Mong các chuyên gia giúp đỡ ! Thanks !

Mong các chuyên gia giúp đỡ ! Thanks !

Gửi bàigửi bởi concuame08 » T.Hai Tháng 7 30, 2012 12:32 am

Xin chào chuyên gia,

Mong chuyên gia dành chút thời gian xem xét cho trường hợp này của con tôi. Tôi cho bé đi khám ở nhiều nơi ở VN và mỗi nơi họ có chuẩn đoán khác nhau làm tôi vô cùng hoang mang và lo lắng kg biết mình phải can thiệp cho con bằng cách nào.

Tôi có 1 cháu trai còn 2 tháng nữa là được 4 tuổi. Năm cháu 3 tuổi tôi có cho cháu đi khám ở BV nhi đồng 2 thì chuyên gia ở đó bảo là cháu bị chậm nói đơn thuần, khuyên về nhà tập nói cho cháu. Vì họ test thì cháu chỉ và gọi tên được các bộ phận trên cơ thể, chỉ được bố mẹ, nói đúng màu sắc, nói cháu lấy đồ vật mang lại thì cháu đều làm được.

Đến bây giờ cháu gần 4 tuổi thì tôi đã dạy cháu thuộc được bảng chữ cái (chỉ vào chữ nào cũng nói đúng hết), và số (từ 1 đến gần 100, các số lớn đôi khi bé còn lẫn lộn), màu sắc (luôn nói đúng), hình khối (luôn nói đúng), nhưng chưa học được so sánh lớn hơn, nhỏ hơn. Tôi có mua các thẻ từ về dạy bé và bé nhớ rất nhanh, các lần sau hỏi lại đều nói đúng. Cháu thuộc rất nhiều bài hát, bài thơ, thuộc được số điện thoại của bố và mẹ. Theo chủ quan của tôi, thì tôi thấy bé có trí nhớ tốt, dạy bé rất mau thuộc, ít khi quên, bé hay chơi trò chơi trí nhớ Memory Match trên điện thoại, bé chơi rất giỏi. Điện thoại của bố mở ra cho bé chơi 1 lần là các lần sau bé đều tự mở ra đúng chương trình. Điện thoại bố cài password bố dạy bé nhớ và các lần sau bé tự gõ số vào và chơi được. Bé đi được xe đạp. Chưa tự mặc được quần áo (cởi quần ra thì được, kg biết có phải do mẹ đã làm giúp nên bé kg cần làm? hay bé kg biết làm?).

Nhưng về vấn đề giao tiếp tôi thấy cháu cũng chỉ nói được những từ đơn giản: ô tô, xe đạp, máy bay, điều hòa, máy giặt, chó, mèo.. Cháu nhận biết được những vật đơn giản xung quanh, chở cháu ra đường cháu chỉ và nói taxi, xe tải, xe ben, xe container.. hoặc những câu đơn giàn mà tôi đã từng dạy cháu: "mẹ ơi, cái gì đấy?" mỗi khi cháu nhìn thấy điều gì mà kg biết. Hoặc: "cám ơn mẹ" mỗi khi tôi đưa nước cho cháu uống. Hoặc: "mẹ đưa cho con" mỗi khi muốn lấy 1 vật gì. Sáng thấy bố đi làm thì bảo: "bố đi làm, chiều bố về". Phân biệt được đồ ăn nóng, lạnh; biết kêu lên khi ăn thấy nóng hay lạnh. Cháu kg bao giờ ngồi yên, nếu kg hướng bé vào việc gì thì bé cứ chạy nhảy suốt, ngọ nguậy liên tục kg biết mệt. Tôi muốn làm việc gì mà để bé kg làm phiền thì phải mở tivi hay điện thoại cho bé chơi, lúc đó bé mới chịu yên. Bé tiếp xúc bằng mắt tốt, nhìn mặt bố mẹ hiểu được bố mẹ đang giận hay đang vui. Mẹ đánh biết nói con đau, lấy dầu bôi.

