Bé Hoàng- 27 tháng

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi minhtun » T.Bảy Tháng 4 04, 2009 11:33 pm

Chào các chuyên gia trong “Cùng nhau vượt khó”!
Em là Thu - mẹ của Hoàng 27 tháng tuổi .Mong các chuyên gia và các phụ huynh tư vấn cho trường hợp cháu nhà tôi. Tôi xin trình bày về cháu như sau

1. Kết quả khám tại Viện Nhi TW ngày 11/3/2009 – Cháu 26 tháng tuổi.
* Bác sĩ tại khoa Tâm bệnh thăm khám bằng các câu hỏi bs đưa ra để bố mẹ trả lời (khoảng 10 phút). Kết quả được ghi trong Sổ khám như sau:
- Trẻ chỉ phát âm baba, bàbà, chưa nói được từ nào
- Gọi trẻ có lúc quay lại lúc không (40% quay lại)
- Chỉ được một số bộ phần cơ thể, một số đồ vật, con vật; Cần gì hay lôi tay người khác
- Trước kia (15-20 tháng tuổi) hay đi nhón gót, hay xoay tròn đồ vật, nay đã đỡ nhiều
- Không biết khoe đồ
- Thích chơi xếp hình
- Quá yêu thích sách vở, đặc biệt là các con số từ thời gian khoảng 2 tháng trở lại đây
- Sai làm được một số việc
- Con đầu lòng, mẹ thai sản có doạ đẻ non, phải uống thuốc dưỡng thai 1 tháng. Cân nặng lúc sinh là 3,2kg. Có vàng da sơ sinh, ngày thứ 21 mới phát hiện : tiêm 1 mũi thuốc và truyền nước 6 ngày thì da trở lại bình thường.
- Bệnh hay mắc phải: Viêm phế quản, 2 lần viêm tai giữa.
- Phát triển 13 tháng đi, bập bẹ “baba” từ 17 tháng đến nay không phát triển thêm. Năm đầu chưa thấy bất thường.
- Chưa đi học, năm đầu ở nhà với bà nội, năm thứ hai nhờ bà trông trẻ đến nhà trông, xem tivi nhiều. Ăn khó, không chịu nhai hay nuốt chửng, ăn hoa quả không chịu ăn. Từ 17 tháng gọi trẻ ít chú ý.
- Khám: Trẻ khóc hét lên, theo bố mẹ (sợ khám bác sĩ). Tim phổi bình thường. Phanh lưỡi ngắn nhẹ
* Test tâm lý: Bác sĩ tâm lý yêu cầu bố mẹ vào phòng test chơi cùng với con. Bác sĩ lấy đồ chơi để bố và con chơi dưới nền nhà, mẹ trả lời phiếu M-CHAT. Sau đó bố mẹ cùng chơi với con, bsĩ quan sát con chơi, kết hợp vừa yêu cầu con thực hiện một số việc vừa hỏi bố mẹ một số câu hỏi. Sau 30 phút thì có kết luận như sau:
DenVer: Cá nhân xã hội = 14 tháng
Vận động tinh = 18 tháng
Nói = 11 tháng
Hiểu = 17 tháng
Vận động thô = bình thường
M-CHAT 5/23 câu (+)
CARS 35-36 điểm

* Kết luậncuối cùng của bác sĩ:
- Kết luận trẻ tự kỷ
- Đơn thuốc: 1 lọ Somazina 30ml (uống sáng 1ml/ngày); 1 lọ Caditimin 100ml (uống sáng 3ml/ngày)
- Tài liệu: 100 bài tập của Maurice; Phát triển ngôn ngữ sớm.
- Hẹn lịch điều trị tại bệnh viện: tháng 8/2009.

