gửi bởi phi » T.Tư Tháng 2 15, 2012 12:52 am
Các bé TK thì hay sợ tiếng động to như sấm sét, nếu bàn về lý do tại sao thì dài dòng và cũng không có 1 lý do thật chính xác, tôi sẽ trả lời về việc nên làm gì thay vì tại sao nhé .
Tiếng động thì bạn nên chia làm 2 loại: loại biết khi nào nó ngừng, và loại đột ngột, không biết khi nào ngừng . Sấm sét, pháo hoa thuộc loại số 1. Bạn đoán biết khi nào nó xảy ra, và kéo dài khoảng bao lâu . Loại này dễ trị . Cách trị thì có các hướng sau đây:
- Cho bé biết trước, vd trời sắp mưa, sắp có sấm sét . Đêm nay Giao thừa, sẽ có pháo hoa.
- Cho bé biết kéo dài bao lâu, vd vặn đồng hồ lên 5, 10 phút gì đó để bé biết khi nào nó ngưng, bé đỡ hoảng
- Dạy cho bé biết phải đối phó ra sao, vd vào phòng đóng chặt cửa, đeo headphone lên nghe nhạc, đeo headphone chống ồn . Cái này là cái khó làm nhất, vì nó bắt đầu từ các bài học dạy cách đối phó từ các vấn đề nhỏ trong ngày, lâu ngày bé mớt biết được . Bạn nhảy vào dạy ngay sấm sét phải làm gì thì sẽ khó, giong như nhảy ngang vào học bơi sải khi chưa tập thở, tập quạt tay.
Các tiếng ồn thuộc loại đột ngột, không biết kéo dài bao lâu, vd xe máy chạy ngang qua nhà thì bạn desensitize bé, tức là làm cho bé quen dần . Vđ này cũng dài dòng, và bạn hỏi về tiếng ồn pháo hoa, nên tôi sẽ trả lời vụ này sau . Vả lại desensitize thì tôi cũng nói nhiều lần, bạn chịu khó tìm sẽ thấy bài viết về đề tài này .
Nếu bé của bạn có nhận thức tốt, tôi sẽ dùng các bài học giao tế, bài về khoa học dạy cho bé biết tiếng ồn từ đâu ra để bé hiểu và sẽ bớt sợ . Tôi chưa gặp bé nên không biết nhận thức ra sao, phải ra bài học thế nào . Nhưng nói chung thì cỡ nào cùng có thể day được . Những khái niệm khó như sống/chết chúng tôi vẫn dạy được, hoặc như đêm/ngày cũng dễ dạy nếu mình biết về bé (chị Tường Anh có nói vụ này trong lần hội thảo trước). Nguyên tắc dạy là biến hộp đen/black box thành hộp trắng/white box. Tức là phân nhỏ hiện tương ra thành các hiên tuong nhỏ, dễ hiểu, và khi bé biết rồi thì ráp trở lại thành hien tuong ban đầu . Nói nôm na là bé sợ vì có phần không hiểu hien tuong, 1 khi hieu ra roi, bé sẽ bớt sợ hơn . Cái sợ có thể không bao giờ mất hẳn, nhưng nếu bé hiểu, và nhất là biê't cách đối phó, thì bé vẫn có thể vượt qua . Dạy cách đối phó là cái khó nhất đó bạn .
Và truoc khi dạy cách đối phó, bạn phải dạy bé nhận ra hiện tượng trước . Nếu là sấm sét thì bạn làm cái bảng có hình sâ'm sét, hình bé bịt tai . Khi sắp mưa, bạn cho bé vẽ cái mũI tên chỉ vào hình mưa ... Để làm viec này, bé cần có kỹ năng sử dụng thời khóa biểu . Nếu bé không có, thì bạn lại phải dạy kỹ năng dùng thời khóa biểu .
Những giải thích ở trên giả định rằng con bạn khong có post-traumatic, tức là kô bị 1 gì đó trong quá khứ làm bé sợ . Nếu thuoc loại này thì cách can thiệp sẽ khác .
Giáo dục đặc biệt nó rắc rối vậy đó bạn, không có 1 giải pháp tức thì cho 1 hành vi nào đó đâu . Đi sâu vào thì lúc nào cũng đụng phải các tầng nhận thức căn bản, đụng phải thẩm định, v...v... Sắp tới bạn sẽ nhức đầu về việc bé sợ đi nha sĩ, chứ không phải tiếng ồn đâu .
Phi
Special Ed.