Các test về Rối loạn Tự kỷ

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 9 11, 2012 7:20 pm

meminh đã viết:chao anh Phi!
con trai em moi buoc sang tuoi 8,hiện đang học lớp 2.cháu được BS của trung tâm Sao Mai - hà nội chuẩn đoán là: tk + chậm phát truển trí tuệ nhẹ. nhưng e thấy BS chỉ làm test denver và đo điện não đồ. vậy em muốn lam test thẩm định cho cháu để có kế hoạch can thiệp thi có thể làm ở đâu? ở Hà Nội có trung tâm nào không? nếu không có thì em phai dăng kí ở trương Ban Mai như thế nào và mất bao lâu?
e mong a cho em lời khuyen để có thể có biện pháp tôt nhât giúp con.Cam ơn anh nhiều


Chào bạn,

Tôi không rành ở HN lắm, còn ở SG thì tuy rành hơn nhưng tôi cũng chẳng biết nơi nào để giới thiệu bạn tới cả. Trường Ban Mai họ chỉ nhận làm cho học sinh của họ thôi bạn ạ . Và test thẩm định và kế hoạch can thiệp cũng khác nhau, kết quả test thẩm định được dùng để lên kế hoạch can thiệp . Test thẩm định không bao gồm kế hoạch can thiệp và bài học cụ thể . Vậy trong lúc này bạn có thể làm gì ?

Tôi cho rằng bạn không nên quan tâm quá về kết quả của Denver vì nó là test Sàng lọc. Trong lúc này, là người mẹ chắc chắn bạn biết được bé của mình mạnh / yếu phần nào, vậy thì chúng ta chú trọng tìm bài + cách dạy các mặt đó cho bé . Về đường dài, bạn cần 1 kế hoạch can thiệp tốt, nhưng bạn vẫn có thể (và nên) bắt đầu ngay với 1 chương trình can thiệp tự soạn . Điều cần tránh là không làm gì cả . Bạn qua bên Giới thiệu thành viên, nói về mạnh / yếu của bé, rồi mọi người sẽ giúp bạn làm 1 cái gì đó vào lúc này nhé .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi meminh » T.Ba Tháng 9 11, 2012 8:42 pm

vâng, cảm ơn anh nhiều
meminh
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 8 14, 2012 6:23 pm

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 9 14, 2012 4:33 pm

Chào cả nhà, hôm vừa rồi mình tiếp xúc với một vị phụ huynh, và có trả lời về qui trình thẩm định riêng tại Ban Mai. Anh Phi đã nói về qui trình thẩm định nói chung rồi, giờ mình nói ti ti về những gì tụi mình có thể làm tại BM trong vai trò cố vấn chuyên môn.

Việc đầu tiên là, ha ha, làm việc không lương. Chi phí thẩm định với bác sĩ nhi/tâm thần nhi, các chuyên viên ngôn ngữ, OT... thì eo ơi bên này giá cao, đừng liệt kê làm gì.

Để thẩm định, các em bé được mang tới văn phòng tụi mình. Văn phòng thì luôn là trang trí, ghế bàn thân thiện với lứa tuổi. Bác sĩ và chuyên gia luôn luôn phải làm quen với trẻ, biết tính ý chúng bằng cách đọc cho kỹ hồ sơ. Nếu thẩm định là do trường học thực hiện, tụi mình có thể vào lớp quan sát. Mọi thứ diễn ra trong khoảng 2 tuần đến 4 tuần để mọi chuyên gia/bác sĩ liên hệ hoàn tất. (Ngày nào bác sĩ đã làm việc với bé thì chuyên viên ngôn ngữ nên chờ để bé khỏi quá tải). Cũng có khi mọi thứ kéo ra đến 6 tuần nếu bé bệnh, yếu... nghỉ học, hoặc phải chờ kết quả này kia từ bệnh viện... Lý do mọi thứ nên xong trong 6 tuần là vì luật liên bang đòi hồ sơ giáo dục phải được hoàn tất trong 60 ngày.

