Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Năm Tháng 4 16, 2009 8:33 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào anh Bảo. Anh đi dậy học, rồi dậy thêm, và vẫn tìm giờ cho con. Anh cố gắng nhé. Sẽ có một ngày anh thấy những nỗ lực của anh được đáp trả bằng những tiến bộ của cháu.

Những lúc như thế tôi làm đủ trò để cháu chú ý. Bây giờ cháu có thể làm theo yêu cầu hãy nhìn vào mắt người bé đang nói chuyện như chàu cô giáo trước khi vào lớp và ra về, tạm biệt mẹ và người thân khi đi học. (thời gian khoảng từ 2 đến 3 giây),
Lúc này cháu thường dùng tay chỉ khi muốn đồ chơi và nói: "lấy đồ chơi cho con", trước khi nói câu này bé thường ý ới gì đó tôi nghĩ là bé gọi tôi nên tôi nói: "ba ơi" thì cháu nói theo.
Tôi thường làm chim đại bàn đốp mồi mỗi lần như vậy tôi nói: chim cắn lổ tay, cằn mũi,...nhưng tới nay cháu vẫn chưa nhận biết được các bộ phận này.
Cháu có thể xếp đúng các hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, nhưng không nhận biết được các màu và cũng không gọi tên được các hình.
Cháu quan tâm đến mọi thứ trên đường đến trường nhưng tôi không biết cháu đang nhìn cái gì.
Có thể chỉ được mẹ khi được yêu cầu. Khi tôi chỉ con vật như con chó chẳn hạng và hỏi cháu con gì? thì thỉnh thoảng cháu cũng nói được là con chó nhưng chỉ khi nào thấy thích thì mới nói.
Mỗi tối khi tôi ra khỏi nhà để dạy thêm buổi tối, tôi đều thông bào cho bé biết: Phúc ơi ba đi dạy nhe và vẫy tay tạm biệt, lúc này mỗi khi tôi mặt áo vào chuẩn bị đến trường là cháu nói: bái bai và vẫy tay
Mỗi khi kết thúc một sự việc mà bé chứng kiến thì tôi nói: xong rồi, hết rồi thì cháu cũng có bắt chước những từ này khi quan sát một sự việc kết thúc.
Bé rất thích tôi làm chim đại bàn vồ mồi, mỗi lần như thế thì bé chạy đến một người thân bất kỳ nào đó ở trong nhà và ôm lấy người đó và nhìn tôi, luôn miệng nói: đại bàn đây giống như tôi làm cho cháu xem


Như vậy là anh đang đi những bước thích hợp: chú trọng vào giao tiếp mắt, dậy cháu yêu cầu bằng lời nói, dậy những từ đơn giản bằng trò chơi cho cháu để ý... Anh cứ thực hiện tiếp trò chơi đại bàng anh nhé. Thay vì anh quyết định cắn mũi hay tay, anh dừng lại hỏi: "đại bàng cắn đâu bây giờ?" Mới đầu có thể cháu sẽ chỉ vào đầu, vào tay. Anh nói theo: "Cắn đầu hả? Cắn nè!" Sau vài lần, anh khuyến khích cháu nói theo.

Về hình thể, cháu xếp đúng là tốt. Mình biết là cháu có khả năng nhận dạng. Anh cứ tiếp tục dậy cháu tên hình nhé. Có khi một bài học chỉ cần một ngày, có khi cần đến nhiều tuần, nhiều tháng.

Hôm trước tôi có mua cho cháu trò chơi xe lửa, lúc đầu cháu rất thích và thường hay dùng tay chặn đoàn tàu lại, nhưng sau đó vài hôm thì không thích nhìn thấy đoàn tàu chạy nửa mà đòi lấy các thanh ray chơi xếp thành hàng chứ không tích xe lửa nửa, tôi thấy thế nên đã cất xe lửa và không cho cháu chơi nửa, tôi không biết lúc nào là thích hợp để mang món đồ chơi này ra nên vẫm còn cất.
Tôi có mua cho cháu trò chơi câu cá có nam châm, miệng cá có ốc bằng kim loại. Cháu rất thích lúc đầu cháu chưa câu được cá, nhưng máy ngày sau có thể cầm cần câu và câu được cá và cũng có vẽ thích trò chơi này. Nhưng cháu thường hay kết thúc chơi bằng việc xoay vòng đồ câu cá để dây cuốn lại hoặc đẫy như đẫy xe. Mỗi lần như thế thì tôi cất không cho chơi nửa và tìm thứ khác cho cháu.