2. Hiện nay:
* Những việc cháu đã làm được:
- Sai làm một số việc đơn giản: cất hoặc lấy một số vật quen thuộc (VD: lấy bóng để chơi bóng với bố, lấy truyện tranh để mẹ đọc, cất giày dép..)
- Chỉ được tranh các con vật, hoa quả dán trên tường. ( Tôi mua bộ tranh con vật và hoa quả kích thước khổ giấy A4 dán dọc các bức tường trong nhà. Ban đầu bố mẹ chỉ vào từng hình và nói tên cho cháu quan sát (Vd “đây là con chó, con chó kêu gâu gâu”), vài lần là cháu nhớ. Khi bố mẹ hỏi “con chỉ cho mẹ đâu là con chó” hoặc “con gì kêu gâu gâu nhỉ?”, “đâu là quả chuối” hầu như cháu đều chỉ được. Sau khoảng 2 tuần cháu có thể chỉ đúng được khoảng 20 con vật và hoa quả.
- Chỉ được các hình: vuông, tròn, tam giác, hình thoi, hình bầu dục (hình tim và hình chữ nhật ít chỉ đúng)
- Biết tình cảm với bố mẹ. Mẹ bảo “con yêu mẹ một cái nào” thì cháu ghé má cháu và má mẹ để mẹ thơm một cái. Khi cháu hư, bố mẹ mắng là tủi thân ngay: mặt ỉu xìu, mắt đỏ hoe chạy lại ôm chặt lấy bố mẹ. Khi bố mẹ đi làm, nét mặt cháu không vui, có lúc đòi theo và khóc. Bố mẹ đi làm về, cháu mừng rỡ, mẹ bảo “con lấy chìa khoá cho mẹ mở cổng” là cháu chạy vào nhà tìm ngay.. Gần đây thỉng thoảng lúc nào thích thì chỉ được bố đâu, mẹ đâu.
- Thích chơi bóng với bố (chưa đá được bằng chân chỉ ném hoặc đẩy bằng tay). Thích bố mẹ cùléc để cười, đang cù mà bố mẹ dừng lại không chơi tiếp thì cu cậu lăn xả vào bố mẹ và muốn níu kéo để chơi tiếp. Thích mẹ nói thì thầm vào tai.
- Gần đây sau khi mẹ cho đi tiểu, mẹ giục kéo quần là tự kéo được.
- Thức ăn hay cái gì bẩn mà dình vào tay, mặt là “ư ư” đòi lau, có lần mẹ lau cho, có lần mẹ bảo đi lấy khăn vắt ở gần đó thì cũng lấy khăn và tự lau. Lúc nào thích ăn cơm hoặc rau thì có thể tự cầm thìa cơm mẹ múc sẵn cho vào miệng khá nhẹn (nhưng chỉ được vài miếng), thỉng thoảng tự cầm chén uống nước.
- Sở thích của cháu: Hiện tại cháu rất thích lật sách và các con số, cháu có thể chỉ đúng các số từ 1 tới 10.

(Tròn 24 tháng nhưng vẫn chưa biết chỉ ngón trỏ, thích lấy cái gì toàn lôi tay người khác. Thực ra trước đây khi cháu <20 tháng tuổi tôi không nghĩ việc chỉ ngón trỏ lại quan trọng như vậy, sau khi tìm hiểu tài liệu thì tôi mới giật mình. Tôi bắt tay ngay vào dạy cháu tập chỉ.
+ Đầu tiên là chiếc tivi, mẹ chỉ vài lần là cháu chỉ được.
+ Tiếp đó là một vài bộ phận cơ thể, các con số. Tôi cho cháu chơi những tờ lịch trên đó có tranh và số, cho cháu chơi với sách vở (vì bố mẹ đều là giáo viên nên trong nhà chỗ nào cũng là sách và sách) . Cũng từ những con số mà cháu đã biết chỉ bằng một ngón trỏ. Thấy vậy tôi mua bộ ghép hình các con số từ 1 đến 10, chỉ sau 1-2 ngày là cháu ráp đúng chỗ, sau 1 tuần thì phân biệt được các số từ 1-10. Chỉ trong thời gian 2 tháng mà cháu lại tỏ ra quá yêu thích các con số đến vậy. Đến bây giờ thì tôi lại phải hạn chế, gần như cấm không dám cho cháu tiếp xúc nhiều với các con số. Tôi sợ đến một lúc nào đó cháu nghiện quá mà không để ý tới cái gì khác. Đi đường nhìn thấy biển số nhà, biển số xe máy, ôtô.. nói chung gặp chỗ nào có số cháu cũng chỉ và rất thích thú thì tôi thường lờ đi và hướng cháu sang chuyện khác. Trước đây để tập chỉ cho cháu tôi chỉ vào số và nói đây là số mấy, tiếp đó cháu chỉ vào số và bố mẹ nói. Bây giờ mỗi khi lấy được sách hay cái gì có số cháu nhìn và chỉ vào số, không thấy bố mẹ đọc thì cháu nhìn vào mặt bố mẹ - ý muốn bố mẹ đọc.).

