Bé không nghe lệnh mẹ

Bé không nghe lệnh mẹ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 2 21, 2012 7:35 pm

Đ nhà em học ở nhà trẻ tư thục, lớp 2-3 tuổi được hơn 1 tháng, hiện giờ cháu đã không mút tay nữa, đi vệ sinh biết è è gọi mẹ, nếu mẹ không đi lấy bô thì tiếp tục kêu và tóm lấy chim. Tuy nhiên bắt đầu có hiện tượng đi nhón gót, ít thực hiện lệnh như “Ai là Đ giơ tay!”, “Thỏ ngủ”… Cháu có vẻ không quên, nhưng chỉ thực hiện khi thực sự muốn cái gì đó (ví dụ muốn mẹ bật tivi), và bị mẹ buộc phải làm thì mới làm.


Nếu đặt mình vào vị trí của bé, mình tự hỏi xem tại sao trẻ thực hiện các mệnh lệnh. Trẻ làm vậy vì 2 lý do chính: a) tránh không để 1 việc tiêu cực xảy ra b) để được một việc tích cực.

(a) và (b) là cốt lõi của hệ thống tưởng thưởng. Cực đoan của (a) là đánh đòn, là cho bé sợ mà học, là điều chúng ta tuyệt đối phải tránh . Sự phối hợp hài hòa của (a) và (b) là hình phạt hợp lý, lớp học có kỷ luật nhưng học sinh không sợ cô giáo, và (a) chiếm khoảng 20% và (b) là 80%. Học sinh phần nhiều thực hiện mệnh lệnh do thích thú, do biết sẽ được thưởng (cả bằng tinh thần hay vật chất).

Vậy thì tại sao mẹ nói bé không làm ? Có lẽ vì mẹ không có (a) và (b) / hệ thống tưởng thưởng rõ ràng . Điều này nguyên tắc thì dễ giải thích nhưng thực hành thì không dễ chút nào đâu. Trường học họ thực hiện dễ dàng hơn, vì ngoài lý do chuyên môn họ còn có môi trường lớp học, hệ thống thời khóa biểu, hệ thống trao đổi quà thưởng ... rất nhiều thứ để đưa bé vào kỷ luật . Ở nhà, mẹ hoặc cô giáo dạy thêm không có lợi thế đó . Nó cũng giống như vụ self study bên Mỹ vậy (tức là tự dạy con ở nhà, không cho tới trường). Mẹ giỏi mấy thì giỏi, cứ cho là có bằng tiến sĩ mọi môn khoa học văn chương, thì cũng không thể đóng vai bạn bè để đá banh với con giờ thể dục, không thể đóng vai bạn học để có những conflict / đụng chạm cần thiết để trẻ học cách giải quyết vấn đề ...

Ở nhà trẻ cô giáo nói hay phá đồ chơi của bạn, nhưng thích đám đông, thích cầm tay bạn…


Cô giáo nhà trẻ có thể có mục đích khác cô giáo ở trường chuyên biệt . Cô giáo chuyên biệt chú trọng vào tại sao bé phá đồ chơi, làm sao để bé hiểu cách xin chơi hợp lý . Cô giáo nhà trẻ, so số lượng trẻ đông, có thể chú trọng vào việc "giữ kỷ luật" cho yên lành, cho 1 ngày trôi qua mà không có sự cố gì đáng tiếc . Nếu đúng như vậy (tôi không biết nhà trẻ bạn gửi ra sao) thì cô giáo nhà trẻ nói đúng từ góc nhìn của cô ta. Bạn có thể hỏi cô xem cô có bao giờ đưa đồ chơi cho 2, 3 trẻ chơi chung, biết rằng chúng sẽ dành nhau, để từ đó quan sát và dạy giao tế không?


