Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi thomasmother » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 5:17 pm

Chào anh Phi, chị Mỹ và các anh chị trên diễn đàn!

Tôi cứ băn khoăn mãi về việc tạo chủ đề mới (anh Phi có đề nghị) khi con của mình không có vấn đề trầm trọng nhưng có lẽ cũng là một trường hợp không quá hiếm hoi khi cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ có khiếm khuyết khi phải nuôi dạy con cái là những đứa trẻ bình thường, hoặc giả là những đứa trẻ cần chăm sóc đặc biệt. Vợ tôi tạo nick này vì con trai đầu của tôi có những khi phát âm sai 1,2 phụ âm khi cháu hơn 2 tuổi và một số bác sĩ họ cũng có con như vậy nói là ở một tuổi nào đấy cháu sẽ tự hoàn thiện được. Bà xã định hỏi chị Tường Anh rồi lại thôi nhưng tôi lại quan tâm đến diễn đàn có những lý do nhất định anh chị ạ.

Vâng, như đã nói chuyện với anh Phi tôi là người bình thường cho đến gần 20 tuổi và bi chấn thương cột sống (spinal cord injury) 20 năm gần đây, anh Phi có biết những bệnh nhân kiểu này không ạ? Vừa mất vận động vừa mất cảm giác từ vết thương trở xuống, các cơ quan nội tạng mất kiểm soát và chịu đựng những cơn đau hàng ngày (pain and spinal injury... google search!). Có lẽ tôi cũng không cần kể nếu ai đó biết về chấn thương này (ở Mỹ bệnh nhân bị tai nạn kiểu này khá nhiều nhất là lái xe hơi lúc rượu bia và thậm chí chấn thương cổ, liệt tứ chi)...và tôi phải chiến đấu vâng, dùng từ chiến đấu với cuộc sống đúng nghĩa để có được một cuộc sống như bao người khác, hiện tại tôi có vợ và 2 con trai.

Vì vậy, anh Phi và chị Tường Anh những chuyên gia (tôi bị hấp dẫn bởi kiến thức uyên thâm và giọng văn truyền cảm của anh chị nhiều lắm) có những lời khuyên gì trong trường hợp này?!? Những khi nuôi con gặp khó chị Tường Anh hay anh Phi lại khuyên mọi người bình tĩnh làm một ly nước rồi bước tiếp, vậy như một người mẹ có con bình thường thì chị làm gì khi con gặp khó khăn? Hoặc như tôi có những lúc con cần giúp, khi sắp ngã, đói sữa, thay bỉm... mà tôi không thể làm được hoặc làm kịp khi mẹ các cháu đi vắng, thậm chí ngay cả lúc đó tôi cũng đang trong tình trạng cần giúp đỡ, thì tôi cần làm gì? Nghĩa là tôi cần làm gì để nuôi dạy những đứa trẻ bình thường và có thể trưởng thành như cha mẹ nó là người bình thường? Vâng, đó là câu chuyện hàng ngày và của gia đình tôi nhưng điều lớn hơn tôi muốn sẻ chia là những gì tôi viết sau đây.

Câu chuyện ở đây tôi muốn chia sẻ là vấn đề xã hội, cơ sở hạ tầng, vấn đề nhận thức của xã hội và cũng như nhận thức của chính bản thân những đối tượng bị tổn thương trong đó có người khuyết tật và những người liên quan tại Việt Nam. Ở Việt Nam có lẽ yếu tố lớn nhất là sự kỳ thị mang tính thương hại và coi rẻ những người cần trợ giúp, cũng bởi chi phối rất lớn từ cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, đường xá... lạc hậu, quản lý kém và thiếu minh bạch ... Vì cái quan niệm "Ốm tha già thải" cộng với cơ sơ hạ tầng yếu kém dẫn đến việc tôn trọng những người cần trợ giúp trở nên xa vời trong xã hội. Với những khó khăn và những rủi ro dễ dẫn đến từ môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, thực phẩm, nguồn nước...con người dễ tin vào thần thánh, ma quỉ. Không biết chị Mỹ và chị Phương có nghĩ đến việc mấy người hàng xóm nhà mình họ còn nghĩ đến việc kiếp trước cha mẹ ăn ở thế nào đó để đến nay con cái bị như thế không? Trong khi đó việc đến viếng chùa chiền rất lộn xộn và cầu cúng những điều phi lý cho bản thân và gia đình họ, nhìn những cách họ chen lấn đến nơi Linh Thiêng tôi lại nghĩ đến khi nào những người khuyết tật đến được những sự kiện lớn, những buổi biểu diễn tại các sân vận động ... Chúng ta hay xem các buổi Shows trên truyền hình của các nước phương Tây thì thấy mấy người ngồi xe lăn "chễm trệ" ngồi hàng đầu, có được điều đó có lẽ sẽ là bước đi dài trong lịch sử của Việt Nam mà chúng ta cần "tranh đấu" đấy anh chị.