Và vấn đề thứ 2 là vấn đề ăn uống, cháu kg biết nhai, toàn nuốt chửng thức ăn, kg ăn bánh kẹo, trái cây. Trái cây muốn cháu ăn phải cào nhỏ, hoặc xay nhỏ.Toàn ăn cháo xay, dạo gần đây tôi đã bắt cháu nhịn đói để tập ăn cơm và cháu đã ăn được cơm nát và ít cơm thường (xay hoặc bằm thức ăn). Ăn được bún, phở, nui.. nhưng thịt vẫn phải cắt nhỏ vì bé chỉ nuốt chửng. Tập mãi vẫn kg nhai, và cháu kg bao giờ đòi ăn 1 thứ gì cả, kg có nhu cầu ăn uống. Tôi toàn phải ép ăn (cháu cao 1m1 nặng 17.5kg). Không biết như thế cũng là 1 triệu chứng của bệnh phải kg chuyên gia? Tôi có phải cho bé uống sữa kg đường để giảm tăng động?

Tháng trước tôi có cho bé đi khám ở chỗ cô tiến sĩ Xuân Huệ trên đường Sư Vạn Hạnh thì cô bảo cháu: "chậm phát triển trí tuệ" dạng nhẹ, và có tăng động. Cô có khuyên tôi cho cháu đi học ở chỗ cô 1 tuần 3 buổi, 1 buổi 2 tiếng, vì nếu kg đi học thì sẽ kg vào lớp 1 được. Tôi có cho con đi học được 1 tháng, chưa thể kết luận được điều gì nhưng tôi bày tỏ nguyện vọng muốn lên xem buổi học của con như thế nào (kg cho bé nhìn thấy) nhưng các cô ở đây cũng kg đồng ý, bảo là đây là lớp trị liệu kg phải nhà trẻ? Tôi cảm thấy không an tâm khi kg biết con mình được học cái gì và hoạt động gì trên lớp, các cô chỉ xuống nhà đón bé lên lớp và dắt bé xuống nhà trả bé chứ kg cho phụ huynh lên đón. Về hỏi cháu hôm nay cô dạy con cái gì thì cháu kg biết kể. Đây là vấn đề tôi lo nhất, đi học mẫu giáo về nhà tôi hỏi hôm nay cô cho con ăn gì cháu cũng kg biết kể, tôi toàn phải hỏi cô giáo. Về nhà chỉ kể tên được khoảng 5 bạn học cùng lớp, hỏi thì bé mới nói. Tôi quan sát camera ở trường học thì thấy bé rất thích chơi với bạn, hay sà vào chơi với bạn nhưng vì kg giao tiếp được với bạn nên bạn chán bạn kg chơi nữa thì lại ngồi chơi 1 mình. Cô giáo bảo đi học rất ngoan, nghe lời cô giáo, cô bảo gì cũng làm theo được, chỉ có điều kg giao tiếp với cô và bạn bè.Tình trạng của con tôi là kg biết chủ động diễn đạt lời nói, kg biết kể chuyện, hỏi cháu câu nào cháu biết thì cháu trả lời, câu nào cháu kg biết thì cháu lặp lại y chang câu hỏi của mình. Mặc dù đa số tôi nói cháu đều hiểu và thực hiện, ví dụ lấy cho mẹ cái này, cái kia, và cháu đã làm đúng.

Hôm nay tôi mong chuyên gia cho tôi lời khuyên về bé, với những biểu hiện như vậy bé tôi có phải bị "chậm phát triển trí tuệ" kg hay bị tự kỷ? Tôi muốn cho bé khám thẩm định để có chương trình giáo dục can thiệp phù hợp với cháu thì các anh chị giúp tôi với. Vì khám ở VN mỗi nơi kết luận 1 kiểu, thật sự tôi kg biết bé đang bị bệnh gì, tình trạng như thế nào để có hướng điều trị. Xin chân thành cám ơn chuyên gia rất nhiều đã dành thời gian đọc thư của tôi.

Trân trọng.
concuame08
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: CN Tháng 7 29, 2012 11:17 pm

...

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 7 30, 2012 2:05 pm

concuame08 đã viết:Xin chào chuyên gia,

Mong chuyên gia dành chút thời gian xem xét cho trường hợp này của con tôi. Tôi cho bé đi khám ở nhiều nơi ở VN và mỗi nơi họ có chuẩn đoán khác nhau làm tôi vô cùng hoang mang và lo lắng kg biết mình phải can thiệp cho con bằng cách nào.



Bạn không phải là người duy nhất phàn nàn việc này .


