Xin được giúp đỡ!

Xin được giúp đỡ!

Gửi bàigửi bởi Mebeco2002 » T.Sáu Tháng 3 04, 2011 10:59 pm

Chào các anh các chị.

Trước hết xin cảm ơn các anh chị đã bớt thời gian chia sẻ với chúng tôi những băn khoăn lo lắng về các con. Trở thành thành viên của CCM, tôi thấy mình được chia sẻ nhiều, bớt lo lắng hơn và thêm được nhiều niềm tin.

Con trai của tôi, cháu 9 tuổi, cháu sinh mổ. Khi sinh cháu được 2,7 kg và trong năm đầu tiên cháu phát triển hoàn toàn bình thường. Năm thứ 2,3,4 cháu lên cân tốt, biết lẫy, bò, đi nói như các trẻ bình thường các, các biểu hiện, hành vi về tự kỷ, tăng động hầu như không có, chỉ có điều cháu rất hay cáu giận, rất dễ nổi giận và đôi khi có những hành vi thô bạo. Từ năm lên 3 tuổi tôi có cho cháu đi học mẫu giáo ở trường công, trong thời gian đi học mầm non cháu gần như không có gì khác biệt với các bạn, cô giáo chỉ nhận xét "con ít chơi với các bạn". Về nhà tôi có hỏi cháu thì cháu nói "con muốn chơi với các bạn nhưng không ai chơi với con". Năm cháu lên 5,6 tuổi chuẩn bị vào học lớp 1 thì cô giáo nhận xét là cháu hơi chậm hơn so với các bạn, tôi có nhờ một giáo viên đến kèm cặp cháu thêm thì thấy cũng có tiến bộ hơn, nói chung là khoảng thời gian này không thấy cháu có gì khác lạ, ngoài biểu hiện hay tức giận, khó kiềm chế... Vợ chồng tôi lại cho rằng cháu nóng tính ....

Bắt đầu vào lớp 1 thì tính cháu khó gần hơn, cháu gần như không chơi được với ai mặc dù cháu rất thèm có bạn, rất thích có bạn! Tôi bắt đầu thấy lo lắng và muốn đưa cháu đi khám nhưng gia đình và chồng tôi phản đối, mọi người cho rằng cháu chẳng bị làm sao và chính mẹ là tự kỷ ám thị. Rồi cháu bị các bạn ở trường trêu chọc vì cháu hay cáu kỉnh, càng nổi cơn giận các bạn càng trêu... tôi đành xin chuyển cho cháu sang một trường tư thục nhỏ. Ở trường tư thục này cháu học hết lớp 1 và lớp 2 một cách yên ổn không học được giỏi nhưng cũng không quá dốt. Cháu học được môn toán nhưng gặp khó khăn với môn tiếng Việt.

Tuy nhiên vào lớp 3 (năm nay) thì tình hình lại khá nghiêm trọng. Cháu rất khó kiểm soát được bản thân, có những cơn giận lên đến đỉnh điểm, đập phá, đánh các bạn (nhưng chỉ là ở trường, ở nhà cháu rất ngoan, nghe lời mẹ, biết giúp mẹ, biết kiểm soát vì khi dạy cháu học tôi nhiều khi cũng mắng mỏ cháu rất ghê, nhưng cháu chỉ xin lỗi mẹ. Cháu rất biết sợ mẹ giận, mẹ buồn...). Trước tình hình này vợ chồng tôi cho cháu đi khám ở khoa tâm bệnh, viện nhi TW. Tại đây bác sỹ khám cho cháu hỏi tôi rất nhanh, tôi dường như không trình bày được gì nhiều, rồi họ ghi cho cháu uống 20 viên Risperdal (ngày 1/3 viên vào buổi tối) kèm 40 viên thuốc bổ thần kinh. Sau đó cháu được đưa đi gặp bác sỹ tâm lý để test IQ được 125 điểm. Tiếp đó cháu có thêm 4 buổi gặp gỡ với bác sỹ tâm lý, tôi không rõ bác sỹ hỏi cháu những gì nhưng sau đó bảo không cần đến nữa, cháu ... tốt rồi :roll:

