Tự kỷ tại VN

Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 5 14, 2012 9:51 pm

Hôm nay là ngày Susannah lên đường trở về Mỹ sau nhiều tháng học hỏi, làm việc tại Việt Nam. Susannah có lời cảm ơn quý phụ huynh đã điền các câu hỏi tại Hội thảo CCM/DRD và các PH tại Hà nội.

Tôi xin dịch lại vài phần của bàn nghiên cứu của Susannah, nhất là các phần liên quan tới CCM và Ban Mai. Tôi sẽ xin phép đăng lại nguyên bài sau.

Tóm tắt về Susannah:

Sinh viên từ Đại học Halminton, New York. Thích theo ngành giáo dục đặc biệt. Mẹ là dân "có đạo", tức là bà ta là Chuyên gia hành vi (Behavior Analyst) đang làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Susannah từng làm việc tại các trung tâm can thiệp, theo học giáo dục đặc biệt bậc đại học, và được đào tạo về căn bản ABA.

Sau đây là phần tạm dịch 1 số chương trong bài của Susannah
-------------------------------------------------------------------------

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục đặc biệt, định rối loạn TK là một vấn đề lớn ở VN. Chi, một người Mỹ gốc Việt làm việc thiện nguyện tại Ban Mai cho biết rằng trong khi Hoa Kỳ sử dụng DSM-IV, ở VN thì không có tiêu chuẩn như vậy. Vì vậy bác sĩ và chuyên gia sử dụng nhiều cách khác nhau và thường có các kết luận khám đối nghịch nhau. Bà Trịnh Thị Kim Ngọc, Khoa trưởng Khoa giáo dục đặc biệt ở Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh giải thích rằng nhiều phụ huynh đưa con đi khám với nhiều bác sĩ và chuyên gia khác hau khi họ nhận ra con họ có vấn đề, và kết quả nhận được thì khác nhau, cho nên các phụ huynh này cũng không biết là con mình có TK hay không. Vấn đề bị trầm trọng hơn khi nhiều bác sĩ ở VN không hoàn toàn hiểu TK và dùng cụm từ TK một cách quá đáng. Khi trẻ chỉ có vài dấu hiệu thì họ sẽ tự động cho rằng trẻ có TK.

Thêm vào đó, việc thiếu tiêu chuẩn khám làm cho phụ huynh dễ bị lừa. Tiến sĩ Lê Văn Tạc, Viện trưởng Viện giáo dục đặc biệt cho biết có nhiều trường hợp một bác sĩ tuyên bố mình là "chuyên gia về TK" rồi khám cho trẻ để có thêm bệnh nhân.

Theo như thống kê của tôi (Susannah) thì nhiều gia đình có con TK không hài lòng với kết quả khám. Họ giải thích rằng con họ được khám trong thời gian quá ngắn. Ví dụ như một phụ huynh ở Hà nội cho tôi (Susannah) biết bác sĩ chỉ bỏ ra có 30 phút khám rồi kết luận con chị ta có TK.

Trường Ban Mai, mở ra khoảng hơn 1 năm, là trường cho trẻ TK tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phi, một nhà giáo dục đặc biệt người Mỹ gốc Việt làm thiện nguyện tại trường cho biết trường được 1 nhóm người Việt trong nước lập ra, phối hợp với 1 nhóm các nhà giáo dục đặc biệt, giáo viên giáo dục đặc biệt, ngôn ngữ trị liệu, giáo sư đại học và chuyên gia hành vi tại California. Họ (bên California) chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn ví dụ như tuyển dụng giáo viên, huấn luyện giáo viên, tạo ra chương trình can thiệp và theo dõi học sinh. Phía bên Việt Nam thì chịu trách nhiệm thực hiện. Nhóm California liên lạc với nhóm bên Việt Nam qua video conference, email, webcam đặt trong tất cả các phòng học, cũng như qua các chuyến đi Việt Nam vài tháng 1 lần.