Có lẽ một ngày không xa tôi sẽ viết sách về việc Tôi Đi Học, Tôi Kinh Doanh, Tôi Chơi Thể Thao...hay Tôi Lấy Vợ để ngẫm lại một thời quá gian lao, người ta nói nghị lực vượt lên nhưng tôi lại nghĩ bởi mình sinh ra với Hai lần không may mắn (Là người khuyết tật trong một xã hội "Khuyết tật hệ thống"-GS Hoàng Tuỵ NXB Tri Thức) nên làm được chút gì đó mà mọi người cho là phi thường phải không anh Phi? Vì ở Mỹ một người như tôi anh ta sống bình thường chẳng có gì phi thường cả.

Cuối tuần một chút tâm sự và chúc anh chị vui vẻ bên gia đình!

PXT
thomasmother
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 1 05, 2012 10:56 pm

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 7:21 pm

anh Phi có biết những bệnh nhân kiểu này không ạ?


Anh chắc hiểu rất rõ các ph trẻ TK, vì anh chắc không ít lần nhận được những ánh mắt nhìn mình rất sao sao đó phải không anh? Tôi có 1 dạo làm việc với 1 người có tai nạn giống anh, ông ta muốn viết 1 lập trình cho những người tương tự có thể dùng ánh mắt để điều khiển đồ vật trong nhà. Tức là có 1 camera theo dõi ánh mắt mình, khi mình mở to đồng tử, liếc mắt qua lại thì camera biết mình muốn đưa con chuột đi đâu trên màn hình. Ông ta nói tôi anh tài tử đóng superman cũng bị tai nạn vùng cổ gần giống như ông ta, đúng không anh?

Trong quá khứ những lúc đi xuống nhất, điều gì đã giúp anh đứng dậy? Và hiện nay, "chính sách giáo dục" gia đình ra sao anh, ý là anh dạy các con ra sao về mình, vì hẳn các cháu sẽ nhận ra ba mình không giống ba của bạn mình (nếu được xin anh cho biết các cháu bao nhiêu tuổi). Anh nói về nghị lực của tôi, nhưng đúng ra là những phụ huynh trên này, những vị khách đầy bất ngờ như anh mới là người cho tôi nghị lực anh ạ.

Cảm ơn anh đã mở một đề tài tuyệt vời.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi thomasmother » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 8:04 pm

Cám ơn anh Phi,

Tôi nghĩ chủ đề của mình là những gì cần có và nên có chứ không nghĩ nó là quá tuyệt vời. Đúng là nó cần thiết vì khi lớn lên sau này các con của phụ huynh trên diễn đàn sẽ là những người làm cha mẹ phải không anh Phi?

Trong quá khứ những lúc đi xuống nhất, điều gì đã giúp anh đứng dậy?