* Những việc cháu chưa làm được:
- Từ 17 tháng phát âm rất rõ bàbà, mama. Đến bây giờ vẫn chỉ có bàbà, mama, thỉng thoảng chỉ vào cái gì đó và ư, ừ
- Gọi tên có lúc quay lại ngay , có lúc gọi mấy lần và phải quát mới quay lại mặc dù tai nghe rất thính.
- Không chịu để ý khi bố mẹ hướng dẫn các bài tập của Maurice, không chịu tập phát âm nhưng nhiều lúc cũng nhìn vào miệng của mẹ khi mẹ giơ chữ A,U.. hay vật gì đó bên cạnh miệng của mẹ và mẹ nói. Tôi cũng thấy những bài tập Maurice cũng khó dạy từng bước như đã nêu vì con tôi không tập trung. Nhiều lúc thấy nản quá.

- Tôi đã cho cháu học ở lớp tư thục gần nhà nhưng không cho cháu học cả ngày mà chỉ học nửa ngày (sáng 8h-10h, chiều 3h-5h). Cháu ăn uống và ngủ trưa ở nhà. Tôi cho cháu học nửa ngày thì mọi người xung quanh không ủng hộ vì theo ý mọi người thì phải học cả ngày mới tốt. Nhưng tôi lại nghĩ khác!
+ Ở lớp cô không thể kèm thêm cháu được vì cô không biết nhiều (có khi biết rất ít hoặc thậm chí còn chưa hiểu tự kỷ là gì) và không có thời gian dành riêng cho cháu. Cho cháu sang lớp với mục đích cháu được tiếp xúc với bạn bè. Thời gian còn lại bố mẹ sẽ can thiệp thêm cho cháu ở nhà.
+ Cháu rất lười ăn, ở lớp các bạn ăn cơm trong khi đó cháu vẫn ăn cháo.
(Lớp có 16 cháu độ tuổi từ 16tháng-3,5tuổi + 1 cô giáo + 1 cô phụ việc)
Kết quả sau ba tuần cháu đi học: Vì trước khi đi học chính thức thì thỉnh thoảng cháu cũng sang lớp chơi 1 lúc nên cháu nhanh quen với cô, do vậy cũng ít khóc. Cháu cũng chưa biết chơi với bạn, hoặc có chơi cũng rất ít. Khi các bạn ngồi thành từng nhóm xếp đồ chơi thì cháu nhặt một vài thứ ngồi ra một chỗ khác chơi 1 mình. Cháu hay chạy lăng xăng trong lớp. Điều này làm tôi rất lo lắng. Nhìn nhận lại vấn đề: Từ lúc sinh ra đến 16 tháng cháu rất hay bị bệnh đường hô hấp nên gia đình cũng giữ gìn quá mức. Cháu ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít tiếp xúc với mọi người, nhất là trẻ con thì lại càng ít. Thời gian đó bố mẹ bận công việc, cháu ở trong nhà với bà, trừ lúc ngủ còn hầu như lúc nào cháu cũng xem tivi (ăn cũng phải xem tivi mới ăn – cháu rất lười ăn, ăn xong lại ngồi trên giường xem tivi và chơi đồ chơi). Bà cũng ít khi trò chuyện với cháu. Nghĩ lại tôi ân hận vô cùng!
Khi cô giáo yêu cầu cả lớp ngồi xếp hàng để tập hát, mấy buổi đầu thì hầu như cháu không chịu ngồi vào hàng. Bây giờ cháu cũng đã chịu ngồi trong hàng, được 1 lát lại đứng lên, cô giáo quát lại ngồi xuống.Có lúc cũng ngồi yên được 15phút mà không cần cô giáo nhắc nhở. Khi cô giáo cô và các bạn vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp thì cháu chỉ nhìn cô rất chăm chú, hát hết bài thì có lúc cháu vỗ tay, có lúc không. Cô giáo dạy chơi trò chơi thì cháu mới chỉ nhìn cô chứ chưa làm theo, nếu có thì cũng rất ít. Cô kể chuyện cháu cũng hay để ý. Thời gian mà cô giáo dạy hát, kể chuyện, chơi trò chơi mỗi buổi chỉ được khoảng 30phút (vì nhà trẻ tư thục mà). Khi có việc gì ngoài cửa, các bạn chạy ra xem thì cháu cũng chạy ra, nhiều khi còn chen vào để xem… Thỉng thoảng những lúc không đi làm tôi sang lớp chơi cùng với con, lôi kéo con vào chơi cùng các bạn. Tôi để ý xem cô giáo dạy các bạn trò chơi gì để về nhà dạy cháu chơi các trò chơi đó. Tôi dự định cho cháu học ở đó vài tháng xem tình hình tiến bộ cụ thể của cháu thế nào. Sau này tôi sẽ cho cháu học ở trường công lập.
- Cháu nhà em ăn uống rất khó khăn, lại hay bị bệnh về đường hô hấp. Thường thì mỗi bữa ăn hết 1 tiếng, thỉnh thoảng được vài ngày ăn uống tạm được thì nhanh nhất cũng phải 40phút/bữa. Hiện tại cháu gần tròn 27 tháng mà nặng có 10kg, cao 85cm, 17 răng vẫn ăn cháo ninh thật nhừ, thức ăn phải giã nhỏ như làm ruốc, rau băm nhỏ. Ăn thì toàn ngậm rồi nuốt chửng, tôi thử nấu không nhừ thì cu cậu hay ậm oẹ lắm (vì vẫn nuốt chửng). Tôi cũng đã cho uống đủ các loại thuốc bổ dành cho trẻ biếng ăn như Lysivit, Unikid, Davita… nhưng cũng không cải thiện được mấy. Tôi đã cố gắng tập cho con ăn cơm từ lúc 2 tuổi. Ăn cơm, rau thì cháu có nhai (nhai chậm, không há miệng, nhai rất nhẹ), thường thì >5phút mới được một miếng cơm cho nên tôi vẫn phải cho ăn cháo là chính, thỉnh thoảng gặp lúc cả nhà ăn cơm thì cho nhấm nháp vài thìa cho quen thôi. Cháu cũng chưa biết cắn thức ăn, thỉnh thoảng gặm được một mẩu bánh quy con con, cứ như là sợ đau răng ấy. Hoa quả cháu không bao giờ tự giác ăn. Hiện tại chỉ ép ăn được chuối và xoài dằm nhuyễn, mẹ đút vào miệng con nhăn hết cả mặt rồi nuốt chửng.
minhtun
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: CN Tháng 2 15, 2009 2:46 pm

