Trang 6 trên 9

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Tư Tháng 9 11, 2013 8:26 pm
gửi bởi bienca
Bé nhà e thì sợ vì bị phạt (e k phạt đánh, chỉ phạt đứng hoặc cắt cái bé thích) cũng chưa đạt phải ko anh? Bé chưa biết sợ vì không làm vui lòng người khác ạ.

Ở trường học chỗ con em (rất ít đánh), nhưng đánh vẫn được sử dụng khi các cháu "không chịu" nghe lời. Ở một trường khác, thì các cháu nghịch ngợm bị đánh suốt anh ạ (ngày 3, 4 roi).

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Tư Tháng 9 11, 2013 8:36 pm
gửi bởi bienca
Xin lỗi làm phiền anh chút, vì hình như hơi k liên quan đến chủ đề bài viết (e k muốn tạo post mới). A có biết hai người này không ạ: Heather L. Hughes, Susan Nichols (Trung tâm Tự kỷ Kristin Farmer thuộc Trường Đại học North Texas). Sắp tới có đợt tập huấn cho phụ huynh tại ĐHSP tp.HCM có mời hai bà đứng lớp anh ạ. Cứ nghe có tổ chức cái gì, là phụ huynh cũng muốn đi, ngặt lại vào ngày làm việc.

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Tư Tháng 9 11, 2013 11:11 pm
gửi bởi phi
A có biết hai người này không ạ


2 vị này là dân cùng ngành phân tích hành vi nhưng tôi không quen, vì họ ở Texas còn tôi thì ở California. Nếu bạn hỏi "có quen" tức là về mặt chất lượng, thì tôi nghĩ bạn có thể yên tâm vì họ là dân có mặt trong hiệp hội can thiệp hành vi của Hoa Kỳ. Vào hiệp hội tức là phải thi và cập nhật hàng năm, không thì sẽ bị mời ra và sẽ không thể hành nghề.

Xin lỗi làm phiền anh chút, vì hình như hơi k liên quan đến chủ đề bài viết

Chủ đề này là về hành vi, cho nên liên quan thì cũng có hơi hơi. Ngay trong bài mới đây nhất thì tôi nói tới việc thay câu "không / tiêu cực" bằng "có / tích cực" Nó là một thuật can thiệp bên hành vi được đưa vào ABA từ năm 2009. Trong chuong trình huan luyen bạn tải lên họ có dành 1 ngày 1/2 để nói về ABA, nhưng không biết họ có nói tới cái tôi đề cập ở trên không.

Cứ nghe có tổ chức cái gì, là phụ huynh cũng muốn đi, ngặt lại vào ngày làm việc.


Bạn nên đi, cái nào không rõ hoặc cần mở rộng thêm (vì thời gian học có hạn), bạn lên đây trao đổi, cái gì tôi biết thì tôi sẽ trả lời cho bạn. Cô Dung bên ĐHSP cũng gửi cho tôi một bản giống như cái bạn đăng, cảm ơn bạn đã tải lên diễn đàn để các PH khác tham khảo.

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Ba Tháng 3 04, 2014 10:01 am
gửi bởi pinkrose
Cảm ơn anh Phi về bài viết rất hay và hữu ích

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Ba Tháng 3 04, 2014 5:41 pm
gửi bởi phi
pinkrose đã viết:Cảm ơn anh Phi về bài viết rất hay và hữu ích


Dạ không có chi. Cuộc chiến của tôi là thuyết phục phụ huynh bỏ cái roi xuống, từng người một, từng ngày một. :D

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Hai Tháng 9 08, 2014 10:13 am
gửi bởi phi
Nguồn: http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gi ... 75556.html

Giải mã hành vi ngỗ ngược của Hào Anh và đứa trẻ bị bạo hành

Theo chuyên gia tâm lý, 90% người trưởng thành có hành vi bạo lực nếu nhỏ bị trừng phạt về thể chất. Điều này lý giải Hào Anh từ cậu bé đáng thương trở thành đứa con hỗn hào với cha mẹ

Tại sao trẻ từng bị bạo hành dễ có hành vi bạo lực với người khác? Nhà tâm lý giải thích: Với đầu óc non nớt của mình, trẻ thường tổng hợp những gì nhìn thấy và trải nghiệm để gây dựng phương pháp giải quyết cho mình.