Anh nói đúng khi mình là một người bình thường, khi đó tôi đang học năm 3 của một trường ĐH tốt, trước đó tôi đã từng thi học sinh giỏi toán cùng thời với GS Bảo Châu, mọi việc phía trước tốt đẹp, ấy vậy mà tất cả xụp đổ sau một tai nạn, người bình thường sau một đêm bị mất tất cả nó Shock khủng khiếp anh ạ...Có lẽ vượt qua được giai đoạn đó là trước đây tôi cũng có tham gia một vài khoá huấn luyện võ thuật và tôi mê thể thao, trong đầu tôi nung nấu việc phải Trở Lại... 3 năm nằm liệt rồi quay lại học(không ai cho tôi vào học đâu kể cả trường ĐH đó, do may mắn được bảo lãnh từ 1 vị lãnh đạo tôi mới đi học lại) tốt nghiệp rồi kinh doanh làm nhân viên rồi giám đốc...giúp đỡ anh em cùng cảnh... Một khía cạnh khác là tôi chơi thể thao anh ạ, tôi có thể chơi khá nhiều môn trên xe lăn: tennis, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn và bơi lội cực tốt dành cả huy chương quốc tế cho người khuyết tật. Đời mình sung sướng là mình có huy chương toán và huy chương thể thao, toán giúp tư duy còn thể thao giúp tôi vượt qua ý nghĩ Chết, khi nằm trong bệnh viện sau tai nạn anh ạ.

Và hiện nay, "chính sách giáo dục" gia đình ra sao anh, ý là anh dạy các con ra sao về mình, vì hẳn các cháu sẽ nhận ra ba mình không giống ba của bạn mình (nếu được xin anh cho biết các cháu bao nhiêu tuổi)


Hai con tôi còn nhỏ lắm một cháu hơn 3 tuổi và một cháu hơn 1 tuổi, các cháu còn nhỏ nên cũng khá lo lắng anh ạ. Chỉ có điều tôi cũng thấy hạnh phúc khi con biết khi bố cần di chuyển thì lấy xe lăn hoặc cầm đôi nạng đưa bố. Rồi cháu trai lớn biến lấy nước cho bố uống và những thứ lặt vặt khác thay đôi chân cho cha, con bé mà đã biết chăm cha anh ạ :D !!! Việc chạy nhẩy với con là không thể nhưng tôi cũng dùng nạng "đá bóng" cùng con được, chỉ chủ yếu hướng dẫn con chơi và học trên Ipad là nhiều thôi anh. Cháu bé thứ 2 của tôi thì nói cười cả ngày cháu biết nói sớm và tính tình vui vẻ nên cũng đỡ mệt, trộm vía các cháu ít đau ốm nên cũng động viên và tiếp nghị lực cho cha mẹ...Chính sách dạy con của tôi là sẽ thoải mái những năm đầu đời không quá ép con trẻ, vâng đúng đến một ngày các cháu nhận ra tuy bây giờ các cháu đã mang máng cha là người không bình thường....ồ tôi bỏ cách có lẽ ngày lớn lên các bé sẽ tự hào về cha mình nhưng tới lúc đó là một chặng đường dài và tôi vẫn nghĩ xem làm gì để các con trở thành những người đàn ông bản lĩnh, anh ạ.

Một lần nữa cám ơn anh!

PXT
thomasmother
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 1 05, 2012 10:56 pm

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Sáu Tháng 2 24, 2012 11:09 pm

Thực sự khâm phục nghị lực của anh, Thomasmother ạ.

Có 1 triết lí tồn tại trong đời thường, đó là "khi bị lấy mất cái này thì Ông Trời sẽ bù cho mình cái khác".

Anh may mắn có những đứa con bình thường dù bản thân anh thì không được hưởng trọn những thứ quý giá của 1 người bình thường-dù anh có nghị lực và bản lĩnh tuyệt vời (nếu như không dùng từ "phi thường").

Đúng là "trong cái rủi vẫn có may", có nghị lực nên anh đã vượt qua chính số phận để vươn lên, và anh có 1 gia đình hạnh phúc, mình chắc vậy. VÀ hạnh phúc hơn nữa là những thiên thần nhỏ đáng yêu của anh cũng đã biết trợ giúp cho cha mình từ những việc làm nhỏ nhất. Tuy là việc nhỏ nhưng giá trị lâu dài sẽ rất đáng quý đó.

Chúc cho thời gian và sự trưởng thành của các con sẽ tiếp thêm cho anh nghị lực sống để có thể cống hiến nhiều hơn.

Cuối tuần, chúc anh và gia đình thật nhiều niềm vui và sức khoẻ.