Re: Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 4 07, 2009 10:43 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào chị Thu và bé Hoàng,

Qua những mô tả của chị, bé Hoàng có một số biểu hiện tự kỷ như không chú ý đến môi trường chung quanh, không giao tiếp chơi đùa với bạn, chậm phát triển ngôn ngữ... Vì cháu chưa đầy 3 tuổi, chúng ta cứ dừng lại ở thẩm định "có biểu hiện tự kỷ" thay vì dán nhãn tự kỷ vào hồ sơ, chị nhé.

- Tôi đã cho cháu học ở lớp tư thục gần nhà nhưng không cho cháu học cả ngày mà chỉ học nửa ngày (sáng 8h-10h, chiều 3h-5h). Cháu ăn uống và ngủ trưa ở nhà. Tôi cho cháu học nửa ngày thì mọi người xung quanh không ủng hộ vì theo ý mọi người thì phải học cả ngày mới tốt. Nhưng tôi lại nghĩ khác!
+ Ở lớp cô không thể kèm thêm cháu được vì cô không biết nhiều (có khi biết rất ít hoặc thậm chí còn chưa hiểu tự kỷ là gì) và không có thời gian dành riêng cho cháu. Cho cháu sang lớp với mục đích cháu được tiếp xúc với bạn bè. Thời gian còn lại bố mẹ sẽ can thiệp thêm cho cháu ở nhà.
+ Cháu rất lười ăn, ở lớp các bạn ăn cơm trong khi đó cháu vẫn ăn cháo.


Có thể quyết định của chị là ổn định vì chị dậy thêm cho cháu trong những giờ cháu không có ở lớp với cô. Cạnh đó, thay vì ở nhà dậy cháu, chị có thể xin cô giáo xem cô giáo có đồng ý cho chị vào lớp với cháu vài tiếng không. Nếu cô đồng ý, chị nên đến lớp ở những lúc có giờ ra chơi, và đóng vai điều hợp để cháu chơi với bạn bè, hoặc ít ra là quan sát bạn bè chơi với nhau ra sao.

