Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi conthattuyetvoi » T.Ba Tháng 3 03, 2009 10:52 pm

Cám ơn chị, tôi sẽ thử cài phần mềm và dạy cháu điều chỉnh mức âm lượng xem sao.
Kết quả thế nào sẽ xin được trao đổi tiếp với chị.

Thu Anh
conthattuyetvoi
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: CN Tháng 2 22, 2009 11:51 pm

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi khoavn » T.Sáu Tháng 3 06, 2009 2:41 am

Chị Tường Anh thân mến

Chiều nay cuối tuần rồi mà lại có chuyện làm phiền chị nhờ chị tư vấn nữa, thật là ngại quá, sợ chị không có thời gian nghỉ ngơi cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Nuôi dạy một đứa trẻ AS quả là hơi khó khăn chị ạ, nhiều lúc yên tĩnh được một thời gian, cứ mong lúc nào cũng thanh bình như vậy, nhưng khi con bắt đầu căng thẳng thì mẹ lại cũng căng thẳng theo. Cho nên sự có mặt và giúp đỡ ân cần của những chuyên viên như chị và nhóm CNVK quả là rất quý báu cho các phụ huynh chị ạ.

Có một chuyện mới xảy ra với Khoa chiều nay, và cũng đã thường hay xảy ra trước đây, là khi có chuyện căng thẳng với bạn ở trường, Khoa thường hay xin nghỉ học. Chiều nay Khoa đi học về sớm gọi điện thoại cho mẹ (đang ở công ty), nói với mẹ bằng giọng nghẹn ngào “Mẹ cho con nghỉ học ngày mai”, và sau đó ho hắng rất dữ.
Mẹ hỏi lý do con muốn xin nghỉ, cả gần 1 phút sau con mới trả lời “tại bạn DQ chọc con”. Bạn DQ là một bạn cá biệt ở lớp, nói rất nhiều, thường xuyên chọc ghẹo bạn bè trong lớp và nói leo trong giờ học, đã từng bị nhà trường kỷ luật cho nghỉ học 3 ngày. Vào đầu năm, Khoa stress rất nhiều với bạn DQ này, bạn này là người đầu tiên phát hiện ra Khoa “không bình thường” và chọc Khoa mỗi ngày làm cho Khoa rất căng thẳng mỗi khi đi học. Mãi 2 tháng sau, sau khi cô giáo đã răn đe rất nhiều và nói chuyện với cả lớp nên cư xử nhẹ nhàng với Khoa, DQ đổi hướng sang các bạn khác. Khoa tạm được yên thân mấy tháng nay, đến hôm nay thì DQ lại gây chuyện với Khoa.

Mẹ phải hỏi chuyện rất lâu K mới kể lại chuyện DQ chọc con cái gì. Chiều nay vô tình Khoa lại đi một mình ngang qua DQ, và DQ lẩm nhẩm gì đó trong miệng, trong đó con nghe rõ được chữ “Khoa… ”, còn những chữ kia con không nghe rõ, nhưng con chắc chắn là bạn đang chế nhạo con, thế là con nổi giận lên và tát vào miệng bạn. Sau khi đánh bạn, con cảm thấy lo lắng là sẽ bị thầy cô phạt, nên cảm thấy rất căng thẳng và không muốn đến trường ngày mai.

Trên điện thoại, mẹ cố gắng nói cho con hiểu DQ làm một bạn cá biệt, bạn không chỉ chọc con mà còn chọc cả lớp. Mình nên cố gắng làm lơ không để ý đến bạn làm gì cho mệt, con cũng không thể cứ mỗi lần cảm thấy căng thẳng với bạn bè thì xin nghỉ học. DQ có tính hay chọc bạn, cô giáo nói hoài cũng không sửa được, con biết bạn như vậy rồi cũng chẳng nên để tâm làm gì.

Nhưng dường như Khoa vẫn không chấp nhận những điều mẹ nói, con cứ lập đi lập lại “bạn xúc phạm con”. Mẹ nói là nếu tối nay mẹ về mà con cảm thấy vẫn không chấp nhận được bạn, mẹ sẽ cùng đi với con sang nhà cô giáo chủ nhiệm để nhờ cô giúp. Nghe nói sang nhà cô giáo, con lại càng căng thẳng hơn, vì con không thích cô chủ nhiệm, do cô mỗi lần đến lớp đều phê bình nhiều bạn trong lớp có nề nếp kỷ luật, học tập không tốt. Con nói cô la rầy như vậy là không công bằng, vì đâu phải cả lớp ai cũng không ngoan đâu mà cô bắt cả lớp đều nghe cô la? Ngoài ra, các bạn thường xuyên bị cô rầy cũng không thích nghe cô đưa tên mình ra nói ra rả hàng tuần, nên các bạn càng không chịu nghe lời hơn nữa.

Chị Từơng Anh biết không, có những chuyện Khoa rất mau quên, nhưng nhìn chung những gì con thích hoặc không thích đặc biệt thì rất dai dẳng. Cái gì đã không thích rồi thì thành kiến rất lâu dài, ai nói gì cũng rất khó chấp nhận. Có nhiều chuyện mẹ phải giải thích rất nhiều lần mà con vẫn không chấp nhận, mang sách ra cho con xem thì cũng chưa chắc con tin hoàn toàn. Có những tình huống phải xử lý linh hoạt, con cũng không biết làm sao một cách linh hoạt, hoặc là làm, hoặc không làm, chứ chỗ này làm, chỗ kia không được làm; con cảm thấy rất rối rắm. Con cũng rất tự ti, ai nói đùa chút cũng nghĩ là người ta xúc phạm mình, và nổi giận lên.

Nhờ chị góp ý giúp mẹ nên nói gì để cho con có thể chấp nhận phớt lờ những lời nói đùa của bạn bè (có khi vô hại, cũng có khi ác ý) nhưng hầu như làm cho con cảm thấy khó chịu, hoặc bỏ qua những hành động/ lời nói khiếm nhã của những đứa bạn đặc biệt như DQ? Con thuộc lòng câu tục ngữ “một câu nhịn chín câu lành”, con cũng đã từng thấy trong lớp bạn nào ẩu đả với DQ đều bị kỷ luật như nhau, nên hiểu rằng “dây dưa với DQ chỉ tổ rắc rối”. Thế nhưng khi DQ đụng đến con, thì con phản ứng ngay một cách bản năng, và cảm thấy rất khó thoát ra khỏi mới bòng bong này. Tất cả những lý thuyết cư xử với bạn mà mẹ đã trang bị coi như không có tác dụng.

Mẹ nghĩ phải có cách nào đó nói cho con hiểu, tự con chấp nhận chuyện đó thì con mới điều chỉnh được. Nhưng nói như thế nào thì mẹ chưa biết cách, vì con thuộc loại “luôn luôn lắng nghe, nhưng lâu lâu mới hiểu”, nhất là những gì thuộc về cách cư xử.

Mong được chị tư vấn thêm. Cảm ơn chị rất nhiều và chúc chị cuối tuần bình an.

H. Thao
khoavn
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 2:32 am

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 3 06, 2009 10:04 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị, tôi nghĩ chúng ta đang đối đầu với hai đặc điểm nơi Khoa. Hai đặc điểm này vừa là yếu điểm, vừa là ưu điểm. Thứ nhất, Khoa rất công bằng: đâu phải tất cả mọi học sinh đều hư mà cô giáo lại bắt cả lớp nghe la rầy. Thứ nhì, Khoa nhậy cảm: không thể chịu được khi bạn bè phê bình, chọc ghẹo.

Trong những năm làm việc, tôi có một anh chuyên gia tâm lý rất giỏi. Anh có AS. Khi anh bực mình ai thì thời gian ấy chúng tôi gọi anh là Mr. Elephant, vì mãi anh chẳng chịu quên. Tội nghiệp anh hay bị đồng nghiệp xa lánh. Riêng bà hiệu trưởng và tôi lại nhất định mời anh về trường mình bởi anh xuất sắc khi khám thẩm định và rút ra chẩn đoán. Còn chuyện anh không chịu quên, chúng tôi chấp nhận. Mình cũng có những tính khí kỳ cục, đâu phải chỉ anh ấy mới thế.

Tôi cũng có một em học sinh Việt Nam năm ấy lớp 2. Trong trường, các em ngoan sẽ được thưởng phiếu, rồi cuối tuần bỏ phiếu vào thùng và bà hiệu trưởng rút thăm vài chục phiếu mà cho những món quà nho nhỏ. Mỗi tuần vào thứ sáu em đều khóc thảm thiết vì bà khong gọi tên mình. Có khi em chạy ra khỏi lớp, xông vào phòng phát quà mà đòi. Mẹ em thương con dù không hiểu nhiều về AS. Bố em, là bố dượng, rất yêu con nhưng mang cảm giác mình là vị anh hùng sẽ chữa khỏi con riêng của vợ. Tôi mỗi ngày đều phải dỗ dành, lý luận với em vì bạn này nhìn con một cách ghét bỏ, bạn kia không thèm trả lời khi con gọi, bạn nọ thắng ván cờ cá ngựa thay vì con... Mọi chuyện kéo dài hết năm lớp 2. Sang lớp 3, chú bé hết khóc lải nhải dù vẫn còn bực. Lúc này thì chú biết xin cô cho ra đứng riêng ngoài cửa lớp 5 phút để tự trấn tĩnh mình. Chú cũng nắm thời khóa biểu của Mrs. Nguyễn để đến tâm sự. Sang lớp 4, chú vẫn làm thế. Đến lớp 5 thì Mrs. Nguyễn của chú chuyển đi nơi khác. Chú biết tin khóc hết mấy ngày, bỏ ăn, bỏ ngủ, không chịu đi học. Thế rồi qua những lần điện thoại thăm hỏi chú, tôi đã giúp chú hiểu rằng còn nhiều những chuyên gia có thể giúp chú, và rằng bản chất của cuộc đời là những đổi thay nối tiếp.

Tôi kể trường hợp của chú bé này để chị thấy rằng những phương pháp mà chúng ta đang thực hiện có vẻ như không hiệu quả. Thực ra, chúng rất hữu dụng, và những nỗi bực bội, những lần dơ tay đánh bạn, những giọt nước mắt rồi sẽ giảm đi. Điều chúng mình phải nhớ là biện pháp can thiệp cần thời gian cho trẻ quen, và cũng phải chờ thời gian cho trẻ trưởng thành trong tâm trí.