Thân.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi thomasmother » T.Bảy Tháng 2 25, 2012 11:35 pm

Cám ơn chị Mỹ vì chia sẻ của chị,

Tôi raising ý tưởng của chủ đề này cũng mong muốn anh chị và ai đó có thể biết một hoàn cảnh tương tự khi cha mẹ có khiếm khuyết nuôi dạy được con cái trưởng thành, các anh chị có thấy đó là việc cực kỳ gian khó không ạ? Anh Phi có idea gì không ạ?

Chị Mỹ có nói về cuộc sống của tôi là có lẽ Hạnh phúc, vâng tôi tin là như vậy, khi gặp tai nạn rồi qua được quãng thời gian nặng nề đó bằng việc học tập, kinh doanh rồi thể thao tôi lại thấy yêu cuộc sống này ghê gớm dù thân thể khiếm khuyết, ngay cả sự dửng dưng hay miệt thị của người đời cũng chỉ làm tôi giảm chút 04 (vô tư của chị Mỹ!!!) thôi chứ chưa khi nào đánh gục được ý chí. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại lại là liên quan đến những đứa trẻ nhỏ bình thường mà tôi cần nuôi dạy(tất nhiên có bà xã) nên sự lo lắng của tôi là có và có lẽ cũng không kém mối quan tâm của các anh chị ở đây về những đứa con cần trợ giúp của mình (khi các con còn nhỏ)...một mai khi các con của các anh chị lớn và lập gia đình(tôi lạc quan về điều đó) thì có lẽ chủ đề của tôi sẽ Hot phải không chị Tường Anh? Tôi cứ ấn tượng chị và anh Phi vì câu chữ của anh chị dùng, không biết là anh chị là người Việt ở vùng nào? anh chị xa Việt Nam lâu rồi mà dùng từ vẫn rất Đắt...

Cám ơn mọi người với những chia sẻ ở phía trước!

PXT
thomasmother
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 1 05, 2012 10:56 pm

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 2 26, 2012 12:18 pm

không biết là anh chị là người Việt ở vùng nào? anh chị xa Việt Nam lâu rồi mà dùng từ vẫn rất Đắt...


Tiếng Việt thì những từ mới sau này tôi cũng chịu thôi anh (à, "dùng từ vẫn Đắt" là sao anh?)
Tôi và chị Tường Anh ở vùng Bắc California, San Jose. Có một dạo tôi và chị Tường Anh cũng làm việc tại New Jersey/New York nên cũng rành rọt đường xa bên đó. Anh có lên Provincetown chơi chưa nh? Chỗ anh ở miền Đông đi chơi vui hơn bên Cali, vì cứ lái xe vài tiếng thì có 1 thành phố lớn, lịch sử lại đa dạng. San Jose thì tuy là sống tốt, nhưng về giải trí thì kém. Ra đường ném cái que lên trời, rớt xuống thì thế nào cũng trúng đầu 1 ông kỹ sư làm công nghệ thông tin.

Tôi có coi 1 show truyền hình trên CNN nói về con cái của 1 cặp vợ chồng có cerebral palsy. Họ nói về những tình cảm lạ của cha mẹ khi thấy con mình lớn dần, có khả năng làm những gì mình không thể làm về mặt thể chất. Họ cũng nói về con họ, giờ đã trưởng thành, hiểu rất thấu đáo về các giới hạn của người khuyết tật, cả về tâm lý và khó khăn thể chất (điểm mạnh cho con họ). Họ nói con họ trưởng thành sớm hơn ra sao vì chúng phải đối mặt với xã hội về điều kiện của cha mẹ chúng... Cuối show người ta kết luận rằng lợi thế của cha mẹ khuyết tật là con cái trưởng thành sớm, có cái nhìn thấu đáo, và gắn bó với cha mẹ chúng hơn.

Trong phim tài liệu quay 1 đoạn bà mẹ hỏi con gái 7 tuổi là "mẹ nên ngồi xe lăn hay đi nạng sắt tới dự lễ tại lớp con?" Bé gái trả lời: "Tùy vào mẹ, cái này thoải mái nhất cho mẹ thì mẹ làm". Bé gái 7 tuổi mà có cái nhìn như vậy quả là đáng phục.