Tôi cho cháu về tiếp tục đi học, nhưng giáo viên rất kêu, rằng cháu không chịu học, thỉnh thoảng dọa các bạn, làm các bạn sợ.... hiện tại tôi thương lượng với nhà trường cho cháu học buổi sáng còn chiều tôi đón về nhà tự dạy cháu. Thật sự ở nhà chúng tôi không thấy cháu làm sao hết, ngoan, biết nghe lời, nếu tập trung thì học tiếp thu tốt. Vậy cứ đến trường là lại gây chuyện, rất thèm có bạn nhưng lại không biết chơi với bạn như thế nào. Ở nhà thì không thấy giận dữ gì nhưng cứ chơi với các bạn là khả năng cáu giận ( bùng nổ cơn giận) rất cao nên các cô giáo cũng sợ không dám cho chơi với bạn nhiều. Chúng tôi buồn và lo lắng hoang mang quá, không biết phải làm sao với cháu, đưa đi chữa trị ở đâu??? Bây giờ là cấp I, cấp II, III cháu sẽ học ở đâu, tương lại cháu sẽ thế nào??? Chưa kể sau này nếu cứ tiếp tục không biết kiềm chế thì những cơn giận dữ đó sẽ gây ra hậu quả gì???

Tôi rất xin lỗi vì đã quá dài dòng. Rất cảm ơn các anh chị đã đọc và mong nhận được tư vấn, chia sẻ từ các anh chị.

Xin chân thành cảm ơn.
Mebeco2002
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 03, 2011 6:09 pm

Re: Xin được giúp đỡ!

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 3 05, 2011 7:15 pm

Chào bạn, bạn đừng bao giờ sợ mình dài dòng. Nếu bạn vắn tắt, chúng tôi sẽ không đủ thông tin về bé. Ngoài ra, tôi cũng là mẹ, và tôi hiểu vì sao những người mẹ có thể nói thật nhiều về con. Chúng tôi cam đoan sẽ nghe hết những gì bạn nói. Đổi l ại, bạn chỉ cần... chịu khó nghe nếu có 1 người mẹ khác đang lo lắng vì con.

Với bé nhà bạn, bác sĩ cho Risperdal, nhưng bạn không nói bạn đã cho con uống chưa. Bạn nhớ quan sát kỹ xem khi con uống thì phản ứng của con thế nào nhé. Bạn cũng nên để ý đến liều lượng. Ở chỗ mình làm việc thì người ta đi thêm 1 bác sĩ nữa để lấy ý kiến của vị thứ nhì (sau khi trình bày vị thứ nhất đã đề nghị gì). Tuy vậy, tôi nghe là ở Vn thì hình như các bác sĩ không làm thế. Có người bảo tại họ tự ái, có người bảo họ sẽ giận mình, có người bảo vị thứ 2 chả muốn dính vào.... Tôi không rõ lý do gì, nhưng nếu cac bác sĩ không cho ý kiến như tôi đã mô tả thì đành vậy. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng thế, nhỡ có người đồng ý cho ý kiến thì sao. Bạn hỏi thử xem.

Với Risperdal, bạn đừng cho con uống hôm nay nghỉ ngày mai. Tối kỵ nhé. Thà chưa uống, để đó nghiên cứu, còn hơn hôm uống hôm không.

Qua những gì bạn mô tả, bạn để y sẽ thấy bé bực bội, bạo động chỉ ở trường mà thôi. Vậy điều gì trong môi trường làm cho bé bạo động, giận dữ? có thể vì trường học đông người và ồn ào, còn tại nhà vắng vẻ yên ắng. Có thể vì lớp học là nơi bé phải nỗ lực và cố gắng, trong khi tại nhà bé có cha mẹ/người thân nương nhẹ vì hiểu bé hơn. Có thể vì thời gian ở trường đối với bé là thiếu những khoảng lặng, giãn xả...