Khi cháu chơi đồ chơi không thích hợp, anh đã cất những món đồ chơi ấy đi. Vậy là tốt anh ạ, mình muốn dậy cháu chủ đích của xe lửa, cần câu cá... mà. Thỉnh thoảng anh lấy ra, bầy ra, và tự chơi một cách thích thú. Cháu sẽ chạy đến chơi chung. Rồi khi cháu xếp thanh ray thì mình lại cất đi. Khi cất, anh nhớ giải thích lý do: "Con ơi, đường ray để xe lửa chạy, không phải để xếp thành hàng!"

Gần đây có một điều tôi thấy rất lo lá cháu thỉnh thoảng hay lấy tay đánh vào đầu mình(trước đây tôi cũng có yêu cầu cháu sờ vào đầu). Tôi phải làm sau với hành vi tiêu cực này?
Hoặc cháu nhìn thấy món đồ chơi của bạn ở trường thì đòi cho được, nếu không thì khóc hoặc chạy theo bạn giật đồ chơi, tôi phải cang thiệp là dừng cuộc chơi và đưa cháu về nhà.
Mỗi khi bị ai làm một việc gì đó trái ý thì bé thường tỏ ra rất tức giận, la hét và dùng tay chân đánh người làm bé giận.
Rất cám ơn các lời góp ý chân tình của các anh chị. Mong được nhiều lời góp ý của các bậc phụ huynh và các anh chị trong nhóm


Những hành vi tiêu cực, dù ở trạng thái nào hay mức độ nào, cũng cần can thiệp ngay.

Khi cháu đánh vào đầu, có thể có hai lý do: 1) cháu bị sưng tai, đau tai, 2) cháu bực bội vì không đòi được điều mình muốn, hay ngừoi khác không hiểu mình. Lý do thứ nhất thì phải có bác sĩ tai mũi họng lấy ống nhìn nhìn xem tai có đỏ bên trong không, có viêm không. Tôi đoán là phần nhiều cháu đánh vào đầu vì lý do thứ hai. Anh tìm một chiếc gối, và dậy cháu đánh vào gối thay vì đánh và đầu mình. Tôi có một bệnh nhân cũng ở tuổi con của anh, và lúc nào cũng có một cái gối nhỏ xíu (10cmx10cm) trong túi quần. Khi tức giận vì không lấy được đồ chơi, hay khi phải xếp hàng chờ đến phiên tuột cầu tuột, bé lấy gối và nhầu nhò thay vì thò tay đánh bạn. Để dậy bé đánh gối, anh lấy gối che đầu bé khi bé đang đánh vào đầu, và cầm tay bé đập vào gối. Anh cũng nói: "Không được đánh đầu. Gối đây!" Anh cũng chú ý là bé chỉ đánh gối này mà thôi, anh nhé.

Khi cháu dành đồ chơi và đánh bạn, anh can thiệp ngay là tuyệt vời. Nhưng anh đừng đưa cháu về nhà. Kỹ thuật là: đưa cháu ra khỏi tình thế ấy lập tức để dậy rằng "đánh bạn là không chấp nhận được, và bị phạt là không chơi nữa." Vì vậy, anh đưa cháu cách xa bạn, vào một góc, và cháu phải đứng đó với anh mà không tiếp tục chơi. Anh cho cháu đứng khoảng 3 phút (thời gian tăng lên trong những lần sau khi cháu đã hiểu rằng cháu sẽ bị phạt nếu đánh bạn). Trong khoảng thời gian này, anh nói: "Đánh bạn là xấu. Con bị phạt. Con phải đứng đây, không được chơi" nhưng anh KHÔNG nhìn mắt cháu. Nhìn nghĩa là quan tâm, là chú ý, mà cháu thì đang bị phạt.

Tôi khuyên anh không đưa cháu về nhà là vì cháu có thể hiểu lầm: à, đánh bạn thì ba không thích, nhưng không thích cũng chả sao, về nhà vẫn có đồ chơi! Có thể về nhà anh sẽ phạt, nhưng lúc ấy cháu quên mất rồi anh ạ. Có những cháu thì lại thích về nhà, nên được về nhà sau khi đánh bạn thì quá vui rồi!