Chúng ta nói về các trợ giúp của xã hội cho người khuyết tật, các đạo luật, rào cạn nhận thức. Tôi nghĩ có 1 chỉ số (do tôi tự hỏi thôi, không biết có hay không) mà người ta nên làm là chỉ số hôn nhân của người khuyết tật, và chỉ số con cái của người khuyết tật . Tại sao? Vì nếu nhận thức tốt, trợ giúp xã hội tốt ... người khuyết tật có nhiều cơ hội làm việc, sống độc lập, đánh đổ các cái nhìn tiêu cực để lập gia đình, có con cái. Anh học về policy người ta có nói vấn đề này không anh?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi thomasmother » CN Tháng 2 26, 2012 11:38 pm

Tiếng Việt thì những từ mới sau này tôi cũng chịu thôi anh (à, "dùng từ vẫn Đắt" là sao anh?)


Vâng "Đắt" có nghĩa là "Không Rẻ" anh ạ ;) , có nghĩa anh dùng tiếng Việt trả lời và hỏi rất chính xác hoặc đa nghĩa để diễn tả ý của mình.

Anh có lên Provincetown chơi chưa nhỉ?


Tôi ở Mass cũng thỉnh thoảng có bạn bè rủ lên Cape cod nhậu nhẹt đồ biển anh ạ nhưng chưa tới Provincetown, cũng còn một đoạn chạy xe anh nhỉ...

Cuối show người ta kết luận rằng lợi thế của cha mẹ khuyết tật là con cái trưởng thành sớm, có cái nhìn thấu đáo, và gắn bó với cha mẹ chúng hơn.


Hi vọng những đứa con của tôi sẽ có những suy nghĩ và tình cảm tích cực từ những "thiệt thòi" của cha anh ạ. Câu chuyện về những đứa trẻ từ những gia đình có cha mẹ khiếm khuyết tôi cũng được xem vài trường hợp nhưng đúng là nhìn vào thực tế có thật nhiều thách thức, từ trường hợp của tôi đơn giản có thể nghĩ mình trông con chơi con sẽ hay ngã hơn với một người cha bình thường và đứa trẻ ngã nhiều hơn sẽ nhanh trưởng thành hơn không anh hay có thể dễ tổn thương hơn ...

Chúng ta nói về các trợ giúp của xã hội cho người khuyết tật, các đạo luật, rào cạn nhận thức. Tôi nghĩ có 1 chỉ số (do tôi tự hỏi thôi, không biết có hay không) mà người ta nên làm là chỉ số hôn nhân của người khuyết tật, và chỉ số con cái của người khuyết tật . Tại sao? Vì nếu nhận thức tốt, trợ giúp xã hội tốt ... người khuyết tật có nhiều cơ hội làm việc, sống độc lập, đánh đổ các cái nhìn tiêu cực để lập gia đình, có con cái. Anh học về policy người ta có nói vấn đề này không anh?


Đúng anh ạ, tôi đồng quan điểm với anh về Chỉ số đó, nhìn vào một quốc gia chỉ nhìn vào nhóm đối tượng bị tổn thương (có lẽ tôi không cần liệt kê) được hỗ trợ tốt từ chính sách quốc gia cũng như từ xã hội sẽ biết xã hội đó phát triển đến đâu. Sự thăng hoa từ các chính sách hỗ trợ này đối với nhóm bị tổn thương như anh nói sẽ là họ được lập gia đình và có con cái. Tôi cũng có một vài con số nghiên cứu (tỷ lệ lập gia đình là khá thấp đối với người khuyết tật ở Việt Nam trong đó nhiều nhất ở nhóm khuyết tật vận động) nhưng có lẽ không cần đưa ra đây mà chúng ta, anh và tôi, có nên hỏi các anh chị có con trên diễn đàn có mong muốn các con họ có gia đình riêng và hơn nữa sinh con cái hay không? Tất nhiên chặng đường còn dài nhưng đây là một điều có vẻ như vừa mong muốn vừa không anh Phỉ nhỉ? Các anh chị mà tôi biết như chị Mỹ, chị Phương, anh Bảo có ý kiến gì không ạ? Vừa rồi qua báo chí ở Hải Phòng có đôi bạn trẻ bị bệnh Down cưới nhau và người bảo trợ vì lo lắng cho tương lai đã cho cô bé đó đi triệt sản, tôi nghĩ ở Mỹ như vậy là phạm luật trong khi ở Việt Nam mọi người không có ý kiến gì...