Trong lần quan sát lớp nhỏ, tôi (Susannah) thấy 9 em học sinh đang ngồi ăn dặm với 4 cô giáo. Các em có các thẻ với hình thù thức ăn. Các học sinh dùng thẻ để giao tiếp và đưa qua máy ngôn ngữ. Các giáo viên cũng hướng dẫn các em chào tôi và người thông dịch bằng cách nói ra câu "Chào cô Susannah" và cho các em tới nhìn và ôm tôi. Sau đó các em được cho đi giải lao và chơi đồ chơi. Có 1 em nằm xuống sàn nhà và giáo viên đã nhắc bằng cả lời và hành động để em đứng dậy.

Trong lần quan sát lớp lớn tôi thấy 1 em đang ngồi học toán một mình và 3 em khác đang học nhóm với 1 giáo viên ở một cái bàn lớn. Giáo viên nhắc em đang học toán chào tôi. Em ra tự giới thiệu và hỏi tên và tuổi của tôi và người thông dịch. Trong lần đó 1 em trong nhóm học nhóm đã nổi giận (Phi: vì có người lạ vào lớp) và định tự đánh mình nhưng giáo viên can thiệp và làm "hạ hỏa" em.
...

Dựa vào quan sát và đối thoại của tôi (Susannah), lớp học tại trường ... có đông học sinh hơn, có vẻ theo kiểu giáo dục truyền thống của Việt Nam hơn là các lớp học tại Trường Ban Mai.

...

Một kiểu trường tư cho trẻ TK phổ biến ở Việt Nam là "Trường thế hệ thứ nhất", là các trường cho cha mẹ trẻ TK tự mở ra khi không hài lòng với các trường ở ngoài. Trường ... là một ví dụ như vậy, bắt đầu khi phụ huynh mướn cô dạy tại nhà. Các phụ huynh khác biết tới và mang coin mình vào học, dần dần trở thành 1 ngôi trường. Một phụ huynh tại Hà Nội cho biết cô ta đã tìm tòi trên mạng và với các chuyên gia ngoại quốc, sau đó mở một trường cho chính con của họ.

...
Một phụ huynh cho biết ABA tại Việt Nam khác với ABA tại Hoa Kỳ. Cô ta giải thích rằng trong khi ABA có 40 tiếng 1 tuần thì tại Việt Nam chỉ có 2 giờ 1 ngày và can thiệp ABA cũng không theo đúng chuẩn tại Hoa Kỳ. Vì vậy mặc dù nhiều nơi có ý định can thiệp tốt cho trẻ TK, họ không phải lúc nào cũng làm được một cách tốt nhất vì họ không có đủ lực (huấn luyện, tài chính ...)

...
Ông Phi giải thích là các phương pháp can thiệp tại phương Tây có tác động tới Việt Nam. Ông Phi cho biết ABA và TEACCH, phổ biến tại Hoa Kỳ, cũng đang trở nên phổ biến tại Việt Nam nhưng rapid prompting, một phương pháp đang gây tranh cãi tại Hoa Kỳ thì không phổ biến cho lắm. Tiến sĩ Lê Văn Tạc đồng ý với ông Phi, giải thích rằng bác sĩ Việt Nam sử dụng các phương pháp chẩn đoán từ Hoa Kỳ. Thêm vào đó, ông Tạc đồng ý rằng ABA, TEACCH và Social Stories từ Hoa Kỳ đang trở nên phổ biết tại Việt Nam.

...
Một bằng chứng cho sự thiếu hiểu biết về TK tại Việt Nam là chữ "bệnh Tự kỷ". Theo cô Chi (CCM) thì dùng cụm từ Bệnh Tự kỷ là sai và có nghĩa tiêu cực và dùng không hay cho các phụ huynh. Cụm từ đúng hơn là Rối loạn Tự kỷ. Tuy nhiên một cô gái Việt Nam trẻ đã nói với tôi (Susannah) là cô ta luôn nghe người ta nói "bệnh Tự kỷ" và chưa bao giờ nghe "Rối loạn Tự kỷ" cả.