Và vấn đề thứ 2 là vấn đề ăn uống, cháu kg biết nhai, toàn nuốt chửng thức ăn, kg ăn bánh kẹo, trái cây. Trái cây muốn cháu ăn phải cào nhỏ, hoặc xay nhỏ.Toàn ăn cháo xay, dạo gần đây tôi đã bắt cháu nhịn đói để tập ăn cơm và cháu đã ăn được cơm nát và ít cơm thường (xay hoặc bằm thức ăn). Ăn được bún, phở, nui.. nhưng thịt vẫn phải cắt nhỏ vì bé chỉ nuốt chửng. Tập mãi vẫn kg nhai, và cháu kg bao giờ đòi ăn 1 thứ gì cả, kg có nhu cầu ăn uống. Tôi toàn phải ép ăn (cháu cao 1m1 nặng 17.5kg). Không biết như thế cũng là 1 triệu chứng của bệnh phải kg chuyên gia? Tôi có phải cho bé uống sữa kg đường để giảm tăng động?


Nếu bé là HS bên Hoa Kỳ thì việc ăn uống như bạn kể sẽ làm tôi lo lắng, nhưng tại VN thì tôi hiểu là tính tự lập của trẻ con thấp . Những cái bạn kể là triệu chứng, là quan sát từ bên ngoài . Nó không đủ để tôi kết luận rằng bé có Sensory issue, có vấn đề xúc giác, có vấn đề với bắp thịt nhai, hay chỉ vì do hành vi và thói quen gia đình .

Tháng trước tôi có cho bé đi khám ở chỗ cô tiến sĩ Xuân Huệ trên đường Sư Vạn Hạnh thì cô bảo cháu: "chậm phát triển trí tuệ" dạng nhẹ, và có tăng động. Cô có khuyên tôi cho cháu đi học ở chỗ cô 1 tuần 3 buổi, 1 buổi 2 tiếng, vì nếu kg đi học thì sẽ kg vào lớp 1 được. Tôi có cho con đi học được 1 tháng, chưa thể kết luận được điều gì nhưng tôi bày tỏ nguyện vọng muốn lên xem buổi học của con như thế nào (kg cho bé nhìn thấy) nhưng các cô ở đây cũng kg đồng ý, bảo là đây là lớp trị liệu kg phải nhà trẻ?


Tôi hiểu được tại sau họ trả lời vậy . Tại California, tôi từng bị mời ra khỏi lớp vì 1 học sinh trong lớp nói "con không thích thày Phi ngồi đó ". Lớp học của trẻ TK không phải là nơi ai muốn vào là vào, mà phải có sự sắp xếp, thông báo với HS. ĐIều này nên làm vì 2 ý nghĩa:

a) về mặt can thiệp, nó tốt cho trẻ TK vì các em đang theo thời khóa biểu học . Một số em không thích có người lạ trong lớp .
b) về mặt nhân văn, nhiều em có hành vi cần can thiệp , cho nên chúng ta nên giới hạn những người vào quan sát . Vì các em chưa đủ nhân thức để từ chối hay đồng ý, nên trường học/giáo viên phải thay các em để giới hạn người khác vào quan sát
c) về mặt hoạt động, một PH được lên xem thì các PH khác cũng muốn lên . Một PH xin được quay phim thì PH khác cũng muốn quay. Chẳng mấy chốc sẽ hỗn loạn

Tôi cảm thấy không an tâm khi kg biết con mình được học cái gì và hoạt động gì trên lớp, các cô chỉ xuống nhà đón bé lên lớp và dắt bé xuống nhà trả bé chứ kg cho phụ huynh lên đón. Về hỏi cháu hôm nay cô dạy con cái gì thì cháu kg biết kể.


Tuy bạn không lên lớp được, trường cũng nên có diễn đàn trao đổI, báo cáo bài học cho phụ huynh biết là cháu bạn đang học gì chứ .


Hôm nay tôi mong chuyên gia cho tôi lời khuyên về bé, với những biểu hiện như vậy bé tôi có phải bị "chậm phát triển trí tuệ" kg hay bị tự kỷ?


Xin lỗi bạn vì một không ai có thể trả lời câu hỏi đó qua diễn đàn đươc . Để trả lời thì cần 1 nhóm gồm cả bác sĩ tâm thần nhi, ngồi xuống với cháu bạn vài giờ đồng hồ ... chưa kể sau đó phải họp nhóm, bàn thảo ...

