Những âm thanh khó chịu
Tôi luôn cảm thấy là giác quan của tôi giống như giác quan một con thú. Não của tôi có chạm sâu xa hơn vào những mạch chống bị săn mồi xưa cổ mà con người cùng chia với thú vật không? Vào buổi tối, tôi không thể ngủ nếu nghe thấy những âm thanh cao tần số như tiếng báo động của xe tải khi gài số lùi, hay con trẻ thét lên ở phòng khách sạn bên cạnh; chúng làm tim tôi đập loạn. Tiếng sấm hay âm thanh của phi trường thì không làm phiền gì tôi nhưng những âm thành nào cao tần dù thì thầm nhất tôi cũng không chặn lại được. Nghiên cứu mới đây trên loài heo đã xác nhận rằng âm thanh bất thường làm chúng khó chịu hơn những âm thanh đều đều.

Vì sao âm thanh cao tần lại làm phiền động vật (và tôi), trong khi tiếng động phi trường hay sấm sét lại không? Tôi đặt giả thuyết là trong thiên nhiên tiếng gầm gừ của sấm thì không nguy hiểm gì những tiếng rít rất có thể là tiếng kêu đau đớn của một con vật. Tiếng báo động xe lùi hay tiếng báo động cài trong xe hơi là những âm thanh điện tử có tính báo động, chính là món kích động hệ thần kinh của tôi dù tôi vẫn biết chúng không có hại. Cũng gần như các mạch động vật trong não tôi bị phơi ra.

Suy tưởng so sánh
Một báo cáo mới đây trong Khoa Học cho thấy những hoạt động lien hệ đến con số được thực hiện trong ít nhất hai phần khác nhau của não. Khả năng tính toán chính xác lệ thuộc vào ngôn ngữ, và được thực hiện ở những khu não phía trước; khả năng so sánh lại được thực hiện trong những khu hình ảnh. Suy tưởng cân đối là khi ta tìm xem một sự vật hơn hay kém một sự vật khác. Thí dụ, ba viên bi thì nhiều hơn một viên bi. Động vật có thể tính toán so sánh. Chúng dễ dàng xác định là 10 phần thức ăn thì nhiều hơn hai phần. Có vẻ như suy tính so sánh là loại hình thẩm định con số mà loài người và thú vật cùng chia chung.

Tại trường lớp, toán là môn khó cho tôi. Tìm ra đâu là câu trả lời chính xác thật là khó vì tôi lầm lẫn con số. Ngược lại, tôi rất giỏi về so sánh, tìm ra câu trả lời gần chính xác. Trong công trình khoa học của tôi, tôi thường đổi những khác biệt số lượng giữa nhóm kiềm chế và nhóm thí nghiệm của tôi thành khác biệt phần trăm. Khác biệt phần trăm thì tôi nhìn ra trên biểu đồ hình tròn được. Khi tôi trình bày dữ kiện, tôi thích dùng biểu đồ đứng hay biểu đồ bảng vì tôi có thể hình dung ra sự khác biệt giữa nhiều dẫy con số.

Khi tôi thẩm định chi phí cho những dự án xây dựng kỹ nghệ gia súc của mình, tôi chưa bao giờ thử tính đến từng xu. Thay vào đó, tôi ước tính chi phí của dự án mới bằng cách tìm ra chi phí so sánh trong tương quan với các dự án tôi đã hoàn thành. Đây chủ yếu là quá trình của hình ảnh. Tôi nhìn vào bản vẽ và xây dựng toàn bộ dự án chỉ trong tưởng tượng. Rồi tôi đưa lên màn hình video cũng trong tưởng tượng và so sánh độ lớn của nó với những dự án đã hoàn tất mà tôi đã có con số. Trong đầu, tôi có thể so sánh bốn hay năm dự án đã hoàn tất với bản vẽ tôi đang ước tính. Dự án đang được ước tính có thể bằng hay chỉ bằng hai phần ba so với cơ sở nuôi gia súc mà tôi đã thiết kế ở Red River Feedlot và khoảng 25% lớn hơn cơ sở ở Lone Mountain Ranch.