[Phi: CCM đã thông báo phút chót cho Susannah để sửa "bệnh TK" thành "Rối loạn TK" trong bản thống kê Susannah phát ra tại Hội thảo CCM/DRD. CCM tin rằng cụm từ "Rối loạn TK" chính xác hơn và nên dùng thay cụm từ "bệnh TK".]

Chương trình kênh 14 chiếu vào ngày 27 tháng 4 có tiêu đề "Bệnh Tự kỷ - thực trạng, hình ảnh và câu chuyện cảm động" nhằm cổ động Ngày Biết về TK. Tình trạng này cho tôi (Susannah) thấy ngay trong giới đang thúc đẩy hiểu về TK cũng không rõ lắm về TK, làm cho quần chúng rối trí thêm.

...
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 5 15, 2012 1:58 am

Tự kỷ ở VN còn khá mới và lạ lẫm. Nhiều người còn hỏi P rằng: Tự kỷ là bệnh gì? Nó ra làm sao ? Giống tâm thần không ? ... Ôi...thế mới khó khi muốn người ta thông cảm cho mình trong khi người ta chưa biết TK là gì.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Thị Bích Châu » T.Hai Tháng 6 04, 2012 5:19 am

Kính chào Anh Phi,
Tôi là mẹ của bé gái bị hội chứng tự kỷ. bé đã được 11 tuổi rất dễ thương, xinh xắn nhưng bé không biết tự chăm sóc bản thân mình như tự mặc quần áo, tự đánh răng, không biết phun nước, ăn không biết nhai. Nói chung bé như là em bé ở tuổi 2, 3 vậy đó.
Tôi ở 1 tỉnh nhỏ tại Việt Nam, khi bé được 2 tuổi tôi đã thấy bé không bình thường như bé phát triển không giống như anh của bé, bé không lật trườn bò.. và chậm biết đi.Hàng tháng tôi đều đón xe lên Sài gòn để khám sức khỏe cho bé, tôi có đặt vấn đề bé chưa biết nói và các vấn đề khác nhưng các bác sĩ vẫn nói bé bình thường chỉ chậm nói mà thôi. Đến hơn 4 tuổi bé vẫn chưa biết nói , lúc đó có một bác sĩ giới thiệu tôi với đoàn bác sĩ Pháp kết hợp với bịnh viện Nhi đồng để khám thì mới biết là bé chậm phát triển trí tuệ, đến sau tôi đi khám bác sĩ Thanh tại Nhi đồng 1 mới biết là bé bị hội chứng tự kỷ và Nhi đồng cũng không có đủ nhân sự cũng như điều kiện để giúp điều trị cho bé, vì ưu tiên điều trị cho những bé dưới 3 tuổi. Tôi và ba của bé tìm trường cho bé học và từng bước dạy bé nói. Trường thì tìm rất khó , vì Sàigon lúc đó chỉ có vài nơi dạy thôi , mà đến xin học không được, đến lúc đó tôi được bác sĩ Thanh giới thiệu đến học Trường khuyết tật Thảo Điền .
Trường Thảo Điền là trường công , nhận tất cả những bé bị khiếm khuyến, khuyết tật. Hai năm đầu tại trường , bé học rất vui, bé ca hát suốt , thích cô giáo, thích bạn bè nhưng đến nay việc giúp bé tự chăm sóc bản thân vẫn chưa được. Cô giáo nói bé rất yếu về vận động tinh, và việc dạy học thì chủ yếu là dạy nhận biết.
Tôi dạy bé học những chữ số, đếm số , màu sắc, hình ảnh thì bé mau biết. Nhưng dạy cho bé mặc quần được thì mất khoản thời gian rất dài, không nhớ là bao lâu, nay bé đã làm được dù chưa tốt lắm. Như việc dạy bé cầm muỗng xúc cơm ăn cũng vậy...và đến nay bé ăn cơm vẫn không biết nhai, không biết phun nước nữa.
Tôi làm nghề kế toán, thời gian tôi dành cho bé không được nhiều. Tôi không biết phương pháp phải dạy bé như thế nào khi mà mỗi năm bé mỗi lớn. Mỗi lần nhìn bé rất thương mà đau lòng lắm, nhưng không biết làm gì hơn . Ba của bé cũng vậy , chỉ biết làm cho bé tất cả những gì có thể như giúp bé ăn, đọc truyện , thơ cho bé nghe và chăm sóc thương yêu bé mà thôi.
Hôm nay tôi có đến Trường Ban Mai để tìm hiểu và xin cho bé vào học. Thú thật, khi Anh Thiện dẫn tôi đi tham quan trường và khi vào xem những giải đáp của các anh chị chuyên viên giúp đở tôi rất mừng. Tôi cũng có nghe một số thông tin từ các cô giáo của các trường khác mà tôi đã đến liên hệ là các bé bị tự kỷ thì không nên cho uống sữa , tôi rất lo vì con gái tôi ngày nào cũng uống ít nhất là 2 ly sữa tươi không đường , có phải do vậy mà bé khó phát triển không? và Anh Phi ơi, với điều kiện tài chính của gia đình tôi cũng không khá lắm , mà chi phí học tại trường ngót ngét 10 triệu/ tháng , vậy nếu tôi cho bé học 1 thời gian 3 tháng rồi về lại trường Thảo Điền học , sau khi lo đủ học phí khóa kế tiếp thì xin vào học tại Trường Ban Mai vậy có ảnh hưởng gì đến bé không ạ.
Xin cảm ơn Anh và chúc Anh khỏe.
Nguyễn Thị Bích Châu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 6 04, 2012 2:12 am

