Tác hại của roi vọt

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Tư Tháng 6 14, 2017 4:00 am

Tôi đã cố gắng bình tĩnh hơn trong .... vài ngày (hình như là 5 ngày), khi con tôi nổi khùng lên, lai vào đánh mẹ hoặc la hét, khóc ré. Thì tôi im lặng, dắt cháu đi chơi. Trên đường cùng mẹ đi chơi riêng thì cháu bình tĩnh và bình thường, và dịu hẳn trở lại. Rồi vui vẻ như thể được giải tỏa.
Thế là sao ạ? Không lẽ giờ mẹ con em cứ phải chiều nào cháu nó đi học về cũng phải chở cháu đi chơi, đi ăn kem hoặc đơn giản là dành thời gian riêng tư với cháu 30 phút ạ.
Vid chiều nay tôi không đi đón cháu, khi về cháu cứ bảo: mẹ đưa con đi ăn kem. Tôi bảo hôm nay không rảnh không đi được, rồi cháu khóc lá sau thì xông vào đánh tôi. Không kiềm chế được tôi cũng đánh lại cháu. Cứ hôm nào tôi đưa cháu đi chơi, đi 30 phút cũng đựoc thì hôm đó cháu mới bình thường, còn không thì rất crazy.
Mà mức độ kiềm chế của tôi được 5 ngày thì tôi lại đánh con lại.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Tư Tháng 6 14, 2017 4:52 am

Tôi nghĩ những khoảng thời gian mà tôi đánh con nhiều hơn khi con phản ứng lại : la ré, khóc to, hét lên, xông vào đánh mẹ.
Tôi nghĩ những khoảng thời gian đó là những giai đoạn bị stress kiểu như: ghét mẹ chồng thì mẹ chồng lại đến thăm cháu 1 tháng và ở chung. Hoặc là đang stress tiền bạc, hoặc là đang stress vì công việc. Mọi người ơi, lúc stress mọi ngưoeif làm gì ạ, em đây cũng muốn bùng nổ lắm.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 6 15, 2017 2:34 am

Pinkrose thân mến,
Em là PH "lâu năm" rồi, chị hình dung em đang trong giai đoạn stress và khủng hoảng - Phải có ai đó cùng em giúp con - Đừng đánh con em à ! Con chưa hiểu những gì mình phải trãi qua, đơn giản là con cần mẹ, không ai ngoài mẹ có thể thương con hơn, con trông cậy vào mẹ, thế mà em đánh con, em làm tan vỡ niềm tin và làm nhói lòng con trẻ. Cố lên em, ráng dành thời gian cho con - điều này chuyên gia nào, thầy cô nào cũng khuyên các bậc PH như thế - không ai hơn cha mẹ cả, em à !
Chị không giúp gì được cho em, bởi chị hiện cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng - Nhưng chị biết nếu mình ra vẻ u sầu, trầm cảm thì con sẽ biết ngay và ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng, hoang mang cho con - Chị cố gắng hết sức để con an tâm, con vui, được như vậy con sẽ không đánh mình. Con đánh mình đâu phải con hỗn mà là con đang giao tiếp sai, con đang muốn mẹ quan tâm, con hờn dỗi đó thôi.
Hãy ráng hiểu con hơn em nhé, cứ vào đây giải tỏa với mọi người em sẽ thấy nhẹ hơn,
Thân mến chúc con và em sớm được an vui, bình an trong cuộc sống,
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 6 15, 2017 9:37 pm

Chị không giúp gì được cho em, bởi chị hiện cũng đang trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng - Nhưng chị biết nếu mình ra vẻ u sầu, trầm cảm thì con sẽ biết ngay và ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng, hoang mang cho con


Hi Phương, việc có mặt, lên tiếng là đã giúp nhiều lắm đó Phương . Thay mặt CCM cảm ơn Phương, vì diễn đàn này khi chị Xuyến lập ra, ngoài việc tư vấn cho PH, còn có việc đồng hành với nhau . Rất mong nhiều PH khác tham gia tích cực như Phương . Sự an ủi, cảm thông là cái rất quý .