Tôi có nói lần trước: cháu còn nhỏ, đánh không đau. Mai này cháu 14, 15 tuổi, đánh một cái mình đau cả tuần luôn! :) Tôi có cậu bệnh nhân 16 tuổi. Cậu bé kéo tay tôi: "Cô Nguyễn, tới coi nè". Vậy mà gân vai tôi trẹo luôn, ông hiệu trưởng phải chở tôi chạy ra bệnh viện với cái tay phải dơ thẳng sang bên trái như tập thể dục vậy. Anh cố gắng nghiêm nghị và kiên trì áp dụng những hình thức phạt cho cháu hiểu rằng cháu không được làm đau người khác nhé. Anh lợi dụng mỗi khi cháu bị con gì cắn, té ngã... và nói "đau" cho cháu hiểu đau là gì. Rồi khi mẹ hay người trong nhà đau, anh cũng nói "đau đó, đau lắm đó". Điều anh cần nhớ là độ chịu đau của cháu có thể rất khác với chúng ta. Rất nhiều bé tự kỷ không biết đau anh ạ. Anh để ý xem sao nhé.

Để can thiệp loại bỏ những hành vi tiêu cực, anh chuẩn bị tinh thần để thấy cháu khóc lóc, dẫy đạp, la hét. Anh cứ kiên nhẫn để áp dụng hình thức phạt, và không nhìn mắt cháu những lúc ấy. Ngoài ra, đừng bao giờ bỏ qua anh nhé. Nhường một lần, anh sẽ phải đi lại từ đầu đấy!

Chúc anh và bé có nhiều giờ học tích cực. Tôi hy vọng sẽ được nghe thêm về tiến bộ của bé.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 4 16, 2009 1:02 pm

Tôi khuyên anh không đưa cháu về nhà là vì cháu có thể hiểu lầm: à, đánh bạn thì ba không thích, nhưng không thích cũng chả sao, về nhà vẫn có đồ chơi! Có thể về nhà anh sẽ phạt, nhưng lúc ấy cháu quên mất rồi anh ạ. Có những cháu thì lại thích về nhà, nên được về nhà sau khi đánh bạn thì quá vui rồi!


Đồng ý. Đó là chưa kể nhiều lúc cháu muốn về nhà nên cháu nghĩ rằng: "Bây giờ kiếm bạn nào đánh, thế nào cũng được đi về".
Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Sáu Tháng 4 17, 2009 6:43 am