Bạn nên tìm hiểu khi nào, trong tình thế nào thì bé nổi giận và gây gổ, bạo động. Tôi không có ý đổ lỗi cho môi trường. Tuy vậy, phải biết có những gì làm cho bé mất bình tĩnh. Nếu tránh được, dậy cho bé tránh (bạn lớn tiếng, bạn chọc ghẹo, bé không hiểu bài giảng...). Nêu không tránh được (bài kiểm tra, các đòi hỏi của giáo trình, qui luật của trường...), dậy cho bé hợp tác.

Câu hỏi của bạn, vì thế, thiếu đi cac chi tiết quan trọng về môi trường. Bạn tìm hiểu, rồi quay lại cho chung tôi biết nhé. Phải biết, chúng tôi mới đề nghị những phương thế để gia đình và thầy cô cùng hỗ trợ cho bé.

Có những em học sinh trình độ tri thức kém. Khi các em không thể ngồi với bạn vì nhận thưc của các em quá yếu, bố mẹ cũng đành dậy con càng tự lập càng tốt, và rèn hành vi. Với con bạn, bé có tri thức tốt, và chỉ vì hành vi mà có thể sẽ không được nhận vào trường. Mũi nhọn của kế hoạch của bé nên là tìm hiểu môi trường để dậy bé đáp ứng bằng những cách thức thích hợp. Nếu không có kế hoạch tốt, sẽ rất uổng cho trình độ nhận thưc của bé. (Đây chính là điểm khiến cho bạn có thể trở nên lo lắng hơn bố mẹ của những em có nhận thức yếu). Chúng tôi thông cảm với bạn, và sẽ giúp hết sức có thể.

Thế là bạn nợ chúng tôi hai chi tiết: bạn đang và sẽ làm gì với toa thuốc Risperdal? Bạn tìm hiểu xem môi trường có gì khi con nổi giận?

Đợi bạn đấy nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Xin được giúp đỡ!

Gửi bàigửi bởi Mebeco2002 » CN Tháng 3 06, 2011 6:40 pm

Trước hết xin cảm ơn chị Tường Anh. Thật sự là rất rất rất mừng khi nhanh chóng nhận được sự hồi âm của chị.

Xin phép được trả lời cặn kẽ về hai câu hỏi của chị.

1. Về đơn thuốc Risperdal: Bác sĩ có kê cho cháu nhà tôi 20 viên, nhưng sau khi tham khảo thêm với chú của cháu ( cũng là bác sĩ, nhưng là bác sĩ khác khoa) chúng tôi quyết định chỉ cho cháu dùng một nửa liều ( tức là 10 viên Risperdal và 20 vien thuốc bổ thần kinh Neurocarl. Với 1/3 viên Risperdal mỗi tối, và một viên Neurocarl mỗi sáng). Trong quá trình dùng thuốc cháu có vẻ NỀN TÍNH hơn, ngày nào đến đón con tôi cũng hỏi cô giáo, hỏi các bạn cùng lớp xem cháu thế nào, cô và các bạn đều nhận xét :" Bạn NA ngoan hơn ...". Tôi cũng chưa hiểu là do tác động của thuốc, hay do những lời căn dặn của mẹ, hoặc do những buổi cháu đi nói chuyện với bác sỹ tâm lý có tác động tốt hơn với cháu ( thời gian này, mỗi tuần cháu đều có một buổi gặp bác sỹ tâm lý tại viện nhi TW, 4 buổi liền cho đến khi bác sĩ nói không cần gặp nữa), hay là do cô và các bạn ở lớp đã biết cháu như vậy nên nương nhẹ hơn với cháu? Thời gian này tôi cũng đã cho cháu học hơn một buổi thôi, chứ không học cả ngày nữa ( tức là học buổi sáng + nửa buổi chiều, khoảng 3h20 tôi đến đón cháu, không cho cháu ở lại giờ ra chơi cuối buổi chiều, kéo dài gần một tiếng vì sợ các bạn chơi đùa không may va vào cháu cũng có chuyện...). Sau thời gian này là đến thời gian nghỉ tết. Cháu nghỉ ở nhà và không có chuyện gì xảy ra. Cho đến khi hết tết cháu quay lại trường, thời gian này không dùng thuốc nữa, cũng không đi bác sĩ tâm lý. Tất nhiên mẹ vẫn dặn dò, bạn ở trường cũng không gây sự gì với con, nhưng trẻ con thì không tránh khỏi những va vấp với nhau và cháu lại gây chuyện.