Về trường hợp của anh đồng nghiệp, tôi muốn nói rằng có thể AS sẽ làm phiền Khoa trong thời gian lâu lắm. Mình vẫn hiểu là không thể chữa lành AS phải không chị?

Chiều nay cuối tuần rồi mà lại có chuyện làm phiền chị nhờ chị tư vấn nữa, thật là ngại quá, sợ chị không có thời gian nghỉ ngơi cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Nuôi dạy một đứa trẻ AS quả là hơi khó khăn chị ạ, nhiều lúc yên tĩnh được một thời gian, cứ mong lúc nào cũng thanh bình như vậy, nhưng khi con bắt đầu căng thẳng thì mẹ lại cũng căng thẳng theo. Cho nên sự có mặt và giúp đỡ ân cần của những chuyên viên như chị và nhóm CNVK quả là rất quý báu cho các phụ huynh chị ạ.


Cuối tuần hay trong tuần, ban đêm hay ban ngày không phải là yếu tố cản trở Cùng Nhau Vượt Khó có mặt với phụ huynh huynh và các em, chị ạ. Tôi đã chọn ngành nghề này một cách chủ ý, và đồng cảm với các anh chị điều hành dự án Cùng Nhau Vượt Khó, nên hy vọng có thể tạo một khác biệt dù nhỏ nhất trong ngày sống của các em và phụ huynh.

Nuôi dậy một đứa trẻ AS hay TK không hơi khó mà vô cùng khó. Dù đã kinh nghiệm bao nhiêu năm, tôi vẫn thấy mình ngạc nhiên: làm sao bà mẹ này làm nổi điểu này thế nhỉ? làm sao ông bố kia thành công điều kia thế nhỉ? Các anh chị tuyệt vời lắm trong suy nghĩ của tôi.

Với Khoa, chị cứ nói, cứ lý luận, cứ sử dụng những bảng checklist, cứ áp dụng hệ thống thưởng phạt, và cứ phải cố gắng đau tim mà nhìn con khóc. Theo thời gian, rồi Khoa sẽ thay đổi theo hướng tích cực. Nếu cần, áp lực trên chú bé Khoa có thể được giải tỏa bằng một vòng bơi quanh hồ, hay một ngày trên bãi biển. Tôi vừa hoàn thành một bộ điều hòa cảm giác cho một học sinh của tôi: chúng tôi chọn những loại gạo, đậu, cát... mà em ấy thích, rồi bỏ vào trong bao (dung lượng khoảng 2 lít mỗi thứ). Khi bị áp lực, em lấy chiếc chậu và chọn gạo, hay đậu xanh nguyên hột, hay đậu xanh cà mà đổ vào chậu rồi vọc tay trong đó. Chị thử xem Khoa có thích không. Lúc ngồi xem tivi, trước khi đi ngủ, Khoa cũng có thể lấy chậu ra sử dụng. Chị cũng có thể tìm các vật đồ chơi nhỏ có bề mặt cảm xúc (texture) mà Khoa thích bỏ vào hộp cho Khoa chọn dùng những khi căng thẳng. Học trò của tôi thì có một hay hai bỏ trong túi quần. Điều mình phải bảo đảm là bé không nuốt hay nhét vào tai. (Đây cũng là cách thức điều hòa cảm giác cho trẻ bớt nhậy cảm với thức ăn hay áo quần. Tuy nhiên, hộp này lại có cả những gì cháu không thích. Vì thế, tập điều hòa cảm giác không hẳn đã làm cháu thoải mái và thư giãn. Hai hộp phải được sử dụng riêng). Mới đầu Khoa có thể không thích, nhưng có lẽ đây nên là sinh hoạt hàng ngày nếu điều hòa cảm giác là một yếu điểm.

Chúc Khoa thành công, và mong mẹ Khoa bớt căng thẳng nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi khoavn » T.Ba Tháng 4 28, 2009 11:39 pm

Chị Tường Anh thân mến

Lâu quá mình mới có thời gian quay lại forum để viết bài, vì công việc gần đây bận rộn quá.
Thỉnh thoảng cũng vào concuame, xem một vài tin mới, bài mới, và thấy chị vẫn luôn tận tình với những câu hỏi của các phụ huynh, thật đáng quý và trân trọng. Nhiều lúc đọc mà thấy thương cha mẹ có con bị trục trặc quá chị à, lo lắng đủ điều cho con, rồi áp lực gia đình, áp lực công việc, bối rối khi tìm kiếm cách chữa trị hay trường học phù hợp cho con. Chính vì vậy, mọi người càng yêu mến những người như chị Anh và các anh chị trong nhóm, luôn luôn động viên, đồng cảm, và chia sẻ những cách thức phù hợp hơn cho các con.

Có một bài chị trao đổi với anh My Lăng về con trai 10 tuổi của anh, chị có nói bé chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì nên sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Tôi cũng rất quan tâm tìm hiểu vấn đề này chị ạ, vì Khoa cũng đã 12 tuổi rồi. Mình cũng muốn có những kiến thức căn bản về tâm sinh lý các bé khi bước vào tuổi dậy thì, đặc biệt là những bé có hội chứng TK hay AS, để bình tĩnh "chiến đấu" và cùng con vượt qua giai đoạn này một cách êm ái (hy vọng là êm ái, nhưng tôi hình dung là chẳng êm ái chút nào, nhưng có chuẩn bị truớc thì đỡ sốc hơn phải không chị). Nếu chị có tài liệu hay kinh nghiệm về vấn đề này thì chị chia sẻ với nhé.

Về vấn đề dậy thì của con thì hiện tại thì tôi cũng theo dõi Khoa hằng ngày, nhưng chưa thấy biểu hiện gì về thể chất, chỉ thấy vài tháng gần đây tính tình con đang thay đổi. Gần đây nó có tình trạng thích ngồi một mình trong phòng xem ti vi hay đọc sách, không thích đi chơi ra ngoài như đi công viên hay hồ bơi... Ngoài ra nó cũng bướng bỉnh hơn, hay lý sự, nhiều lúc lý sự cùn, hay phê phán người khác, thiếu sự cảm thông, nên nhiều lúc tỏ ra rất bảo thủ hay mù quáng, đã nghĩ cái gì thì rất khó thuyết phục để thay đổi, phát ngôn bừa bãi không quan tâm đến cảm xúc của người khác, đặc biệt là người thân. Tháng trước nó bắt đầu giở trò chọc phụ nữ bằng cách cố tình đụng vào những chỗ nhạy cảm như ngực, mông, vùng dưới bụng ... Nó không làm với mẹ nó, nhưng hay chọc em gái, cô giúp việc nhà, và các nhân viên làm việc tại công ty ở nhà (ba Khoa mở công ty và đặt văn phòng tại nhà) rồi chờ xem mọi người phản ứng thế nào, nếu ai la nó, thì nó giả lả "lỡ đụng thôi mà, làm dữ vậy!". Con gái em thì nó không chấp nhận hành vi khiếm nhã của anh nó, mỗi lần bị anh rờ, nó làm dữ, la khóc om sòm, thằng anh có vẻ sợ, nhưng hôm sau lại làm tiếp. Em lo lắng về tình trạng này của con lắm, cũng dặn dò giải thích con tuyệt đối không được làm như vậy, ra đường mà làm như vậy sẽ bị công an bắt ... Gần đây nghe mọi người nói K không làm nữa, nhưng cũng không hiểu động cơ tại sao nó làm vậy (tò mò?), và cũng không biết K sẽ chấm dứt trò này luôn chưa.

Ở trường K cũng có tiến bộ hơn một chút, là không đánh bạn và cắn bạn nữa, hiểu các câu nói đùa của bạn tốt hơn, tập trung tốt hơn trong giờ học, bài về nhà tự giác làm đầy đủ, kết quả học các môn có điểm kiểm tra khá cao, từ 7/10 trở lên. Môn Văn thì có cô giáo kèm riêng ở nhà, nên cũng giúp K tiến bộ nhiều. Tuy nhiên K cũng vẫn còn rắc rối với các thầy cô. Đầu năm tôi đã giải thích với cô giáo chủ nhiệm về chứng của con, cô có vẻ hợp tác nhưng đến bây giờ vẫn rất mệt mỏi khi phải xử lý nó, từ học kỳ 2 đến giờ cô chán chẳng muốn liên hệ với phụ huynh nữa vì cho là cũng không thay đổi được gì. Tôi thân với cô dạy văn hơn, vì nhờ cô giáo môn văn đến nhà kèm cho con, cô là cầu nối thông tin với gia đình về ứng xử của con ở trường. Cô nói con học được, nhưng cư xử vô lễ với thầy cô, nhất là những thầy cô rầy la nó trong lớp học hay ghi tên nó trong sổ đầu bài (sổ đánh giá tiết học). Thầy cô biết là con có vấn đề về thần kinh, nên nhẹ nhàng khuyên bảo nó rồi cố bỏ qua, nhưng vẫn rất ấm ức vì có cảm giác bị xúc phạm và có cảm giác bị K "lừa", do trông mặt nó rất sáng láng, đẹp trai, học tốt, thông minh, để cho nó tự do thì không sao, còn phê bình nó là nó sẽ cư xử lại với thầy cô theo kiểu "đầu đường xó chợ"! Mỗi lần giận cô nào, nó có thể vẽ cô đó như là quái vật trong tập nháp của nó, hay có khi vẽ cô bị băng bó tùm lum hoặc tệ nữa thì đang trần truồng (!), lúc trước thì chỉ vẽ thôi, mấy tháng gần đây thì viết rất bậy kiểu như "Cô T ăn cứt", "Cô M coi phim sex", "Cô V là con điếm". (Xin lỗi chị, tôi thật sự xấu hổ vì con của mình, phải viết những từ này ra một cách rõ ràng cũng thật sự khó khăn). Điên một cái là khi bị cô phê bình tại lớp, nó nổi giận tức thì, và lấy giấy bút ra vẽ ngay lập tức chẳng màng đến cô, nên cô nào cũng nhìn thấy! Hết giờ học, cô kêu nó ra giảng giải nhẹ nhàng, thì nó chảy nước mắt, nghẹn ngào nói không ra tiếng, cô bảo xin lỗi cô thì con cũng xin lỗi, lần sau đến giờ cô đó không nghịch nữa, nhưng lại nghịch cô khác, rồi lại viết bậy... chắc nó phải làm hết 1 vòng tất cả thầy cô thì mới có đủ kinh nghiệm là không được vô lễ với thầy cô như vậy! Khi em hỏi con có biết "con điếm" là gì không thì con trả lời có nghĩa là "nói xạo", nhưng khi em nhìn tập vẽ bậy của nó, thì thấy K biết "điếm" có liên quan đến sexy và không bận quần áo. Tôi rất đau đầu với vụ này, giải thích hay căn dặn thì nó có vẻ hiểu là khong được nói như vậy, nói như vậy là xúc phạm danh dự của người khác, phải tôn trọng thầy cô, con làm như vậy là vô lễ, cô có thể đề nghị đưa con ra hội đồng kỷ luật, bị hạ hạnh kiểm, bị phạt nghỉ học vài ngày, thầy cô không thương, bạn bè ghét không chơi, ... con hiểu và nó nhắc lại y chang, nhưng khi đụng chuyện thì bổn cũ soạn lại.