Cháo các anh chị, chào chị Tường Anh tôi rất cám ơn về những gì các anh chị góp ý.
Trong cuộc chiến giành lại đứa con thân yêu này thật là gian nan phải không các anh các chị. Nhiều lúc tôi nghĩ thôi thì kệ tới đâu hay tới đó,mình còn nhiều việc phải quan tâm, phãi lo cho con gái lớn, phải lo chuyện trường lớp cho hoản thành nhiệm vụ. Nhưng sau đó một luồn tư tưởng khác lại mách bảo tôi rằng tôi phải lo cho các con hoặc bây giờ hoặc không bao giờ và tôi phải lo nghỉ về cháu. Không lúc nào tôi không nghỉ đến con. tôi muốn sau có một phép màu giúp con tôi mau lảnh bệnh dầu tôi có thế nào cũng chẳng sau, có thể tôi bớt một phần trí tệu của mình cho con cũng được miễn sau con được trở lại đúng với tuổi thơ của cháu. Trong cuộc chiến này tôi thấy mình rất đơn đọc, không biết phải chia sẽ cùng ai mỗi khi gập rắc rối. Mọi người trong gia đình đều không chấp nhận hiện tượng này, họ chỉ coi như cháu chậm phát triển mà thôi, rồi từ từ cháu sẽ nói và sẽ biết :họ không muốn biết và cũng không muốn hiểu điều này dù tôi có giải thích. Mọi ngưởi ở cơ trường học tôi cũng chỉ cho đây là chuyện vặt không đáng quan tâm(làm gì mà tỏ ra lo lắn quá vậy, mọi người ở đây không hề biết nhửng gì về hội chứng tâm lý này, cũng như tôi vậy, nếu một đồng nghiệp không quan tâm đến con cái, không qua tâm đến những điều bất thường này và Ti - vi không nói đến hội chứng này để đồng nghiệp ấy cho tôi biết rằng con thầy có thể là hội chứng TK, chắc tới bây giờ tôi vẫn cho chuyện của con mình là chuyện bình thường) Cũng mai là tôi còn có các anh chị cho phép tôi được giãi bài tâm sự cho vơi nhửng nổi niểm chất chứa trong lòng.
Mỗi tối tôi phải dùng rượu (khoảng hai ba ly gì đó) để tạm quên đi những nỗi niềm tâm sự của bản thân. Giá như có một ông bố nào đó cùng cảnh ngộ như tôi chia sẽ với tôi qua mạn thì thật là hay, dầu sau cũng dễ giãi bài hơn. Thật là ái ngại vì trong trang Web này hình như chỉ có một mình tôi là đàn ông phải lo lắng.
Thật là không hay nếu tôi chỉ nói toản những tâm sự của riêng mình. Hôm nay tôi cũng có một niềm vui nho nhỏ là con tôi cũng biết dùng từ khi tôi gợi ý bắng cách yên lặng. Như khi cháu "ý ới "muốm tôi lấy cho cháu một vật nào đó thì tôi gợi ý và nói : Ba ơi và yên lặng thì cháu cũng nói ba ơi(yên lặng suy nghỉ một vài giây) và nói tiếp lấy cho con....(vật muốn lấy).
Cháu có thể chỉ được bản thân và mẹ khi được gợi ý: Phúc đâu? Mẹ đâu? và cháu dùng tay chỉ.
Còn một điều mà tôi thấy không chỉ riêng tôi mà các bà mẹ khác cũng mắc phải là cháu thường làm theo ý mình trong các trò chơi cũng như bài học mà mình muồn cháu học. Nếu trái ý thì lăng đùng ra và khóc, đồng thời tỏ ra rất giận giữ. Mỗi khi như thế thì cháu thường tìm "đồng minh" như mẹ chẵn hạng.
Điển hình như hồi chiều này tôi mang các bôg hoa ra và dạy cháu sỏ dây thỉ cháu chĩ muốn xếp chúng thành hàng theo ý mính, nếu ai đó đụng vào thì cháu la hét và khóc trong rất dữ, làm tôi cũng có đôi chút bối rối. Cũng như các lần trước tôi mang đồ chơi cất và mặc cho cháu khóc, sau đó mới tìm cách làm cho cháu nín.
Hôm qua cháu đi học chạy chơi trog lớp va phải đầu một bạn cùng lớp rất đau. Khi tôi đến rước cháu về nhà thì cháu cầm tay tôi và đưa lên chỗ đau nói: "đau đầu".tôi xoa đầu cháu bạn lở đụng không sau đâu con. Nhưng khi về nhà cháu không nhớ chuyện này nửa mặc dù tôi gợi ý cháu : "bạn đụng đầu Phúc chỗ nào" nhưng cháu vẫn không nói.
Tôi không biết phải làm sao khi bé Phúc cứ làm theo ý mính. không làm đúng cách mà mình dạy cho cháu. Rất mong được sự chia sẻ của các bậc phụ huynh và các chuyên gia tâm lý.
Trân trọng kính cháo.
Lê Mộng Bảo một lần nửa rất cám ơn chị Tường Anh và nhóm chuyên gia.
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 4 17, 2009 8:37 am

Thật là ái ngại vì trong trang Web này hình như chỉ có một mình tôi là đàn ông phải lo lắng.


Chào anh Bảo,
Anh không phải là ng đàn ông duy nhất trong diễn đàn này đâu.
Họa và phúc có thể ra cho bất kể ai, nó không cần biết đàn ông hay đàn bà anh ạ
Và tình thương cho con cái thì càng không có biên giới
Phi
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Sáu Tháng 4 17, 2009 9:34 pm