Tại BM, chuyên gia không có mặt ở trường, nhưng theo dõi hệ thống camera. Nếu bảo việc không có mặt trực tiếp là điểm yếu, thì việc tiếp tục theo dõi camera mà không bị thời gian 4 hay 6 tuần bó buộc sẽ giúp nhóm chuyên gia có nhiều thông tin hơn, kế hoạch giáo dục cũng đu7ọc chỉnh sửa đúng lúc hơn.

Với BM, thay vì gặp các em rồi viết báo cáo để họp với phụ huynh trong thòi gian ngắn như thế, chúng tôi không viết báo cáo mà chuyển thẳng kết quả thẩm định thành hồ sơ giáo dục. Việc cắt đoạn này (không viết báo cáo thẩm định) là để giảm thời gian mà chúng tôi "làm phiền" các chuyên gia. Nói cho cùng, bản kêt quả thẩm định sẽ không có hiệu quả tích cực nếu đó chỉ là bản mô tả khả năng của trẻ. Một kế hoạch giáo dục với mục tiêu nên học gì, học sâu đến đâu... mới là mục đích chính mà chúng tôi giúp BMai.

(Cũng vì thế mà thay vì chỉ viết bản báo cáo thẩm định cho các phụ huynh đem con đến thẩm định mà không học tại BM trong những năm trước, chúng tôi đưa cả đề nghị về mục tiêu bé nên chú trọng).

Cac em bé đã đếnt hẩm điịh với CCM những năm trước, hiện không học tại BM, chúng tôi tiếp tục cố vấn online nhưng không có điều kiện để theo dõi trực tiêp qua hệ thống camera mà BM có. Nói cách nào đó, chúng tôi đã thẩm định các em lần ấy, rồi thôi.

Với các em đang học tại BanMai, chúng tôi đi đúng lối thẩm định lý tưởng: thẩm định không phải là tiến trình diễn ra trong 1 tiếng, 5 tinếg, 1 tuần, hay 6 tuần, mà phải liên tục cho đến khi các em không cần đến hỗ trợ nữa. Nhiều khi thẩm định hôm nay, thấy bé không xếp được khối, nhưng ngày mai xem camera lại thấy cu cậu bình thản chồng các khối lên. Có lúc xem camera thấy cô nàng trả lời giáo viên, ngày kế tiếp thấy cô bé chả thèm nói gì... Nói chung, với Ban Mai, thẩm định là quá trình tiếp diễn mỗi ngày, và chúng tôi có giáo viên giúp để biêt về những thay đổi của học sinh gần như ngay lập tức.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 3 04, 2013 9:58 pm

Một buổi can thiệp, khám sàng loc cho trẻ. Trẻ chơi đùa với bố mẹ dưới sự hướng dẫn, quan sát từ các chuyên gia bên ngoài.

therapy-session.jpg
therapy-session.jpg (33.31 KiB) Đã xem 6397 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Tư Tháng 3 05, 2014 8:15 pm

Hik như vậy phải là học sinh trường Ban Mai thì mới thẩm định được. Con mình ở xa, cho dù có bay đi SG cũng k thể thẩm định được.
Mình thì k biết con mình chậm phát triển ngôn ngữ là do chậm phát triển trí tuệ hay do rối loạn ngôn ngữ. Mọi giúp đỡ hỗ trợ cho con theo kiểu đụng tới tình huống nào ta bày theo tình huống đó, tự đọc thên tài liệu và các chia sẻ. Bố mẹ dành nhiều thời gian để quan sát, chơi, trò chuyện và bày con thì quá tốt, nhưng chỉ lo là mình chỉ tác động trên cành, trên lá, mà k đi sâu vào tận gốc rễ.
Các nguyên nhân khác của chậm fat triển ngôn ngữ như: khiếm thính, khiếm thị, tự kỉ, sứt môi,... thì đối với trường hợp con mình là k phải rồi.
Thôi thì khả năng có hạn, mà lòng nhiệt tình thì vô biên.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 3 06, 2014 12:42 am

Hik như vậy phải là học sinh trường Ban Mai thì mới thẩm định được. Con mình ở xa, cho dù có bay đi SG cũng k thể thẩm định được.