Muốn tiền bạc có ý nghĩa với tôi, nó phải liên đới với vật gì tôi có thể mua được với số tiền ấy, nếu không nó trở nên quá trừu tượng. Thí dụ, 3 đồng thì bằng với bữa trưa ở McDonald’s, 20 đồng là giá một bình xăng, và 1,000 đồng có thể mua được chiếc máy vi tính. Một bản đầy con số chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Nhiều người tự kỷ nặng hơn tôi không hiểu tiền là gì hết. Để tôi hiểu về một triệu đồng, tôi phải có trong đầu hình ảnh của những gì đáng giá một triệu. Một tỷ là một phần tư chi phí xây phi trường Denver. Khi Tổng thống Clinton thông báo một phần qua chiến tranh ở Kosovo tốn phí 2 tỷ, tôi hình dung ra rằng như vậy là đã tốn một nửa chi phí xây phi trường Denver. Những số tiền khác nhau có giá trị hình ảnh khác nhau. Thật thú vị khi suy tưởng so sánh về con số lại nằm trong phần hình ảnh của bộ não.

Trong suy tưởng so sánh, như khi sáng tạo những gì mới lạ, quyết định, hay hình thành ý niệm, trí suy nghĩ của tôi dựa trên lối vào trực tiếp đến những khu trí nhớ hình ảnh căn bản trong não bộ. Còn cả một cấp độ suy tư trừu tượng liên hệ đến tình cảm mà tôi không hề có.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Rối Loạn Khả Năng Tiếp Thu Ngôn Ngữ

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 7:44 pm

Rối Loạn Khả Năng Tiếp Thu Ngôn Ngữ
Trích http://www.betterhealth.vic.gov.au,
dịch thuật: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh, Trị Liệu Ngôn Ngữ


Rối loạn khả năng tiếp thu ngôn ngữ nói đến trẻ gặp khó khăn khi hiểu những gì bày tỏ cho mình. Những biểu hiện khác nhau nơi những cá nhân khác nhau, nhưng nói chung là những khó khăn hiểu ngôn ngữ thường bắt đầu ở bốn tuổi.

Trẻ em cần hiểu ngôn ngữ trước khi có thể sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Phần lớn trường hợp, trẻ có khó khăn về tiếp thu ngôn ngữ cũng sẽ gặp khó khăn về bày tỏ ngôn ngữ (bày tỏ bằng lời).

Theo ước tính có khoảng 3 đến 5% trẻ em có rối loạn về tiếp thu ngôn ngữ, hoặc bày tỏ ngôn ngữ, hoặc cả hai. Những tên khác của rối loạn tiếp thu ngôn ngữ gồm có rối loạn thẩm định âm thanh hoặc khuyết tật hiểu. Phương cách chữa trị gồm có ngôn ngữ trị liệu.

Biểu hiện
Không có chuỗi biểu hiện phổ thông nào có thể kể hết những khó khăn của rối loạn này, vì mỗi trẻ đều khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện có thể là:

· Có vẻ như không lắng nghe khi có ai nói với mình
· Không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe
· Không hiểu những câu nói phức tạp
· Không làm theo được những mệnh lệnh bằng lời
· Nhắc lại chữ hay câu của người nói
· Khả năng ngôn ngữ nói chung phát triển chậm so với tuổi

Nguyên nhân không rõ ràng ở đa số trường hợp
Nguyên nhân của rối loạn tiếp thu ngôn ngữ thường không rõ, nhưng được cho là cộng góp của nhiều yếu tố, thí dụ di truyền, hay mức độ được làm quen với ngôn ngữ, hay trí hiểu và độ phát triển chung. Rối loạn khả năng tiếp thu ngôn ngữ thường đi chung với những khuyết tật phát triển như tự kỷ. Trong những trường hợp khác, rối loạn khả năng tiếp thu ngôn ngữ là hậu quả của tổn thương não bộ như tai nạn, bướu, hay vì bệnh.

Quá trình tiếp thu ngôn ngữ (tiếp thu lời nói)
Tiếp thu ngôn ngữ là quá trình phức tạp. Trẻ có thể gặp khó khăn nơi một trong những khả năng sau:

· Thính giác - khiếm thính có thể là nguyên nhân của khó khăn về ngôn ngữ
· Thị giác - khả năng hiểu ngôn ngữ liên đới đến khả năng hiểu cử điệu hay biểu cảm mặt. Trẻ khiếm thị thiếu đi khả năng này và có thể gặp khó khăn trong ngôn ngữ.
· Khả năng chú ý - khả năng chú ý và tập trung đến những gì người khác nói với mình có thể bị khiếm khuyết.
· Âm thanh – có thể có khiếm khuyết khi trẻ cần phân biệt giữa những âm chữ giống nhau.
· Trí nhớ - não phải ghi nhớ hết mọi chữ được ghép vào câu để có thể giải mã và tgìm ra ý nghĩa của những gì người khác nói với mình. Trẻ có thể gặp khó khăn để ghi nhớ một chuỗi âm thanh gồm trong một câu nói.
· Kiến thức về từ vựng và ngữ vựng - rất có thể trẻ không hiểu nghĩa của từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp của câu.
· Thẩm định chữ - trẻ có thể gặp khó khăn khi thẩm định và hiểu những gì người khác nói với mình.

Phương pháp khám thẩm định
Việc khám thẩm định cần phải xác định lãnh vực mà trẻ gặp khó khăn, đặc biệt khi trẻ không đáp trả ngôn ngữ bằng lời. Quá trình khám thẩm định có thể gồm:
· Khám thính giác bởi chuyên viên về thính giác (audiologist) để bảo đảm rằng những khó khăn ngôn ngữ không phải là hậu quả của khiếm thính, và cũng để xác định xem trẻ có khả năng chú ý đến âm thanh và ngôn ngữ không (phần thứ hai này được gọi là khám khả năng thẩm định âm thanh).
· Đo khả năng hiểu biết của trẻ (bởi một chuyên viên ngôn ngữ trị liệu) và so sánh kết quả với khả năng của các trẻ khác cùng tuổi. Nếu trẻ lớn lên từ gia đình không nói tiếng Anh, quá trình thẩm định khả năng hiểu nên được thực hiện bằng ngôn ngữ của các em cũng như bằng tiếng Anh, dùng các tài liệu thích hợp về văn hóa. (1)
· Quan sát kỹ sinh hoạt của trẻ trong nhiều tình huống khác nhau khi trẻ giao tiếp với nhiều người khác nhau.
· Khám thẩm định bởi chuyên viên tâm lý thần kinh để xác định những khó khăn về trí hiểu nếu cần.
· Khám thị giác để tìm độ khiếm thị nếu có.

Chữa trị
Tiến bộ của trẻ tùy thuộc vào nhiều yếu tố riêng, thí dụ trẻ có bị chấn thương não không. Việc chữa trị có thể gồm:

· Trị liệu ngôn ngữ
· Trị liệu riêng với trẻ hay trị liệu trong nhóm, tùy vào nhu cầu của trẻ
· Lớp giáo dục đặc biệt tại trường
· Hỗ trợ tại nhà trẻ hay trường học trong những trường hợp rối loạn nặng
· Giới thiệu chữa trị tâm thần (nếu có những thái độ hành xử bất xứng một cách nghiêm trọng)

Chú thích của người dịch:
(1) Đây là hướng dẫn dành cho trẻ nói hai thứ tiếng.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Chuẩn Phát Triển Khả Năng Tiếp Thu Ngôn Ngữ

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 11, 2009 7:46 pm

Chuẩn Phát Triển Khả Năng Tiếp Thu Ngôn Ngữ

Bowen, C. (1998). Ages and Stages: Developmental milestones for receptive and expressive language development. Retrieved from http://www.speech-language-therapy.com/devel2.htm on (date).
Dịch thuật: Thạc sĩ Nguyễn Tường Anh


Mới sinh
Trẻ học ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh. Ngay những bé sơ sinh đã nhận biết âm thanh trong môi trường. Các bé nghe tiếng nói của những ai thân gần với mình, và sẽ khóc nếu có âm thanh bất thần. Tiếng động lớn làm các bé thức giấc, và các bé “bất động” để nghe những âm thanh nào mới.

0 -3 tháng
Thật ngạc nhiên, ở độ 0 đến 3 tháng các bé đã bắt đầu quay đầu về hướng bạn khi bạn nói với các bé, và cười khi nghe tiếng bạn. Thực ra, các bé có vẻ như nhận biết được âm giọng quen của bạn, và nếu đang khóc thì sẽ nín. Các em bé nhỏ xíu dưới 3 tháng tuổi cũng có thể ngưng hoạt động và chú ý đến tiếng động hay âm thanh lạ. Các bé thường đáp trả nếu âm thanh ấy dịu dàng dù lạ hay quen.