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 6 06, 2012 1:43 am

Tôi làm nghề kế toán, thời gian tôi dành cho bé không được nhiều. Tôi không biết phương pháp phải dạy bé như thế nào khi mà mỗi năm bé mỗi lớn.


Bạn đừng trách mình . Mỗi người một chuyên môn, tôi không thể nào làm được các việc kế toán, kiểm toán như bạn . Việc dạy gì thì tôi có thể cho bạn biết là dạy giới tính, dạy bảo vệ mình ... là các mục tiêu gần . Dạy ra sao thì thật là khó vì nó tùy vào rất nhiều thứ .

Việc thay đổi môi trường học liên tục cho bé, theo tôi là không nên. Nếu bạn đang ở bên California thì tôi sẽ khuyên bạn là không nên làm vậy, nhưng bạn đang ở VN nên tôi cũng không biết phải nói sao. Tôi không biết bên Thảo Điền ra sao cả, nên tôi không thể có lời bình nào được.

Tôi cũng có nghe một số thông tin từ các cô giáo của các trường khác mà tôi đã đến liên hệ là các bé bị tự kỷ thì không nên cho uống sữa , tôi rất lo vì con gái tôi ngày nào cũng uống ít nhất là 2 ly sữa tươi không đường , có phải do vậy mà bé khó phát triển không?


Bạn đừng lo chuyện sữa này nữa nhé . Kiêng sữa có đường hay thức ăn có đường cho bé bớt tăng động . Chuyên viên dinh dưỡng và TK tại Hoa Kỳ không nói gì về vụ sữa cho trẻ TK, thì bạn tạm quên mấy lời khuyên bạn nghe đi nhé . Tôi hiểu họ nói cho phụ huynh với ý tốt nên tôi không bao giờ trách họ . Tôi nói hơi thô lỗ nhưng nói thẳng vậy để bạn có thể chú tâm lo dạy / giáo dục bé thay vì bị tản mạn qua các việc khác nhé .

và đến nay bé ăn cơm vẫn không biết nhai, không biết phun nước nữa.