Tôi cũng hay kể với ông xã chuyện con ở trường, mình lo lắng như thế nào, mong ba bớt thời gian quan tâm tới con, ảnh nghe cũng thấy bất bình, bảo "nói cô cho nó ra hội đồng kỷ luật!", rồi lại cắm đầu vô máy tính, đến tối thì ba lại ôm con thủ thỉ "Con trai ngoan ba thương, ba thưởng hamburger, con không được nói bậy với thầy cô nhé, con nói vậy là vô lễ, thầy cô sẽ giận, con sẽ bị hạ hạnh kiểm, nếu nói nữa sẽ bị ra HĐ kỷ luật đó! Con nhớ nhé!" Thằng con hứ hứ mấy tiếng, hai ba con ôm nhau hôn mấy cái rồi con lại cắm đầu vô đọc sách Doremon. Còn việc quan tâm và dạy dỗ của ba nó thì coi như đã hoàn thành! Tôi cũng chẵng biết ba nó tác động kiểu nhẹ nhàng và ngắn gọn như thế thì có tác dụng gì tốt hơn mình ra rả mỗi ngày với con không. Ba của K mà thấy mẹ nó coi mấy quyển Asperger hay tương tự vậy, như vào trang web concuame hay mục TK trong webtretho là ổng lại cười "em bị hoang tưởng", cho nên tôi chỉ có thể đọc thoải mái khi có một mình thôi.

Gần đây tôi cũng áp dụng cùng với K các bài tập giảm stress mà chị đã hướng dẫn, con có vẻ thích vì mới lạ nhưng tập được 1 tuần thì bắt đầu lơ là, nên 2 mẹ con giờ chỉ tập tuần 2 lần, mỗi lần 15 phút.

Ông ngọai của K cũng thường sang nhà để chơi hay học với K khi ba mẹ đi làm. Ông nói K có nhiều lý sự rất đặc biệt ảnh huởng nhiều đến tình cảm của con với gia đình, tuy nhiên con lý sự trên quan điểm của con mà không hề quan tâm đến cảm xúc của người thân hay cô giáo ở trường, chẳng hạn như :

- con không thích làm con của ba mẹ vì ba mẹ hay bắt ép con chuyện này chuyện kia, không cho con vào internet khi không có ba mẹ ở nhà. Con ước gì được làm con của ông chủ tiệm internet!

- con không thích mẹ vì mẹ hay nói nhiều, có những chuyện con hiểu rồi mẹ vẫn nói hoài (mẹ nói nhiều vì con cứ mắc lỗi lặp đi lặp lại), mẹ hay bênh em gái, mẹ bắt học thêm môn văn mà con thì không thích môn này. Mẹ từ chối không cho con ngủ chung với mẹ mà mẹ lại ngủ chung với em gái (chị biết không, K đòi ngủ với mẹ tới năm 10 tuổi, còn em gái thì từ nhỏ phải ngủ với chị giữ em. Đến năm ngoái khi em gái K vào lớp 1, mẹ thấy em gái bị thiệt thòi nhiều và không khôn lanh bằng các bạn vì không được mẹ chăm sóc dạy bảo nhiều, mẹ dứt khóat giải thích là K đã lớn rồi phải ngủ riêng, còn mẹ thì ngủ với em một thời gian vì em bắt đầu vào lớp 1 cần mẹ giúp đỡ nhiều hơn. K đã đồng ý nhưng vẫn ấm ức vì mẹ ko cho ngủ với mẹ nữa).

- con không thích em gái vì em hay méc mẹ làm con bị rầy oan, em làm cho mẹ không thương con nhất nữa, em dành đồ ăn, em dành đồ chơi ...

- con không thích ba vì ba làm việc suốt ngày, chẳng quan tâm đến con, ba không dẫn con đi chơi .. về nhà ba ăn xong rồi chỉ ngủ, cho dù ba có siêng làm việc thì cũng không có ích lợi gì cho con cái!

- ba mẹ không giỏi như ba mẹ nói, cả hai người phải làm việc suốt ngày, bỏ bê con cái cho người giúp việc, mà cũng không giàu, không có nhiều tiền. Nếu ba mẹ giỏi thật thì ba mẹ chỉ cần làm ít thôi mà vẫn có tiền nhiều!

- bài tập làm văn nói về tình cảm của em với ba / mẹ, con bỏ giấy trắng và nói với cô giáo là con chẳng nghĩ ra điều gì hay về ba mẹ, điều không hay thì có nhiều nhưng con không muốn viết ra (Cô giáo kể cho mẹ nghe chuyện này, nghe xong mẹ bần thần suốt mấy ngày, cứ nghĩ đến là chỉ muốn khóc thôi!)

- con cũng phàn nàn con không thích cô giáo vì không tôn trọng quyền tự do cá nhân của học sinh, vì cô hay tịch thu nhật ký, thư tình các bạn viết cho nhau, hoặc thu tranh vẽ biếm họa của các bạn; cô cũng hay nghe lén hoặc rình các bạn trong toilet (chị biết ko, ở trường của K có 1 số học sinh hẹn hò nhau trong toilet, để bày tỏ tình cảm hay hút thuốc gì đó ... nên các GVCN giờ chơi nào cũng phải rà soát khu vực này). K thì chưa tỏ ra là thích bạn gái nào, chắc cũng chẳng có bạn gái nào thích nó, nhưng tình trạng học sinh lớp 6 bày tỏ tình cảm với nhau một cách tự nhiên cũng khá phổ biến ở truờng.

Những chuyện của con, càng nghĩ tôi càng thấy lo lắng và có khi tuyệt vọng nữa chị à, chẳng biết tương lai con sẽ như thế nào, trường học, cho dù thầy cô có thông cảm, thì cũng là trường học, nhưng ở các truờng VN rất hiếm thầy cô được huấn luyện để dạy những trẻ như con. Nhiều lúc đọc nhũng tin kiểu như lấy dao đâm bạn ở trường (nguyên nhân vì bị bạn chọc), nổ súng giết hàng loạt ở các trường ĐH ở Mỹ (cũng giải thích sát nhân có vấn đề về ức chế tâm lý), hay những vụ tự tử, .. tôi lại bần thần lo lắng không biết tương lai con mình có lâm vào cảnh này hay không, vì những cá tính không thuận của con. Mình có đủ sức khỏe và tinh thần để bên cạnh con suốt hay không, vài năm nữa con có còn chịu ngồi nghe mẹ nói chuyện như bây giờ không, ...

Trong bài trả lời lần trước của chị, chị có nhắc đến một ý "mẹ con cần có những giờ phút vui vẻ bên nhau", tôi cũng thấy băn khoăn nhiều chị à, đúng là đã từng có nhiều giờ phút vui vẻ bên nhau khi con còn nhỏ hơn và lúc con ngoan, nhưng khoảng 1 năm gần đây, từ khi con lên cấp 2, những giờ phút như vậy ít dần đi, vì con phải học nhiều hơn và cư xử không tốt ở trường nhiều hơn khiến gần nhau tối nào mẹ cũng phải nói chuyện nghiêm túc với con. Cả mẹ và con đều căng thẳng vì những giờ nói chuyện này.

Hiện giờ tôi cũng đang bối rối không biết chọn hình thức kỷ luật nào cho con là phù hợp. Mấy năm truớc khi con còn thích đi công viên, đi hồ bơi, đi nhà sách, đi câu cá, đi du lịch, ... tôi thuờng áp dụng thưởng cho con đi chơi, hay phạt là không được đi chơi. Một năm gần đây con tỏ ra không thích những hoạt động đó nữa, nếu cho con ở nhà con càng thích! Con chỉ còn thích chơi games trên máy tính, và tôi thưởng cho con mỗi ngày 15 phút nếu tích lũy đủ điểm, nếu không tốt sẽ bị trừ điểm, giảm giờ chơi, cuối tuần cộng điểm / giờ chơi lại và chơi trong 2 ngày cuối tuần. Ngoài cách chơi games, chị có thể giới thiệu cách thưởng nào mà trẻ ở tuổi này thích không, hoặc cách phạt nào phù hợp với tuổi của con?

Chị TA biết không, nói chuyện tình cảm với con thì thấy con cũng biết thương mẹ, cũng xúc động rơi nước mắt, rồi ôm hôn mẹ, vậy mà chỉ vài ngày sau, lại bị cô giáo phàn nàn. Mình phải làm sao bây giờ hả chị?

Mong nhận được hướng dẫn của chị. Cảm ơn chị rất nhiều.

H. Thao
khoavn
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 2:32 am

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 4 29, 2009 4:54 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị, mới PM cho chị thì đã thấy chị trở lại diễn đàn. Tôi làm một màn bói cho chị nhé: chị sẽ còn bận rộn hơn trong một vài năm tới để lo cho Khoa!

Có một bài chị trao đổi với anh My Lăng về con trai 10 tuổi của anh, chị có nói bé chuẩn bị bước vào giai đoạn dậy thì nên sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Tôi cũng rất quan tâm tìm hiểu vấn đề này chị ạ, vì Khoa cũng đã 12 tuổi rồi. Mình cũng muốn có những kiến thức căn bản về tâm sinh lý các bé khi bước vào tuổi dậy thì, đặc biệt là những bé có hội chứng TK hay AS, để bình tĩnh "chiến đấu" và cùng con vượt qua giai đoạn này một cách êm ái (hy vọng là êm ái, nhưng tôi hình dung là chẳng êm ái chút nào, nhưng có chuẩn bị truớc thì đỡ sốc hơn phải không chị). Nếu chị có tài liệu hay kinh nghiệm về vấn đề này thì chị chia sẻ với nhé.


