Tác hại của roi vọt

Tác hại của việc đe dọa trẻ TK

Gửi bàigửi bởi admin » T.Sáu Tháng 12 06, 2019 8:05 pm

VERBAL THREAT TO AUTISTIC CHILDREN / ĐE DỌA TRẺ TỰ KỶ

Bài này trích trong một bài viết cho phụ huynh của nhóm người TK trưởng thành đang học tập/can thiệp lại Cơ sở CL của TT Nhân Văn (http://ttnv.org/commliving). Chúng tôi trích đoạn một phần đăng lại để mọi người tham khảo.

Đầu tiên chúng ta sẽ nói tới tác hại của việc dùng lời nói để đe dọa trẻ TK khi các em không nghe lời, khi muốn các em làm việc gì đó theo ý mình.

The Dilemma of Violent Treatment / Sự mâu thuẫn của vc dọa dẫm:

Tương tự như việc dùng bạo lực, dùng lời nói đe dọa trẻ có thể không hiệu quả vì trẻ không thể tổng quan hóa hoặc không đủ điềm tĩnh để suy nghĩ trước khi hành động (như ở các trẻ ADHD hay trẻ có vấn đề phần Não CEO). Còn như nếu hiệu quả (vì trẻ có thể tổng quan hóa) thì trẻ sẽ dùng cách đe dọa tương tự với người khác. Điều nguy hiểm ở đây là người lớn có thể chỉ dọa mà không làm hoặc biết khi nào cần dừng lại nhưng trẻ TK không hiểu điều đó. Các em có thể làm thật, hoặc không có ý định làm nhưng người khác không hiểu điều đó. Họ có thể phản ứng tiêu cực khi bị trẻ đe dọa.

Teenage phase / Giai đoạn "chướng":

Đôi khi chúng ta nhầm lẫn các hành vi của trẻ TK với các hành vi của trẻ đang vào tuổi trưởng thành (tuổi chướng). Không nghe lời, muốn làm mọi thứ theo ý mình, cảm thấy bực bội, bị mọi người chung quanh xử ép mình, vui buồn bất chợt do hormone thay đổi, bối rối, confused khi cơ thể thay đổi nhanh… Đó là những vấn đề mà trẻ không TK cũng có thể gặp phải. Trẻ TK có thể cũng có các cảm xúc như vậy và cách các em biểu lộ có thể sẽ khác hơn trẻ không TK.

It hurts:

Nhờ vào tiến bộ về kỹ thuật MRI, người ta có thể thấy được khi bị la mắng, đe dọa bằng lời nói, não bộ hoạt động tương đương với bị đánh đòn. Những “đau đớn” này tạo ra những hiệu ứng tâm lý tiêu cực cho trẻ. Nói một cách khác là khi bị đe dọa, mắng chửi thì trẻ cũng cảm thấy đau đớn như bị đánh đòn vậy.

It is not a long-term solution / Không phải là giải pháp lâu dài:

Cho dù đe dọa có hiệu quả đi nữa thì giải pháp này không thể kéo dài. Những cái chúng ta mang ra đe dọa trẻ sẽ dần dần không còn hiệu quả nữa. Vì vậy càng ngày chúng ta càng “lên đô”, tang mức độ đe dọa lên tầng cao hơn. Lúc đó trẻ có thể bùng ra, phản ứng lại, quay lại chống đối một cách tiêu cực (bằng lời nói hay hành động), hoặc rút vào, không quan tâm tới các phần thưởng, các việc tích cực mà phụ huynh khuyến khích trẻ nên làm, nên có. Nhìn ở góc can thiệp hành vi thì đe dọa làm cho can thiệp kiểu positive reinforcement không còn hiệu quả nữa (can thiệp positive reinforcement tốt hơn nhiều so với punishment, xin tham khảo các pp can thiệp hành vi để hiểu thêm).

Ngoài những vấn đề trên, việc sử dụng đe dọa (dù là không làm) cho thấy một gì đó không bình thường. Chúng ta phải đe dọa vì chúng ta không thể lên được chương trình can thiệp hành vi dựa trên thưởng? Hay chúng ta phải đe dọa vì có chương trình can thiệp hành vi nhưng đã không đủ chuyên môn, hoặc không đủ kiên nhẫn để làm cho đúng đắn và lâu dài? Hay vì trẻ đang bị ảnh hưởng từ nhiều người khác nhau nên can thiệp hành vi không hiệu quả?

Với lý do gì đi nữa, một trẻ TK hay không TK, không thể học tốt trong một môi trường lo sợ, can thiệp dựa trên tiêu cực. Chúng ta có thể cắt bớt các hành vi cần can thiệp, chú trọng vào những mục tiêu quan trọng nhất để can thiệp tích cực cho hiệu quả. Đừng can thiệp nhiều mục tiêu quá và phải dùng đe dọa.

Với những phụ huynh đã từng đi làm việc cho ai đó, chắc quý vị cũng cảm được tinh thần mình ra sao khi bị Sếp la mắng, đe dọa nơi làm việc. Trẻ Tk có thể còn cảm thấy kinh khủng hơn như vậy vì các em không thể suy nghĩ, không có những triết lý sống để tự an ủi, để hóa giải các đe dọa từ chúng ta.

Chúng tôi hiểu những áp lực từ cuộc sống, từ việc phải chăm sóc một trẻ TK cho tới việc lo lắng tương lai cho trẻ. Những áp lực này đôi khi cộng hưởng làm chúng ta dùng lời nói đe dọa trẻ TK để đạt được mục tiêu cực kỳ ngắn hạn. Hãy tìm cách lên một chương trình can thiệp hành vi khoa học dựa trên thưởng, đi từ thưởng cụ thể cho tới thưởng các vật trừu tượng, dùng Token economy / Hệ thống đổi thưởng để dựa vào đó, dạy các em trong một môi trường tích cực, vui vẻ. Can thiệp cho trẻ TK cần nhìn vào mục đích xa là để các em có một cuộc sống tự lập (một cách tốt nhất có thể có), một cuộc sống với cơ thể và tâm hồn khỏe mạnh.

verbal-threat.jpg
verbal-threat.jpg (5.5 KiB) Đã xem 488 lần.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Trang vừa xem

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.96 khách.

cron