Bạn đừng trách là tại mình . Có bé yếu các cơ vùng miệng, có bé rối loạn cảm giác ..., không phải là do mẹ không biết dạy đâu.

Tôi dạy bé học những chữ số, đếm số , màu sắc, hình ảnh thì bé mau biết. Nhưng dạy cho bé mặc quần được thì mất khoản thời gian rất dài,


Cái khéo của Nhóm can thiệp là họ phải nắm được các điểm mạnh của bé để dạy các vùng khác . Ví dụ như các bé giỏi vận động tinh tốt, thích chơi lắp ráp thì chúng ta có thể làm các bài học xoay quanh búp bê để dạy giới tính . Nếu bạn dạy bé mặc quần áo theo kiểu dạy các bé không TK thì dĩ nhiên là khó cho bé học và chấp nhận . Xin nhắc lại là bạn đừng trách mình . Bạn học mấy năm đại học để làm kế toán, cho nên đây không phải là chuyên môn của bạn mà .

Mỗi lần nhìn bé rất thương mà đau lòng lắm, nhưng không biết làm gì hơn

Tôi rất hiểu cái cảm giác sợ con mình lớn và thấy mình bất lực . Nó xảy ra cho chính tôi . Và tôi cũng từng nhiều lần tức giận khi thấy các em thiếu niên đua xe, bỏ học ... Bao nhiêu người như bạn chỉ mong con mình được 1 phần như vậy, mà các em đó có đầy đủ nhưng đem vất hết xuống cống . Cái tức giận của tôi không phải là tức, ghét các em, mà là tức vì không biết mình phải giận ai . Thôi thì chuyện cái tức đó thành cái gì đó tích cực hơn, tìm các em mà giúp đỡ còn hơn ngồi than vãn.

Bạn ở tỉnh nhỏ, bé học ở Thảo Điền, vậy hàng tuần bạn mới gặp bé 1 lần sao?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Thị Bích Châu » T.Năm Tháng 6 07, 2012 6:36 am

Khi biết cháu bị TK, gia đình tôi đã lo mua nhà được ở Thủ Đức , không thể mua được trong trung tâm saigon, vì không đủ tiền, và gia đình tôi cũng đã có công việc cải thiện được cuộc sống. Nhưng 2 vợ chồng tôi có hai cháu, cháu lớn năm nay thi đại học, còn bé B.A thì vẫn học ở trường chuyên biệt Thảo Điền. Sáng Ba sẽ đưa Bé đi và chiều đón bé về. Hai vợ chồng cân nhắc ai làm lương cao thì sẽ đi làm , ai lương thấp hơn thì sẽ chăm sóc nhà và đưa rước con. và chúng tôi cũng đã tìm thêm việc để làm ở nhà nhằm để có đủ thời gian và tiền để lo cho các con. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ , 2 vợ chồng tính như thế có đúng không?, vì suy cho cùng mẹ thì phải gần con , nhất là con gái để săn sóc và dạy dỗ mới đúng. Xin nói thêm là ông xã tôi là người chồng và người cha rất tốt. Anh có thể làm tất cả cho con, và cưng chiều con rất mực , chiều tất cả những yêu cầu khó chịu nhất của bé luôn :) .
Nói về trường Thảo Điền nhé, đây là một trường chuyên dạy trả khuyết tật tại quận 2 gồm các bé bại não, down, chậm phát triển , TK...tất cả những trẻ khuyết tật. Là trường công lập nên việc xin học ở đây rất dễ dàng , không yêu cầu hộ khẩu...nên tất cả con của những người lao động đều dễ dàng xin học với mức học phí + thêm tiền chi bồi dưỡng cô chăm sóc , hoặc nhờ cô dạy thêm ngoài giờ vừa phải. Còn dạy như thế nào, giáo án ra sao thì hoàn toàn phụ huynh không biết. Thấy trong trường có phòng tâm vận động, có phòng dạy riêng cho các bé, nhưng 1 lớp chỉ có 2 cô cô giáo. Nếu như phụ huynh có khả năng sẽ mời cô giáo về dạy kèm thêm cho bé 1 giờ ở nhà, còn nếu không có khả năng thì trường dạy sao chịu vậy mà thôi.
Tôi có nhờ cô giáo về nhà dạy thêm cho bé BA tuần 3 buổi , cô không nhận dạy nhiều hơn do còn dạy cho bé khác nữa. Khi cô dạy tôi có quan sát là là cô dạy nhận biết những hình ảnh là chính. Do vậy phần khác ba mẹ vẫn phải tự tìm hiểu theo dỏi bé để tùy cơ ứng biến. Cô cũng có dạy chữ theo chương trình của Bộ giáo dục soạn riêng cho trẻ TK, nhưng tôi thấy bé rất khó dung nạp do không gần với thực tế và rất khó nhớ.
Gia đình tôi sẽ làm thủ tục gửi bé vào học tại Ban Mai, và cố gắng sẽ duy trì việc học ở đây. Anh Phi có phương Án tổ chức nếu các bé có thể học bán thời gian không, ví dụ học nữa buổi chẳng hạn và còn lại nữa buổi vẫn học ở trường cũ.
Rất cảm ơn Anh đã quan tâm, chúc thành viên CCM lúc nào cũng vui và khỏe.
Nguyễn Thị Bích Châu
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 6 04, 2012 2:12 am