Tôi muốn cho bé khám thẩm định để có chương trình giáo dục can thiệp phù hợp với cháu thì các anh chị giúp tôi với. Vì khám ở VN mỗi nơi kết luận 1 kiểu, thật sự tôi kg biết bé đang bị bệnh gì, tình trạng như thế nào để có hướng điều trị. Xin chân thành cám ơn chuyên gia rất nhiều đã dành thời gian đọc thư của tôi.


Bạn nên phân biệt 2 việc: khám xem trẻ có TK hay chậm phát triển là do bác sĩ tâm thần nhi làm (CCM không làm test này), còn làm test thẩm định để xem nên can thiệp ra sao thì CCM có làm (và bác sĩ thì lại không làm được). Hiện tại CCM không muốn làm test thẩm định cho PH không theo học ở Ban Mai nữa vì theo nhận xét của riêng tôi, nó vô ích . PH cầm bản báo cáo xong cũng không có ai giúp soạn cho được chương trình can thiệp, mà có nhờ CCM giúp thì chỉ được 1 bản soạn lúc đầu, sau đó ai theo dõi, cập nhật ?

Thay vì mất thì giờ và tài chính để tìm làm test với CCM, bạn mày mò tìm cách dạy thì tốt hơn . Làm 1 test như vậy cũng rất mất thì giờ cho CCM, mà khi chúng tôi về nước thì dành hết giờ cho học sinh / giáo viên trong trường rồi, khó có thể làm test cho PH ở ngoài được .

Xin lỗi vì bài trả lời của tôi thẳng thừng và không giúp mấy được cho bạn .

Đây là vấn đề tôi lo nhất, đi học mẫu giáo về nhà tôi hỏi hôm nay cô cho con ăn gì cháu cũng kg biết kể, tôi toàn phải hỏi cô giáo. Về nhà chỉ kể tên được khoảng 5 bạn học cùng lớp, hỏi thì bé mới nói.


Tôi luôn khuyến khích PH hỏi các em hôm nay học gì như 1 hình thức giao tiếp . Không thể dựa vào câu trả lời của các em để đánh giá chương trình học được . Bạn có thể giúp cháu bạn kể tên cô giáo, kể lại các sự kiện, vẽ hình, ráp các sự kiện xảy ra trong ngày mà bạn biết chắc là có xảy ra như "ăn", "nghỉ trưa" ...
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Mong các chuyên gia giúp đỡ ! Thanks !

Gửi bàigửi bởi concuame08 » T.Hai Tháng 7 30, 2012 8:20 pm

Cám ơn anh Phi rất nhiều vì đã tư vấn cho tôi. Theo tôi được biết thì biểu hiện chậm nói là biểu hiện chung của nhiều tình trạng, nhưng lẫn lộn giữa một trẻ chậm phát triển nhẹ với một trẻ có nguy cơ tự kỷ là một sai lầm khá nặng, bởi vì chương trình can thiệp cho 2 dạng trẻ này là khác nhau. Vì thế tôi muốn biết rõ con tôi đang ở dạng nào để can thiệp 1 cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Nên qua topic này tôi mong các mẹ ở SG giúp tôi có 1 địa chỉ nữa để tôi cho bé đi thẩm định lần nữa. Cám ơn anh Phi và các mẹ rất nhiều.
concuame08
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: CN Tháng 7 29, 2012 11:17 pm

Re: Mong các chuyên gia giúp đỡ ! Thanks !

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 8 03, 2012 11:18 pm

Chào bạn, tôi chẳng dám nhận lời cám ơn gì của bạn đâu, vì đã không mau mắn chào mừng bạn đến với ccm, và cũng không trả lời ngay. Thông cảm nhé, vài tuần rồi tôi đi xa, và khi về lại thì chuẩn bị để bà mẹ đẻ đi mổ. Bận một chút.

Với những chẩn đoán khác nhau hoặc không rõ ràng mà bạn nhận được, dĩ nhiên là bạn đang bực mình và lo lắng. Xin chia xẻ với bạn. Thực sự thì chẩn đoán tại VN chưa dùng những bài test nghiêm chỉnh. Điều này không có nghĩa là những bài Denver đang được sử dụng là loại không nghiêm chỉnh. Tuy vậy, Denver chỉ là test sàng lọc mà thôi. Lẽ ra, sau khi dùng Denver, thấy điểm số báo động, bác sĩ Nhi Khoa hay Tâm Thần Nhi (Child Psychiatrist) sẽ làm tiếp các loại tests dài loằng ngoằng! Các loại này mới được xem là loại thẩm định, để đưa chẩn đoán chính xác. Những loại này luôn được lấy chuẩn trên nhiều ngàn, hay nhiều chục ngàn em bé. Và vì thế, chúng được gọi là normed tests, có khả năng đo chính xác trình độ của con bạn với nhiều ngàn hay nhiều chục ngàn em bé khác (cùng tuổi).