Chào các anh chị trong diễn đàn, các anh chị chuyên gia, cháo chị Tường Anh
Sáng nay con tôi thức dậy nghe tiếng xe chạy xa dần nhà mình chau nói: "đi rồi, đi rồi,.."
Dạo này cháu ăn ngũ tốt, ăn uống bình thường. Nhưng chỉ thích ăn cơm với thịt kho và thích tự mình ăn, khi mẹ bón cơm cho cháu thì cháu nói: để Phúc ăn cơm và giành lấy muỗn từ tay mẹ, (cháu có thể ăn một mình bằng muổn) ăn cháu dinh dưỡng mỗi sáng, ăn cơm với hột vịt và nước tương(nếu là nước mấm thì ăn rất ít, hoặc ăn xong thì nhả ra), thích ăn một món bánh hương bấp. Tôi không biết nên làm thế nào để cháu có thể ăn nhiều loại thức ăn hơn, vì mỗi lần như thế thì cháu không chịu ăn.
Cám ơn sự động viên và chỉ dẫn của chị Phi, chị Mai Hiền(Bé Quang), các chuyên gia và đặc biệt là chị Tường Anh.
Lê Mộng Bảo
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 4 17, 2009 10:32 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Trong cuộc chiến giành lại đứa con thân yêu này thật là gian nan phải không các anh các chị. Nhiều lúc tôi nghĩ thôi thì kệ tới đâu hay tới đó,mình còn nhiều việc phải quan tâm, phãi lo cho con gái lớn, phải lo chuyện trường lớp cho hoản thành nhiệm vụ. Nhưng sau đó một luồn tư tưởng khác lại mách bảo tôi rằng tôi phải lo cho các con hoặc bây giờ hoặc không bao giờ và tôi phải lo nghỉ về cháu. Không lúc nào tôi không nghỉ đến con. tôi muốn sau có một phép màu giúp con tôi mau lảnh bệnh dầu tôi có thế nào cũng chẳng sau, có thể tôi bớt một phần trí tệu của mình cho con cũng được miễn sau con được trở lại đúng với tuổi thơ của cháu. Trong cuộc chiến này tôi thấy mình rất đơn đọc, không biết phải chia sẽ cùng ai mỗi khi gập rắc rối. Mọi người trong gia đình đều không chấp nhận hiện tượng này, họ chỉ coi như cháu chậm phát triển mà thôi, rồi từ từ cháu sẽ nói và sẽ biết :họ không muốn biết và cũng không muốn hiểu điều này dù tôi có giải thích. Mọi ngưởi ở cơ trường học tôi cũng chỉ cho đây là chuyện vặt không đáng quan tâm(làm gì mà tỏ ra lo lắn quá vậy, mọi người ở đây không hề biết nhửng gì về hội chứng tâm lý này, cũng như tôi vậy, nếu một đồng nghiệp không quan tâm đến con cái, không qua tâm đến những điều bất thường này và Ti - vi không nói đến hội chứng này để đồng nghiệp ấy cho tôi biết rằng con thầy có thể là hội chứng TK, chắc tới bây giờ tôi vẫn cho chuyện của con mình là chuyện bình thường) Cũng mai là tôi còn có các anh chị cho phép tôi được giãi bài tâm sự cho vơi nhửng nổi niểm chất chứa trong lòng.
Mỗi tối tôi phải dùng rượu (khoảng hai ba ly gì đó) để tạm quên đi những nỗi niềm tâm sự của bản thân. Giá như có một ông bố nào đó cùng cảnh ngộ như tôi chia sẽ với tôi qua mạn thì thật là hay, dầu sau cũng dễ giãi bài hơn. Thật là ái ngại vì trong trang Web này hình như chỉ có một mình tôi là đàn ông phải lo lắng.


Anh Bảo thân mến, chúng tôi rất thông cảm với anh. Anh không phải là ông bố duy nhất đâu. Có anh My Lăng, anh Phong, là những người giới thiệu mình như thân phụ của các bé. Còn nhiều lắm những thành viên khác mà chúng tôi không biết là bố hay mẹ của các bé. Anh không cô độc đâu, cạnh anh có rất nhiều phụ huynh của các em tự kỷ. Và cạnh phụ huynh, có chúng tôi. Đặc biệt, cạnh anh còn có mẹ của cháu.

Tự Kỷ là loại rối loạn mới. Cộng đồng không biết đến nhiều. Tại Mỹ cũng thế anh ạ. Người xung quanh đôi khi dè bỉu hay khó chịu vì những biểu hiện của các cháu. Cần có thời gian để họ hiểu hơn. Là phụ huynh và chuyên viên, chúng ta cùng tìm cơ hội nói với họ. Chúng ta cũng cần bộ giáo dục góp tay lên tiếng yêu cầu các trường học phổ thông trợ giúp nhóm học sinh giáo dục đặc biệt. Chúng ta cần các phương tiện truyền thông nói về các rối loạn này.