Bài viết trên trùng với quan điểm của CCM về bạo lực . Nhưng cuối bài thì khác ...

Sợi xích bạo lực thực sự là một vòng tròn khó phá vỡ


Không phải là sợi xích mà là vòng xoay . Trẻ lớn lên trong bạo lực lại tiếp tục làm vậy với vợ, chồng, nhân viên (lời nói cũng là một hình thức bạo lực nhé), và con cái họ sẽ tiếp tục như vậy .

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Ba Tháng 12 02, 2014 3:35 pm
gửi bởi pinkrose
Cho mình hỏi để không phải đánh trẻ, la hét to tiếng với trẻ thì phải làm sao mỗi khi trẻ không vâng lời, hoặc khóc nhè ăn vạ.

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Ba Tháng 12 02, 2014 8:05 pm
gửi bởi phi
pinkrose đã viết:Cho mình hỏi để không phải đánh trẻ, la hét to tiếng với trẻ thì phải làm sao mỗi khi trẻ không vâng lời, hoặc khóc nhè ăn vạ.


Thay vì dùng âm lượng (la, hét), bạn dùng tần số (nói trầm giọng xuống, nghiêm), dùng ngữ cảnh (tùy theo độ tuổi của bé), dùng body language (vd như đứng cao hơn, khoanh tay lại)...

Và khi bạn dạy cho bé hiểu quan niệm nếu/thì, có hệ thống thưởng phạt rõ ràng, thì bạn sẽ can thiệp hành vi dễ dàng hơn (dễ dàng hơn thôi, không có nghĩa là tự nhiên mọi thứ biến mất đâu).

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Năm Tháng 1 08, 2015 5:12 am
gửi bởi pinkrose
Mình cũng biết là không nên đánh con. Vì nói thật cả tuổi thơ của mình hở ra 1 tí là bị đánh bằng roi, 1 lần bị đánh chắc cũng chục roi dù chỉ là lỗi nhỏ như làm rơi chén bát, không có lí do gì cũng đánh. Nên nói thật đến giờ lớn rồi mà mình cũng chả thaya yêu thương ba mình ở chỗ nào. Từ nhỏ mỗi lần gặp là sợ lấm lét bị đánh, chỉ mong khỏi gặp khỏi nói chuyện luôn càng tốt. Ba mình mà đi công tác thì chỉ mong đi luôn càng lâu càng tốt.
Giờ có con rồi nhưng đến khi stress mình cũng đánh con, tất nhiên không đến mức dễ sợ như trên.
Mình nghĩ rất nhiều làm sao để không đánh con, biết là không đúng là sao mà mình vẫn đánh con. Bé khóc lòng mình lại càng thêm nặng trĩu.
Đến 1 hôm tự mình suy nghĩ lại mình: mình đã lớn rồi mà còn làm sai việc này việc kia, lúc mất tập trung thì lái xe suýt tông vào xe họ, lúc không để ya thì đi chợ cũng đưa nhầm tiền mà không hay biết.
Vậy mà lại không độ lượng với con nhỏ, có lỗi gì cũng la con, phạt con.
Nghĩ vậy mà suốt mấy tuần mình không đánh con, con làm gì sai mình cũng nhẹ nhàng chỉ bảo cho con. Vậy mà tâm trạng 2 mẹ con rất thoải mái.
Con mình dạo này rat tien bộ bé 44 tháng mình có thể hoi được vài chuyện trên lớp, bé có ke: trên truong cô D đánh con. Hỏi vì sao đánh? Vì con đòi về. Vậy cô đanh ở đâu? Cô tét đít.

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàiĐã gửi: T.Hai Tháng 4 04, 2016 11:05 pm
gửi bởi phi
Có 1 case mới nhất, nhân tiệp cập nhật để up đề tài này luôn. Một HS về nhà bị anh đánh, cho nên giờ lên lớp bắt chước lên lớp đánh giáo viên luôn. Thỉnh thoảng đọc hồ sơ nhập học, vẫn có các trường hợp phụ huynh nói có đánh học sinh ở nhà.

Đánh trẻ là cách nhanh nhất dạy các em dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn . Riêng với trẻ gddb thì đây là cách đẩy con mình ra khỏi hòa nhập nhanh nhất . Rất mong quý phụ huynh xem lại .