Vấn đề không chỉ là test thẩm định bạn ạ, mà là làm gì với cái test đó. Nếu bạn nhìn vào, bạn sẽ chỉ thấy các con số khó hiểu. Cách đây gần 3 năm, chúng tôi có làm thẩm định cho nhiều PH ở cả HN và SG, và một số PH cho chúng tôi biết rằng họ (hoặc trường nơi con họ học) không thể chuyển kết quả các test đó ra mục tiêu, bài học cụ thể được.

Ví dụ khập khiễng là "thẩm định" giống như kết quả thử máu, nhìn vào kết quả đó thì người có chuyên môn mới biết là nêu uống thuốc gì, còn ở đâu bán thuốc đó là tìm trường học. Nếu bạn cầm kết quả thử nghiệm mà không có người chuyển thành tên thuốc, cái thẩm định, test thử nghiệm đó là vô ích. Và cái test thẩm định, tùy vào loại mà cũng có nhiều cách làm, nó là sự phối hợp giữa a) quan sát + bài học thử trên mục tiêu dự đoán b) test trực tiếp hoặc cả a) và b).

Mình thì k biết con mình chậm phát triển ngôn ngữ là do chậm phát triển trí tuệ hay do rối loạn ngôn ngữ.


Test thẩm định giáo dục đặc biệt không cho biết trẻ là chậm phát triển NN hay trí tuệ. Test lọai này là test do Bác sĩ tâm thần nhi làm, gọi là test định rối loạn. Test thẩm định gddb thì cho biết phải can thiệp ra sao, dạy dỗ ra sao chứ không định rối loạn gì (dù thực tế thì người làm test cũng có thể đoán được, nhưng nói theo chuyên môn thi họ không có chuyên môn để định rối loạn gì).

Hai giới khác nhau bạn nhé . BS Tâm thần nhi định rối loạn gì, chuyên gia gddb test để biết can thiệp ra sao. Mỗi bên một việc, một chuyên môn riêng, bên này không làm việc của bên kia được.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Năm Tháng 3 06, 2014 5:34 am

Cảm ơn anh Phi đã giúp em hiểu hơn về các test nha.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Năm Tháng 3 06, 2014 7:45 am

Cho em hỏi thêm chút xíu là nếu bé k sống tại tp HCM thì có cách nào để bé có thể được can thiệp hiệu quả.
Bé vào thẩm định, trường đào tạo cho phụ huynh, rồi phụ huynh nhận bài vở và dạy cháu thường xuyên, báo cáo lại kết quả của bé thường xuyên để được tư vấn và điều chỉnh.

Thêm 1 câu hỏi nữa là: bé nên được làm test rối loạn trước để xác định tình trạng của bé là gì, rồi mới làm test thẩm định để can thiệp đúng k ạ?
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 3 06, 2014 1:05 pm

Thêm 1 câu hỏi nữa là: bé nên được làm test rối loạn trước để xác định tình trạng của bé là gì, rồi mới làm test thẩm định để can thiệp đúng k ạ?


Nếu đúng quy trình thì phải cả 2. Nếu bỏ một thì bỏ cái nào?

1/ Nếu bỏ test định rối loạn, ví dụ nhu_ khi bị nhiễm độc chì mà lại tưởng là chậm phát triển thì sẽ can thiệp không đúng gốc. Chuyên gia giáo dục đặc biệt có học Y khoa đâu mà phân biệt được?

Tôi liệt kê vài triệu chứng của nhiễm độc chì cho bạn thấy nó có thể bị đánh giá lầm thành TK ra sao:

táo bón
khó ngủ ban đêm
mất các kỹ năng phát triển đã có trước đó (thoái triển)
giảm trí tuệ
chậm lớn
có hành vi, mất chú ý

Vì vậy các bạn bên giáo dục đặc biệt, please, làm ơn đừng có định rối loạn nhé. Việc đó để bác sĩ họ làm, mà phụ huynh cũng xin đừng hỏi trên diễn đàn là con mình có TK hay không. Câu đó không trả lời qua mạng được.