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 6 07, 2012 3:30 pm

Hai vợ chồng cân nhắc ai làm lương cao thì sẽ đi làm , ai lương thấp hơn thì sẽ chăm sóc nhà và đưa rước con. và chúng tôi cũng đã tìm thêm việc để làm ở nhà nhằm để có đủ thời gian và tiền để lo cho các con. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ , 2 vợ chồng tính như thế có đúng không?


Là PH trẻ TK, bạn căn bản có 2 lựa chọn:

1) Một là bạn ở nhà tự dạy cho con, biết rằng mình có học hỏi thêm mấy thì kiến thức và kinh nghiê>m cũng không thể bằng được 1 nhóm chuyên gia TK, nhưng bạn kiểm soát được. Nếu bạn ở nhà tự can thiệp, bạn nên có kế hoạch can thiệp cho chính bạn nhé, vì bạn sẽ bị stress rất nhiều (không ra ngoài giao tiếp, ở nhà suốt với con...).

2) Hai là bạn đi kiếm tiền, để việc can thiệp lại cho dân nhà nghề họ làm . Trong trường hợp này, tôi khuyên bạn vẫn nên tìm hiểu về can thiệp, đủ để biết con mình đang được can thiệp ra sao và để hỏi các thắc mắc . Đừng phó mặc cho trường .

Vậy thì việc chọn (1) hay (2) nó tùy thuộc nhiều vào tình trạng tài chính của gia đình và nơi bạn gửi con tới.

Tôi có nhờ cô giáo về nhà dạy thêm cho bé BA tuần 3 buổi , cô không nhận dạy nhiều hơn


Tôi luôn yêu cầu các PH tại Ban Mai đừng cho con học thêm . Theo tôi, việc học thêm đã phản ảnh là chương trình can thiệp chính không đủ hoặc kém chất lượng . Học trong ngày, nếu trường dạy đúng theo chuẩn, thì trẻ đã mệt nhoài rồi .

Anh Phi có phương Án tổ chức nếu các bé có thể học bán thời gian không, ví dụ học nữa buổi chẳng hạn và còn lại nữa buổi vẫn học ở trường cũ.