Tuổi dậy thì của trẻ em, nam cũng như nữ, đến với trẻ em dù các em phát triển theo chuẩn hay tự kỷ, Asperger. Tôi so sánh thì thấy các em bệnh nhân của tôi, và con tôi ở nhà, vào tuổi dậy thì sớm hơn chúng tôi ngày xưa nhiều. Bệnh nhân nữ của tôi ở lớp 5 tất cả đã có kinh hết rồi. Các em nam thì khoảng cuối lớp 4, đầu lớp 5 hay chậm lắm sang lớp 6 đã thấy vai to ra, phần cổ lớn lên, giọng vỡ, có mụn... Và đặc biệt, tính tình các em khó chịu hẳn đi.

Về vấn đề dậy thì của con thì hiện tại thì tôi cũng theo dõi Khoa hằng ngày, nhưng chưa thấy biểu hiện gì về thể chất, chỉ thấy vài tháng gần đây tính tình con đang thay đổi. Gần đây nó có tình trạng thích ngồi một mình trong phòng xem ti vi hay đọc sách, không thích đi chơi ra ngoài như đi công viên hay hồ bơi... Ngoài ra nó cũng bướng bỉnh hơn, hay lý sự, nhiều lúc lý sự cùn, hay phê phán người khác, thiếu sự cảm thông, nên nhiều lúc tỏ ra rất bảo thủ hay mù quáng, đã nghĩ cái gì thì rất khó thuyết phục để thay đổi, phát ngôn bừa bãi không quan tâm đến cảm xúc của người khác, đặc biệt là người thân. Tháng trước nó bắt đầu giở trò chọc phụ nữ bằng cách cố tình đụng vào những chỗ nhạy cảm như ngực, mông, vùng dưới bụng ... Nó không làm với mẹ nó, nhưng hay chọc em gái, cô giúp việc nhà, và các nhân viên làm việc tại công ty ở nhà (ba Khoa mở công ty và đặt văn phòng tại nhà) rồi chờ xem mọi người phản ứng thế nào, nếu ai la nó, thì nó giả lả "lỡ đụng thôi mà, làm dữ vậy!". Con gái em thì nó không chấp nhận hành vi khiếm nhã của anh nó, mỗi lần bị anh rờ, nó làm dữ, la khóc om sòm, thằng anh có vẻ sợ, nhưng hôm sau lại làm tiếp. Em lo lắng về tình trạng này của con lắm, cũng dặn dò giải thích con tuyệt đối không được làm như vậy, ra đường mà làm như vậy sẽ bị công an bắt ... Gần đây nghe mọi người nói K không làm nữa, nhưng cũng không hiểu động cơ tại sao nó làm vậy (tò mò?), và cũng không biết K sẽ chấm dứt trò này luôn chưa.


Điều đầu tiên cha mẹ nhận thấy là các em bỗng hay cãi lý, dù là lý sự cùn hết sức. Sau đó, các em nam thì ít nói hẳn đi, và thích ở trong phòng một mình. Về lời nói thì có vẻ như chúng muốn nói gì là nói, hay tỏ vẻ không thèm để ý tới nỗi nhậy cảm của người nghe. Một số em tò mò về sự phát triển cơ thể của giới tính đối diện. Những điều này hoàn toàn trùng lập vào những gì Khoa của chị đang làm.

Tại Mỹ, các em cũng tò mò lắm, nhưng một trong những điều tích cực tại Mỹ là báo chí, hình ảnh quảng cáo, tivi... đầy dẫy những cô người mẫu chân dài, ngực mẩy... Trí tò mò giảm đi đôi chút. Xã hội Việt Nam, nhất là trong những gia đình bám sát con cái, các loại báo chí này không xuất hiện. Tôi không nghĩ là mình cần phải mua loại hình ảnh báo chí như thế cho Khoa xem, nhưng chị có thể tìm dịp nói với Khoa về sự phát triển thể lý của phái nữ. Tôi có một bệnh nhân cũng hay... sờ ngực cô bạn trong lớp. Mẹ của cô bé ấy làm dữ, đòi mang nhà trường ra tòa. Tôi đã nói chuyện với cậu bé này. Cậu bé bảo muốn sờ coi nó ra làm sao. Tôi bảo: "Thì cũng mềm mềm êm êm như một cục thịt bò thịt heo gì đó, hay như cái mông của mình vậy!" Ngày hôm sau, cậu bé chuyển sang... bóp mông. Chúng tôi cười ra nước mắt, và rồi tìm dịp đưa cả lớp ra chợ, coi tảng thịt bò thịt heo, tảng jambon, rồi sờ chạm chúng. Ngay ngày hôm sau thì cậu bé dứt hẳn hành vi kia.

Chị hoặc anh sẽ phải nói chuyện với Khoa về những thay đổi nơi cơ thể của Khoa nữa, chị ạ. Con tôi thì có anh bác sĩ bạn tôi nói cho nó nghe, vì nó tương đối hay trò chuyện với anh này. Về hành vi sờ chạm của Khoa, tôi hy vọng là đã chấm dứt. Nếu lại thấy, chị có lẽ phải nghiêm khắc vì hành vi này có thể làm cháu gặp rắc rối.

Ở trường K cũng có tiến bộ hơn một chút, là không đánh bạn và cắn bạn nữa, hiểu các câu nói đùa của bạn tốt hơn, tập trung tốt hơn trong giờ học, bài về nhà tự giác làm đầy đủ, kết quả học các môn có điểm kiểm tra khá cao, từ 7/10 trở lên. Môn Văn thì có cô giáo kèm riêng ở nhà, nên cũng giúp K tiến bộ nhiều. Tuy nhiên K cũng vẫn còn rắc rối với các thầy cô. Đầu năm tôi đã giải thích với cô giáo chủ nhiệm về chứng của con, cô có vẻ hợp tác nhưng đến bây giờ vẫn rất mệt mỏi khi phải xử lý nó, từ học kỳ 2 đến giờ cô chán chẳng muốn liên hệ với phụ huynh nữa vì cho là cũng không thay đổi được gì. Tôi thân với cô dạy văn hơn, vì nhờ cô giáo môn văn đến nhà kèm cho con, cô là cầu nối thông tin với gia đình về ứng xử của con ở trường. Cô nói con học được, nhưng cư xử vô lễ với thầy cô, nhất là những thầy cô rầy la nó trong lớp học hay ghi tên nó trong sổ đầu bài (sổ đánh giá tiết học). Thầy cô biết là con có vấn đề về thần kinh, nên nhẹ nhàng khuyên bảo nó rồi cố bỏ qua, nhưng vẫn rất ấm ức vì có cảm giác bị xúc phạm và có cảm giác bị K "lừa", do trông mặt nó rất sáng láng, đẹp trai, học tốt, thông minh, để cho nó tự do thì không sao, còn phê bình nó là nó sẽ cư xử lại với thầy cô theo kiểu "đầu đường xó chợ"! Mỗi lần giận cô nào, nó có thể vẽ cô đó như là quái vật trong tập nháp của nó, hay có khi vẽ cô bị băng bó tùm lum hoặc tệ nữa thì đang trần truồng (!), lúc trước thì chỉ vẽ thôi, mấy tháng gần đây thì viết rất bậy kiểu như "Cô T ăn cứt", "Cô M coi phim sex", "Cô V là con điếm". (Xin lỗi chị, tôi thật sự xấu hổ vì con của mình, phải viết những từ này ra một cách rõ ràng cũng thật sự khó khăn). Điên một cái là khi bị cô phê bình tại lớp, nó nổi giận tức thì, và lấy giấy bút ra vẽ ngay lập tức chẳng màng đến cô, nên cô nào cũng nhìn thấy! Hết giờ học, cô kêu nó ra giảng giải nhẹ nhàng, thì nó chảy nước mắt, nghẹn ngào nói không ra tiếng, cô bảo xin lỗi cô thì con cũng xin lỗi, lần sau đến giờ cô đó không nghịch nữa, nhưng lại nghịch cô khác, rồi lại viết bậy... chắc nó phải làm hết 1 vòng tất cả thầy cô thì mới có đủ kinh nghiệm là không được vô lễ với thầy cô như vậy! Khi em hỏi con có biết "con điếm" là gì không thì con trả lời có nghĩa là "nói xạo", nhưng khi em nhìn tập vẽ bậy của nó, thì thấy K biết "điếm" có liên quan đến sexy và không bận quần áo. Tôi rất đau đầu với vụ này, giải thích hay căn dặn thì nó có vẻ hiểu là khong được nói như vậy, nói như vậy là xúc phạm danh dự của người khác, phải tôn trọng thầy cô, con làm như vậy là vô lễ, cô có thể đề nghị đưa con ra hội đồng kỷ luật, bị hạ hạnh kiểm, bị phạt nghỉ học vài ngày, thầy cô không thương, bạn bè ghét không chơi, ... con hiểu và nó nhắc lại y chang, nhưng khi đụng chuyện thì bổn cũ soạn lại.


Tôi biết chị đau đầu về chuyện này lắm, vì anh chị và gia đình không bao giờ chấp nhận loại ngôn từ như thế này trong khuôn khổ giáo dục lễ nghi. Dĩ nhiên là những từ ngữ và hình vẽ như vậy cho thấy Khoa rất giận dữ. Có cách nào mình thay thế loạt từ này bằng những từ khác không nhỉ? Tôi thấy có một behavior specialist tại nơi tôi làm việc đã cho một cô bé Asperger một dãy từ thay thế: một bên là những chữ không chấp nhận được, môt bên là những từ chấp nhận được. Điều đáng chú ý ở đây là cô thay đổi thói quen của bé này: từ "cô V. là con điếm" thành "giận dữ quá!" Cô dậy bé lấy bé làm chủ từ, và nói đến xúc cảm của bé thay vì mô tả người trong cuộc bằng những hình ảnh ghê sợ, dơ dáy.

Nói cho cùng, chúng ta lại phải quay lại kỹ năng chấp nhận lời phê bình. Không biết cháu có thể tập hít thở sâu, bóp banh, vò giấy... thay vì viết những lời không thích hợp không chị? Những hình phạt tại nhà trong những trường hợp này là gì? Cháu đáp ứng ra sao?

