phi đã viết:Theo mình thì đừng so sánh hoàn cảnh của con với bất kỳ ai cao hơn hay thấp hơn. Con nên hạnh phúc vì những gì con có, chứ không phải vì con có cái người khác không có. Con nên cảm kích những gì con có, và nếu con không sử dụng những cái con có thì mẹ nghĩ là rất uổng phí . Đừng so sánh những cái con có với ai đó cả .
Đó là ý mình, nhưng dạy con vừa là nghệ thuật vừa là khoa học. Khó mà dùng lý luận để thuyết phục người khác lắm. Tuỳ Mỹ thấy cái nào hợp cho mình thì dùng nhé.
Em không dạy con "suông" đâu anh ạ. Trong mọi sinh hoạt hàng ngày em luôn cho con thấy con đang hạnh phúc vì có những gì trong khi cộng đồng còn nhiều người khó khăn hơn mình, vì vậy cần mình sẻ chia. Mỗi năm vài lần e cho con quyên đồ dùng, sách vở và mua thêm tập mới để đem góp vào quỹ của trường, sau đó trường mang đi làm từ thiện. Tới bệnh viện, nhà sách, siêu thị, nơi nào có thùng quyên góp giúp đỡ người nghèo, bệnh nhân nghèo... em đều đưa tiền cho con bỏ vô thùng kèm theo lời hdẫn con "chút tiền nhỏ mình góp để phụ giúp cho những người nghèo chữa bệnh, giúp người nghèo có tiền để sinh sống...", giờ con đã hiểu và rất vui với những việc làm nho nhỏ đó.
Còn chuyện so sánh cao thấp, không phải tự dưng em ss như vậy. Vì trường con học có rất nhiều "đại gia" nên con họ hay khoe nhà mình có này nọ...Nhà em là nhà lao động "lương thiện" nên việc cho con học ở đó là "bon chen" thôi. Em hd con hiểu là trong cuộc sống mỗi người có 1 hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau, lẽ đương nhiên là nhằm mđ để con hiểu và cố gắng phấn đấu.
Em nghĩ hơi khác chút, cs cần có mục tiêu để phấn đấu. Con muốn cs đủ đầy tiện nghi trong tlai thì giờ con phải học giỏi, vâng lời cha mẹ và thầy cô. Lẽ đương nhiên em cũng chia nhỏ mục tiêu đó ra. Mtiêu trước mắt là "kìm chế" cơn ham vẽ của con trong giờ học là dặn con mỗi sáng, kèm theo lời ycầu cuối ngày mang đầy đủ vở nháp về nhà để mẹ ktra.TRao đổi thường xuyên với cô chủ nhiệm và chia sẻ những "mẹo" làm con tập trung hơn ở lớp (giống ở nhà). Và không kém phần quan trọng, đó là em dành nhiều thời gian hơn để kèm con học, không quên trọng trách nặng nề nữa là đảm bảo anh chàng Đức vẫn được qtâm chu đáo.

Nguyen,Anh đã viết:À, em đang sử dụng chiêu guilt trap với con. Con còn quá nhỏ để nghe câu chuyện này em ạ. Chị nghĩ em chỉ nên nói kiểu bố mẹ rất mong con cố gắng hết sức (cố gắng hết sức chứ không nói đến điểm 10 nhé), và khi con đã cố gắng hết sức, đó đã là thành công.
Hic hic chị TA ơi, riêng cái "vụ" này luôn là điều làm em đau đầu đó. Con thường thích nghe và hiểu được những lời đại loại mang nghĩa "đao to búa lớn" như vậy đó. Bởi vậy con luôn bị mọi người kêu là "lí luận già hơn tuổi"

.
Em lấy thử 1 vd nhé. Bữa đó nhà em có người quen tặng ít khế ngọt rất ngon (món hảo của em đó), tiện thể em "dụ" con ăn vì con lười ăn những thứ hơi cứng. Con trả lời là con không ăn, mẹ lại dụ và nói "con ăn đi này, khế con lắm, vừa ngọt lại vừa nhôn nhốt, lại có nhiều vitamin C ăn đẹp da và tóc dài (con thích tóc dài giống mẹ)", con vẫn lắc đầu. Mẹ dụ tiếp "con không ăn thì làm sao biết được hương vị của quả khế? rồi "ăn để còn biết mà làm ăn tả quả khế nữa chứ". VẬy là không chờ đến 1p con đã đứng trước mặt mẹ và làm nguyên bài văn tả như sau :
"Bữa nay nhà em được tặng 1ít chùm khế. Quả khế trông vừa chín vàng lại vừa hơi xanh. Quả khế có 5 cạnh đều đặn như 5 cánh của ngôi sao, ăn vào rất ngọt và có thêm vị hơi nhôn nhốt. Mẹ nói ăn khế rất ngon và bổ, nếu ăn em sẽ có làn da đẹp và mái tóc dài như mẹ. Em rất yêu mẹ và cảm ơn mẹ vì mẹ đã yêu thương và chăm sóc em." Xong sau đó con "kết thúc" chuyện ăn khế với 1 câu "xanh rờn": " con làm xong bài văn tả qủa khế rồi đó mẹ, giờ con không cần ăn nữa". Bó tay.com

phi đã viết:Mỹ đừng appeal to guilt. Hãy nói rằng con cần làm bài tập vì quy luật của lớp học cần con làm
. Có chứ anh, em đã nói là khi ở lớp thì con phải tập trung nghe cô giảng bài, có thế con mới hiểu và làm bài được, Con có làm bài được thì cuối năm mới được lên lớp. Hỏi cô bữa rồi thì cô trả lời "thỉnh thoảng vẫn còn không tập trung, vẫn vẽ trong lớp" rồi cô lại cười và tiếp "mà em không hiểu sao bà này không nghe giảng, hay bỏ bài, thế nhưng thi thì vẫn làm được bài đầy đủ"(ở lớp cô và các bạn đặt cho con biệt danh là "bà TÁm"). Bữa nay có hỏi thì cô trả lời là đỡ rồi, cô cũng đã áp dụng có hiệu quả hình thức canh cho giờ theo đồng hồ.