OCD / Obsessive-Compulsive Disorder

OCD / Obsessive-Compulsive Disorder

Gửi bàigửi bởi phi » T.Bảy Tháng 3 24, 2012 12:36 pm

OCD / Obsessive-Compulsive Disorder

ocd.jpg
ocd.jpg (7.91 KiB) Đã xem 2264 lần.


Điểm chính của OCD là các “ám ảnh” (obsession) và “tự cưỡng bức” (compulsion) lập lại một cách trầm trọng, làm mất thì giờ sinh hoạt cá nhân (mất trên 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày), hoặc gây ra các đau buồn (distress), hoặc cản trở các sinh hoạt cá nhân một cách trầm trọng.

Các ám ảnh hay tự cưỡng bức sẽ được định nghĩa và cho ví dụ sau. Nếu bác sĩ dùng DSM-IV thì đây là các triệu chứng nằm trong Nhóm A (Criterion A). Việc cản trở sinh hoạt cá nhân trầm trọng nằm trong Nhóm C (Criterion C) hoặc chính người OCD cảm thấy các hành động của mình cực kỳ vô lý, chiếu theo Nhóm B (Criterion B) của DSM-IV.

Thế nào là ám ảnh / obsession?

Đó là các ý nghĩ, ý tưởng, cảm thấy mình phải làm gì đó, hình ảnh … luôn đeo đuổi trong đầu mà người OCD cảm thấy xa lạ, không cảm thấy là các ý tưởng, ý nghĩ, hình ảnh … của chính mình, mình không kiểm soát được chúng, là những thứ mà người OCD không nghĩ là mình cần có. Ví dụ cụ thể như việc sợ bị ô nhiễm, lo lắng quá đáng không biết sáng nay mình quẹo trái lúc đèn vàng có làm ai bị tai nạn không, hay sáng nay có khóa cửa nhà chưa …

Ở các trường hợp trầm trọng hơn, người OCD có các ý nghĩ bạo động, cảm thấy bị thúc giục phải làm gì đó kinh khủng như đánh đập một em bé, hét lên các câu tục tĩu trong một buổi tiệc trang nghiêm. Những ám ảnh này có thể liên quan tới đời sống thật, có thể là những chuyện viễn vông.

Tôi xin kể lại 1 case/trường hợp rất cụ thể của 1 người tại California mà tôi biết trong nhiều năm. Ông ta luôn bị cảnh sát cho giấy phạt vì lái xe ban đêm không bật đèn vì ông ta cho rằng đang bị một thế lực nào đó theo ám sát ông ta. Lúc tới nhà người thân chơi, ông ta chỉ vào nhà chơi, ăn uống nhưng sẽ ra xe hơi ngủ vì sợ bị vợ người chủ nhà ám sát. Vào một lần cuối năm 2007, ông ta tới nhà người em chơi và bất ngờ bỏ đi trước giờ cơm. Ông ta để lại một tin nhắn nói rằng khi rửa mặt, ông ta phát giác vợ người em đã bỏ thuốc độc vào nước máy làm ông nhiễm độc.

Vào thời gian trước đó, ông có một cuộc sống tù túng và đã có nhưng tư tưởng rằng mọi người trong sở làm đều tìm cách chống lại ông ta. Khi sở cho nghỉ làm, ông tin rằng thế lực mờ ám nào đó đã đồng lõa với công ty cho ông nghỉ việc, và chính họ cũng là người thuê cảnh sát, thuê vợ người em ám sát ông ta.

Một người bạn khác của tôi tại Việt Nam thì luôn mang theo muỗng, đũa, chén bát riêng cho mình khi đi ăn cỗ. Anh ta cho rằng mọi thứ đều nhiễm độc môi trường.

Lưu ý: Cả 2 trường hợp trên đều chưa được bác sĩ khám và quyết định là OCD hay không.

Những người có ám ảnh / obsession thường cố gắng kiềm chế hoặc gạt bỏ nó ra khỏI đầu mình, hoặc tìm các ý nghĩ, hành động khác để quên đi. Ví dụ như người bị ám ảnh không biết có khóa cửa chưa sẽ cho chìa vào khóa hàng chục lần để cảm thấy chắc ăn, gạt bỏ ám ảnh “không biết mình khóa chưa” ra khỏi đầu.

Tự cưỡng bách / compulsion là các hành động lập lại quá đáng như rửa tay liên tục, nói các câu gì đó liên tục … không phải vì vui thích, mà là để giảm các nỗi sợ hay các ám ảnh trong đầu. Ví dụ như người tôi kể ở trên, ông ta khi tới nhà ai sẽ rửa tay hàng chục lần vì nghĩ đụng vào đâu là có thuốc độc ở đó.

Trong các lần hội thảo trước về OCD, CCM có chiếu video một cậu bé người Canada. Cậu ta mỗi sáng dạy phải đọc các câu “thần chú” riêng của mình rồi cầm con dao làm bếp thọc vào mồm nhiều lần. Lúc đó cậu ta mới cảm thấy an toàn để đi học. Cậu ta hoàn toàn ý thức việc “nhảm nhí” của mình nhưng không thể cưỡng lại được.

Người trưởng thành có OCD sẽ có một lúc nào đó nhận ra sự “phi lý” của các ám ảnh/tự cưỡng bức của mình. Điều này không được áp dụng cho trẻ em vì chúng chưa đủ nhận thức để tự đánh giá sự phi lý của bản thân. Ngay ở những người trưởng thành, sự tự đánh giá là phi lý này cũng không rõ ràng . Ví dụ như khi ngồi với chuyên gia điều trị, họ chấp nhận hành vi phi lý nhưng khi tới nhà bạn bè, họ cho rằng rửa tay 100 lần là chuyện nên làm.

Người OCD tự đánh giá sự phi lý bằng cách nào? Điều này thể hiện qua việc họ tự nguyện muốn cưỡng lại các hành vi, ý tưởng, hình ảnh đó.

Để test OCD, người ta dùng DSM-IV. Để phân loại các triệu chứng và đánh giá mức độ trầm trọng của OCD, người ta dùng test Y-BOCS. Đây là 1 test nhà nghề dành cho các chuyên gia sử dụng. Nếu không có chuyên môn, chúng ta sẽ dễ dàng nhầm lẫn OCD với các rối loạn khác như Simple Phobia, Paraphilia, Hypochondria…

Một rối loạn khác nghe tương tự như OCD nhưng về bản chất thì khác là OCPD (Obsessive-Compulsive Personality Disorder). Người OCPD kịch liệt phản đối (một cách vô lý và quá đáng) phải giao việc cho người khác, muốn tự tay mình làm tất cả, hoặc mọi người khác phải làm theo kiểu của mình. Ví dụ như ăn phở thì chỉ có một kiểu ăn, rửa bát cũng chỉ có một cách rửa … Nếu có đi làm trễ thì họ cũng không chịu cho ai khác giúp rửa bát vì chỉ có họ mới làm đúng được …

Các rối loạn khác dễ làm các chuyên gia thiếu kinh nghiệm / chuyên môn đánh giá sai lầm là Narcissistic Personal Disorder, Antisocial Personality Disorder, Schizoid Personality Disorder.

Và cũng tương tự như test bên Tự kỷ, người ta khoanh một vùng gọi là Personality Disorder Not Otherwise Specified, PD-NOS.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.37 khách.

cron