Ông ngọai của K cũng thường sang nhà để chơi hay học với K khi ba mẹ đi làm. Ông nói K có nhiều lý sự rất đặc biệt ảnh huởng nhiều đến tình cảm của con với gia đình, tuy nhiên con lý sự trên quan điểm của con mà không hề quan tâm đến cảm xúc của người thân hay cô giáo ở trường, chẳng hạn như :

- con không thích làm con của ba mẹ vì ba mẹ hay bắt ép con chuyện này chuyện kia, không cho con vào internet khi không có ba mẹ ở nhà. Con ước gì được làm con của ông chủ tiệm internet!

- con không thích mẹ vì mẹ hay nói nhiều, có những chuyện con hiểu rồi mẹ vẫn nói hoài (mẹ nói nhiều vì con cứ mắc lỗi lặp đi lặp lại), mẹ hay bênh em gái, mẹ bắt học thêm môn văn mà con thì không thích môn này. Mẹ từ chối không cho con ngủ chung với mẹ mà mẹ lại ngủ chung với em gái (chị biết không, K đòi ngủ với mẹ tới năm 10 tuổi, còn em gái thì từ nhỏ phải ngủ với chị giữ em. Đến năm ngoái khi em gái K vào lớp 1, mẹ thấy em gái bị thiệt thòi nhiều và không khôn lanh bằng các bạn vì không được mẹ chăm sóc dạy bảo nhiều, mẹ dứt khóat giải thích là K đã lớn rồi phải ngủ riêng, còn mẹ thì ngủ với em một thời gian vì em bắt đầu vào lớp 1 cần mẹ giúp đỡ nhiều hơn. K đã đồng ý nhưng vẫn ấm ức vì mẹ ko cho ngủ với mẹ nữa).

- con không thích em gái vì em hay méc mẹ làm con bị rầy oan, em làm cho mẹ không thương con nhất nữa, em dành đồ ăn, em dành đồ chơi ...

- con không thích ba vì ba làm việc suốt ngày, chẳng quan tâm đến con, ba không dẫn con đi chơi .. về nhà ba ăn xong rồi chỉ ngủ, cho dù ba có siêng làm việc thì cũng không có ích lợi gì cho con cái!

- ba mẹ không giỏi như ba mẹ nói, cả hai người phải làm việc suốt ngày, bỏ bê con cái cho người giúp việc, mà cũng không giàu, không có nhiều tiền. Nếu ba mẹ giỏi thật thì ba mẹ chỉ cần làm ít thôi mà vẫn có tiền nhiều!

- bài tập làm văn nói về tình cảm của em với ba / mẹ, con bỏ giấy trắng và nói với cô giáo là con chẳng nghĩ ra điều gì hay về ba mẹ, điều không hay thì có nhiều nhưng con không muốn viết ra (Cô giáo kể cho mẹ nghe chuyện này, nghe xong mẹ bần thần suốt mấy ngày, cứ nghĩ đến là chỉ muốn khóc thôi!)

- con cũng phàn nàn con không thích cô giáo vì không tôn trọng quyền tự do cá nhân của học sinh, vì cô hay tịch thu nhật ký, thư tình các bạn viết cho nhau, hoặc thu tranh vẽ biếm họa của các bạn; cô cũng hay nghe lén hoặc rình các bạn trong toilet (chị biết ko, ở trường của K có 1 số học sinh hẹn hò nhau trong toilet, để bày tỏ tình cảm hay hút thuốc gì đó ... nên các GVCN giờ chơi nào cũng phải rà soát khu vực này). K thì chưa tỏ ra là thích bạn gái nào, chắc cũng chẳng có bạn gái nào thích nó, nhưng tình trạng học sinh lớp 6 bày tỏ tình cảm với nhau một cách tự nhiên cũng khá phổ biến ở truờng.


Trí khôn của Khoa cho phép Khoa lý giải về hành động của người khác, nhât là những hành động Khoa không thích, và gán cho chúng những lý do, rút ra những kết luận. Trí khôn của Khoa ở tuổi 12, giới hạn vì Asperger, khiến Khoa suy nghĩ như thế. Hai hội chứng lồng vào nhau: Asperger và dậy thì. Chị nghĩ xem chuyện sẽ ra sao nào?

Ở giai đoạn này, tôi nghĩ rằng chị có thể coi Khoa thuần túy như cậu bé dậy thì bướng bỉnh, thích làm người lớn, nghĩ rằng mình hay hơn cha mẹ thầy cô... Chị sẽ phải làm lơ Khoa đi thôi. Các cô cậu dậy thì thích trêu ngươi, nên thái độ bực dọc của chúng ta sẽ làm chúng thích thú, và tìm cách ngang ngược cho chúng ta bực thêm.

Ông thầy dậy học của con tôi đã bảo tôi: "Back off, Mrs. Nguyen! You are in his face!" Tôi nghe mà choáng váng: nó là con tôi đẻ ra, một tay tôi sữa tã bú mớm, một tay tôi bồng ẵm; vậy nay tôi phải tránh mặt cho nó khỏi chướng khí đá sao? Tôi đâu có nghe ông ấy. Tôi kèm cặp nhắc nhở suốt. Nó đổ chướng không thèm làm bài, không thèm đi học. Lúc ấy nó chỉ học lớp 5, 11 tuổi. Tôi đành làm lơ nó. Chỉ một tuần sau chị ạ, nó vui vẻ làm bài, đi học, lại tiếp tục nhất lớp về bài vở, tiếp tục hái huy chương cờ tướng...

Tôi kể chuyện riêng để chị hiểu là đã có lúc tôi định lấy 20 ngàn đô, đưa nó vào trại cải huấn, loại trại xây trong rừng cho trẻ mất dậy. Tôi gọi họ rồi đấy chứ, nhưng họ phỏng vấn rồi bảo ở chỗ họ không có trẻ như con tôi (và Khoa), mà chỉ có những em "đã từng chém cha, hay bóp cổ mẹ, hay đốt sống em gái..." Họ bảo con tôi chỉ là ở giai đoạn dậy thì. Nếu tôi khôn hơn nó, tôi sẽ kềm được cương nó! Thế là tôi đành phải ngậm đắng nuốt cay mà làm lơ nó đi. Thời gian đó, tôi không bắt tắm rửa, ăn uống, bài vở... đúng giờ. Tôi chỉ nhắc một lần rồi thôi. Nó mở cửa tủ lạnh rồi cố tình không đóng, tôi cũng làm lơ. Nó thậm chí còn đi ngang qua tôi, hích vào tôi nữa kia! Tôi cũng cố ngậm miệng. Sau một tuần, thế giới an bình hẳn đi! Tuy nhiên, có những lúc tôi phải trả lời, và trả lời cho đến cùng, vô cùng nghiêm khắc. Đó là những gì cậu con quý của tôi làm những gì có thể có hại đến bạn bè, đến nó, phạm pháp... Tôi nhớ nó đánh em mạnh tay, và tôi đã nói với nó: "Con tiếp tục đánh em như thế, mẹ sẽ kêu cảnh sát! Nhất định là như vậy!"

Vậy chị chuẩn bị tinh thần để làm lơ đa số thời gian, và kiên quyết khi thật cần!

Trong bài trả lời lần trước của chị, chị có nhắc đến một ý "mẹ con cần có những giờ phút vui vẻ bên nhau", tôi cũng thấy băn khoăn nhiều chị à, đúng là đã từng có nhiều giờ phút vui vẻ bên nhau khi con còn nhỏ hơn và lúc con ngoan, nhưng khoảng 1 năm gần đây, từ khi con lên cấp 2, những giờ phút như vậy ít dần đi, vì con phải học nhiều hơn và cư xử không tốt ở trường nhiều hơn khiến gần nhau tối nào mẹ cũng phải nói chuyện nghiêm túc với con. Cả mẹ và con đều căng thẳng vì những giờ nói chuyện này.


Chị ạ, nói thật nhé, trong mọi gia đình bệnh nhân của tôi, và bạn bè của con tôi, cả gia đình tôi, đều thế: những giây phút con trai ôm mẹ, hôn hít mẹ... dần dần bớt đi, rồi... biến mất. Chẳng phải chỉ vì mẹ phải la mắng, nhưng cũng còn vì mấy cậu thanh niên trẻ ấy thích ở một mình, và sợi giây tình cảm với mẹ trở nên mỏng manh đến không cần thiết. Ở tuổi 16, con tôi gần như không nói chuyện với tôi bao giờ, trừ khi tôi vào phòng nó, cậy miệng nó: con có bạn gái chưa? Tại sao con thích áo màu cam? Quần lót của con còn mới không? Con thích lotion mùi này không?

Những câu trả lời dài nhất, chị ạ, gồm có khoảng 4 từ ghép lại! :x

Dù muốn hay không, đứa bé xinh xắn mà chúng ta đem vào đời ngày xưa đang rời bỏ thế giới trẻ con để làm người lớn. Bản thân tôi, tôi biết tôi đã vĩnh viễn mất thằng bé này, và đang có trong nhà cậu thanh niên chuẩn bị thành đàn ông. Biết làm sao hơn hả chị?

Hiện giờ tôi cũng đang bối rối không biết chọn hình thức kỷ luật nào cho con là phù hợp. Mấy năm truớc khi con còn thích đi công viên, đi hồ bơi, đi nhà sách, đi câu cá, đi du lịch, ... tôi thuờng áp dụng thưởng cho con đi chơi, hay phạt là không được đi chơi. Một năm gần đây con tỏ ra không thích những hoạt động đó nữa, nếu cho con ở nhà con càng thích! Con chỉ còn thích chơi games trên máy tính, và tôi thưởng cho con mỗi ngày 15 phút nếu tích lũy đủ điểm, nếu không tốt sẽ bị trừ điểm, giảm giờ chơi, cuối tuần cộng điểm / giờ chơi lại và chơi trong 2 ngày cuối tuần. Ngoài cách chơi games, chị có thể giới thiệu cách thưởng nào mà trẻ ở tuổi này thích không, hoặc cách phạt nào phù hợp với tuổi của con?

Chị TA biết không, nói chuyện tình cảm với con thì thấy con cũng biết thương mẹ, cũng xúc động rơi nước mắt, rồi ôm hôn mẹ, vậy mà chỉ vài ngày sau, lại bị cô giáo phàn nàn. Mình phải làm sao bây giờ hả chị?


Tôi thấy chị đã thưởng để cho thêm giờ chơi, chị có sẽ phạt bằng cách khóa máy lại vài ngày không?