Như một câu kết, là một chủ đề theo tôi là cần thiết anh Phi ạ, hiện ở Việt Nam mọi người tranh cãi là nên hay không nên cho con cái quan hệ tình dục trước hôn nhân vì bản thân có cấm thì nó có thể xảy ra ngoài sự kiểm soát của cha mẹ...Vậy ở đây anh Phi có nghĩ tôi nêu chủ đề hơi sớm khi con cái của Concuame đều còn nhỏ và đang cần chăm sóc không? Theo tôi thì không sớm anh chị ạ vì chưa có Concuame thì cũng đã có các cháu rất lớn rồi lúc này sẽ ra sao khi nhu cầu có bạn khác giới và nếu không được đáp ứng thì sẽ có sự bùng nổ tiêu cực về tâm lý chăng, vậy chúng ta sẽ có quan niệm và hành xử ra sao?!?

Chờ ý kiến của mọi người!

PXT
thomasmother
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 1 05, 2012 10:56 pm

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 2 27, 2012 12:24 am

Như một câu kết, là một chủ đề theo tôi là cần thiết anh Phi ạ, hiện ở Việt Nam mọi người tranh cãi là nên hay không nên cho con cái quan hệ tình dục trước hôn nhân vì bản thân có cấm thì nó có thể xảy ra ngoài sự kiểm soát của cha mẹ...Vậy ở đây anh Phi có nghĩ tôi nêu chủ đề hơi sớm khi con cái của Concuame đều còn nhỏ và đang cần chăm sóc không?


Không sớm đâu anh, vì học sinh của CCM có nhiều em đang vào giai đoạn dậy thì. Suy nghĩ và hành vi của các em với những người khác giới chung quanh về mặt tình cảm, tình dục cũng bắt đầu hình thành rõ ràng.

Như một câu kết, là một chủ đề theo tôi là cần thiết anh Phi ạ, hiện ở Việt Nam mọi người tranh cãi là nên hay không nên cho con cái quan hệ tình dục trước hôn nhân vì bản thân có cấm thì nó có thể xảy ra ngoài sự kiểm soát của cha mẹ...


Vụ này thì tôi nghĩ nó là một cái spectrum, tức là như đồng hồ đo có kim chỉ qua phải hay qua trái. Chỉ qua trái là bên phóng khoáng liberal, họ nói không dạy cho trẻ, để chúng làm thì dính vào các bệnh xã hội, rồi phá thai... Chỉ qua phải là bên bảo thủ conservative, họ nói chỉ cho chúng các an toàn về tình dục khác gì vẽ đường cho hươu chạy, khác gì đồng ý ngầm cho trẻ làm. Có 1 phe thực tế thì nói rằng không thể chứng minh ai đúng ai sai được, vì dạy con là nghệ thuật + khoa học chứ đâu phải khoa học thuần túy mà chứng minh. Vậy thì hãy nhìn vào các con số thực tế như bao nhiêu trẻ quan hệ trước hôn nhân, tỷ lệ có thai khi còn đi học ... thì biết ngay. Tôi làm hiệu trưởng thì tôi sẽ lên chương trình dạy an toàn tình dục, rồi mời từng phụ huynh vào (cả ba và mẹ) để lấy ý kiến . Đồng ý sẽ dạy, không đồng ý sẽ in ra cho ba mẹ mang về khi nào thấy muốn thì dạy . Nên để cha mẹ là người quyết định cho đến khi trẻ có đủ nhận thức quyết định riêng cho mình .

Cái vụ này thì lại càng khó mang đạo đức ra làm kim chỉ nam được, vì cách đây vài trăm năm, anh em mình hẹn cô nào ra đầu làng nói chuyện, làng biết được chắc phạt vạ trâu mình và cạo đầu cô bé kia. Vì vậy không thể lấy tiêu chuẩn xã hội ngày nay để áp dụng cho ngày mai được. Ông cụ ông ky chúng ta nghĩ trai gái không được hẹn hò nhau, tới thời ông cố chúng ta thì không được nắm tay, tới thời ba mẹ chúng ta thì không được quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đây là điểm dừng đúng lúc và mãi mãi, hay 1 ngày nào đó con người ta sẽ lại đi xa hơn?