2. Về môi trường khi con nổi giận: Trường cháu học là một ngôi trường tu thục cấp 1 nhỏ với khoảng 7 lớp và mỗi lớp chừng 27 học sinh, các cháu đều ngoan ngoãn, các cô khá thương trẻ. Cháu nhà tôi thường nổi giận có lý do ( tuy nhiên hôm kia gặp cô giáo của chau, cô nói "đôi khi con cáu giận một cách vô cớ", tôi hỏi lại cô " vô cớ như thế nào ạ?" thì cô trả lời " bạn chẳng may huých khuỷu tay vào khi đang vẽ, hoặc nói sai một câu bạn nhại lại..." tôi không nghĩ đây là vô cớ mặc dù có thể lý do đó nhỏ như con kiến). Với những lý do nho nhỏ đó, cháu cáu giận khá lâu, bạn trêu thêm vài câu, một vài bạn đứng xem có vẻ cười cợt ( hoặc cháu CHO RẰNG như vậy) cứ thế cơn tức giận lên tới đỉnh điểm. Cháu có thể đập bàn ghế, chạy quanh sân trường, nếu cổng trường không đóng, cháu bỏ chạy ra ngoài đường. Tuy nhiên nếu có cô kịp thời ở đó ngay khi lý do nhỏ kia mới bắt đầu hình thành sự cáu kỉnh của cháu thì cô giải quyết được ngay, cơn giận của cháu xẹp xuống dù vẫn còn hậm hực một lúc nữa.

Cô giáo của con cho rằng con thường không kiểm soát được các cơn giận vào cuối buổi học, có vẻ khi con đã khá căng thẳng với một ngày học, bài khó hơn cũng khiến con cáu ( lên lớp 3 các bài toán( là môn con học được hơn cả) có lời giải khó hơn lớp 1 và lớp 2). Vì vậy trong thời gian này tôi đành chọn phương án cho con một buổi ở trường, một buổi ở nhà dù điều này thiệt thòi cho cả mẹ và con.

Xin chị Tường Anh cho tôi hỏi thêm : Với liều thuốc mà chúng tôi tự ý giảm một nửa cho cháu như vậy có hậu quả gì với cháu không ạ? Thêm nữa chúng tôi cũng đang tự ý mua thêm 20 viên thuốc bổ thần kinh Neurocarl cho cháu uống mỗi sáng có nên không ạ, hay chúng tôi nên đưa cháu đi gặp bác sĩ để họ khám lại cho cháu? Chồng tôi bất mãn với cách làm việc của cac bác si ở viện nhi TW quá... thật là buồn!

Rất mong nhận được hồi âm của chị. Chân thành cảm ơn chị!
Mebeco2002
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 03, 2011 6:09 pm

Re: Xin được giúp đỡ!

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 3 07, 2011 2:59 am

Xin chị Tường Anh cho tôi hỏi thêm : Với liều thuốc mà chúng tôi tự ý giảm một nửa cho cháu như vậy có hậu quả gì với cháu không ạ? Thêm nữa chúng tôi cũng đang tự ý mua thêm 20 viên thuốc bổ thần kinh Neurocarl cho cháu uống mỗi sáng có nên không ạ, hay chúng tôi nên đưa cháu đi gặp bác sĩ để họ khám lại cho cháu?


Chào chị,

CCM có các bác sĩ cộng tác nhưng họ làm việc với trẻ TK tại California, và theo nguyên tắc cũng như đạo đức Y khoa họ sẽ không thể cho lời khuyên về thuốc men trên diễn đàn được, mong chị thông cảm. Về các tác dụng phụ của thuốc tôi có thể hỏi dùm chị vì đó là thông tin đại chúng, nhưng về liều lượng và nên/không nên thì không thể.

