Thẩm định tự kỷ cho bé

Thẩm định tự kỷ cho bé

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Thị Thu Cúc » T.Tư Tháng 2 15, 2012 3:05 am

Chào các anh chị,

Mình là 1 thành viên mới. Thật là buồn khi gia nhập thành viên phải không các anh chị.

Bé của mình được 37 tháng, có những biểu hiện tự kỷ. Cách đây 2 tuần Mình đã cho cháu khám ở bệnh viện Nhi đồng 1 và 2. Ở Nhi đồng 1 kết luận là cháu bị tự kỷ nhưng không nói rõ mức độ. Còn ở Nhi đồng 2 thì kết luận là tự kỷ không điển hình. Cả 2 bệnh viện đều cho về, dặn mình đọc tài liệu mà họ đưa rồi chờ khi có lớp mới đăng ký huấn luyện để biết cần can thiệp cho bé thế nào. Và hiện nay mình vẫn phải chờ đến cuối tháng 3 mới có lớp để học.

Mình thật sự mất phương hướng vì không biết chính xác phải can thiệp thế nào cho bé và rất sợ khi mỗi ngày qua đi mà mình không biết làm cách nào để giúp cho con. Có 1 chị giới thiệu mình về Hội của mẹ. Mình đã e-mail đăng ký xin thẩm định cho bé để biết hướng can thiệp, nhưng không nhận được trả lời. Mình cũng gởi e-mail đến chị Xuyến mà không thấy hồi âm.

Các anh chị có kinh nghiệm thì chỉ giúp mình với. Làm cách nào để được Hội của mẹ thẩm định cho con trai của mình. Mình có liên hệ thử bên trường Ban Mai thì họ nói là hiện nay Hội của mẹ chi thẩm định cho những bé học tại trường Ban Mai, và họ khuyên mình đăng ký cho cháu học. Tuy nhiên, mình đang phân vân vấn đề sau:

1. Con mình đang học tại 1 trường mầm non bình thường. Và mình liên hệ với cô giáo mỗi ngày thì thấy bé có tiến bộ, chịu khó ngồi chơi với các bạn hơn lúc trước mặc dù không chơi bằng với các bạn. Cháu cũng chịu nói ra 1 số nhu cầu rất cơ bản như: "lột kẹo cho Bi", "cho Bi ăn chả"... Ở nhà, mình cũng thấy cháu có biểu hiện khá hơn trước. Một số bậc cha mẹ có con tự kỷ khuyên rằng nếu cháu có thể học được ở 1 trường bình thường thì nên để cháu ở đó, vì môi trường bình thường sẽ giúp rất nhiều cho bé. Xin nói thêm rằng bé của mình không bị tăng động và bác sĩ ở Nhi đồng 1 cũng khuyên mình nên cho cháu tiếp tục học. Mình nghe nói trường Ban Mai rất tốt, dạy bé theo giáo trình của hội Con của mẹ, và mình cũng muốn cho bé vào học nhưng không biết là có nên hay không.
Chính vì vậy, mình rất mong được Hội Con của mẹ thẩm định để biết kết quả cụ thể con mình cần được can thiệp những gì và nên được ở môi trường nào. Và từ đó, mình cung mong có được giáo trình của các chuyên gia để biết mình có thể làm gì cho bé.
Các anh chịbiết càch nào thì chỉ giúp mình với, để mình đi cho đúng hướng.
Cảm ơn các anh chị.
Thu Cúc
Nguyễn Thị Thu Cúc
 

Re: Thẩm định tự kỷ cho bé

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 2 15, 2012 12:16 pm

Mình là 1 thành viên mới. Thật là buồn khi gia nhập thành viên phải không các anh chị.


Việc bé có TK là 1 việc không vui, nhưng việc bạn vào diễn đàn hy vọng sẽ là mộ việc tích cực cho bạn và con của bạn. Bạn đang bối rối và cần gấp thông tin, vậy tôi nói thẳng vào vấn đề nhe. Tôi sẽ nói các trường hợp xấu/tốt nhất để chúng ta "hy vọng cái tốt nhất và chuẩn bị đối phó với cái xấu nhất".

Mình đã e-mail đăng ký xin thẩm định cho bé để biết hướng can thiệp, nhưng không nhận được trả lời. Mình cũng gởi e-mail đến chị Xuyến mà không thấy hồi âm.


Thường chúng tôi không hồi âm qua email, vì vậy tốt nhất là bạn nên gửi bài lên diễn đàn như vầy để mọi người cùng tham khảo nhé.