Hôm nọ anh bạn tôi hỏi, Phi này, giả như con gái anh lớn rồi có bạn trai tới rủ đi chơi xin phép về khuya, anh tính sao?
Tôi nói: Tùy xem nhóc con đó ăn mặc ra sao.
Bạn tôi: Tức là sao?
- Nếu nó ăn mặc lôi thôi cái kiểu hiphop, tôi đuổi ngay vì tuy là lựa chọn cá nhân, nhưng trong lần đầu gặp mà như vậy là không kính trọng tôi
- Vậy nên mặc sao? Sơ mi cà ra vát?
- Sơ mi cà ra vát tôi cũng đuổi, vì cỡ tuổi nhỏ vậy mà ăn mặc trịnh trọng thì chắc nó tính lừa mình gì đây :lol:

Parent paradox anh nhỉ, hồi trẻ mình mong ông nhạc tương lai nhẹ tay cho mình, lớn lên thì mình lại khó tính với rể tương lai. Không công bằng chút nào cả. :oops:


Các anh chị mà tôi biết như chị Mỹ, chị Phương, anh Bảo có ý kiến gì không ạ?


Phương, Mỹ và Bảo?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Mỹ » T.Hai Tháng 2 27, 2012 9:45 am

Trước hết, mong anh "mother" cho cái tên thiệt để gọi cho tiện chứ cứ kêu anh bằng MOM thế này...mỏi miệng quá. :lol:

VẤn đề anh nêu ra cũng là vấn đề khá nghiêm túc, cũng khó mà đưa ra hết chủ ý cụ thể được..

1 thực tế là: trong cùng 1 vấn đề, cùng 1 đối tượng chịu tác động, nhưng lại sống ở 2 nơi khác biệt - có các sự khác biệt gần như cơ bản về văn hóa thì cũng khó mà có 1 "mẫu số chung". Có những vấn đề thì cực kỳ dễ "xử lí", cực kỳ đơn giản, cực kỳ...này nọ khi sống ở Mỹ, nhưng lại "đụng chạm" đến nhiều vấn đề khi ở VN, hay ở 1 nước khác, đôi khi còn là vấn đề trong cái gọi là "nhận thức để ứng xử".

VD cụ thể như ở Mỹ đi nha. KHông hẳn 100% giới trẻ hiện nay là sống tự do buông thả và quan hệ td trước HN hay quan hệ td tự do. E được biết vẫn có những hội gọi là "hội gái trinh" hay "hội dành cho những người "thủ tiết" cho tới ngày cưới.

Ở VN hay đâu cũng vậy, vấn đề tự do trong quan hệ nam nữ một phần quan trọng là do chính bởi người đó quyết định. Cách sống hay lối sống của họ có theo trường phái bảo thủ hay buông thả một phần phụ thuộc vào cách giáo dục của riêng từng gđ.

Tất nhiên, giáo dục giới tính giờ được đưa vào môn học trong trường học nhưng việc tiếp thu và tiếp nhận kiến thức đó theo cách nào thì lại phải phụ thuộc vào chọn lựa của mỗi cá nhân.

Xã hội càng phát triển, giao lưu q.tế ngày càng rộng mở, lẽ đương nhiên cũng có sự du nhập văn hóa từ nước ngoài vào - tốt có, xấu có. Việc chắt lọc để sống cho phù hợp thuần phong mỹ tục cũng là điều không dễ. Vì lẽ đó, sự"đào thải" cũng là 1 vấn đề...

