Tác hại của roi vọt

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Hai Tháng 8 20, 2012 9:19 pm

Nguyen,Anh đã viết:


Mình hỏi bố anh Phi. Bố anh ấy bảo anh ấy ngày còn bé sợ đòn lắm lắm. Mỗi lần bác ấy gọi anh lên lầu ăn dòn, anh ấy vừa đi cầu thang vừa gọi thảm thiết "Nội ơi, bố gọi con lên, chắc là đánh con chết mất!" Ha ha ha ha. Thế là bà nội của anh ấy can thiệp lập tức: "Sao lại gọi đánh nó đấy??? Nó làm gì mà phải đánh??? Xuống đấy với bà, bà hỏi xem nào!!!"


Hi hỉ hì hi, anh Phi bị...nói xấu. :lol:

Anh Phi ơi ời ời.... :P
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Dùng hình / Bỏ roi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 8 20, 2012 10:02 pm

Chúng ta đã đồng ý với nhau rằng không nên dùng roi vọt và sợ hãi để dạy cho trẻ. Vậy nếu trẻ trước đây bị dạy bằng roi rồi, nay bỏ cái roi xuống thì trẻ không hợp tác, vậy chúng ta làm sao đây?

Trong bài này chúng ta dùng case study về bé A. Mỗi lần mẹ bé A muốn bé học bài thì mẹ sẽ cầm cái roi đập đập xuống bàn cho bé sợ, không thì bé không chịu ngồi vào bàn.

Chúng ta sẽ dùng 2 phương pháp “cặp đôi” và “rút từ từ”. Cặp đôi là một phương pháp dựa trên một khái niệm mảng tâm lý . Giả sử như bạn đi chơi với một người bạn mà lúc nào cũng than vãn về công việc, về chồng con thì lâu ngày bạn “đánh đồng” người đó với những chuyện nhức đầu trong gia đình. Một ví dụ khác về cặp đôi là bạn cho con coi tivi trước khi cô giáo tới nhà dạy thêm. Khi cô giáo tới, bạn tắt tivi bắt bé ra học . Lâu ngày bé đánh đồng việc cô giáo tới dạy với việc “mất vui” (vì bị bắt ngưng tivi). Vì vậy bạn vô tình gây trở ngại cho cô giáo.

Rút từ từ đơn giản là từng bước rút bớt hỗ trợ, giống như người cai thuốc lá . Lúc đầu hút ngày 1 điếu, sau rút dần 2 ngày 1 điếu, rồi từ từ chỉ đốt thuốc lên mà không hút, rồi sau cai hẳn. Một ví dụ khác về rút từ từ là khi dạy bé tô màu, chúng ta cầm tay bé, sau đó chỉ phụ bé, sau đó chỉ đụng nhẹ vào cùi trỏ nhắc bé, và sau cùng thì không cần nhắc gì cả.

Trở lại bé A, đầu tiên bạn phải “cặp đôi” cái roi với hình “ngồi học”. Mỗi lần đập cái roi xuống bàn, bạn giơ cái hình lên cho bé thấy. Bạn làm một thời gian cho đến khi biết rằng bé đã hiểu cái hình “ngồi học” nó luôn được dùng với tiếng roi đập xuống bàn (một dạng phản xạ có điều kiện).

Sau đó bạn vẫn cầm roi nhưng đập xuống bàn ít hơn, rồi nhẹ hơn . Rồi từ từ chỉ cầm mà không đập xuống nữa, và sau cùng là chỉ còn cầm tấm hình, không cần cầm roi. Thời gian này kéo dài bao lâu tùy vào nhiều yếu tố, trong đó có sự chuyên nghiệp của bạn, và nhất là sự kiên nhẫn.

Một khi giảm nhịp độ đập roi xuống bàn, bạn cần tránh “lên đô” trở lại . Bạn cũng cần phải dùng hình ảnh nhất quán (sử dụng 1 hình “ngồi học” duy nhất). Dùng hình đủ to để bé thấy rõ (tùy độ tuổi và khoảng cách lúc bạn đứng nhắc bé). Hình cần đơn giản . Bạn có thể lấy hình "học" ở concuame.com/paxt để dùng.