Nếu bạn ở Mỹ thì tôi sẽ nói "có" vì chất lượng can thiệp của các trường tương đối ngang nhau, và chúng tôi biết trường khác họ làm gì . Còn như không biết thì sẽ có cái quyền đòi được giải thích . Tôi không nghĩ tôi có cái quyền đó ở VN, vì vậy tôi khuyên bạn là "đừng". 2 nơi khác nhau, chương trình khác nhau, chuyên môn khác nhau, không có quyền thẩm tra ... là 1 điều nên tránh. Can thiệp phải nhất quán giữa trường và gia đình . Đưa vào 1 đơn vị thứ 3, nhất là khi không có trao đổi thường xuyên, là điều không nên.

Lúc trước có 1 anh hiệu trưởng nói với tôi rằng: "Con tôi là trẻ TK, vậy thì tôi phải giỏi hơn chuyên gia chứ". Nếu lập luận đó đúng thì cha/mẹ của 1 bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh sẽ giỏi hơn bác sĩ tim (mà không có con bệnh tim), cha/mẹ một em dốt toán sẽ giỏi hơn ông thày toán. Biết rõ về các hành vi của con mình không có nghĩa là sẽ biết can thiệp tốt hơn.

Khi nghe câu hỏi đó tôi rất buồn và lo, vì sao bạn biết không? Tôi buồn vì câu hỏi đó phản ánh thực trạng rằng về chuyên môn, các phụ huynh cảm thấy mình không kém giới chuyên môn là mấy . Phụ huynh giỏi hay chuyên gia kém thì tôi không biết, nhưng đó là 1 lý do tại sao nhiều phụ huynh đang tự can thiệp cho chính con mình.

Còn bạn biết sao tôi lo khi nghe anh ta hỏi vậy không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi bichchau » T.Sáu Tháng 6 08, 2012 1:48 am

1/ Phụ huynh sẽ dạy cho con : Trong thời gian tôi xin nghỉ 2 tuần để ở nhà với bé ( do nhà trường nghỉ hè) cũng có áp dụng tập cho bé . Nhưng đúng như lời Anh Phi nói , nếu mà phụ huynh có kế hoạch dạy cho bé ở nhà thì trước tiên phải lên kế hoạch can thiệp cho mình trước.
2/Tôi đã chọn cách 2, nhưng khác với trước đây là tôi sẽ chọn trường cho bé nơi mà tôi có thể hỏi và biết được con mình đang được can thiệp ra sao.. và dành thời gian online nữa :) . (chỉ để hỏi nhiều thôi).
3/ Xác định : cả hai vợ chồng không bao giờ can thiệp vào cách dạy của giáo viên, mà chỉ biết hỏi để hiểu và hợp tác cho đúng để giúp con mà thôi.
Tôi thuộc dạng dở ẹc khi phải trả lời những câu hỏi như vậy. Nhưng tôi nghĩ , trong trường hợp này thì lo cho bé quá, bé sẽ khó mà tiến triển được.
Kể cho Anh Phi nghe chuyện này nhé, tôi có 1 cháu trai học lớp 6, bé thông minh học toán rất tốt. Gia đình dạy bé là môn toán có nhiều cách để giải, con có thể giải bằng nhiều cách nhưng vẫn có kết quả như nhau , và nói là lúc trước thầy dạy của cô dượng cũng dạy vậy, và còn cho điểm + khi bạn nào có cách giải khác ngắn gọn hơn cách của thầy . Cu ta thích lắm , và khi làm kiểm tra cu ta làm cách khác của thầy ,đúng kết quả , nhưng bài đó thầy không chấm điểm, xin nói thêm có 1 bạn ngồi kế bên xem bài của cu ta nhưng chỉ ghi kết quả, không ghi cách giải thầy lại cho điểm. Cu ta hỏi thầy là tại sao E giải bài này đúng mà thầy không chấm điểm, thầy trả lời cách giải không giống cách của thầy thầy không chấm. Cu ta lại hỏi " Sao bạn A coi bài của em, nhưng chỉ ghi kết quả thì thầy cho 2 điểm, mà em lại không có điểm nào?" Anh biết thầy giáo đó trả lời sao không?, Thầy nói như vầy " Em không làm đúng cách tôi dạy thì tôi không chấm, em có thắc mắc tôi cho địa chỉ sở GD em đi thưa đi " . Cu ta tức khóc tại lớp luôn . Chị của cu ta cùng cô dượng (vợ chồng tôi) đã xem bài làm của cu ta : Đúng và hay do ngắn gọn hơn. Hỏi tại sao con khóc, cu ta nói "con tức , sao thầy không nói là con làm sai , mà thầy cho điểm thằng bạn con , mà con hong có điểm nào...huhu." Tội chưa .
Theo Anh Phi , phụ huynh phải nói như thế nào đây, và đúng là "lo" thật sự.
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Tự kỷ tại VN