Tôi chỉ hy vọng anh đừng uống rượu những buổi tối để tìm quên. Anh uống bao nhiêu rượu thì sáng hôm sau anh vẫn phải đối đầu với công tác giảng dậy, dậy thêm, và dậy riêng cho con. Anh cố gắng giữ sức khỏe để lo cho cháu lâu dài anh ạ. Anh buồn, cứ mở internet tỏ lộ nỗi buồn ấy. Chúng tôi lắng nghe và thông cảm cùng anh. Anh đem chai rượu vất đi anh nhé.

Hôm nay tôi cũng có một niềm vui nho nhỏ là con tôi cũng biết dùng từ khi tôi gợi ý bắng cách yên lặng. Như khi cháu "ý ới "muốm tôi lấy cho cháu một vật nào đó thì tôi gợi ý và nói : Ba ơi và yên lặng thì cháu cũng nói ba ơi(yên lặng suy nghỉ một vài giây) và nói tiếp lấy cho con....(vật muốn lấy).


Vậy là Phúc có một tiến bộ phải không anh? Anh cứ để cho cháu suy nghĩ tìm câu nói. Rồi đây, sẽ có những câu nói của Phúc làm cho nỗi mệt mỏi của anh tan biến. Phúc giúp anh quên phiền muộn tốt hơn là chai rượu cơ đấy.

Còn một điều mà tôi thấy không chỉ riêng tôi mà các bà mẹ khác cũng mắc phải là cháu thường làm theo ý mình trong các trò chơi cũng như bài học mà mình muồn cháu học. Nếu trái ý thì lăng đùng ra và khóc, đồng thời tỏ ra rất giận giữ. Mỗi khi như thế thì cháu thường tìm "đồng minh" như mẹ chẵn hạng.
Điển hình như hồi chiều này tôi mang các bôg hoa ra và dạy cháu sỏ dây thỉ cháu chĩ muốn xếp chúng thành hàng theo ý mính, nếu ai đó đụng vào thì cháu la hét và khóc trong rất dữ, làm tôi cũng có đôi chút bối rối. Cũng như các lần trước tôi mang đồ chơi cất và mặc cho cháu khóc, sau đó mới tìm cách làm cho cháu nín.


Dĩ nhiên là trẻ con chạy đến vòi vĩnh mẹ, vì mẹ vẫn là biểu tượng của yêu chiều trong khi ba là những lời phán định nghiêm khắc. Anh sẽ phải nhờ chị về cùng phe với anh mới được. Những khi trái ý, Phúc lăn ra khóc, anh đành phải làm lơ để dậy cháu rằng đó không phải là phản ứng thích hợp. Anh đã từng mặc cho cháu khóc, điều ấy tốt anh ạ. Những lúc như thế, anh đừng nhìn vào mắt cháu. Mình làm lơ mà! Mình chỉ để ý nhìn lén để cháu không tự cào cấu hay lăn vào góc bàn, chân ghế thôi. Rồi ngay khi cháu ngưng khóc, anh tiến đến lập tức và đề nghị: "Con nín khóc. Giỏi quá. Hoan hô con. Con với ba chơi đại bàng không?" Đại để là mình khen vì cháu thôi khóc, và đánh lạc hướng chú ý của cháu sang môt trò chơi khác.

Các bé tự kỷ rất thích xếp mọi thứ thành hàng. Nếu xếp hoa thành hàng sau khi đã xỏ dây thì cũng không sao. Anh đã từng cất bộ xe lửa khi cháu đòi xếp thanh ray thành hàng, anh biết mục đích của mỗi trò chơi. Hoan hô anh, anh Bảo ạ.

Huấn luyện cho bé không la khóc khi không đúng ý cần thời gian. Anh cứ kiên nhẫn. Điều quan trọng là anh đừng bao giờ chịu thua cháu. Chịu thua một lần, anh sẽ phải luyện lại từ đầu đấy! Tôi biết khi con khóc đòi, cha mẹ đau lòng lắm, nhưng vì tương lai của cháu, anh và cả chị phải cố gắng kiên nhẫn trên... mặt trận này. Rồi anh chị sẽ thấy cái lợi của nó khi cháu biết tuân thủ luật lệ của gia đình và trường học.