Cậu con chị chắc cũng giống cậu cả nhà tôi: mê chơi game, còn tất cả những thứ khác thì chị có lấy đi hay cho thêm nó cũng không màng. Thú thật là có lúc tôi cũng bí không biết phạt nó làm sao ngoài cách lấy cái computer ra khỏi phòng. Cậu mợ của nó cứ bảo là tôi không dám phạt nó. Tuy nhiên, tôi biết dù các cậu ngang ngược cỡ nào, trái tim thương mẹ vẫn còn đó. Khi tôi cho nó biết rằng nó làm tôi rất buồn lòng, và tôi không có tâm trí nào để giáp mặt hay trò chuyện với nó, tôi thấy nó có cố gắng thay đổi. (Nhưng nếu tôi chỉ ngay ra sự thay đổi ấy và khen, thì lập tức nó không thèm làm thế nữa. Thế mới điên chứ!). Chị thử cách này xem sao nhé.

Mong chị lâu lâu ghé lại diễn đàn để chúng tôi biết tin về Khoa. Riêng ba của Khoa, biết làm sao hơn, con trai của anh ấy mà chúng mình cứ ghép tên rối loạn này rồi rối loạn kia, khó nghe lắm chứ! Thôi, có bột làm bánh, có gạo nấu cơm, chị nhé. Khi nào căng thẳng, nhiều áp lực, chị vào diễn đàn post một chục cái mặt khóc vẫn hơn là chịu đựng một mình.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi khoavn » T.Năm Tháng 4 30, 2009 3:49 am

Chào chị Tường Anh

Cảm ơn thư trả lời rất chi tiết của chị, và chị cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân rất hữu ích. Tôi cũng rất mừng khi nhận được trả lời sớm của chị, nó giúp tôi cảm thấy nhẹ nhõm và bớt lo lắng hơn.

Chào chị, mới PM cho chị thì đã thấy chị trở lại diễn đàn.


Tôi đã PM trả lời cho chị Anh contact info của BS Bich (psychiatrist đang làm việc tại SG), nhưng không gởi vào hộp thư của chị được, nên đã gởi cho chị Xuyến nhờ chuyển giúp.

Tuổi dậy thì của trẻ em, nam cũng như nữ, đến với trẻ em dù các em phát triển theo chuẩn hay tự kỷ, Asperger. Tôi so sánh thì thấy các em bệnh nhân của tôi, và con tôi ở nhà, vào tuổi dậy thì sớm hơn chúng tôi ngày xưa nhiều. Bệnh nhân nữ của tôi ở lớp 5 tất cả đã có kinh hết rồi. Các em nam thì khoảng cuối lớp 4, đầu lớp 5 hay chậm lắm sang lớp 6 đã thấy vai to ra, phần cổ lớn lên, giọng vỡ, có mụn... Và đặc biệt, tính tình các em khó chịu hẳn đi.


Ở VN cũng vậy chị a, bây giờ do vấn đề dinh dưỡng tốt hơn thời mấy chục năm trước, nên học sinh VN cũng nhiều em dậy thì sớm từ lớp 4-5, nhất là con gái. Đây là vấn đề rất đau đầu của cha mẹ, vì nhìn các em nảy nở như một thiếu nữ, nhưng tính tình và sự hiểu biết thì vẫn như con nít, trẻ bây giờ được cha mẹ bảo bọc chăm sóc trẻ nhiều hơn thời trước, nên trẻ ít tự lập và ít chín chắn như thời của cha mẹ trước đây. Chính vì vậy rất sợ tình trạng bị lạm dụng, hoặc mấy đứa trẻ tò mò thử cảm giác với nhau, mà từ 10 tuổi trở lên thì ai cũng thấy, cha mẹ đâu thể kiểm soát hết nổi những gì con mình suy nghĩ, hay làm. Xét ra trẻ AS như Khoa thì còn phát triển về tinh thần chậm hơn bạn nó, và K cũng không đủ tinh ranh như bạn nó để che giấu những suy nghĩ hay hành động của con, cho nên tôi cũng còn có 1 chút yên tâm là mình vẫn biết được con, mặc dù giữa "biết" với lái con đi đúng con đường mình muốn là hai chuyện khác nhau.

Tại Mỹ, các em cũng tò mò lắm, nhưng một trong những điều tích cực tại Mỹ là báo chí, hình ảnh quảng cáo, tivi... đầy dẫy những cô người mẫu chân dài, ngực mẩy... Trí tò mò giảm đi đôi chút. Xã hội Việt Nam, nhất là trong những gia đình bám sát con cái, các loại báo chí này không xuất hiện. Tôi không nghĩ là mình cần phải mua loại hình ảnh báo chí như thế cho Khoa xem, nhưng chị có thể tìm dịp nói với Khoa về sự phát triển thể lý của phái nữ. Tôi có một bệnh nhân cũng hay... sờ ngực cô bạn trong lớp. Mẹ của cô bé ấy làm dữ, đòi mang nhà trường ra tòa. Tôi đã nói chuyện với cậu bé này. Cậu bé bảo muốn sờ coi nó ra làm sao. Tôi bảo: "Thì cũng mềm mềm êm êm như một cục thịt bò thịt heo gì đó, hay như cái mông của mình vậy!" Ngày hôm sau, cậu bé chuyển sang... bóp mông. Chúng tôi cười ra nước mắt, và rồi tìm dịp đưa cả lớp ra chợ, coi tảng thịt bò thịt heo, tảng jambon, rồi sờ chạm chúng. Ngay ngày hôm sau thì cậu bé dứt hẳn hành vi kia.


Thỉnh thoảng tôi cũng mua một vài tở tạp chí phụ nữ, trong đó cũng có nhiều hình người mẫu bận đồ hở hang, quảng cáo đồ lót phụ nữ và giới thiệu công nghệ thẩm mỹ (ngực, mông...), K cũng thỉnh thoảng có xem, và không tỏ ra là có cảm giác gì đặc biệt, tuy nhiên cách đây 3 năm khi con vào nhà sách, lúc đó K 9 tuổi, xem một tấm hình chụp người phụ nữ không mặc quần áo và có lông mu thì con cảm thấy sốc thật sự! Tối hôm sau con bị một cơn rung giật nhẹ khi ngủ, ngày hôm sau mẹ hỏi con có điều gì lo lắng không thì con trả lời là con sợ tấm hình người phụ nữ naked trong sách. Lúc đó con mới học lớp 3 và trong chương trình học chưa học về sự phát triển của cơ thể người, thế là mẹ phải lên mạng tìm các tài liệu về giáo dục giới tính cho trẻ em, và chọn ra một cái dễ hiểu nhất để giải thích cho con hiểu sự phát triển của cơ thể người qua các giai đoạn, và giải thích rõ cho con biết tới giai đoạn nào thì sẽ xuất hiện lông ở chỗ kín (trong sách chỉ nói là chỗ kín, mình phải nói cụ thể hơn cho con biết chỗ kín là chỗ nào!). Sau đó mẹ thấy con yên tâm hơn, đến khi học lớp 5 trong bài học về các giai đoạn phát triển của người và sự thụ tinh, thì con bắt đầu thắc mắc trở lại "làm thế nào tinh trùng gặp trứng được?" Ba mẹ trả lời qua loa, sau đó xem 1 quyển sách hình, thì con tự trả lời "ba mẹ yêu nhau và đắp mền ôm nhau ngủ". Tới giờ không thấy con đề cập đến chuyện này nữa. Vụ sờ để biết được cảm giác thật sự chắc là do nhu cầu tìm hiểu một cách cụ thể hơn. Cách xử lý của chị và các đồng nghiệp thật sinh động và dí dóm, nó rất thực tế và không đơn thuần mệnh lệnh như tôi đã làm, là chỉ nói "không được" và giải thích tại sao không được, chứ không cho nó thử cảm giác thật trên một mẫu tương tự. Tôi nghĩ các phụ huynh sẽ áp dụng cách thức này của chị để ứng xử với con mình trong trường hợp tương tự.

Tôi biết chị đau đầu về chuyện này lắm, vì anh chị và gia đình không bao giờ chấp nhận loại ngôn từ như thế này trong khuôn khổ giáo dục lễ nghi. Dĩ nhiên là những từ ngữ và hình vẽ như vậy cho thấy Khoa rất giận dữ. Có cách nào mình thay thế loạt từ này bằng những từ khác không nhỉ? Tôi thấy có một behavior specialist tại nơi tôi làm việc đã cho một cô bé Asperger một dãy từ thay thế: một bên là những chữ không chấp nhận được, môt bên là những từ chấp nhận được. Điều đáng chú ý ở đây là cô thay đổi thói quen của bé này: từ "cô V. là con điếm" thành "giận dữ quá!" Cô dậy bé lấy bé làm chủ từ, và nói đến xúc cảm của bé thay vì mô tả người trong cuộc bằng những hình ảnh ghê sợ, dơ dáy.


Chị nói tôi mới nhớ, cách này trước đây 5 năm, BS Bích, người trị theo dõi phát triển ngôn ngữ cho K đã dạy cho K, K áp dụng khá nhiều lần ở trường cho tới giờ, chỉ vẽ bản thân K thôi, nhưng gần đây nó lại giở chứng vẽ người khác, người mà nó nghĩ là làm cho nó giận, tôi sẽ cố gắng hướng K áp dụng trở lại cách mình làm hồi trước.

Học và thực tập kỹ năng chấp nhận lời phê bình ở K cũng là một vấn đề hàng đầu cần quan tâm, nhất là khi con đã đến tuổi không chịu chấp nhận sự áp đặt. Tôi sẽ để ý đến vấn đề này hơn.

Vậy chị chuẩn bị tinh thần để làm lơ đa số thời gian, và kiên quyết khi thật cần!


Tôi chắc chắn sẽ chuẩn bị tinh thần chị ạ, cũng hơi khó với tôi, vì tính tôi cũng khá nguyên tắc, từ khi có K tôi đã học được cách ửng xử mềm mỏng và chấp nhận sự linh hoạt hơn đó, thằng con đã làm thay đổi mẹ nó, chứ mẹ nó không đủ kiên định để nhào nặn nó theo ý mình muốn!

Dù muốn hay không, đứa bé xinh xắn mà chúng ta đem vào đời ngày xưa đang rời bỏ thế giới trẻ con để làm người lớn. Bản thân tôi, tôi biết tôi đã vĩnh viễn mất thằng bé này, và đang có trong nhà cậu thanh niên chuẩn bị thành đàn ông. Biết làm sao hơn hả chị?