Như chị Tường Anh đã nói, chị có thể đưa bé đí gặp một bác sĩ khác xin ý kiến. Ngay cả khi chị quyết định thay đổi liều lượng, chị cũng nên nói cho bác sĩ đầu biết nhé.

"đôi khi con cáu giận một cách vô cớ"


Thưa chị không có hành vì nào là vô cớ đâu ạ. Tất cả đều có nguyên do. Có thể đối với người không chuyên ngành, chúng ta nghĩ bé nổi giận vô cớ nhưng đối với các chuyên gia về hành vi (behavior analyst), họ sẽ nhìn ra sau một thời gian quan sát. Ngoài việc tìm nguyên nhân, chị hỏi xem những lần bé vi phạm nội quy thì cô giáo hoặc nhà trường làm gì, và chị quan sát xem nó ảnh hưởng tới hành vi trong các lần tới như thế nào (tôi thấy chị có dùng chữ "hậm hực" trong bài viết).

Khi học ở nhà, nếu cuối giờ học cháu mệt mỏi thì cháu có cáu giận không? Khi học ở trường, cô giáo có cho phép cháu đi ra ngoài nghỉ giải lao trong khi các bạn khác vẫn ngồi học không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin được giúp đỡ!

Gửi bàigửi bởi Mebeco2002 » T.Hai Tháng 3 07, 2011 6:34 pm

Cảm ơn anh Phi!

Tôi cũng biết là con không cáu giận một cách vô cớ, có điều phản ứng của con hơi thái quá khiến cho các bạn không hiểu con kinh ngạc mà thôi. ví dụ: Con và bạn đang chơi rất vui vẻ, con quý cậu bạn đó và bạn đó cũng rất quý con, nhưng khi bạn đụng vào cặp sách của con, lục cặp sách con( có thể vì trong cặp của con có cất nhiều đồ linh tinh mà con dấu diếm để chơi ở lớp) là con không thích và và cơn cáu giận ập tới, con la hét, khóc và đánh bạn...Về nhà tôi hỏi con "Sao con không nói với bạn là con không thích?" con trả lời " Con có nói với bạn rồi, con nói là đừng đụng vào đồ của con, con không thích.... nhưng bạn vẫn CỐ TÌNH". Con rất ghét ai cố tình gây chuyện với con, và con rất giận hành vi này, nếu vô tình thì con có thể bớt giận hơn. Tôi xin nói rõ thêm một chút, thường thì tôi không cho con mang đồ chơi, đồ ăn vặt tới lớp vì sợ có chuyện... nhưng con rất giỏi tưởng tượng, con có thể nhặt nhanh vài cái nắp bút rơi vãi, vài mảnh lắp ghép đồ chơi của ai đó đánh rơi ( ở trường) và dấu trong cặp để chơi với những cái đó. Bạn cùng lớp thấy con chơi với những cái đó hay hay thì cũng tham gia vào và .. có chuyện .. haiz. Rồi con ngồi vẽ trong giờ ra chơi ( không thèm chơi với ai hết như lời cô dặn), con vẽ linh tinh thôi các bạn đứng xem, bình phẩm... có chuyện ...Trời ơi tôi u hết cả đầu mỗi khi nhận điện thoại của cô. Cả ngày không thể làm được việc gì, chỉ nghĩ con đang làm gì ở trường và lo lắng. Nếu ngày nào may mắn không có chuyện (trộm vía) đi đón con mà thấy tâm hồn phơi phới quá! Cứ thấy cô gọi mẹ NA ơi là tim thót vào rồi.Có vẻ như con rất bối rối với cách chơi, cách giải quyết với các bạn. Tôi có dạy con tránh va chạm, bạn nào phiền đến con cứ làm lơ đi, nhưng trẻ con mà có nhiều cháu chỉ là đùa thôi, mà cháu thì...Hiện giờ cô giải quyết theo hướng khá tiêu cực tôi cũng không biết là tốt hay dở cho con. Tức là: Cấm các bạn khác chơi với con, con bây giờ chỉ học buổi sáng, chiều tôi đón về. Buổi sáng giờ ra chơi cô cho các bạn ra sân chơi hết, một mình con ngồi lại lớp vẽ, hoặc chơi trò chơi tưởng tượng của con. Nghĩ mà thương con quá, viết những dòng này mà nước mắt lại vòng quanh. Nhưng không biết làm sao vì cô bảo " Phụ huynh cũng có người kêu ca rồi đấy" đành tạm thời thế vậy, con vẫn được chấp nhận ở lớp là may rồi, rồi từ từ tính vậy.