Bạn cần thuyết phục mọi người trong nhà sử dụng phương pháp tương tự và nhất quán như bạn. Trước giờ học, bạn cần tránh không để bé “cặp đối” việc đi học với việc mất vui (như trong ví dụ coi tivi trước khi cô giáo tới dạy học).
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi bichchau » T.Ba Tháng 8 21, 2012 6:29 am

Nhưng mà đối với bé không chịu nhìn hình thì phải làm thế nào đây? Như BA phản ứng lại thì hay nhắm mắt , quay ngó chổ khác lấy tay che mắt, miệng là ư a, hoặc khóc ...
Bé mà như vậy, mẹ chỉ có cách là nói nghiêm giọng và đứng lên đi chổ khác , gọi ba vô nói chuyện gì khác, và dụ khị coi bé chịu không , nếu không thì chút mẹ vô thay ca tiếp tục ..thấy làm vậy thì bé chịu . Nhưng mất thời gian lắm , mình đang lo là như vậy có tạo cho bé thói quen không?
Nhưng mới sáng nay, bé không chịu ăn mà ba với mẹ đã "đổi ca " 1 lần rồi, do đã trể , nên mẹ buột lòng phải nói "ba ơi đưa tờ báo đi", ba mới để tờ báo lên bàn, mẹ chưa cầm thì con gái chịu ăn 1 một hơi là xong.
Không hiểu là phải làm cách nào ?, chắc phải kết hợp và tùy lúc mà dở chiêu quá hả A. Phi?
bichchau
 
Bài viết: 350
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 6 08, 2012 12:45 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 8 21, 2012 12:10 pm

Nhưng mà đối với bé không chịu nhìn hình thì phải làm thế nào đây?


Dùng hình ảnh được là lựa chọn tốt nhất vì lịch sinh hoạt, thời khóa biểu sau này dựa trên hình ảnh. Tuy nhiên nó không phải là luật tuyệt đối . Nếu bé chỉ đáp ứng với câu nói (mệnh lệnh) thì mình đành phải "cặp đôi" câu nói đó với việc đập tờ báo cuộn lại xuống bàn thôi.

Khi bé không chịu ra bàn học, thay vì gọi người khác vào, chị có thể cho bé 2 chọn lựa khác nhau ví dụ như ra bàn học tô màu, hoặc ra bàn học vận động tinh chẳng hạn. Đổi sự lựa chọn bằng 2 hình thức sinh hoạt khác nhau thay vì 2 người khác nhau.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 8 23, 2012 10:37 pm

Nếu trẻ có thể nghe mệnh lệnh bằng lời, khả năng của bé đa dạng hơn rồi. Tuy vậy, vẫn nên cặp chung hình với mệnh lệnh. Lý do: hình ảnh là phương tiện giáo dục quan trọng. Không chịu nhìn hình thì cũng khó cho thầy cô, cha mẹ dậy con thêm điều này điều kia.

đừng chỉ để hình ở bàn và đòi bé nhìn. Nâng hình lên tầm mắt bé. Dùng hình chắn tầm mắt bé đang nhìn vơ vẩn đâu đó. Thử xem nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 8 23, 2012 10:40 pm

Một giáo viên ở miền Đông Hoa Kỳ vừa gặp rắc rối vì bôi ớt cay vào bút chì nhằm ngăn chặn một em học sinh tk hay ngậm bút. Cũng na ná chuyện roi vọt. Dĩ nhiên là ai cũng bất bình. Thật tệ, đứa trẻ hay ngậm bút thì cũng có gì đến nỗi nguy hiểm.

Ngày xưa một số các chị trong xóm mình cũng bôi dầu nóng vào đầu ngực để cai sữa cho con. tội nghiệp mấy đứa nhỏ!!!
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 8 23, 2012 10:46 pm

Ngày xưa một số các chị trong xóm mình cũng bôi dầu nóng vào đầu ngực để cai sữa cho con. tội nghiệp mấy đứa nhỏ!!!

Trước khi cai sữa được cho mấy đứa nhỏ thì người lớn bị....phỏng hay dộp da trước hahahaaa :lol:
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 9 10, 2013 8:20 pm

Phương pháp dạy con ngoan | Kỷ luật không nước mắt



Nền giáo dục nhân bản luôn dạy trẻ tách hành vi ra khỏi con người, và nhấn mạnh vào mặt tích cực. Thay vì nói "Do not touch your friends / Đừng có đụng vào bạn" thì họ nói "Keep your hands to yourself / Tay mình thì để ở chỗ mình". Thay vì nói "con không rửa chén, con hư quá" thì họ nói "Mẹ không thích hành vi không rửa chén của con".

Tôi dạy đại học bên này, gặp các sinh viên từ VN, Truong Quốc, ... Tuy họ nói tiếng Anh thành thạo, họ luôn dùng đại từ nhân xưng như "them", "him", "her", "it" thay vì nói ra đúng người / vật cụ thể. Có nhiều lúc tôi rất bực, gọi riêng họ ra và nói "em nói chuyện không chính xác, làm thầy luôn phải hỏi em kỹ lại mới lấy được thông tin."

