Cảm ơn chị đã tư vấn giúp về trường hợp của con em, hiện tại em cũng cho cháu uống 2 bữa sữa tười và 1 bữa sữa bột/ngày thay cho 3 bữa sữa bột như trước kia...chắc sắp tới em chuyển cho cháu uống sữa tươi hoàn toàn ạ.
Sữa tươi là tươi thật, hay sữa đóng hộp hả em? Mà sữa có ngọt không? Chị cứ thắc mắc mãi: sữa tươi sao lại để đuơc 6 tháng như Vinamilk đấy. Lẽ ra sữa tươi cùng lắm 1 tuần là lên men ráo hết. Thế mới là tươi chứ. Nhưng thôi, không nói chuyện ngôn từ thiên hạ sử dụng. Điều chị muốn nói là em xem xem thành tố sữa có những gì con cần, và có gì con phải tránh không (đường chẳng hạn).
Đúng thật là đi làm về thấy con khóc ngằn ngặt đòi ăn vạ là em nản lắm ạ, tại cháu bướng bỉnh và khóc dai nên bố mẹ và bà cũng sốt ruột... lại đành đáp ứng cháu ... lâu dần có lẽ cũng tạo thói quen xấu cho con đòi quà

. Em sẽ điều chỉnh lại cả gia đình điều này.
Em sẽ phải Hội Ý thật đấy. Tìm dịp nào bàn kế hoạch cho rõ ràng. Chị không nói đùa đâu. Vì nghe con khóc ngằn ngặt 30 phút đồng hồ, ai mà chịu nổi? Vừa chói tai, vừa đau lòng. Thế nhưng, nếu ông bà và bố mẹ thống nhất thì con sẽ học ra bài học: Không ăn hiếp được họ nữa rồi, nín đi thôi! Kế hoạch mà em và gia đình bàn sẽ phải có những khoản rõ ràng: khi con bắt đầu nổi giận thì ai sẽ là người đánh lạc hướng con, ai là người giữ vai nghiêm nghị, ai sẽ ôm con khi con bắt đầu tấn công người khác, ai sẽ ở lại chịu trận, còn ai phải rời chỗ ấy tránh mặt, ngay sau khi con dứt cơn "tam bành" thì ai sẽ cho con món gì, nói gì cho con quên... Đừng để tình trạng ông nói gà bà nói vịt: bố ôm con và kiên quyết không nhượng bộ thả ra cho con đi cắn mẹ, bà lại chép miệng "ối giời nuôi con mà như nuôi kẻ thù". (Đấy là chị thí dụ thôi, ý chị không nói xấu bà đâu nhé. Thưa với bà thế hộ chị. Chị thí dụ thế là vì mẹ ruột của chị luôn miệng trách khi chị và chồng chị la mắng con, vậy nên hai thằng con có chuyện gì là đi tìm bà mà núp trong phòng bà).
Có một điều nữa là em không thể đọc chuyện cho cháu trước khi đi ngủ được mặc dù rất muốn đọc để tạo thói quen đọc sách cho cháu. Khi em đọc sách cháu cứ vồ lấy và lật từng trang không cho mẹ đọc gì cả, rồi cũng cầm sách ê a bắt trước...kết quả là mẹ chẳng đọc được cho con. Đã 2 tuổi rồi mà em toàn phải mua sách bìa thật cứng k thì cháu sẽ xé hết ra để chơi

.
Em mua sách giấy thường cũng được, rồi tách rời ra, đem ép plastic. Hết xé nổi luôn! Khi đọc truyện buổi tối, em cũng có thể cắt truyện ra từng tờ, rồi đưa con từng tờ một. Con ê a kệ con, mẹ đọc cứ đọc. Nhưng mà đọc cái gì đơn giản thôi (Con gấu mặc áo vàng thay vì Ngày xưa có một con gấu rất hay mặc áo đầm màu vàng).
Ngay cả đến lớp (em cho cháu đi học trường công lập được 1 tháng) cô giáo cũng kêu khi ăn cháu k cho xúc mà cứ tự xúc rồi quay đi quay lại lại xúc sang bát của bạn, thích thì cháu tự xúc ăn hết, còn k thì k ăn là không ăn => đây là biểu hiện của bệnh lý hay do tính bướng bỉnh hả chị ???'
Em nhờ cô cho con ngồi xa bạn ra xem sao. Khi con chán ăn, con sẽ phá, và cách phá dễ nhất là thò thìa sang bát bên cạnh. Còn việc thích thì ăn, không thích thì không chịu xúc là chuyện biìh thường. Đứa trẻ nào chả thế. Mà này, tụi mình cũng thế thôi!
Giờ vợ chồng em băn khoăn quá, không biết có phải con mình do bướng quá hay là dấu hiệu của bệnh nữa. Em cũng muốn đưa cháu đi bác sĩ để khám nhưng chưa biết địa chỉ khám nào phù hợp cả với lại cũng có ý kiến cho rằng k nên cho đi khám khi chưa có biểu hiện rõ của TK vì trẻ em thường cũng có một số nét tính cách trong chứng bệnh tự kỷ , em định cho con tới lớp học nói với các chuyên gia độ 1,2 buổi / tuần. Em muốn xin ý kiến của chị ạ ? Nếu chị có địa chỉ nào tốt xin tư vấn giúp em
Em vào tìm địa chỉ hữu ích sẽ thấy phụ huynh đưa lên các nơi khám. Tụi chị không chỉ định chỗ nào bao giờ em ạ.
Chị nghĩ hai vợ chồng em đừng thèm băn khoăn là "con bị cái gì". Bị cái gì, hay không bị gì, thì mình vẫn thấy con có khó khăn ngôn ngữ bày tỏ, khó khăn tập trung, và hành vi. Và biết thế thì mình hỗ trợ con. Tên của rối loạn hay bệnh hoạn gì đấy không phải là không quan trọng, nhưng sẽ không có ý nghĩa gì nếu chỉ biết tên bệnh mà không tìm ra thuốc.
Em cứ cho con đi học, và nên nhờ cô chú ý rèn hành vi cho con. Em cũng nên cho con có cô giáo học riêng để chú trọng ngôn ngữ bày tỏ. Một khi con nói nhiều hơn, em sẽ thấy con bớt cáu kỉnh và bớt phá.