[chị hỏi xem những lần bé vi phạm nội quy thì cô giáo hoặc nhà trường làm gì, và chị quan sát xem nó ảnh hưởng tới hành vi trong các lần tới như thế nào (tôi thấy chị có dùng chữ "hậm hực" trong bài viết).]

Những lần cháu gây chuyện thì thông thường cô giữ cháu lại, xoa dịu cháu và gọi tôi tới. Cô có tỏ thái độ thì là với tôi chứ không phải là với cháu. Nếu cháu sai thì tôi phân tích với cháu, cháu cũng có vẻ nguôi nguôi đồng ý xin lỗi cô ( nhưng nhất định không xin lỗi bạn vì cháu vẫn khăng khăng là do lỗi của bạn). Nếu bạn sai thì cô phân tích cho cháu và bắt bạn xin lỗi cháu cũng có vẻ bỏ qua, nhưng vẫn "hậm hực" tức là khó chịu, vùng vằng mất một lúc. Và lần sau cũng vẫn tiếp tục như vậy. Nếu chúng tôi làm căng không biết sẽ như thế nào, vì tôi chưa lần nào dám thử, lúc đó cháu rất căng thẳng và hung dữ, tôi nghĩ xoa dịu làm cho cháu bình tĩnh lại thì tốt hơn.


[Khi học ở nhà, nếu cuối giờ học cháu mệt mỏi thì cháu có cáu giận không? Khi học ở trường, cô giáo có cho phép cháu đi ra ngoài nghỉ giải lao trong khi các bạn khác vẫn ngồi học không?]

Thưa anh, ở nhà vào cuối giờ học cháu mệt mỏi thì cháu không cáu giận mà chỉ tỏ ra mệt mỏi không muốn học tiếp, nhưng tôi nghiêm nghị yêu cầu học tiếp cháu cũng nghe và không khó chịu gì, đôi khi tôi để cháu tự học để làm việc nhà ( những bài dễ mà tôi biết cháu làm tốt) nhưng cháu không tập chung, mải chơi ( nghĩ ngợi gì đó) khi tôi vào kiểm tra cháu chưa làm xong, tôi mắng, hoặc phạt ( không cho chơi máy tính) cháu cũng chấp nhận dù hơi buồn.
Ở trường, cô không cho cháu đi giải lao trong khi các bạn khác học, vì cháu hoàn toàn không có vẻ căng thẳng khi học. Cô chỉ cho cháu làm bài dễ hơn các bạn, và khi nào cháu không thích học cháu bỏ mặc không thèm ghi bài ( tệ thế đấy ạ). Cháu rất sợ tôi buồn, vì tôi cũng khá kỳ vọng vào cháu khi nhận ra cháu có khả năng học không đến nỗi nào ( có thể tôi đã ép cháu học quá sức chăng?) hôm trước cháu bị điểm 2 toán, cháu đã xé vở và điều này khiến cô giáo rất giận. Buồn hơn là mấy hôm nay cô giáo tỏ ra lạnh nhạt với cả mẹ và con. Đi đón con mẹ cứ "xun xoe" ( đúng là phải dùng từ này đấy ạ, tủi thân ghê) muốn hỏi han cô mà cô không thèm tiếp lời. Cô chán con thì mẹ phải biết làm sao đây??? Tôi buồn, buồn lắm lắm mà không biết phải làm sao đây?? Việc cũng đã bỏ rồi mà không biết có giúp gì được cho con không?
Mebeco2002
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 03, 2011 6:09 pm

Re: Xin được giúp đỡ!