Dưới đây là 1 vài lời khuyên của mọi người, anh cho biết ý kiến cá nhân của anh nhé.
1. Đưa Đ đi bấm huyệt, truyền năng lượng…
2. Dùng thực phẩm chức năng
3. Khám thính lực
4. Đưa ra biển chơi, tắm nắng, đi trên cát…


1. Đưa Đ đi bấm huyệt, truyền năng lượng…

Huyệt là gì ? Huyệt là nơi hội tụ các mạch máu . Bấm huyệt có lợi ích đã được chứng minh một cách khoa học ở các lĩnh vực khác, không có lĩnh vực TK. Khi bạn nói về châm cứu, bạn nên hỉểu các việc sau đây

Bên Trung Quốc, người ta gọi Tự kỷ là "Tự làm mình cô độc". Bên Hong kong và Đài Loan, TK được dịch là "tự bế mình lại". Với 2 lối suy nghĩ khác biệt đó, phuong pháp châm cứu 2 bên cũng khác nhau. Đi sâu vào, có các nhánh phụ như châm cứu vào lưỡi hoặc vào da đầu, nói ra thì dài dòng lắm . Nói cho ngắn gọn thì châm cứu cho TK là việc chưa có chứng cớ khoa học . Đừng quan niệm là cứ làm thử, có chết gì đâu . Thưa là có, vì trẻ sẽ bị hoảng sợ về mặt tâm lý . Ít trẻ nào có thể hiểu được tại sao người ta lấy 1 cây kim nhọn đâm vào mình, và mình phải ngồi yên . Mẹ mình thì ngồi ngay đó nhưng không can thiệp ...

Bạn nên nghĩ lại tất cả các việc đó trước khi đưa bé đi châm cứu . Cơ quan Dược phẩm công nhận Châm cứu là 1 cách chữa bệnh, nhưng không công nhận nó là cách điều trị cho Rối loạn TK.

2. Dùng thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là gì mình không hiểu . Có phải là các thực phẩm thiên nhiên có thể chữa bệnh không?

3. Khám thính lực

Nếu bé có lúc làm, có lúc không làm theo lời mẹ thì chắc gì đã là thính lực ? Khám thính lực nhiều cũng không tốt, vì nguyên tắc là phát ra âm thanh cho bé phân biệt . Người làm ẩu hay nóng lòng (vì đông bệnh nhân) có thể mở to, nhiều db, lâu ngày làm hại tai bé . Ở Ban Mai mình có máy đo thí[nh lực, có chỉ cho GV cách sử dụng nhưng CCM không cho phép sử dụng lên học sinh.

4. Đưa ra biển chơi, tắm nắng, đi trên cát…

Cái này thì nên làm, không phải vì nó sẽ làm bé hết đi nhón gót hay sẽ nghe lệnh mẹ, mà vì môi trường thiên nhiên, vì các chuyến đi như vậy chắc là phải đi xa (Vũng Tàu?) thì bé có dịp giao tiếp nhiều hơn.

Em chưa tìm được cô giáo chuyên biệt dạy cháu


Trước tiên, bạn cần xem bé cần bao nhiêu tiếng can thiệp mỗi tuần ? Nếu đã phải cần nhiều tiếng thì nên đưa vào trường hay mướn cô giáo nhiều tiếng mỗi ngày . Về mặt chuyên môn thì nhà trường họ làm sẽ tốt hơn tại nhà rất nhiều như đã giải thích ở trên. Về mặt tài chính thì bạn nhẩm tính xem bên nào bao nhiêu, lợi hại ra sao (bạn có thể phải mua học cụ, máy móc cần thiết cho bé ...)

Nếu quyết định mướn cô giáo về nhà dạy cho bé, bạn cũng nên coi xem cô ta có tính học hỏi thêm về ngành TK không, hay chỉ dạy thêm để sau này tính làm chuyện khác? Nếu một người không theo nghề này, họ có sẽ bỏ thì giờ đi tìm tòi, học hỏi để dạy con mình tốt hơn không? Nếu có thì họ sẽ hỏi ai? Tôi có biết cô giáo chỉ theo nghề này tạm thời, nhưng cô ta tận tụy, luôn học hỏi để dạy cho tốt ... Hy vọng bạn tìm được một giáo viên tương tự.

Các câu hỏi khác bạn hỏi thì có tính riêng tư, tôi sẽ trả lời bằng cách khác sau nhé.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách.

cron