4 – 6 tháng
Rồi, khoảng từ 4 đến 6 tháng, các bé biết phản ứng với từ “không.” Các bé cũng biết phản ứng khi bạn thay đổi âm giọng, hay với những âm thanh không phải là tiếng nói. Thí dụ, các bé ngạc nhiên với những đồ chơi phát âm thanh, thích nghe nhạc, và bị hấp dẫn bởi những gì phát ra âm thanh lạ như lò nướng, chim hót, vó câu…

7 – 12 tháng
Khoảng tuổi 7 đến 12 tháng là khoảng thời gian thú vị mà trẻ em rõ ràng đã lắng nghe khi có ai nói với mình, quay đầu lại, rồi nhìn mặt người gọi tên mình, và khám phá ra những trò vui của các trò chơi như “round and round the garden”, “peep-oh”, “I see” và “pat-a-cake” (1). (Những trò chơi này và những trò chơi vận dụng ngón tay có nhiều tên địa phương và biến tấu). Đây là thời gian mà bạn thấy bé có thể nhận ra tên những gì quen thuộc (Ba, xe, mắt, điện thoại, chìa khóa) và bắt đầu có thể đáp trả một số yêu cầu (“đưa cái này cho Bà”) và câu hỏi (“Con uống nước trái cây nữa không?”)

1 – 2 tuổi
Lúc này thì con bạn chỉ vào hình trong sách khi bạn nói tên vật nào đó, và có thể chỉ một vài cơ phận than thể khi được yêu cầu. Bé cũng có thể làm theo một số yêu cầu đơn giản (“Ấn chiếc xe buýt đi!” và hiểu một số câu hỏi đơn giản (“Con thỏ đâu nào?”). Bé bây giờ thích nghe những chuyện đơn giản và thấy thú vị khi bạn hát hay đọc văn vần. Đây là thời điểm mà các em có thể đòi nghe lại một truyện cũ, bài vần cũ, hay trò chơi cũ, và đòi lập lại mãi.

2 -3 tuổi
Vào tuổi này con bạn hiểu những mệnh lệnh có hai phần (“Lấy vớ và bỏ vào thùng”) và hiểu những ý niệm hay ý nghĩa khác biệt như nóng/lạnh, đi/ngừng, trong/trên và đẹp/ghê. Bé nhận ra những âm thanh như chuông điện thoại, chuông cữ và có thể chỉ hay tỏ vẻ thích thú, đòi bạn trả lời điện thoại hay mở cửa, hoặc có thể đòi tự trả lời, mở cửa.

3 -4 tuổi
Đứa con 3 đến 4 tuổi của bạn có thể hiểu những câu hỏi đơn giản “ai?”, “cái gì”, “ở đâu”, và có thể nghe thấy bạn khi bạn gọi bé từ phòng bên cạnh. Đây là tuổi mà khuyết tật thính giác có thể trở nên rõ ràng. Nếu bạn quan ngại về thích giác của bé, xin đưa bé đến khám một chuyên viên thính giác. (2)

4 -5 tuổi
Trẻ tuổi này thích truyện và có thể trả lời câu hỏi về truyện. Trẻ có thể hiểu gần như mọi điều người khác nói với mình tại nhà, tại trường mầm non hay nhà giữ trẻ. Khả năng nghe ở mọi thời điểm cần là khả năng vững vàng. Nếu bạn có quan ngại gì về thính giác của trẻ, xin cho trẻ đến khám với chuyên viên về thính giác. Nếu quan ngại về khả năng hiểu ngôn ngữ, xin cho trẻ gặp một chuyên viên trị liệu ngôn ngữ. (3)

Chú thích của người dịch:
(1) Những trò chơi tương tự của Việt Nam là ú à, vỗ tay vỗ tay bà cho ăn bánh, bí bo xình xịch…
(2) Có lẽ Việt Nam không có các chuyên viên thính giác (audiologist). Một bác sĩ tai mũi họng hay bác sĩ nhi khoa cũng là những chuyên viên y khoa có thể thực hiện phần khám thính giác cho trẻ.
(3) Chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu cũng xuất hiện trong các đại học y khoa hay sư phạm nên có thể chưa có chuyên viên ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam. Trang nhà http://www.concuame.com có thể cung cấp dịch vụ khám thẩm định và chữa trị/phục hồi.

ConCủaMẹ.com
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Trang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách.

cron