Cháu nhà em ăn uống rất khó khăn, lại hay bị bệnh về đường hô hấp. Thường thì mỗi bữa ăn hết 1 tiếng, thỉnh thoảng được vài ngày ăn uống tạm được thì nhanh nhất cũng phải 40phút/bữa. Hiện tại cháu gần tròn 27 tháng mà nặng có 10kg, cao 85cm, 17 răng vẫn ăn cháo ninh thật nhừ, thức ăn phải giã nhỏ như làm ruốc, rau băm nhỏ. Ăn thì toàn ngậm rồi nuốt chửng, tôi thử nấu không nhừ thì cu cậu hay ậm oẹ lắm (vì vẫn nuốt chửng). Tôi cũng đã cho uống đủ các loại thuốc bổ dành cho trẻ biếng ăn như Lysivit, Unikid, Davita… nhưng cũng không cải thiện được mấy. Tôi đã cố gắng tập cho con ăn cơm từ lúc 2 tuổi. Ăn cơm, rau thì cháu có nhai (nhai chậm, không há miệng, nhai rất nhẹ), thường thì >5phút mới được một miếng cơm cho nên tôi vẫn phải cho ăn cháo là chính, thỉnh thoảng gặp lúc cả nhà ăn cơm thì cho nhấm nháp vài thìa cho quen thôi. Cháu cũng chưa biết cắn thức ăn, thỉnh thoảng gặm được một mẩu bánh quy con con, cứ như là sợ đau răng ấy. Hoa quả cháu không bao giờ tự giác ăn. Hiện tại chỉ ép ăn được chuối và xoài dằm nhuyễn, mẹ đút vào miệng con nhăn hết cả mặt rồi nuốt chửng.


Chị đọc thêm bền nguồn liệu và bài vở về Điều Hòa Ngũ Quan, chị nhé. Bên Mỹ, các loại thuốc cho trẻ ăn nhiều hoàn toàn không hiện hữu. Với cháu, khả năng nhai, nuốt là nguyên nhân. Mà thực ra, tôi thấy bậc cha mẹ cũng thường than thở rằng con ăn chậm, ngậm nhiều. Với cháu, chị sẽ phải chú ý dậy cháu nhai. Khi biết nhai, cháu mới nuốt dễ dàng. Điều tốt là chị đã cho cháu ăn nhiều loại thức ăn, từ cơm đến rau, từ bánh qui đến trái cây. Chị cứ tiếp tục giới thiệu nhiều loại như thế, đừng dừng lại ở một vài thứ. Chị cứ nấu cháo không nhừ lắm, và để cho cháu ậm ọe mà nuốt. Có thế cháu mới quen chị ạ.

Từ lúc sinh ra đến 16 tháng cháu rất hay bị bệnh đường hô hấp nên gia đình cũng giữ gìn quá mức. Cháu ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ít tiếp xúc với mọi người, nhất là trẻ con thì lại càng ít. Thời gian đó bố mẹ bận công việc, cháu ở trong nhà với bà, trừ lúc ngủ còn hầu như lúc nào cháu cũng xem tivi (ăn cũng phải xem tivi mới ăn – cháu rất lười ăn, ăn xong lại ngồi trên giường xem tivi và chơi đồ chơi). Bà cũng ít khi trò chuyện với cháu. Nghĩ lại tôi ân hận vô cùng!


Chị ạ, tôi không nghĩ rằng tình trạng nói trên đã gây ra những khó khăn hiện tại đâu. Dù gì thì đó cũng là chuyện đã xảy ra, chị đừng bận tâm làm gì. Chúng ta chú tâm giúp cháu tiến bộ, chị nhé. Chị cứ kiên nhẫn tiếp tục những bài tập chị đang sử dụng. Thời gian can thiệp đầu tiên rất dễ làm chúng ta nản vì mãi mà không thấy tiến bộ. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi tiến bộ đầu tiên xuất hiện cũng là lúc hàng chục thay đổi tích cực khác theo nhau diễn ra. Kiên nhẫn lên nhé chị.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi minhtun » T.Ba Tháng 4 07, 2009 2:10 pm

Tôi xin thành thật biết ơn các anh chị đã cung cấp cho tôi những thông tin bỗ ích. Tôi sẽ thực hiện theo những điều chị đã khuyên
- Tập cho cháu nhai và ăn nhiều loại thức ăn
- Không nên dạy con ở nhà, nếu có thể thì dạy kèm con ở chính lớp con học
- ..
Xin chị giúp tôi về việc cháu rất thích các con số mà tôi đã đề cập ở bài viết trước. Tôi nên phải làm thế nào, thưa Chị?
Tôi thấy trên diễn đàn các mẹ hay nói đến các bài tập thể lực cho các bé TK, nhất là bài tập chéo, nhưng các PH lại không nói nhiều đến cách tập như thế nào? Và tác dụng của bài tập đó? Nếu cháu chỉ đi bộ mà không tập chéo thì có hiệu quả không chị?