Nghe thật đau lòng phải không chị? "Nước mắt chảy xuôi", và cha mẹ hiểu biết đành phải chấp nhận chuyện này. Chỉ mong sao con trở thành người trưởng thành tự lập, và sống nhân hậu, giữ được tình yêu thương cha mẹ.
Tôi chợt nhớ đến câu chuyện của cậu ruột tôi, cậu mợ và hai con sang Mỹ định cư khoảng trước năm 1990, lúc đó hai đứa con cậu 13-14 tuổi. Cậu rất khó tính, khi con mắc lỗi thường bắt con quỳ gối nghe cậu giảng giải rất lâu và sau đó bắt nằm lên phản để cậu đánh đòn. Khi sang Mỹ, học luật của Mỹ, cậu biết là không được đánh con, nhưng cậu vẫn nhất quyết duy trì nguyên tắc này, các con cậu không dám phản ứng. Vài năm sau, khi gia đình nhập quốc tịch Mỹ, cậu con trai về nhà nói với ba "Thưa ba, từ bây giờ con đã là công dân Mỹ. Con có một đề nghị với ba. Ba không được đánh con nữa, nếu ba đánh, con sẽ gọi cảnh sát!". Cậu sốc đến độ nằm liệt giường liệt chiếu mấy tuần liền, và viết thư cho mẹ tôi "Anh đã vĩnh viễn mất đứa con trai mà anh đặt bao nhiêu kỳ vọng". Con trai cậu giờ đã là một thanh niên trưởng thành, có vợ con, và vẫn giữ quan hệ thường xuyên với cha mẹ, cậu thấy mừng vì mình không mất đứa con như cậu nghĩ.

Cảm ơn chị Anh nhiều nhé, tôi tin là những câu chuyện, những lời khuyên cho từng trẻ đơn lẻ, trên diễn đàn này, sẽ là những ví dụ và hướng dẫn sinh động cho các PH chia sẻ cũng nhau. Ở đây, mọi người có thể nói chuyện thoải mái, trên tinh thần khoa học và hiểu biết, chia sẻ cùng nhau. Tôi sẽ cố gắng thỉnh thoảng vào đây chia sẻ với mọi người, và nhất là luôn cần lời khuyên và hướng dẫn thực tế của chị.

Thân mến

H. Thao
khoavn
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 2:32 am

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 4 30, 2009 11:47 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị, cám ơn chị đã cho thông tin về BS Bích. Xuyến đang ở châu Âu, nhưng check emails thường xuyên nên có lẽ sẽ (hoặc đã) chuyển thông tin đến ba của em Khoa 17 tuổi.

Với K. của chị, tôi nghĩ những tò mò về nữ giới, về bản thân... rồi sẽ qua đi. Khi nhà trường và môi trường chung quanh có thể có những thông tin, kiến thức mà không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được, chúng ta đành phải cố gắng bám theo thôi phải không chị. Phụ huynh bên Mỹ đôi khi còn phải chọn cho con nhấp tí rượu, hít một hơi thuốc lá.. tại nhà để con không thử ở trường hay ngoài sự kiểm soát của mình.

Tôi đưa chai rượu vang đỏ, bảo thằng con nhấp thử, dậy con lấy ly thủy tinh, lắc tròn, ngửi mùi rồi mới nhấp rượu. (Tôi nghe chồng tôi nói chứ tôi chả uống được giọt rượu nào. Quê thế đấy!) Quay qua quay lại, nó làm thử 1/3 chai luôn!!! :o Thế là lại phải đi lại bài học với ghi chú: uống thử không phải là uống vài ly, vài tô!!!

Có lẽ mình phải tìm ra nét hài hước trong nghiệp dậy dỗ giáo dục trẻ, tâm hồn mình mới thanh thản nổi. Chị cũng thế nhé.

Riêng chuyện không được đánh đòn con cái thì người Việt chúng ta ở nước ngoài ngậm miệng mà nước mắt chảy vào trong. Thôi thì ở bầu thì tròn ở ống thì dài, biết sao hơn. Riêng tôi vẫn thấy rằng cái mông của trẻ con mẩy thế kia, không để đánh thì chẳng lẽ chỉ để ngồi??? :lol: Luật pháp cũng không buộc tội gì nếu cha mẹ (không phải thầy cô) lấy tay (chỉ tay thôi) phát vào mông (chỉ mông thôi) con. Tay tát vào mặt thì to chuyện, cây đét vào mông cũng to chuyện, nhưng tay phát mông thì không!!!

Chúc chị vui, chúc K. tiến bộ. À, quên nữa, chị cũng có thể thấy K. kêu đau tay, đau chân, đau bắp thịt... mà khám đủ bác sĩ vẫn không ra lý do. Có em đau đến nỗi không đi được mấy ngày. Các bác sĩ bảo tôi rằng các em đang lớn, và sự phát triển thể lý nhanh quá nên gây ra đau đớn. Chị để ý nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi khoavn » T.Năm Tháng 7 02, 2009 11:45 pm

Từ khi nghỉ hè đến giờ, chắc là rảnh quá và không có bài học để lo lắng, nhưng bản tính lại là người hay lo lắng và … sợ chết, Khoa bắt đầu nghĩ ra đủ thứ chuyện để mà lo.

Mới thi xong được 1 tuần, báo chí rộ lên báo động “cúm heo” H1N1. Dịch khởi phát ở Mexico và bắt đầu lan sang Mỹ. Dịp này ông bà Hai quay trở lại Mỹ sau 4 tháng ở VN chơi. Khoa lo lắng nói mẹ ngăn cản ông bà Hai không nên về Mỹ vào lúc này, nhưng ông bà Hai không chịu. Con trằn trọc mấy đêm liền, tối nào cũng nằm mơ thấy virus cúm heo tấn công ông bà Hai. Mãi đến cả tuần sau, mẹ cho con xem hình ông bà Hai đã trở về nhà an toàn, con mới thôi lo lắng chuyện đó.

Nhưng chỉ được vài ngày, vào đầu tháng 6, lại có tin máy bay Airbus chuyến bay AF447 Rio-Paris của hãng Air France biến mất cùng với 228 hành khách trên Đại Tây Dương. Suốt một tuần ngày nào báo chí cũng đăng tin về cuộc tìm kiếm tuyệt vọng. Khoa ghét những tin như thế này vì nó làm cho con lo lắng. Khoa quá ấn tượng với tin này đến độ tối ngủ nằm mơ thấy mình đi máy bay Airbus và nó rớt thẳng xuống biển, con không chết nhưng thấy chung quanh mình toàn cá heo và cá mập. Suốt mấy ngày liền, con than thở ngày nào cũng nằm mơ thấy bị rớt máy bay, khổ thân con. Khoa ghét máy bay từ vụ con đi du lịch Phú Quốc với ông ngoại năm ngoái, hè 2008. Chuyến du lịch trôi qua êm đềm, ăn ngon, chơi vui, tham quan nhiều nơi và điều lý thú là con có thể tắm nhiều kiểu : tắm biển, tằm hồ bơi ở khách sạn, tắm suối, tắm mưa ;-) Nhưng chuyến bay về máy bay delay tới 3 giờ, làm con thấy thất vọng, bao nhiêu cảm nghĩ tốt đẹp về chuyến đi bay biến, mà chỉ còn đọng lại nỗi ám ảnh đáng ghét về chuyện máy bay delay. Phú Quốc – đi dễ khó về; đó làm ý kiến ngắn gọn của con khi mẹ hỏi con ấn tượng gì nhất về chuyến đi Phú Quốc. Bây giờ thêm những tin tức về tai nạn máy bay, chắc là con sẽ không thôi lo lắng mỗi khi ba mẹ có việc phải đi máy bay hay gia đình đi máy bay. Từ ngày chiếc Airbus thứ hai bị rớt vào đầu tháng 7, con dặn hết những người con quen là đi máy bay thì nhớ đừng đi Airbus nhé.

May quá, vụ máy bay tạm yên khi báo bắt đầu rầm rộ đăng tin trà thảo mộc Dr Thanh được chế biến bằng nguyên liệu quá date. Đây là loại nước trà giải khát mà Khoa rất mê, mấy tháng nay tuần nào cũng nhờ ba mua về nhà uống. Tin này làm Khoa thất vọng quá chừng, sao mà chung quanh mình toàn những thứ nguy hiểm rình rập. Ăn gì, uống gì cũng sợ. Tốt hơn hết là về quê tự trồng trọt và chăn nuôi là an toàn nhất. Con thôi nằm mơ thấy rớt máy bay, mà mơ thấy trà Dr Thanh bị tẩy chay, bị dọn hết ra khỏi siêu thị, bị người ta quăng ra đầy đường… Mấy tuần sau, báo chí lên tiếng đính chính các cơ quan chức năng đã điều tra xong. Kho chứa nguyên liệu quá date là của kho của ông chủ trà Dr Thanh, nhưng không chứa nguyên liệu sản xuất trà Dr Thanh, mà cho một cơ sở sản xuất khác thuê lại. Danh dự Dr Thanh đã được phục hồi, nhưng Khoa vẫn thận trọng không tiếp tục uống Dr Thanh nữa, vì chẳng biết người ta nói có đúng sự thật không, thôi tạm ngưng ít lâu để Dr Thanh sản xuất lot nước trà mới, chắc là sẽ rút kinh nghiệm sử dụng nguyên liệu tốt.

Lòng tạm yên vụ Dr Thanh, Khoa bắt đầu nhớ 2 chú hamster bé nhỏ của mình. Từ tháng 3, mẹ đã bắt Khoa gởi 2 bé cho anh Thông nuôi, vì Khoa quá dị ứng với chuột, sụt sịt suốt 3 tháng liền uống thuốc gì cũng không hết. Mẹ hứa khi nào Khoa thi xong sẽ liên hệ với anh Thông để đem chuột về nhà lại. Thế nhưng bây giờ K gọi anh Thông không được, điện thoại lúc nào cũng “We’re sorry. The number you’ve just dialed is not available”. Suốt mấy ngày đều như vậy, mẹ gởi tin nhắn thì ngày hôm sau tin nhắn quay trở lại. Mẹ nói chắc anh Thông đang chuẩn bị thi đại học nên bận học ngày học đêm, tắt điện thoại để khỏi ai quấy rầy. Khoa bắt đầu nằm mơ thấy 2 con hamster yêu quí của mình ngày nào cũng đứng ở trên bàn học vẫy tay gọi Khoa. Vài ngày sau thì K nằm mơ hai con đã chết, con nói với mẹ chắc là chuột đã chết hết rồi nên anh Thông sợ không dám báo con biết. Mẹ nói ba thu xếp chở Khoa đến nhà anh Thông, nhưng ba bận quá chưa chở được. Con vẫn cứ nặng lòng với mấy con chuột bé nhỏ, mà mẹ thì không có thời gian và cũng không thấy quan trọng nên không hỏi han nữa.