Dạo này cháu ăn ngũ tốt, ăn uống bình thường. Nhưng chỉ thích ăn cơm với thịt kho và thích tự mình ăn, khi mẹ bón cơm cho cháu thì cháu nói: để Phúc ăn cơm và giành lấy muỗn từ tay mẹ, (cháu có thể ăn một mình bằng muổn) ăn cháu dinh dưỡng mỗi sáng, ăn cơm với hột vịt và nước tương(nếu là nước mấm thì ăn rất ít, hoặc ăn xong thì nhả ra), thích ăn một món bánh hương bấp. Tôi không biết nên làm thế nào để cháu có thể ăn nhiều loại thức ăn hơn, vì mỗi lần như thế thì cháu không chịu ăn.


Phúc ngủ tốt, ăn tốt, biết tự xúc ăn và đang bắt đầu nói. Anh chị mừng đi nhé, vì những kỹ năng này không phải bé tự kỷ nào cũng có. Đặc biệt, không phải bé tự kỷ nào cũng chịu nói đâu. Anh cố gắng luyện cho cháu phần nói, vì có những bé đã nói được bỗng mất khả năng này.

Về thói quen ăn uống, nhiều trẻ tự kỷ kén ăn lắm. Anh đọc thêm bài vở phần Tâm Vận Động nhé. Phúc kén ăn vì không thích những vị và bề mặt cảm xúc lạ. Phải tập từ từ thôi anh ạ. Tôi thấy có phụ huynh lấy các khuôn bánh nho nhỏ, làm theo đủ kiểu đủ màu, rồi dụ khị con ăn thử. Anh có thể cho cháu sờ chạm thức ăn trước. Dơ tay thì rửa, miễn là cháu sờ vào để thấy thức ăn ấy không đáng sợ. Tôi biết anh đang lo lắng, nhưng vẫn phải báo với anh rằng mục ăn uống này cũng cần thời gian. Anh có thể kể chuyện cho cháu nghe về con thỏ ăn rau muống, con heo thích cá kho, con mèo con giúp mẹ nấu xôi... để làm mẫu về những món ăn anh sẽ mời cháu ăn.

Cám ơn sự động viên và chỉ dẫn của chị Phi, chị Mai Hiền(Bé Quang), các chuyên gia và đặc biệt là chị Tường Anh.


Anh cám ơn tôi, tôi chưa chịu nhận đâu. Tôi chỉ dám nhận khi anh.... bớt uống rượu, bớt buồn. Mình ký hợp đồng thế, anh nhé.

Riêng Phi thì là "anh" mà không phải "chị". Đấy, anh Bảo thấy không, có thêm một ông bố kìa. Tôi biết bên anh Phi cũng có bé con trai lớn yếu sức khỏe, anh ấy cũng từng lo lắng rơi nước mắt vì con. Các ông bố như anh, anh My Lăng, anh Phong, anh Phi... khiến phụ nữ chúng tôi phục sát đất. Anh Bảo vững lòng nhé. Mình cùng nhau vượt khó!

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Bảy Tháng 4 18, 2009 7:27 am

