Cháu trai 50 tháng, 24 tháng mới biết nói

Cháu trai 50 tháng, 24 tháng mới biết nói

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 2 02, 2012 12:13 am

Chào chị Tường Anh,

Năm mới chúc chị, các anh chị và ban điều hành trang web concuame sức khoẻ,an khang thịnh vượng.
Em mới tham gia thành viên trong trang web concuame vì con trai lớn của em đang gặp vấn đề về nói ngọng, em không biết bắt đầu từ đâu nữa thì đọc được trang web này, rất mong nhận được sự tư vấn của chị.
Cháu trai nhà em được 50 tháng, 24 tháng mới biết nói, mới đầu cứ nghĩ nói ngọng rồi nó sẽ tự hết (vì ở nhà em cũng k ai nói ngọng cả) nhưng đến giờ hơn 4 tuổi rồi mà toàn nói toàn vần "t" nếu cháu kể chuyện hoặc hát, một số từ thì nói rõ như mẹ bố em bà ông, bà ngoại, chú (đọc là tú), em sóc (đọc là em tóc), không (thì đọc là ông )còn nếu em bắt cháu nói chậm từng từ một thì cũng phát âm theo mẹ được, nhưng ko hiểu sao cháu cứ nói nhanh liên tục không rõ nét từng từ, em nghĩ chẳng lẽ lại cho nó đi học hát.Em cũng từ từ dạy cháu nhưng nhiều khi mất hết kiên nhẫn,điên lắm, làm thế nào bây giờ hả chị, ngoài ra nó còn ngang bướng, lì lợm,làm thế nào để nó thật tập trung đây, lười nhai, ăn cơm cháo toàn nuốt chửng, chỉ thích ăn cái gì thì mới tự nhai thôi. Hồi 24 tháng chưa nói,sợ quá e cho đi khám viện nhi thì bsỹ bảo hơi dính phanh lưỡi (bsỹ nói cái đó lớn lên tự hết) theo chị thì tại cái gì. Năm sau đi học lớp 1 rồi mà cứ ngọng thế này thì làm sao. Chị ơi,chị tư vấn trường hợp của cháu nhà em xử lý thế nào, có phải tìm lớp dạy chữa ngọng hay tìm tài liệu về để bố mẹ kèm cặp. Em tìm tư liệu trong webconcuame mà ko thấy có.

Rất mong chị tư vấn giúp em.
Em Linh
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Cháu trai 50 tháng, 24 tháng mới biết nói

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 2 02, 2012 12:16 am

Chi Tuong Anh tra loi:

1. Dính phanh lưỡi không phải lý do của loại ngọng mà con chị đang gặp phải.

2. Loại ngọng này có tên của nó, nhưng chẳng cần để ý làm gì nhiều chi tiết như thế. Chỉ biết rằng cháu thuận sử dụng đầu lưỡi và răng trên để làm vần /t/, còn những vần khác dùng môi hay hàm họng thì cháu không phát âm được.

3. Lớp giúp các em ngọng thì tôi không biết, vì hiện VN vẫn chưa có chuyên viên ngôn ngữ trị liệu. Các giáo viên đang mở lớp tôi không rõ họ thành công ra sao.

4. Bạn vào Nguồn Liệu tìm chuẩn phát triển âm thanh (trong concuame.com) để xem tuổi của con bạn nên phát âm rõ vần nào. Sau đó bạn dựa theo các vần ấy mà soạn ra danh sách những từ bé biết, hiểu, thường phải dùng. Danh sách này sẽ là giáo trình bạn dậy cho con. Khi chọn từ, bạn chọn từ đơn giản về âm, thí dụ bà thì dễ hơn bánh, cá thì dễ hơn cụ, quyện... Bạn nên chú trọng luyện từng từ trước, rồi ghép vào 2 từ. Thí dụ, khi nói "bà" đã thuần mình mới thêm thành "bà ơi" (bà ngoại, bà nội là khó cho bé). Sau "bà ơi" có thể là Bà Bế Bé... Khi bé nói mau, dĩ nhiên thói quen cũ sẽ làm cho bé ngọng, sẽ phải từ từ mà nhắc thôi. (Những khi bé líu lo kể chuyện, bạn nhắc ít thôi. Ở giai đoạn này, bạn ngăn bé lại bắt nói cho đúng có thể làm cho bé ngại nói).

5. Khi dậy âm nào, bạn tự phát âm chậm lại, để ý xem môi lưỡi của bạn lúc ấy đặt ở chỗ nào. Bạn cho con xem môi miệng mình, và dậy con đặt vào đúng vị trí.

6. Ngang bướng và thiếu chú ý sẽ làm cho phần luyện tập khó hơn. Nếu bạn có thể tìm ra cô giáo nào đến nhà, rồi cùng với bạn bàn thảo giáo trình và cách luyện âm thì tốt hơn. Trẻ con nể sợ thầy cô hơn cha mẹ.

7. Việc làm biếng nhai cho thấy những cơ miệng của bé có thể yếu. Bạn nên khuyến khích bé nhai nuốt nhiều loại thức ăn hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am


Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách.

cron