Một lần nữa cho tôi xin cảm ơn những tư vấn động viên của chị Tường Anh và các anh chị trong nhóm. Chúc các Anh Chị luôn dồi dào sức khoẻ, hết lòng với các con TK.
Mong tin Chị!
minhtun
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: CN Tháng 2 15, 2009 2:46 pm

Re: Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 4 07, 2009 2:53 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi xin thành thật biết ơn các anh chị đã cung cấp cho tôi những thông tin bỗ ích. Tôi sẽ thực hiện theo những điều chị đã khuyên
- Tập cho cháu nhai và ăn nhiều loại thức ăn
- Không nên dạy con ở nhà, nếu có thể thì dạy kèm con ở chính lớp con học


Chị ơi, không phải là không nên dạy con ở nhà đâu. Chị cần dạy ở nhà, và xin cô cho chị vào lớp nữa.

Xin chị giúp tôi về việc cháu rất thích các con số mà tôi đã đề cập ở bài viết trước. Tôi nên phải làm thế nào, thưa Chị?


Mỗi cháu có một nỗi mê thích riêng. Cháu nhà chị thích số, còn cháu khác thích hình ảnh thú vật. Có cháu chỉ thích mân mê mảnh giấy màu đỏ, màu vàng...

Nếu cháu thích các con số, chị có muốn chuyển từ nỗi mê thích không chủ ý thành bài học không? Cháu mới quá 2 tuổi nên tôi không đề nghị dậy toán, nhưng đọc số, nhận biết mặt số cũng tốt. có điều chị đừng ép cháu đi quá khả năng nhận thức (cộng, trừ, đếm quá 10...)

Chị cũng có thể mua một bộ số, rồi dậy cháu bài học gì đó và lấy số làm phần thưởng. Thí dụ, chị dậy cháu gọi tên thú vật. Chị để hình con bò và con gà, rồi hỏi "chỉ cho mẹ con gà." Cháu chỉ sai, chị nói "con chỉ lại đi, con gà cơ mà." Sau ba lần mà vẫn sai, chị lấy tay cháu chỉ vào hình con gà và nói "con gà đây!" Rồi chị vỗ tay: "Đúng rồi, đúng là con gà! Mẹ thưởng này" và đưa cho cháu một số. Tuy nhiên, vì cháu thích số, nên những con số này có thể làm cháu chia trí. Chị làm hai cái hộp hay cái bịch để số bên trong (để cháu không bị chia trí). Chị rút từ trong hộp ra một số và lại bỏ vào cái hộp phần thưởng. Sau khi học xong, hay khi nghỉ giữa giờ học, cháu có thể mở hộp chơi số, và lại đóng lại để tiếp tục học.

Chị có thể in số nhiều màu. thí dụ số 2 có màu hồng, màu vàng, màu tím. Chị sử dụng bộ số này mà dậy về màu sắc.

Ý niệm ở đây là chuyển đổi nỗi yêu thích của cháu thành điều gì có ích. Khi chị làm ngơ không trả lời những lúc cháu nói về số, chị đang dậy cháu rằng: "A, con nói vô nghĩa, mẹ không trả lời." Nhưng chị cũng có thể tham gia vào câu chuyện nếu thấy có những điều có nghĩa: "À, con đọc số điện thoại trên bảng quảng cáo. Đố con bảng ấy quảng cáo gì? Sữa phải không?" Hoặc "Số con đang đọc là số điện thoại đấy! Điện thoại nhà mình màu gì? Điện thoại di động của bố màu gì?"

Chúc chị thành công khi "lợi dụng" những con số nhé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 4 07, 2009 3:02 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi xin lỗi quên trả lời phần tập thể dục. Đi bộ là tốt chị ạ, dù rằng mới chỉ là tập phối hợp chân. Chị có thể dậy cháu đong đưa tay khi đi bộ để thêm phần phối hợp tay.