Ngoài ra, trẻ càng nhỏ tuổi thì phần chẩn đoán càng khó, và càng phải làm cho kỹ. Lý do: không thể đoán sai, cũng không thể đoán thiếu. Như bạn thấy đấy, nếu chỉ là chậm nói trong 4, 5 năm, rồi mới bảo tự kỷ thì mất của trẻ mấy năm trời can thiệp. Chúng tôi ngồi vào thẩm định, hội chẩn... mà gặp các em dưới 3 tuổi thì căng thẳng hơn khi gặp các em trên 10 tuổi.

Vậy bạn đừng bực bội làm gì nhiều nhé. Để đầu óc đấy mà theo dõi bài vở và tiến bộ của con là hơn.

Với trường học mà con bạn đang học, tôi cũng có nghe nhiều nơi như thế: việc phụ huynh vào lớp là khó. Cái khó đầu tiên là nhà trường phải giảm lượng người lớn (cũng là n gười lạ với các em học sinh khác) vào thăm lớp. Cái khó thứ nhì là nhiều khi trẻ con thấy cha mẹ thì làm eo làm sách, ít nghe lời thầy cô hơn. Nơi tôi làm việc tại Mỹ lại còn khó ở chỗ "phải bảo vệ quyền riêng tư của mỗi học sinh". Nhiêu khê lắm bạn ạ. Tuy nhiên, việc phụ huynh thăm lớp, theo dõi tình trạng hoạt động học hành của con tại lớp lại là ưu tiên lớn của nhà trường. Chúng tôi thì cố gắng làm lớp cửa kình có tráng thủy ngân, để phụ huynh nhìn vào được mà trẻ nhìn ra thì không thấy. (Lý do "lớp trị liệu chứ khong phải nhà trẻ" là lý do không chính đáng). Thôi thì bạn chịu khó quan sát camera vậy.

Việc bạn hỏi mà con không trả lời được, đấy có thể không phải vì con không học được gì, mà vì khả năng ngôn ngữ của con chưa đến độ có thể tường thuật cho bạn nghe. Bạn hỏi chi tiết cụ thể hơn xem sao, chẳng hạn "con ăn gì? con ngủ cạnh ai?" Nếu bạn xem camera mà thấy hoạt động gì, thì nhớ lấy và hỏi con: "Hôm nay lớp con làm gì với quả bóng màu đỏ to to thế?"

Riêng câu hỏi của bạn về chậm phát triển hay tự kỷ, tôi trả lời không nổi rồi. Thứ nhât, tôi khong phải bác sĩ nhi khoa hay tâm thần nhi, tôi không thể "phán" lộn xộn. Thứ nhì, tôi chưa gặp bé bao giờ, nên không đủ thông tin. Tuy vậy, tôi đoán (đoán thôi nhé) có thể có gì đó phức tạp hơn chậm phát triển. Lý do: bé có trí nhớ tốt, đặc biệt là trí nhớ hình ảnh. Trẻ chậm phát triển thường sẽ chậm khoản nhớ, hiểu... Bé nhà bạn cũng có khó khăn phần vận động tinh (nhai nuốt, nếm...). Chính vì nhậy cảm ở phần nếm mà bé không thích ăn nhiều món đấy! Ngược lại, nếu bảo bé giống giống các em tự kỷ, tôi lại thấy không hẳn, vì bé hiểu những tình cảm bày tỏ qua nét mặt.

Đến lúc này, chăc bạn đang bảo "bà này cũng như mấy người kia, lại còn nói nước đôi". Đừng bực mình nhé. :) Bạn làm điều này hộ tôi: bạn quan sát kỹ xem ngoài "vui" hay "giận", bé có hiểu những tình cảm nào khác qua nét mặt, giọng nói của người khác không? Bạn thử hỏi xem bé có hiểu nội dung những bài hát, những chuyện ngăn ngắn không? tối bé ngủ dễ hay khó?
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách.

cron