Phải công nhận 1 điều, càng trao đổi em càng cảm thấy anh Phi và em có khá nhiều nét tương đồng trong ý kiến nha, nói theo kiểu Idol là " Tôi bắt đầu mến bạn rồi đó"

(cái này em nói nghiêm túc nha, đừng suy diễn lung tung và "tưởng bở" nhé

)
phi đã viết:Bạn cố gắng hướng cái con thích vào các mục tiêu cụ thể, vd như nhờ con làm 1 việc gì đó cần vào sự thông minh khéo léo của con. "Nhờ" đây không chỉ là bằng ngôn ngữ (vd như nói "mẹ nhờ con") mà còn là "nhờ" bằng hành động (vd như mẹ loay hoay làm, con thấy vậy lại phụ mẹ).
Điều này em thấy rất hợp ý em. Thực sự đây là mục tiêu mà em mong muốn đạt được để con có sự thể hiện khả năng tốt nhất. Diễn đạt những hành động để thể hiện mục tiêu này một cách cụ thể bằng từ ngữ thì thật là khó, nhưng trong cuộc sống hàng ngày em đang cố gắng tạo ra những tình huống cụ thể. Em hy vọng 1 ngày không xa sẽ được "báo cáo" các anh chị kết quả thông qua ấp dụng các biện pháp cụ thể.
KHông phải khi con mắc hội chứng TK thì em mới theo quan điểm là chấp nhận sự khác biệt ở mỗi cá nhân. Trước đó, em luôn đồng thuận với quan điểm là "mỗi cá nhân là 1 tiểu hành tinh" cần được tôn trọng và cần thời gian để "giải mã" những điều khác biệt. Đôi khi sự khác biệt tạo nên đặc biệt, đôi khi đem lại những kết quả trái chiều, nhưng dù thế nào đó cũng là sự thật của tạo hóa cần được trân trọng.
phi đã viết:Một mặt bạn tiếp tục giúp con phát triển ngôn ngữ, một mặt bạn chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất tức là con sẽ phải làm việc thông qua bản vẽ, email, thời khóa biểu. Đó là lý do tôi nhắc bạn dùng hình ảnh. Nếu bạn nghĩ con mình sau này sẽ làm việc trong lĩnh vực khoa học thì bạn lại càng nên chú ý tới hình ảnh, quy trình thay vì ngôn ngữ tiếp nhận
KHông phải là con em không tiếp nhận kiến thức qua hình ảnh, chỉ là em chưa có cách nào dạy con học kiến thức qua hình ảnh, dạng như thẻ hình ảnh mà các anh chị khuyên dùng. Mấy bữa nay em cho con coi 1 chương trình mang tên "art attack" trên kênh Disney Channel, ở đó người dẫn chương trình là họa sĩ và hướng dẫn các em thiếu nhi những mẹo để vẽ nên những bức tranh sống động, nguyên liệu có thể kết hợp từ những vật liệu sinh hoạt cũ, nhưng mang đầy tính sáng tạo nghệ thuật. Con xem và rất thích.
Trong đồ chơi, con thường chỉ chơi theo chủ ý của nhà sx trong 1 thời gian đầu rất ngắn, nhưng sau đó bằng những quan sát trực tiếp con chuyển sang thành những sáng tạo mang đặc tính riêng của con, theo sở thích riêng. Em thấy đó thực sự rút ra từ những gì con trải nghiệm.
Vd: ba mua cho 1 bộ đồng hồ lắp ghép bằng gỗ, nhưng con số được dính vào bàn đồng hồ bằng những lõi nam châm nhỏ. Sau 1 thời gian chơi lắp ghép học số, con thấy các phần đáy con số có thể dính nhau, con nhìn ngó rồi thử gắn vào đáy hộp đựng đồ chơi (mẹ tận dụng từ hộp bánh quy), thấy gắn dính hiệu quả, thế là con tháo hết con số trên mặt đồng hồ rồi đem dính hết vào đáy hộp. Con vui thích vì khám phá thú vị, con nghiêng ngó chăm chú và như hình dung ra 1 cái gì đó trong đầu con (điều này chỉ có con mới biết)