Về tập chéo, có lẽ chị biết ý niệm của nó: những cơ phận bên này vượt qua ranh giới giữa cơ thể sang bên kia. Chị có thể dậy cháu lấy tay phải sờ tai trái, lấy tay trái đụng ngón chân phải, cầm lược tay phải chải tóc bên trái và đằng sau... Chị có thể cùng đi bộ và dậy cháu đi chân này chéo sang bên kia, như vừa đi vừa nghịch ấy! Chị cũng có thể dậy cháu cứ đi một bứớc chân này thì lấy tay kia vỗ chân ấy một cái. (Mà coi chừng hai mẹ con té nhé). Vì cháu còn bé, chị có thể làm mẫu và giúp cháu bắt chước theo (thay vì nói bằng lời để cháu thực hiện). Ngoài ra, nếu cháu gặp khó khăn để bắt chước khi ngồi đối diện chị, chị có thể ngồi cạnh cháu. Nếu có ông bà hay ba cầm tay cháu là dễ cho cháu nhất.

Tuy nhiên, nếu chị thấy cháu không có khó khăn đưa tay này sang phía bên kia của cơ thể thì không có gì phải lo lắng chị ạ. Thế chị có thấy dấu hiệu nào đáng lo về phần này không?

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi minhtun » T.Tư Tháng 4 08, 2009 2:59 pm

Tôi thường bắt đầu một ngày từ 4h sáng, công việc đầu tiên là cắm nồi cháo cho con, tiếp đó là vào Internet để tìm thông tin phục vụ việc dạy con. Nhận được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ về mặt chuyên môn của các Anh Chị, các PH- đó thực sự là món quà có ý nghĩa lớn đối với tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Tôi đã mua bộ số từ 1-10, nhưng chưa có nhiều màu. Tôi sẽ áp dụng ngay những tư vấn của chị để dạy cháu. Hiện tại khi gặp ở đâu có số, nếu mẹ hỏi “Con chỉ cho mẹ số..” là cháu chỉ đúng luôn không. Cháu chưa phân biệt được màu sắc, tôi sẽ “lợi dụng” các con số để giúp cháu phân biệt màu sắc. Khi mẹ đọc số cháu rất chăm chú nhìn mặt và miệng của mẹ. Nhân cơ hội này giúp cháu tập phát âm luôn Chị nhỉ.
- Tiếp đó tôi mua bộ chữ cái latinh, trước tiên tôi đưa ra cho cháu các nguyên âm A, E, O, U, I. Tôi đưa chữ cái bằng nhựa lên cạnh miệng và phát âm cho cháu quan sát. Cháu tỏ ra khá thích thú, trong vài ngày là cháu đã phân biệt được A, E, U, O, I. Mẹ hỏi “Chữ…đâu con” là cháu cầm đúng chữ đó đưa cho mẹ. Mỗi khi cháu cầm tờ báo, hay cái gì đó có ít chữ nhưng cỡ chữ lớn, tôi hỏi “Con chỉ cho mẹ chữ…” là cháu chỉ đúng được khoảng 70%. Tôi mới dừng lại ở 5 nguyên âm và cách đây 3 hôm là thêm hai chữ M và B.
- Cháu đã phân biệt được gần con vật quen thuộc như chó, gà, cá.. (Tôi dán tranh các con vật lên tường trong phòng ngang tầm nhìn của cháu.). Bây giờ tôi đang dạy cháu nhận biết một số bộ phận của các con vật trong tranh như đuôi, chân, mắt..
- Tôi cũng chưa để ý đến việc “cháu có đưa tay này sang phía bên kia của cơ thể không?” Tôi sẽ quan sát cháu và thông tin lại cho chị nhé.
- Chiều qua thấy cô giáo của cháu nói là “Buổi sáng cháu đã chơi cùng 1 bạn trong lớp – túm áo và túm vai bạn ấy để đi theo sau- nhưng chỉ được một vài phút”. Khi cô hướng dẫn chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa che ô” thì cháu làm chưa đúng được hết nhưng thích chơi trò đó và cười rất khoái trí. Thực ra những điều đó đối với một đứa trẻ bình thường thì đó cũng là điều hết sức bình thường, nhưng đối với những đứa trẻ như cháu nhà tôi thì đó cũng là sự tiến bộ nhỏ phải không chị? Tự động viên để vững tâm cùng con trên chặng đường đầy chông gai này!
minhtun
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: CN Tháng 2 15, 2009 2:46 pm