Bạn Pinkrose này, cái khổ của mỗi người chẳng ai giống ai. Mong bạn tìm được những người bạn trên này để đủ sức đường dài lo cho con. Bạn là cái phao duy nhất bé đang bám vào đó .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Sáu Tháng 6 16, 2017 4:32 am

Tôi cũng vui khi có người thông cảm và giúp đỡ, bao dung vơi những hành động của tôi thay vì chỉ trích.
Hơn nữa, diễn đàn cũng giúp tôi có những tư vấn từ chuyên gia, những lời phân tích để tôi hiểu hơn về trẻ.

Tôi hay stress hay đánh nhất lúc mà con tôi đang nổi điên lên. Ví dụ bảo đi tắm, nó không đồng ý, tôi bắt nó phải đi. Không thể không ép được, tôi cũng rất bận và có nhiều việc khác cần giải quyết.
Lúc con tôi từ chối: không , không ( tôi yêu cầu gì nó cũng không từ thức dậy , đi tăm, ăn cơm, đánh răng, thay áo quần). Toi ép thì cháu ré lên và khóc kiểu ăn vạ. Lúc đó thì tôi nổi điên thật sự. Kiểu như bạn chưa la hét, đánh đập ai mà họ đã hét lên khóc ăn vạ. Trời ơi, như thể có gì đó tác động liền lên dây thần kinh đang rất căng muốn đứt luôn.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 6 16, 2017 10:07 pm

Ví dụ bảo đi tắm, nó không đồng ý, tôi bắt nó phải đi. Không thể không ép được, tôi cũng rất bận và có nhiều việc khác cần giải quyết.


Trong kinh tế, có một khái niệm gọi là "chi phí cơ hội", opportunity cost . Trong gddb cũng vậy, gọi là chi phí can thiệp . Những lúc như vậy, bạn nên lùi lại, tự hỏi mình xem:

1/ Một là phải đi tắm, giá phải trả là bùng nổ
2/ Hai là cho tắm sau, hoặc không tắm hôm nay, giá phải trả là ...
3/ Ba là ...

Phương án nào cũng có lợi/hại . Ý tôi là không nên chỉ có một phương án duy nhất . Người lớn chúng ta, lâu lâu cũng cho phép mình không tắm mà, Bạn là mẹ bé, tôi tin bạn sẽ biết khi nào chọn phương án nào .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Hai Tháng 7 03, 2017 5:28 am

Sau đợt mâu thuẫn kéo dài giữa 2 mẹ con, tôi đã đi tư vấn tâm lí, và đưa con đi đánh giá sau 1 thời gian dài con không học can thiệp (con chỉ học can thiệp có 9 tháng kể từ lúc được 34 tháng, đến nay con đã hơn 6 tuổi và chuẩn bị vào lớp 1)
Vì lí do cá nhân và sức khỏe nên cô giáo không tiếp tục dạy con được, bây giờ mới có thể nhận học sinh lại.
Sắp đến thì cô giáo sẽ trao đổi kế hoạch dành cho con sau khi dành 1 thời gian làm quen và tiếp xúc lại với con. Ở nhà thì tôi được hướng dẫn làm 1 cái bảng gồm 4 hành vi khuyến khích con làm: ngủ dậy đúng h và đánh răng, viết bài, đi ngủ. Cứ mỗi lần con hợp tác thì đóng dấu vào, đến cuối tuần tổng kết được 20 dấu thì sẽ được thưởng. Để con đỡ chống đối lại mỗi khi tôi yêu cầu con làm các việc đó.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 7 10, 2017 11:57 pm

Pinkrose thân mến,
Có những lúc mình cũng muốn bùng nổ, con làm phiền khi mình phải căng đầu óc vì công việc, cơm, áo, gạo, tiền.... mình sẽ dễ cáu giận - Chị không nằm ngoài danh sách đó. Mới đây, cũng khó kềm lòng, giận, quát con, hăm he... làm con phát hoảng :( :( :( - Nhìn mắt con, chị hiểu con đang sợ và chưa hiểu vì sao mẹ giận - Chị liền đi chỗ khác 1 lúc, chờ mình bình tĩnh, cho con bớt sợ rồi quay lại giải thích với con, làm hòa, bình an tâm hồn của con. Sau đó, cố gắng không tái phạm.
Mừng vì em đã có hướng tốt cho cả hai mẹ con - Con đường chúng ta đi nhiều gian khổ lắm lắm. Cứ cố gắng nhé !
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Thưởng / Phạt / Không gian riêng

Gửi bàigửi bởi admin » T.Hai Tháng 8 06, 2018 9:28 pm

Thưởng / Phạt / Không gian riêng

(Trích từ bài trả lời mot phu huynh TT Nhân Văn)


Bài này phân tích các khái niệm trên và cho thây sự liên quan ra sao.