Có những vấn đề, nếu đứng từ ngoài nhìn vào thì sẽ khó có được 1 cái nhìn trung thực, đôi khi không tránh khỏi "chụp mũ", hay "phiến diện". Nên hiểu thế này: có khi mình nhìn thấy điều gì đó không tốt (vì ngoài cuộc) vì nhận định của mình mang tính chủ quan. KHi trong cuộc, khi đụng chạm tới nhiều khía cạnh thì lại thấy là khó có giải pháp nào hoàn hảo hơn giải pháp chọn lựa- đôi khi không hẳn mong muốn chủ quan mà là tình thế bắt buộc.
Nguyễn Mỹ
 
Bài viết: 482
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 5 06, 2011 8:46 am

Re: Học hỏi kinh nghiệm nuôi con khi cha mẹ có khiếm khuyết!

Gửi bàigửi bởi thomasmother » T.Hai Tháng 2 27, 2012 10:36 pm

Chào chị Mỹ,

Trước hết, mong anh "mother" cho cái tên thiệt để gọi cho tiện chứ cứ kêu anh bằng MOM thế này...mỏi miệng quá. :lol:


Cũng tại chúng ta đang nói chuyện trong Concuame forum nên tôi mới dùng nick của mẹ các cháu chứ nếu biết ở đây bình quyền Nam Nữ thế này thì tôi đã tạo nick khác ;) , chị có thể gọi tôi là Nam, Duy Nam.

1 thực tế là: trong cùng 1 vấn đề, cùng 1 đối tượng chịu tác động, nhưng lại sống ở 2 nơi khác biệt - có các sự khác biệt gần như cơ bản về văn hóa thì cũng khó mà có 1 "mẫu số chung". Có những vấn đề thì cực kỳ dễ "xử lí", cực kỳ đơn giản, cực kỳ...này nọ khi sống ở Mỹ, nhưng lại "đụng chạm" đến nhiều vấn đề khi ở VN, hay ở 1 nước khác, đôi khi còn là vấn đề trong cái gọi là "nhận thức để ứng xử".

VD cụ thể như ở Mỹ đi nha. KHông hẳn 100% giới trẻ hiện nay là sống tự do buông thả và quan hệ td trước HN hay quan hệ td tự do. E được biết vẫn có những hội gọi là "hội gái trinh" hay "hội dành cho những người "thủ tiết" cho tới ngày cưới.


Tôi lại nghĩ mình đã làm gì đó để vấn đề nêu ra khá mất tập trung. Vấn đề của tôi ở đây là Hôn nhân và có con cái đối với người có khiếm khuyết, đây là vấn đề có mẫu số chung trên toàn thế giới, ngay cả ở Mỹ chị ạ, việc để nuôi một người khuyết tật cũng là gánh nặng ngân sách vậy vấn đề ở đây là nếu quyết định chính sách với tiêu chí nhân văn thì chúng ta sẽ làm gì? Cấm hay không cấm người khuyết tật kết hôn và có con? Tất nhiên cần có phân loại khuyết tật nhưng hầu hết việc có con cái đều là khó khăn và là một gánh nặng nào đó cho gia đình và xã hội.

Tôi đưa ra vấn đề này không phải ở vì tôi ở Mỹ hay nơi khác, mọi khó khăn và thách thức của tôi đều giống hệt anh chị ở Việt Nam, tôi chỉ là dân du học và là một người Việt nguyên si, những gì là ánh mắt kỳ thị, thương hại của xã hội Việt Nam tôi đã gánh chịu hết. Có những cô gái yêu thương tôi cho đến khi ba mẹ cô ấy biết chuyện thì lăn ra ngất xỉu...và còn nhiều điều ghê gớm mà không thể kể hết ra đây.

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển như chị nói sẽ có giao thoa văn hoá Đông Tây, rồi thông tin đa chiều và nhanh chóng thì theo các anh chị xã hội chúng ta sẽ nhìn nhận ra sao vấn đề của người khuyết tật, hoặc các anh chị thử đặt mình là người làm chính sách xem sẽ đầu tư gì cho người khuyết tật?!? Chúng ta nhìn một con tàu (tàu hoả hay tàu lửa) có các toa khác nhau vậy đầu tư làm sao cho "Một con tàu phát triển" để cái toa dành cho đối tượng chính sách không quá nặng nề để toàn tàu không bị níu kéo chậm lại.

Mong ý kiến của anh chị...


Duy Nam
thomasmother
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 1 05, 2012 10:56 pm

Trang kế tiếp

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách.

cron