Re: Bé Hoàng- 27 tháng

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 4 08, 2009 3:24 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Tôi đã mua bộ số từ 1-10, nhưng chưa có nhiều màu. Tôi sẽ áp dụng ngay những tư vấn của chị để dạy cháu. Hiện tại khi gặp ở đâu có số, nếu mẹ hỏi “Con chỉ cho mẹ số..” là cháu chỉ đúng luôn không. Cháu chưa phân biệt được màu sắc, tôi sẽ “lợi dụng” các con số để giúp cháu phân biệt màu sắc. Khi mẹ đọc số cháu rất chăm chú nhìn mặt và miệng của mẹ. Nhân cơ hội này giúp cháu tập phát âm luôn Chị nhỉ.
- Tiếp đó tôi mua bộ chữ cái latinh, trước tiên tôi đưa ra cho cháu các nguyên âm A, E, O, U, I. Tôi đưa chữ cái bằng nhựa lên cạnh miệng và phát âm cho cháu quan sát. Cháu tỏ ra khá thích thú, trong vài ngày là cháu đã phân biệt được A, E, U, O, I. Mẹ hỏi “Chữ…đâu con” là cháu cầm đúng chữ đó đưa cho mẹ. Mỗi khi cháu cầm tờ báo, hay cái gì đó có ít chữ nhưng cỡ chữ lớn, tôi hỏi “Con chỉ cho mẹ chữ…” là cháu chỉ đúng được khoảng 70%. Tôi mới dừng lại ở 5 nguyên âm và cách đây 3 hôm là thêm hai chữ M và B.
- Cháu đã phân biệt được gần con vật quen thuộc như chó, gà, cá.. (Tôi dán tranh các con vật lên tường trong phòng ngang tầm nhìn của cháu.). Bây giờ tôi đang dạy cháu nhận biết một số bộ phận của các con vật trong tranh như đuôi, chân, mắt..


Chị cứ tiếp tục nhé. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là nhận biết, mà chưa phải là gọi tên. Chị sử dụng những hình vật, mẫu tự hay số mà cháu biết RẤT RÀNH RẼ, và... xí dụ cháu nói theo. Về mẫu tự, chị chọn M, B, P (dùng hai môi) là dễ nhất. Sau khi cháu nói được mẫu tự, chị ghép thành chữ, nhưng chữ đơn giản thôi (Ma, má, mà, ba, bá bà, pa pá pà...). Dấu hỏi và ngã khó hơn một tí, có thể để sau. Điều tôi xin lưu ý là cháu mới gần 3 tuổi, vẫn vừa học vừa chơi. Chị tránh đừng ép quá làm cháu phẫn nộ. Khi cháu cố gắng, dù sai, chị cũng cứ khen (nhưng chỉ khen là đã cố gắng chứ không khen là cháu chỉ đúng hay nói đúng).

Chiều qua thấy cô giáo của cháu nói là “Buổi sáng cháu đã chơi cùng 1 bạn trong lớp – túm áo và túm vai bạn ấy để đi theo sau- nhưng chỉ được một vài phút”. Khi cô hướng dẫn chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa che ô” thì cháu làm chưa đúng được hết nhưng thích chơi trò đó và cười rất khoái trí. Thực ra những điều đó đối với một đứa trẻ bình thường thì đó cũng là điều hết sức bình thường, nhưng đối với những đứa trẻ như cháu nhà tôi thì đó cũng là sự tiến bộ nhỏ phải không chị? Tự động viên để vững tâm cùng con trên chặng đường đầy chông gai này!


Khi chơi với cháu, chị giả vờ đóng vai bạn A, bạn B của cháu, rồi chỉ cho cháu nắm tay, nhìn mặt, ngồi cạnh, vân vân... Cháu học dễ hơn nếu đã đóng vai như thế ở nhà. Chị nhớ chú trọng khả năng giao tế này chị nhé. Cháu càng chơi với bạn thì càng học được nhiều những luật lệ không lời của thế giới giao tế xã hội.

Chị cứ vào diễn đàn, và chúng ta cùng giúp cháu.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.85 khách.

cron