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 3 07, 2011 9:44 pm

1. Về đơn thuốc Risperdal: Bác sĩ có kê cho cháu nhà tôi 20 viên, nhưng sau khi tham khảo thêm với chú của cháu ( cũng là bác sĩ, nhưng là bác sĩ khác khoa) chúng tôi quyết định chỉ cho cháu dùng một nửa liều ( tức là 10 viên Risperdal và 20 vien thuốc bổ thần kinh Neurocarl. Với 1/3 viên Risperdal mỗi tối, và một viên Neurocarl mỗi sáng). Trong quá trình dùng thuốc cháu có vẻ NỀN TÍNH hơn, ngày nào đến đón con tôi cũng hỏi cô giáo, hỏi các bạn cùng lớp xem cháu thế nào, cô và các bạn đều nhận xét :" Bạn NA ngoan hơn ...". Tôi cũng chưa hiểu là do tác động của thuốc, hay do những lời căn dặn của mẹ, hoặc do những buổi cháu đi nói chuyện với bác sỹ tâm lý có tác động tốt hơn với cháu ( thời gian này, mỗi tuần cháu đều có một buổi gặp bác sỹ tâm lý tại viện nhi TW, 4 buổi liền cho đến khi bác sĩ nói không cần gặp nữa), hay là do cô và các bạn ở lớp đã biết cháu như vậy nên nương nhẹ hơn với cháu? Thời gian này tôi cũng đã cho cháu học hơn một buổi thôi, chứ không học cả ngày nữa ( tức là học buổi sáng + nửa buổi chiều, khoảng 3h20 tôi đến đón cháu, không cho cháu ở lại giờ ra chơi cuối buổi chiều, kéo dài gần một tiếng vì sợ các bạn chơi đùa không may va vào cháu cũng có chuyện...). Sau thời gian này là đến thời gian nghỉ tết. Cháu nghỉ ở nhà và không có chuyện gì xảy ra. Cho đến khi hết tết cháu quay lại trường, thời gian này không dùng thuốc nữa, cũng không đi bác sĩ tâm lý. Tất nhiên mẹ vẫn dặn dò, bạn ở trường cũng không gây sự gì với con, nhưng trẻ con thì không tránh khỏi những va vấp với nhau và cháu lại gây chuyện.


Tại sao bạn quyết định ngưng thuốc? Chú của bé có ý kiến gì khi chị muốn ngưng thuốc? Sau khi ngưng, chị thấy là bé có vẻ giận dữ như trước, vậy chị có sẽ cho dùng thuốc nữa hay thôi? Tất cả những quyết định này, bác sĩ của bé nói gì?

2. Về môi trường khi con nổi giận: Trường cháu học là một ngôi trường tu thục cấp 1 nhỏ với khoảng 7 lớp và mỗi lớp chừng 27 học sinh, các cháu đều ngoan ngoãn, các cô khá thương trẻ. Cháu nhà tôi thường nổi giận có lý do ( tuy nhiên hôm kia gặp cô giáo của chau, cô nói "đôi khi con cáu giận một cách vô cớ", tôi hỏi lại cô " vô cớ như thế nào ạ?" thì cô trả lời " bạn chẳng may huých khuỷu tay vào khi đang vẽ, hoặc nói sai một câu bạn nhại lại..." tôi không nghĩ đây là vô cớ mặc dù có thể lý do đó nhỏ như con kiến). Với những lý do nho nhỏ đó, cháu cáu giận khá lâu, bạn trêu thêm vài câu, một vài bạn đứng xem có vẻ cười cợt ( hoặc cháu CHO RẰNG như vậy) cứ thế cơn tức giận lên tới đỉnh điểm. Cháu có thể đập bàn ghế, chạy quanh sân trường, nếu cổng trường không đóng, cháu bỏ chạy ra ngoài đường. Tuy nhiên nếu có cô kịp thời ở đó ngay khi lý do nhỏ kia mới bắt đầu hình thành sự cáu kỉnh của cháu thì cô giải quyết được ngay, cơn giận của cháu xẹp xuống dù vẫn còn hậm hực một lúc nữa
Cô giáo của con cho rằng con thường không kiểm soát được các cơn giận vào cuối buổi học, có vẻ khi con đã khá căng thẳng với một ngày học, bài khó hơn cũng khiến con cáu ( lên lớp 3 các bài toán( là môn con học được hơn cả) có lời giải khó hơn lớp 1 và lớp 2). Vì vậy trong thời gian này tôi đành chọn phương án cho con một buổi ở trường, một buổi ở nhà dù điều này thiệt thòi cho cả mẹ và con..