Làm cách nào để được Hội của mẹ thẩm định cho con trai của mình. Mình có liên hệ thử bên trường Ban Mai thì họ nói là hiện nay Hội của mẹ chi thẩm định cho những bé học tại trường Ban Mai, và họ khuyên mình đăng ký cho cháu học


Trường Ban Mai họ đài thọ các kinh phí cho chúng tôi đi Việt Nam, vì vậy chúng tôi sẽ làm thẩm định cho các học sinh theo học, sau đó là theo dõi, làm test cho học sinh, rồi huấn luyện cho giáo viên. Nếu còn dư giờ, chúng tôi có thể sẽ thẩm định cho các học sinh không theo học. Nhưng điều này phụ thuộc vào 2 việc: 1 là Ban Mai có đồng ý không (vì họ có thể yêu cầu chúng tôi huâ'n luyện thêm cho giáo viên, quản lý ...), 2 là bạn sẽ phải đóng phí nếu con bạn không phải là học sinh của trường.

Một số bậc cha mẹ có con tự kỷ khuyên rằng nếu cháu có thể học được ở 1 trường bình thường thì nên để cháu ở đó, vì môi trường bình thường sẽ giúp rất nhiều cho bé.


Lời khuyên đó không đúng mà cũng chẳng sai. Nếu chưa gặp con bạn, chưa làm test gì cả thì lời khuyên trên không chính xác. Nếu họ gặp con bạn rồi và khuyên như vậy, thì lúc đó chúng ta mới có cơ sở để nói tiếp. Bạn nên nhớ rằng điểm mạnh của 1 người mẹ là họ rất hiểu con của họ, nhưng chưa chắc họ đã hiểu con của bạn. Giống như con bạn sốt, bạn biết bé thở khò khè ra sao, đêm khó ngủ như thế nào, nhưng điều đó không biến bạn thành bác sĩ để định bệnh cho con hàng xóm được.

Còn nếu như không có cơ sở nào làm test cho bé được, bạn phải làm gì? Lúc đó tôi khuyên bạn nên dùng linh tính "người mẹ". Tôi để chữ "mẹ" trong ngoặc kép vì bạn đừng dùng linh tính "người cha" nhé . Có những bậc làm cha làm rất tốt cho con như anh Bảo trên này ... Nhưng về mặt thống kê tại Hoa Kỳ, phần lớn đàn ông không châ'p nhân con mình có vấn đề . Khi thống kê này làm cho những người gốc Á châu, con số cao lên gấp bội . Vì vậy bạn dùng linh tính người mẹ thì an toàn hơn.

mỗi ngày thì thấy bé có tiến bộ

Nếu 1 bé TK học tốt lên ở môi trường giáo dục phổ thông vì bé có thể học giao tiếp từ các bạn, học ngôn ngữ từ cô, bạn bè ... thì nó lại mâu thuẫn với cái chữ "TK", vì "TK" có nghĩa là bé có khó khăn phải được can thiệp trong môi trường đặc biệt. Vậy thì có 2 khả năng:

+ Một là test sàng lọc sai, bé không có vấn đề gì để gọi là TK được
+ Hai là bé có tiến bộ, nhưng tiến bộ theo cấp số cộng, và bạn bè đang tiến theo cấp số nhân.

Điều (2) là điều tệ nhất có thể xảy ra, vì đến lúc chúng ta nhận ra bé cần can thiệp đặc biệt thì chúng ta đã mất đi thời gian vàng. Ở vào lúc đó, khi những nhu cầu cá nhân cao lên nhưng ngôn ngữ diễn đạt và hành vi không theo kịp, bé bắt đầu sẽ "quậy". Tôi xin trích một đoạn để bạn thấy trường hợp xấu nhất là gì

Dạo trước Tết cháu rất ngoan. Gần đây cháu rất bướng. Khi đòi gì không được đáp ứng thì cháu la hét, đập đầu vào tường và gạt đồ đạc trên bàn xuống đất. Dì ... tới gần thì cháu xô dì ... ra. Bố cháu làm nghiêm thì cháu lăn ra sàn nhà gào thét nhìn rất tội.


Trong trường hợp may mắn nhất, con bạn sẽ tự vượt qua được mà không cần can thiệp gì đặc biệt cả. Lý do bé vượt được vì bé có thẩm định sai, không hề có TK, hoặc bé có "ngộ tính", tuy có nét TK nhưng có thể vượt qua (tuy không hoàn toàn nhưng cũng gọi là vượt qua những khó khăn lớn). Trường hợp "ngộ tính" này thì tôi nghe nhưng chưa thấy bao giờ cả ở những trẻ TK thật sự. Tôi có gặp một người Asperger, anh ta đã tự vượt qua vào những năm gần 40 tuổi, còn bố của anh thì vẫn đến nay vẫn vậy (bố cũng Asperger).