Sáng thứ tư (24/5) học đá banh xong, con thấy mệt trong người, chiều con bắt đầu hâm hấp sốt, sốt được 2 ngày thì bắp chân phát ban lấm tấm. Thỉnh thoảng con than đau đầu, chóng mặt. Mẹ đưa đi khám bác sĩ, con bị nhiễm siêu vi. Từ chiều thứ sáu đến chiều chủ nhật, con uống thuốc nên thấy khỏe hơn, ăn uống bình thường. Chiều chủ nhật ăn tối với ông bà xong, con ăn ngon miệng, sau đó còn xem phim “Gia đình phép thuật”. Về đến nhà, con tắm và ăn một tô mì gói. Ăn xong con nói với mẹ, chắc là ngày mai con không đi học đá banh đuợc, vì mỗi lần chạy con thấy nhức đầu. Mẹ tưởng là con kiếm cớ không đi học đá banh, nên động viên con phải vận động thì mới khỏe mạnh được. Thế là con chạy lên giường nằm khóc và than đau đầu. “Có con gì đang bò trong đầu con và ăn bộ não của con”. Mẹ lên an ủi, xoa đầu, xoa lưng cho con. Con nói mấy hôm nay con nằm mơ thấy vua chuột hiện ra trách móc con không chịu chăm sóc mấy con chuột, làm cho chúng chết, vua chuột sẽ trừng phạt con bằng cách gặm hết bộ óc của con, nếu ngày mai con vẫn không chịu cứu mấy con chuột, vua sẽ ăn hết nội tạng của con! Mẹ giải thích cho con biết vua chuột chỉ là chuyện cổ tích, còn mấy con hamster này con mua ở Pet Shop, nên sống chết là do môi trường không phù hợp, chứ con không có lỗi gì đâu. Con khóc một chút rồi ngủ. Sáng hôm sau dậy con hoảng hốt nói mẹ cho con đi chụp hình cái đầu xem não còn nguyên không. Ba nói để sáng ba đi họp ở truờng xong về sẽ chở con đi khám bác sĩ. BS nói sốt siêu vi gây nhức đầu, và kiểm tra xem có biến chứng viêm màng não không. May quá, chỉ đơn thuần nhức đầu thôi, uống thuốc paracetamol vài ngày là hết, không cần chụp hình não đâu. Buổi chiều, ba chở con đến nhà anh Thông. Anh Thông có ở nhà, đang học bài, nhưng anh không học ngày học đêm và khóa máy như mẹ nói, mà anh bị mất mobile phone tháng trước, nên phải đổi số khác. Con hamster đen đã chết vì trời nóng quá, con hamster trắng còn sống. Anh Thông cách đây mấy tháng nuôi hơn 20 con hamster, bây giờ chỉ còn 20 con, một vài con chết vì trời nóng quá.

Thăm được anh Thông và biết tình trạng mấy con hamster của mình, khi về nhà Khoa thấy nhẹ nhõm hơn. Con buồn vì con chuột đen chết, nhưng cũng không thấy buồn lắm, tối ngủ không còn nằm mơ thấy chuột nữa. Chiều thứ ba con nói với mẹ con khỏe hẳn rồi, không còn đau đầu nữa. Thứ tư con sẽ đi học đá banh! Mẹ mừng quá, con trai hết bệnh rồi. Con lo lắng, làm cả nhà cũng lo lắng theo suốt mấy ngày. Bệnh của con sao giống bệnh tương tư quá vậy ta. Sau này lớn lên biết yêu, mà bị người yêu từ chối, con sẽ ra sao?
khoavn
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 2:32 am

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 7 03, 2009 3:59 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị, tôi cũng có một em trai 16 tuổi thường xuyên lo âu như Khoa vậy. Tội nghiệp cho bộ não và cơ thể của các em, luôn bị đặt trong trạng thái băn khoăn hồi hộp. Với em bệnh nhân bên này, chúng tôi tìm cách cung cấp thông tin để em bớt lo sợ. Em có người cố vấn giáo dục (academic councelor) và tâm lý (psychologist) thường xuyên gặp em. Dù vậy, những đêm trời gió lớn, em ngủ không được. Suốt đêm em trăn trở rồi đi ra đi vào xem coi ba má, ông bà, và hai em có an toàn không. Khi máy bay của Pháp rơi, em đọc tin và phát run. Cơn run rẩy kéo dài 20 phút. Cô giáo của em gọi tôi (vì em rất nghe lời và tin tưởng tôi) nhưng tôi ở họp ở một trường khác và quên điện thoại di động trong phòng làm việc. Cô gọi councelor và psychologist nhưng em đã quá sợ và họ không thể làm gì hơn. Em tiếp tục run và không chịu nói chuyện (có lẽ vì em đang sợ nên không thích nghe bất kỳ âm thanh nào). Bà ngoại của em gọi, em cũng không nói chuyện. Em cứ nói: "Call Mrs. Nguyen. She said she will come for me!"

Khi tôi nghe được tin nhắn và vội đến gặp em, em đã trải qua cơn động kinh nhẹ. Em rất mệt, và vẫn run. Môi em run, tay em run. Em nắm lấy tay tôi, và chỉ nói: "Mrs. Nguyen, please do not leave. Where have you been?" Tôi hứa với em: "No matter what happens, I am with you!" Em nói: "You can cry. I see your tears. I won't be upset. Cry, but do not leave me!"

Với Khoa, tôi cũng ngại rằng những cơn lo sợ lại dẫn đến động kinh. Chị có nghĩ chị sẽ lại tìm cho Khoa một nhà tâm lý giỏi không? Nói về mức độ, em bệnh nhân của tôi ít những cơn lo sợ hơn Khoa, chị ạ!
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Tôi nghi ngờ cháu bị hội chứng Asperger

Gửi bàigửi bởi khoavn » T.Tư Tháng 7 08, 2009 12:33 am

Chào chị Tường Anh

Chị biết không, tôi nhiều lúc phát sốt vì sự lo lắng thái quá của Khoa, vì tôi cũng sợ lo lắng quá sẽ làm tái phát cơn động kinh. Mấy năm trước, nhiều lúc tôi cứ nghĩ trẻ con thì hay tưởng tượng , lo lắng vớ vẩn, nên giải thích cho con một lúc rồi cũng thôi, chứ không thể quan tâm đi theo con giải quyết rốt ráo, vì nó lo hết chuyện này đến chuyện khác. Thật ra lúc đi học thì Khoa ít lo hơn, nhưng lại hay cáu kỉnh vì quan hệ bạn bè, thầy cô không được như ý. Đến hè, khi mình nghĩ không có gì để lo thì con lại lo đủ thứ khi đọc báo, đến độ tôi định không đặt báo giao đến nhà nữa, nhưng ông xã không chịu, bảo phải để con đọc để biết về xã hội & thế giới chung quanh mình như thế nào chứ. Sau này, tôi hiểu là để cho con hết lo lắng thì ngoài chuyện giải thích phải cùng con đối mặt với nó (để con thấy yên tâm là có người chia sẻ, và kiên nhẫn một chút để cuối cùng con thấy kết quả hay giải pháp, là cho dù đủ chuyện xấu đang xảy ra, nhưng mọi người vẫn đang sống, và phải học cách phòng tránh nó, hơn là chỉ ngồi lo lắng sẽ khôgn giải quyết được gì). Khổ nỗi khi bình tĩnh thì con thấy rõ là ko có gì phải lo, nhưng khi cơi lo âu đến thì vẫn cứ lo đến vật vã.

Hiện giờ thì Khoa không có chuyên gia tâm lý nào thân thiết với Khoa chị ạ, chỉ có BS Bích là đã từng có thời gian theo dõi suốt cả năm lúc con học lớp 2, và bây giờ mỗi năm tới gặp bà 1 lần. Nhưng bây giờ thì con không thích bs Bích nữa vì gần đây gặp con, khi nghe kể về nhiều chuyện con ứng xử khôgn tốt với thầy cô, bạn bè ở trường, bà nói "con phải học các kiểm soát con theo đúng quy luật, nếu không làm được, lớn lên con có thể bị vào tù", khi bà nói quyết liệt như vậy, con cũng có suy nghĩ và cố gắng kiềm chế hơn một chút, nhưng con mất hẳn cảm tình với bà mà con đã từng có, con thấy sợ phải đi gặp bà. Dù sao thì tôi cũng biết ơn BS Bích rất nhiều, vì bà là người đầu tiên nói với tôi "cha mẹ phải là bác sĩ của con mình", và khuyên tôi sắp xếp công viêc phù hợp để có thời gian chăm sóc, nói chuyện với con, chia sẻ tâm sự với con mỗi ngày. Bà cũng nhắc nhở liên tục là Khoa cần có sự hỗ trợ của cha rất nhiều, vì K là con trai, nếu cha mẹ ko phối hợp tốt, có thể K sẽ thành một cái ghế có 1 chân "què". Tôi cũng hơi lo là K có nguy cơ thành 1 cái ghế què như lời BS Bích nói vì ba K vẫn rất mải mê với công việc, hơn là chăm sóc con một cách đúng mức như mình và cả bản thân K mong muốn.

Tôi ước gì tôi có thể tìm được cho con một chuyên gia tâm lý hiểu con, như các bé ở trường học chỗ chị Anh đang làm việc. Nhưng ở VN chưa có chị ạ, ở trường công thì những trường lớn như trường của Khoa học cũng có 1 cô trực phòng tâm lý, nhưng chủ yếu là để giải quyết các thắc mắc, xung đột chung chung của các học sinh về bạn bè, gia đình, tình yêu tuổi mới lớn, hướng dẫn các chương trình giáo dục giới tính, chứ không có chuyên môn về trường hợp của Khoa. Ở trường tư mặc dù đóng tiền rất nhiều, giáo viên cũng tỏ ra chu đáo và tâm lý với học sinh hơn, nhưng thật sự hiểu biết về những tinh cách đặc biệt như Khoa cũng chưa có nhiều chị à.

Kế hoạch đến VN của các chị vào tháng 8 vẫn diễn ra thuận lợi phải không ạ?
khoavn
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 2:32 am

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách.

cron