Đúng là không thể giận vô cớ, dù cớ ấy có vẻ vô lý với đa số người khác. Chị đã tìm ra môt số lý do (nổi giận vào cuối ngày học, bạn nhại lời bé, bạn vô tình hích vào bé...), chị nên lập ra những trường hợp và lối giải quyết rồi giúp bé chọn một cách thích hợp.

Xin chị Tường Anh cho tôi hỏi thêm : Với liều thuốc mà chúng tôi tự ý giảm một nửa cho cháu như vậy có hậu quả gì với cháu không ạ? Thêm nữa chúng tôi cũng đang tự ý mua thêm 20 viên thuốc bổ thần kinh Neurocarl cho cháu uống mỗi sáng có nên không ạ, hay chúng tôi nên đưa cháu đi gặp bác sĩ để họ khám lại cho cháu? Chồng tôi bất mãn với cách làm việc của cac bác si ở viện nhi TW quá... thật là buồn!


Việc giảm 1/2 thì tôi thấy nên, vì thật sự chị không thể đem cháu đi xin ý kiến thứ nhì như tôi mô tả lần trước. Chú của cháu có lẽ sẽ hết lòng giúp, nhưng chú thuộc chuyên khoa khác, nên có thể chị nghe ý kiến chú ấy mà không dám tin 100%. Vì thế, mình giảm 1/2 rồi quan sát, và khi thấy ổn định thì cứ giữ thế. Cần thì tăng thêm. Tuy nhiên, việc giảm 1/2 thuốc không quan trọng bằng việc chị tự ý cho ngừng. Risperdal là thuốc tác động đến thần kinh và não bộ. Chị không nên cho uống, rồi thôi, rồi cho uống, rồi thôi... Đó không phải là thuốc ho, thuốc bổ.

Với Neurocal hay bất kỳ loại thuốc "bổ não" nào khác, tôi xin nhắc lại ý kiến của nhóm bác sĩ thần kinh hỗ trợ CCM: không có thuốc gì tên là bổ não. Những thuốc bổ não, thuốc kích thích ăn uống... không chứng minh được tầm hiệu quả. Không phải tôi sống ở Mỹ nên thần tượng họ, nhưng phải nhận rằng y khoa của Mỹ tiến bộ. Nếu thế, và nếu thực sự có những loại như thế, trẻ con Mỹ đã thành thần đồng với tỷ lệ 9/10.

Chị nên tìm bác sĩ tham khảo trước khi quyết định thay đổi liều lượng của Risperdal. Tôi biết rằng việc gặp bác sĩ và có giờ hỏi han kỹ càng là khó khăn tại Việt Nam. Hay là mình đến phòng mạch riêng của họ? Không biết họ có sẽ có nhiều thời gian hơn cho mình không? Khi đến, chị nên viết xuống những câu hỏi vào giấy, vì thời gian không đủ, thông tin lại nhiều. Mình lúng túng quên cái này cái kia thì uống giờ lắm.

Nêu chị không có dịp hỏi han bác sĩ nhiều về tác dụng chính và phụ của Risperdal, chị tìm dược sĩ hỏi xem sao. Điều quan trọng tôi phải nói lại là: đừng uống rồi ngừng như chị đang làm.

Rất mong nhận được hồi âm của chị. Chân thành cảm ơn chị!


Hồi âm rồi đấy, nhưng đừng cám ơn nữa nhé. Mình đã làm được gì cho nhau đâu. :D
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4504
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Hỏi Đáp (xin đọc lại những bài cũ trước khi hỏi)

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách.

cron