Chính vì vậy, mình rất mong được Hội Con của mẹ thẩm định để biết kết quả cụ thể con mình cần được can thiệp những gì


Chị Tường Anh/CCM là chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu, được huấn luyện làm thẩm định để biết bé cần can thiệp ra sao. Chị không có quyền khám để kết luận bé có TK hay không (mặc dù về mặt thực tế thì chị làm rất chính xác). Chỉ có những người như bác sĩ Lan/CCM, tức là bác sĩ tâm thần nhi (psychiatrist nhé, không phải psychologist) mới có quyền "phán" bé có TK hay không. Ngược lại bác sĩ Lan thì lại không thể làm các test chị Tường Anh làm được. Chị Tường Anh thì sẽ về VN, bác sĩ Lan thì không. Cái test con bạn làm ở VN là test kết luận có TK hay không, không phải là test để làm cho can thiệp. Nói nôm na đơn giản hóa là bác sĩ tâm thần nhi cho biết rô'i loạn gì, còn chuyên gia TK cho biết phải làm gì, chuyên gia giáo dục đặc biệt thì cho biết phải dạy gì, dạy ra sao.

Và từ đó, mình cung mong có được giáo trình của các chuyên gia để biết mình có thể làm gì cho bé.


Vấn đề mấu chốt không phải là giáo trình, mà là giáo trình + cách dạy + theo dõi/chỉnh sửa. Tôi nói đơn giản như vầy cho bạn hiểu: bạn vào trường Việt Úc thì biết ngay họ dùng giáo trình gì của Úc để dạy cho con bạn, nhưng khi bạn đặt mua về, bạn có biết dạy không? Nếu bạn biết thì không ai gửi con đi học cả, đúng không ạ? Ngay cả các trường nổi tiếng như Berkeley, Harvard, MIT, họ cũng để giáo trình đầy trên mạng, đâu có nghĩ Đại học Campuchia có thể download về dạy được cho sinh viên. Giáo dục đặc biệt nó lại rắc rối hơn, vì không thể có 1 giáo trình phù hợp cho mọi học sinh. Mỗi em mỗi khác, dựa trên thẩm định họ dạy khác nhau.

Tôi nói rõ vậy cho bạn thấy mấu chốt vấn đề, để bạn hiểu bạn sẽ phải vừa làm chuyên gia ngôn ngữ trị liệu (thạc sĩ), chuyên gia hành vi (thạc sĩ), vừa làm cô giáo giáo dục đặc biệt (cử nhân) thì mới có thể can thiệp tốt ngang với một ngôi trường đặc biệt? Nhưng giả như điều kiện không cho phép, bạn phải tự can thiệp, thì bạn vẫn cứ làm . Biết gì mình làm đó, không biết vào đây hỏi . Đừng nên không làm gì cả .

Mình nghe nói trường Ban Mai rất tốt, dạy bé theo giáo trình của hội Con của mẹ


Giáo trình ở Ban Mai do chúng tôi / CCM biên soạn . 80% không phải do chúng tôi sáng chế, mà là giáo trình của TEACCH, đang được sử dụng suốt mấy chục năm nay ở mọi trường công tại Hoa Kỳ. Tôi vừa có 1 học sinh từ Ban Mai sang Mỹ, và chuyên gia ngôn ngữ trị liệu tại nơi bé định cư làm test, ghi vào "Em ... hiểu những hình thời khóa biểu, kết hợp được với ngôn ngữ tiếng Việt để giao tiếp". Vì sao? Vì bé này học ở Ban Mai thì chỉ khác chỗ là giảng bằng tiếng Việt thôi. Giáo trình, cách lớp hoạt động, các giờ ngôn ngữ, hệ thống thời khóa biểu, và thậm chí cái bàn bán nguyệt thì cũng y hệt (chính xác là bàn đóng cho Ban Mai nó to hơn bàn bên Mỹ 20 cm).

Bạn vào Ban Mai hay vào 1 lớp ở bất kỳ trường công nào tại Hoa Kỳ, bạn sẽ thấy nó hoạt động như nhau thôi. TEACCH là cái ai cũng biết qua loa, nhưng ít ai hiểu chính xác (về cả mặt kỹ thuật và triết lý can thiệp), và càng ít ai biết ứng dụng. Nó rất hiệu quả, nhưng tiếc là chúng ta làm không đúng nên nghĩ rằng nó lỗi thời, nó không hiệu quả. Điều này mai mốt tôi nói sau, nói thêm sẽ lạc đề.