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 6 08, 2012 8:27 pm

Theo Anh Phi , phụ huynh phải nói như thế nào đây, và đúng là "lo" thật sự.


Đây là lời khuyên của tôi cho bạn, dựa trên các dữ kiện bạn cung cấp (bé lớp 6 sắp vào tuổi trưởng thành, thày giáo quyết đoán, bạn không muốn bé thuộc loại ai-nói-gì-thì-cứ-gật). Nhưng trước tiên để tôi phân tích chút nhe.

Đầu tiên chúng ta muốn bé sống với niềm tin của mình, dám tranh đấu cho cái mình tin tưởng. Nhưng chúng ta cũng phải dung hòa với thày giáo tại lớp, không thể cho bé nổi loạn hết ga được. Và quan trọng là chúng ta muốn bé học được kỹ năng suy ngẫm việc mình làm và hậu quả của nó.

Vậy thì nếu là tôi, tôi sẽ nói cho bé biết như sau:

+ Theo mẹ thì thày giáo con sai, vì nhiệm vụ thày giáo là phải giúp học sinh đạt thêm kiến thức chứ không chỉ cho điểm
+ Theo mẹ thì thày giáo con không công bằng, vì thày là người đứng đầu lớp, thày phải có kiến thức thuyết phục con, chứ không thể "bán cái cho Sở GD"

Tuy nhiên, con nên hiểu rằng:

+ Thày có khó khăn riêng của thày, và thày sẽ vẫn phải học . Có thể đây là điểm yếu của thày, và mẹ biết chắc là thày có các điểm mạnh khác cho con học hỏi
+ Chúng ta chưa gặp riêng thày để nghe thày giải thích, cho nên có thể mẹ con mình sai

Vậy thì con và mẹ có các lựa chọn sau:
+ Mẹ con mình đấu tranh tới cùng, có thể con được điểm nhưng con làm thày mất mặt, con cũng sẽ bị khó khăn trong lớp, không vui vẻ học nữa
+ Mẹ con mình im lặng, coi như không có gì xảy ra. Chuyện này mai mốt có thể sẽ xảy ra nữa . Con sẽ tức, nhưng mẹ sẽ thưởng cho con vì mẹ tin là con làm đúng .
+ Tìm thày để nhờ thày giải thích . Có thể sẽ mất thì giờ mà tình hình lại xấu đi
+ Con còn nghĩ ra phương án nào không ...?

Chắc tới đây thì bạn hiểu ý tôi rồi . Mục đích không phải là tìm ra giải pháp, mà là tập cho bé xem xét các phương án, đánh giá lợi hại, tin vào bản thân nhưng đừng quá phê phán người khác, sẵn sàng chấp nhận khả năng mình sai .

Mỗi xích mích trong lớp học, gây lộn với bạn bè ... đều là các cơ hội để con bạn tập kỹ năng đánh giá tình huống . Nếu bạn giúp bé tìm ra phương án tốt nhất thì tuyệt, không thì ít ra cũng cho bé khả năng quyết định sau này . Điều xấu nhất là chúng ta không làm gì cả, hoặc là bênh thày phạt con, hoặc bênh con chê thày .

Hy vọng lời khuyên của tôi cũng hợp với ý của bạn .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách.

cron