Principles

1/ Dạy học nên dựa trên Thưởng thay vì Phạt. Ví dụ như thay vì phạt một học sinh vì bạn đó hét trong giờ học, thì nên thưởng cho HS đó khi không hét. Vc thưởng khi hành vi không xảy ra làm HS dần dần bỏ hành vi cần cấm mà không cần phải phạt.

2/ Có những lúc, HS sẽ bị kỷ luật qua hình thức phạt. Đây là điều cân thiết trong giáo dục để trẻ hiểu: "Con sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình nếu con bước qua giới hạn này". Một HS cần biết giới hạn này trong Lớp, gọi là nội quy. Một người con cần biết trong gia đình, gọi là nếp nhà/môt phần của văn hóa gia đình. Một công dân cần biết trong xã hội, gọi là luật.

Phạt dựa trên kỷ luật cần có các yếu tố sau:

a/ HS hiểu được giới hạn là gì, hậu quả ra sao nếu bước qua.
b/ Hình thức kỷ luật đúng mức độ với giới hạn vi phạm, đúng với độ tuổi nhận thức và thể lý của HS.
c/ Cách GV kỷ luật HS có tính cách giúp cho HS nhận ra, tránh cho lần sau.
d/ Không nhốt HS, tức là không gian phạt đóng kín, không có mặt GV hay người lớn ở đó.
e/ Không có tính cách cách ly, mà là tạo không gian riêng cho hành vi, sau đó quay lại chỉnh hành vi, dạy HS cách can thiệp.

Phạt "tào lao" thì khác. Nó có các yếu tố sau:

a/ Không có bài học dạy HS về giới hạn, hậu quả rõ ràng.
b/ Phạt tùy theo độ stress của GV ngày hôm đó.
c/ Cách kỷ luật không làm cho HS tốt hơn lần sau.
d/ Dùng lời nói nhục mạ, hoặc bạo lực, hoặc làm HS hoảng sợ.
e/ Hình phạt không thích hợp với thể trạng, tâm lý của HS.
f/ Tách ly ra khoi nhóm vì quyền lợi của số đông (gd phổ thông có thể làm vậy. gddb không làm vậy).

3/ Tránh nhầm lẫn giữa "không gian riêng" và "phạt".

HS, TK hay không, đều cần hiểu có những việc chỉ nên làm trong không gian riêng. Ví dụ như gãi ở chỗ kín, múa tay (nếu do sensory issue không thể ngăn được). Khi có những hành vi như vậy, GV mời HS vào không gian riêng để làm.

Vậy không gian riêng là nơi nào? Với HS TK, mẫu số chung thấp nhất là Nhà vệ sinh (WC). Ở nhà có, Lớp cũng có, và đi ăn nhà hàng, đi ra ngooài cũng có.

ví dụ: Trường Nhân Văn xây dựng một Phòng đọc sách chống ồn. Phòng này có thể dùng làm không gian riêng cho một số HS sinh hooạt, hoặc có hành vi như hát to vào giờ ngủ trưa. Vậy có nên đưa HS vào WC?

Câu trả lời là nên, nhưng không nên ngay từ đầu. HS cần hiểu không gian riêng là WC trước vì các lý do sau:

a/ Không phải nơi nào cũng có Phòng đọc sách. Nếu HS biết làm việc riêng ở cả WC và Phòng dọc sách, khi tới nơi nào chỉ có WC, HS vẫn có thể hoạt động được.
b/ Với một HS nhận thức còn kém, phần lớn các hành vi ko đc xã hội chấp nhận, đều thích hợp
dùng WC làm không gian riêng.
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Tư Tháng 11 21, 2018 6:21 am

Khi học sinh muốn gãi ở chỗ kín thì hướng dẫn em đến không gian riêng như WC. Con mình bị viêm da cơ địa (eczema) nên tần suất ngứa sẽ rất nhiều. Và không may là ngứa cả người: tay, chân, khớp háng, chỗ kín,... khi mẹ nói là không nên gãi chỗ đông người thì em sẽ giả lơ đi vờ như không nghe thấy (vì ngại bị nhắc nhở/ chê bai). Hiện cháu đã học lớp 2.
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách.

cron