Các anh chịbiết càch nào thì chỉ giúp mình với, để mình đi cho đúng hướng.


Tóm lại, bạn có các hướng sau:

1) Đóng kinh phí cho bé làm thẩm định, rồi tùy vào kết quả mà quyết định tiếp (nhưng chúng tôi không hứa chắc là có làm được cho bé không)
2) Chấp nhận xác suất rủi ro, tiếp tục cho bé học ở trường hiện tại. Theo dõi xem bé có tiến bộ đồng đều về nhận thức, hành vi và ngôn ngữ không
3) Vào Ban Mai học để được làm thẩm định miễn phí. Nếu bé tiến bộ tốt, khi đủ sức vào trường phổ thông thì đưa bé ra

Các phụ huynh khác hy vọng sẽ góp ý thêm cho bạn
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Thẩm định tự kỷ cho bé

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 2 15, 2012 6:57 pm

chào Thu Cúc,
Bạn có thể vào web CCM để tìm xem chuẩn phát triển của một trẻ bình thường như thế nào, từ đó so sánh với con mình hiện tại để xem con có khiếm khuyết / ưu điểm gì so với chuẩn đó. Khi bạn trình bày rõ ràng hơn thì chuyên gia sẽ có nhiều thông tin để giúp bạn nhiều hơn. Khi biết được "cái mốc" con mình đang ở đâu thì bạn mới có phương hướng rõ hơn bạn ạ.

Tôi có 1 đứa cháu từng là trẻ chậm phát triển và có biểu hiện tự kỷ, mẹ cháu cho cháu đi học mầm non bình thường và bây giờ là trường Quốc tế bình thường, không học trường chuyên biệt nào cả, thế mà cháu phát triển rất tốt.

Thế nhưng con tôi thì không thể học trường bình thường mà phải là trường chuyên biệt từ lúc cháu bắt đầu đi học tới bây giờ.

Do vậy, câu trả lời chính xác là con bạn nên học môi trường nào còn chờ vào kết quả của BS Tâm Thần Nhi và qua thẩm định của chuyên gia, cá nhân tôi không thể góp ý phần này cùng bạn được. Nếu bạn cho con vào NĐ 1 thì tham khảo với ý kiến BS Thanh, BS Trang - Còn NĐ 2 thì tham khảo với BS Thủy.

Tôi chỉ có lời khuyên dành cho bạn rằng hơn lúc nào hết bạn nên thật vững vàng và bình tĩnh để định hướng cho con và cho mình. (Nói vậy thôi, chứ lúc tôi như bạn tôi cũng...hoang mang, lo lắng lắm!) :) Tinh thần của bạn ảnh hưởng đến con mình rất nhiều, bạn cố lên nhé, chúng ta sẻ cùng đồng hành với nhau.
Chúc con bạn mau tiến bộ.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Thẩm định tự kỷ cho bé

Gửi bàigửi bởi xhtoday » T.Năm Tháng 2 16, 2012 7:33 am

Nhân đọc giả định "Một là test sàng lọc sai, bé không có vấn đề gì để gọi là TK được" của anh Phi, tôi xin kể lại quá trình thẩm định cho con, đang là học sinh của trường Ban Mai.

Khi em bé được 21 tháng tuổi nhưng chưa biết nói khiến chúng tôi rất lo lắng, thậm chí đã nghĩ tới 2 chữ "TK" đáng ghét. Chúng tôi tìm kiếm thông tin và được giới thiệu bác sĩ trưởng khoa tâm lý của một bệnh viện nhi đồng. Hôm đó là thứ 7, chúng tôi đưa bé đến phòng mạch riêng của bác sĩ tại nhà. Sau khoảng 1 giờ vừa trao đổi với chúng tôi vừa quan sát bé, bác sĩ trưởng khoa đưa ra 2 nhận xét khiến chúng tôi thêm lo âu, đó là: "chưa thấy bé giao tiếp bằng mắt" và "bé không biết sợ". Bác sĩ hẹn chúng tôi sáng thứ hai đến khoa Tâm Lý của bệnh viện để làm thủ tục thẩm định cho bé. Khi được hỏi, bác sĩ giải thích quy trình và cách thức thẩm định như sau: mỗi tuần trong suốt 4 tuần, bé sẽ được thẩm định trong 60 phút/tuần (không thể nhiều hơn vì quá nhiều bé) tại khoa Tâm Lý bởi các cô "cử nhân tâm lý" (từ của bác sĩ trưởng khoa), chứ không phải bởi bác sĩ tâm thần nhi (psychiatrist) như bs Lan/CCM. Sau 4 lần thẩm định, người thẩm định sẽ tổng hợp thành 1 báo cáo và bác sĩ trưởng khoa sẽ đưa ra kết luận (trong suốt quá trình thẩm định bs trưởng khoa không tham gia trực tiếp).

