Chào em,
Chắc em cũng trạc tuổi các học trò của tôi nên tôi sẽ gọi xưng hô như vậy cho tiện nhé.
hạn chế các hành vi bất thường của trẻ trong quá trình can thiệp
Quy luật can thiệp hành vi là phải biết điều gì xảy ra trước đó, và sau đó chúng ta làm gì, việc làm sau đó nó ảnh hưởng tới tần số trong tương lai như thế nào. Ví dụ: bé A lấy tay đập vào cằm. Em cần phải biết trước đó việc gì xảy ra. Và sau khi bé A làm vậy thì em làm gì, việc em can thiệp có ảnh hưởng gì tới hành vi của bé A trong tương lai (còn đập không? nhiều/ít hơn? thay vì đập thì làm cái khác?).
Em sẽ phải quan sát rất nhiều lần và thu nhập các thông tin trước/sau đó. Số lần thu thập là bao nhiêu mới chính xác thì tôi để em trả lời, vì đây là môn học căn bản về thống kê em đã học Để em tìm tòi, thấy ứng dụng thực tế của các môn đã học cho hứng thú nhé.
Sau khi thu thập các thông tin trước/sau đó, em (với vai trò người giáo viên) sẽ làm việc với một chuyên gia về hành vi (behavior analyst). Họ sẽ giúp em phân tích để biết tương đối chính xác tại sao hành vi xảy ra và nên làm gì.
Về mặt can thiệp, ngành giáo dục đặc biệt tại Hoa Kỳ không quan niệm phải tiêu diệt hẳn hành vì. Họ đo lường cost/benefit (lợi/hại) và có thể chỉ dạy bé hạn chế hoặc làm ở nơi thích hợp (nếu hành vi không gây nguy hiểm). Em cũng nên nhớ rằng bịt hành vi chỗ này nó sẽ xì ra chỗ khác. Thay vì bỏ công để diệt hành vi, em nên suy nghĩ xem có nên bỏ thì giờ đó ra để dạy bé về mặt khác không. Tất nhiên là tùy loại hành vi thế nào, vì em thì không nói cụ thể nên tôi không biết được.
Con cũng đang làm tình nguyện cho một trung tâm tư vấn và can thiệp sớm trẻ khuyết tật ở tp Quy Nhơn.
Rất vui khi biết em đang tình nguyện. Thường xuyên lên đây cho mọi người biết tình hình nhé. Bây giờ tới lượt tôi hỏi em:
Em phụ cho ai ở trung tâm đó, người em phụ đóng vai trò gì ?
Hiện giờ trong ngày em làm những việc gì, kể ví dụ cụ thể thử nhé.
Khi một bé TK vào trung tâm, họ sẽ làm những dịch vụ gì cho bé
Tôi cần biết những thông tin trên thì mới hiểu cách hoạt động, vai trò của em, thì mới có lời khuyên phù hợp được. Thày giáo họ thế đấy em, hỏi 1 câu họ hỏi lại mình cả chục câu trong khi mình chỉ muốn 1 tô mì ăn liền. Tiếc là trong giáo dục đặc biệt thì không có món mì ăn liền đâu