Sau này tôi mới biết là tình trạng trên xảy ra ở nhiều nơi. Một nghiên cứu bên Anh cho thấy rằng ở các gia đình mà cha mẹ áp đặt con cái, bắt làm gì đó mà không giải thích thì các em sau này sử dụng ngôn ngữ không xúc tích và chính xác như các bạn khác. Và cái vụ dùng đại từ nhân xưng ở trên là một ví dụ trong nghiên cứu có nói tới.

Hy vọng quý phụ huynh bỏ ra thì giờ nghiền ngẫm và dạy các em như vậy, nếu quý vị đồng ý với cái tôi đang cổ súy.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi Bongyeu » T.Ba Tháng 9 10, 2013 11:41 pm

Cho em xen vào với, em rất ít đánh con nhưng con em cũng rất bướng, nghe cô giáo hơn nghe mẹ rất nhiều, cạnh nhà em có bác hàng xóm mà bé rất sợ vì bác ấy chẳng đánh đứa nào bao giờ nhưng có giọng quát uy lắm và gương mặt rất nghiêm nghị (cái này em cũng cố học bác ấy mà không được). Mỗi khi bé nhà em ăn vạ, em dọa mách bác tuấn là lồm cồm dậy ngay, mãi không ngủ mẹ gọi điện cho bác tuấn bác ấy bảo đi ngủ đi là chỉ 10p sau là ngủ tít. Khi em hỏi con em cứ nhăn nhăn nhở nhở, chẳng tập trung gì nhưng bác ấy hỏi cô nàng trả lời khá là đâu ra đấy, nghe chẳng khác mấy bạn hàng xóm bình thường, lạ thế chứ. Thấy con nghe lời bác ấy quá nên nhiều khi không nói được nó là em gọi bác ấy, như thế có phải là dạy con bằng sự sợ hãi không ạ
Bongyeu
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 09, 2013 5:37 pm

Re: Tác hại của roi vọt

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 9 11, 2013 12:00 am

Bongyeu đã viết:Cho em xen vào với, em rất ít đánh con nhưng con em cũng rất bướng, nghe cô giáo hơn nghe mẹ rất nhiều, cạnh nhà em có bác hàng xóm mà bé rất sợ vì bác ấy chẳng đánh đứa nào bao giờ nhưng có giọng quát uy lắm và gương mặt rất nghiêm nghị (cái này em cũng cố học bác ấy mà không được). Mỗi khi bé nhà em ăn vạ, em dọa mách bác tuấn là lồm cồm dậy ngay, mãi không ngủ mẹ gọi điện cho bác tuấn bác ấy bảo đi ngủ đi là chỉ 10p sau là ngủ tít. Khi em hỏi con em cứ nhăn nhăn nhở nhở, chẳng tập trung gì nhưng bác ấy hỏi cô nàng trả lời khá là đâu ra đấy, nghe chẳng khác mấy bạn hàng xóm bình thường, lạ thế chứ. Thấy con nghe lời bác ấy quá nên nhiều khi không nói được nó là em gọi bác ấy, như thế có phải là dạy con bằng sự sợ hãi không ạ


Con bạn nghe lời cô mà ít nghe lời bạn (chuyện rất thông thường) chứng tỏ bé biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm. Khi ai đó nghiêm nghị với bé, có 2 giải thích tại sao bé nghe lời:

1/ Là vì người đó làm cho bé hiểu được hành vi phải / trái của mình làm cho người đó không vui lòng. Bé sợ hậu quả xảy ra khi mình làm sai, vì vậy bé nghe lời.
2/ Là vì người đó làm cho bé sợ, và sợ hãi là điều đầu tiên hoặc duy nhất bé nghĩ tới khi nghe người đó nạt nộ. Vì vậy bé nghe lời để tránh không bị quát lần sau.

Số (1) thì OK, số (2) là dạy học dựa trên sự sợ hãi. Hôm nay tình cờ có 1 PH ở Mỹ khoe với tôi là "anh Phi ơi, con em nó biết sợ em rồi !" Sau đó anh ta đính chính "ý em nói là nó biết khi làm gì sai, em buồn, và nó đã biết sợ làm cho em buồn". Sợ làm cho cha mẹ buồn là cái sợ đáng quý phải không bạn? Còn sợ bị cha mẹ đánh là cái sợ khác thuộc loại rất đáng sợ. :roll:
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Những bài viết về Tự Kỷ

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách.

cron