Song song đó, chúng tôi hỏi người quen là bác sĩ trưởng một khoa của một bênh viên nhi đồng khác thì được khuyên và giới thiệu đưa bé đến khám với 1 bác sĩ tâm lý nhi đã nhiều năm hành nghề tại Pháp, thay vì đến khám tại khoa tâm lý của bv nhi đồng này vì là: "tay ngang" (từ của bs trưởng khoa).

Nhưng may mắn cho chúng tôi là trường Ban Mai và chị Tường Anh đồng ý thẩm định cho bé cũng vào ngày thứ hai đó, là ngày cuối cùng của chị tại VN (xin cám ơn anh Phi, chị Tường Anh và trường BM). Sau khoảng 15 phút trao đổi và quan sát bé tự chơi, khi được hỏi, chị Tường Anh đã nhận xét khiến chúng tôi tràn trề hy vọng: "bé có giao tiếp mắt" (sau nay chúng tôi có gặp phụ huynh của 1 bé học tại BM, vị này nhìn bé của chúng tôi và cũng nói "bé có giao tiếp bằng mắt"). Bé tiếp tục được chị Tường Anh và các chuyên gia, qua camera, thẩm định. Sau đó, chị Tường Anh đã nói vui khiến chúng tôi mừng muốn rơi nước mắt và nhớ mãi: "về nhà làm 1 cái bánh, ghi lên đó 2 chữ TK rồi gạch chéo và...ăn". Bé không bị TK mà là chậm ngôn ngữ. Sau 7 tháng theo học, bé đã tiến bộ rất nhiều (lại xin cám ơn BM, CCM, anh Phi, chị Tường Anh cùng các chuyên gia, giáo viên)

Kể lại để hy vọng rằng giả định đó hoàn toàn có thể xảy ra và thật là vui khi điều đó xảy ra.

Bách
xhtoday
 
Bài viết: 52
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 7 12, 2011 7:15 pm

Re: Thẩm định tự kỷ cho bé

Gửi bàigửi bởi MeBeThienNhan » T.Năm Tháng 2 16, 2012 5:37 pm

Xin chào chị Cúc ,

Việc thẩm định lại để có kết quả chính xác tình trạng của bé thì các anh chị ở trên đã tư vấn cho chị, tôi chỉ xin chia sẻ với chị về các trường chuyên biệt ở TP.HCM .

(1) Trường Ban Mai : Rất mạnh về mặt ngôn ngữ, đội ngũ GV được đào tạo bài bản, giáo án + kết quả học tập của bé được đánh giá chuyên nghiệp, có chuyên gia nước ngoài cố vấn về mặt chuyên môn, . . . Con tôi cũng đang học ở trường BM .

(2) Trường Tuổi Ngọc : Áp dụng mô hình 1:1 (1 GV dạy 1 bé) , mạnh về mặt TVĐ : Phòng tập TVĐ rộng + đầy đủ thiết bị, sáng nào bé cũng được đi xe đạp, được đi bơi 1 lần / tuần, . . . trường do Phụ Huynh mở nên rất có tâm .

Chị muốn có thêm thông tin chi tiết và thông tin các trường khác (còn khá nhiều trường CB) thì có thể điện thoại cho tôi, Hùng / Mai : 0937.226.228 .

Mong rằng sau khi con chị thẩm định lại, thì chị không còn nhu cầu tìm hiểu về trường chuyên biệt cho con nữa :) .

Ba TN .
Thế Mai
MeBeThienNhan
 
Bài viết: 120
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 11 03, 2011 12:30 am

Re: Thẩm định tự kỷ cho bé

Gửi bàigửi bởi Nguyá»…n Thị Thu Cúc » T.Sáu Tháng 2 17, 2012 3:18 pm

Chào các anh chị,

Mình rất cảm ơn ý kiến, sự quan tâm và chia sẻ kịp thời của các anh chi. Điều đó là nguồn động viên lớn và rất có ích cho mình.
Mình sẽ chọn giải pháp mà anh Phi đưa ra, đó là cho bé vào 1 trường chuyên biệt. Khả năng vào trường Ban Mai rất cao vì mình muốn con mình được các anh chi hội Con của mẹ thẩm định giúp. Mình sẽ dắt bé đến trường Ban Mai để tham quan.

Cúc
Nguyễn Thị Thu Cúc
 


Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách.

cron