2/ Nếu bỏ thẩm định thì sao biết gì mà can thiệp ? Bác sĩ có học về hành vi, ngôn ngữ trị liệu hay giáo dục đặc biệt đâu mà lên chương trình can thiệp?

Bỏ bên nào cũng có nguy hiểm của nó, vì thế ở chỗ chúng tôi thì phải làm cả 2. Ở chỗ bạn thì làm 1 cái đã hụt cả hơi rồi, đúng không?

Bé vào thẩm định, trường đào tạo cho phụ huynh, rồi phụ huynh nhận bài vở và dạy cháu thường xuyên, báo cáo lại kết quả của bé thường xuyên để được tư vấn và điều chỉnh.


Nếu can thiệp theo cái chuẩn của giáo dục đặc biệt thì cần có chuyên gia hành vi, ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia giáo dục đặc biệt, và giáo viên giáo dục đặc biệt. Trường nào đào tạo cho bạn bằng đó ngành? Và có làm được thì bạn mất bao nhiêu năm để học ? Bạn đợi đi học hay biết gì làm đó ngay vào lúc này ?

Và dạy trẻ TK không phải như dạy trẻ khác bạn ạ, không thể đi học một lần cho biết rồi cứ thế dạy lại . Các em có hành vi mới, ngôn ngữ lúc phát triển ngon ơ, lúc khựng lại cái rộp, nhận thức lúc đi đúng tầng phát triển, lúc mạnh bên này yếu bên kia . Lúc đó là lúc cả nhóm trên phải bàn bạc với nhau xem làm gì. Bạn lên diễn đàn thì thấy rồi đó, các phụ huynh tự can thiệp cho con mình bao lâu, mà họ vẫn có lúc bí phải đi hỏi người khác . Cho bạn một ví dụ thật cụ thể nhe, vào tối hôm qua (tức là sáng t5 bên VN), tôi mất khoảng 30 phút để nói chuyện với cô H, đề tài là "bài học dạy bé S phân biệt ý chính / ý phụ của bài đọc". Sau đó tôi mất khoảng 30 phút nữa để bàn với cô N về bé B, để làm sao giữ các âm bé B đang nói được đừng bị mất đi.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Các test về Rối loạn Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Năm Tháng 3 06, 2014 5:15 pm

Vâng cảm ơn anh Phi.
kể 1 chuyện cho anh nghe là mình có đưa con đến khám ở 1 bệnh viện thuộc dạng to nhất miền Trung. Thực chat mình muốn xin giấy chuyển viện qua bệnh vien khác để con mình được huong quyen lợi bảo hiểm của trẻ dưới 6 tuổi.
lúc vào thì khoa phục hồi chức năng của bệnh vien đó mới thành lập, chỉ có 1 bác sĩ vật lí trị liệu. Anh ấy bảo: bây h khoa mới nhận có 3 cháu thôi. ÍT BỮA NỮA ĐÔNG NGHẸT BỆNH NHÂN THÌ BÁC SĨ KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ MÀ NGỒI TƯ VẤN NHƯ THẾ NÀY ĐÂU.
Vì mục đích của em là cái giây chuyển viện nên e cứ dạ dạ rồi năn nỉ chuyển cho em.
Bác sĩ vớ vẩn, không tư vấn thì em mang con về nhà tự em chữa còn hơn :)), có uống thuốc chi đâu, em mang về em chơi với nó còn hơn.
vì gặp những bệnh nhân nhỏ tuổi khác, em nghĩ là tình trạng con em k đến nỗi. Dù em bày k hiệu quả 100% thì cũng phải được 30 đến 50 chứ.
Bởi vì bé cũng có những điểm mạnh: khả năng ghi nhớ tốt, và rất dễ dàng hứng thú với trò chơi, bạn bè, động vật.... đi công viên cháu thích nhất là đút bạn hươu ăn lá, lúc về cứ hết bye bye bạn hươu đến bye bye bạn ngựa. :))
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Trang vừa xem

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách.

cron