Chào các anh chị và chị Tường Vân
Như vậy là tôi đã cảm thấy rất vui vỉ bên cạnh tôi còn có các anh (anh Phi, anh Milăng,..)chị, có chị Tường Vân đáng kính, thấu hiểu nổi lòng của những người cha người mẹ như chúng tôi, và tôi cảm thấy mình không cô độc nửa, vì bên cạnh tôi trên diễn đàn này còn có các anh những người đồng cảnh ngộ (thật vui khi biết điều này).
Tôi sẽ không uống rượu mỗi tối nửa, phải tỉnh táo lo chuyện cho các con và chuyện cơ quan và những hs thân yêu của tôi phải không chị.
Hổm rài khi lên lớp giảng dạy mà tôi như người mất hồn, các học trò của tôi chẳng biết chuyện gì mà sau mấy hôm nay thầy trong rất lạ, mỗi khi tôi kết thúc một bài giảng(vo hồn vô cảm) thì tôi được các học trò vỗ tay động viên rất chân tình vì tôi biết ý các em là muốn tôi vui vẽ khi đến lớp.
Trước đây mỗi khi đến lớp thường ngày tôi rất hay pha trò để các hs của mình cảm thấy thoải mái, không bị ức chế về tâm lý sau nhiều giờ học căng thẳng, chúng rất thích giờ học của thầy, vì không bị thầy mắng như những giờ khác, mỗi khi hs không thuộc bài tôi đều nhẹ nhảng nhắc nhở(nhưng hs vi phạm vẫn phải chịu kỹ luật) nên các em rất thích giiờ học của tôi.
Vỉ chuyện gia đình nên tôi không hoàng thành bài dạy của mình như các em mong đợi, chuyện này tôi tất ái náy, nhưng biết làm sao, tôi là một con người thuộc tiếp người đa cảm, không thể che dấu cảm xúc của mình. Nhưng chắc rằng tôi phải vượt qua vì con của mình, vì những hs đáng yêu của tôi( trong đó có lớp 10B2).
Hổm rài tôi có đến chủa gập các vị sư trong chùa nơi tôi đang sinh sống, có một sư bà (chùa này chỉ các nữ tu) rất thông cảm vối nổi lòng của tôi, thế là tôi trúc hết những tâm sự của mình sau nhiều ngày đến chúa tìm sự an tỉnh. Các sư rất tốt họ khuyên tôi rất nhiều việc có ít, tôi rất cảm ơn những người đã giãi bài củng tôi, chia sẽ những nỗi niềm trong tâm của tôi.
Cám ơn chị Tường Anh, các Sư trong chùa và các bạn(Mai Hiền, anh Phi,..), các đổng nghiệp, các học trò thân thương của tôi, cám ơn chị đã đọc những dỏng tâm sự này.
Có một điều tôi còn lo lắng nửa là: không biết cháu có tăng động hay không(vì khái niệm này tôi chưa tìm hiểu), cũng có những lúc tôi thấy cháu thích thì cứ chạy, rồi lại dừng xem và quan sát, một chút rồi chạy tiếp không cần biết nơi đó là gì, ở đâu(điều này không thường xuyên) và hình như Phúc không khóc khi không thấy ba(mẹ). Tôi có thử mỗi khi rước cháu tôi giả vờ đi về hoặc không cho cháu thấy mình, nó cũng không khóc và tìm ba, mà chỉ nhìn quanh một chút rồi chơi tiếp.
Vì con của mình các bạn ơi hãy tự tin, bình tỉnh và vững tin con chúng ta một ngày nào đó hòa nhập vào thế giới của chúng ta chứ không phải thế giới cô đọc của các cháu. Nhà Bác học cổ Acimect nói : " hãy cho tôi điểm tựa tôi sẽ nhất bổng Trái Đất". Bây giờ chúng ta đã có điểm tựa là các ạnh chị trong nhòm chuyên gia(đặc biệt là chị Tường Anh) thì chúng ta phải nhấc bổng được con mình phải không nào?
Một lần nửa cám ơn chị Tường Anh, chị Xuyen(GĐChương trỉnh), các chuyên gia tâm lý
Thân ái kính chào
Lê Mộng Bảo
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 4 18, 2009 2:33 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào anh Bảo, cám ơn anh đã đón nhận lời đề nghị của tôi về thói quen uống rượu. Anh đang muốn Phúc có một cuộc sống bình thường với những sinh hoạt bình thường, chính anh sẽ phải đi bước trước để có đời sống và sinh hoạt lạc quan, tích cực. Chúng tôi hy vọng anh tiếp tục là vị thầy hay pha trò để chuyển gởi bài học đến học sinh, là người đồng nghiệp yêu đời, và là người cha tự tin, vui sống. Những hỗ trợ của học sinh, của vị ni sư... sẽ vẫn có đó để anh tựa vào mà tiếp tục đi quãng đường khó khăn. Cố gắng anh nhé.

Có một điều tôi còn lo lắng nửa là: không biết cháu có tăng động hay không(vì khái niệm này tôi chưa tìm hiểu), cũng có những lúc tôi thấy cháu thích thì cứ chạy, rồi lại dừng xem và quan sát, một chút rồi chạy tiếp không cần biết nơi đó là gì, ở đâu(điều này không thường xuyên) và hình như Phúc không khóc khi không thấy ba(mẹ). Tôi có thử mỗi khi rước cháu tôi giả vờ đi về hoặc không cho cháu thấy mình, nó cũng không khóc và tìm ba, mà chỉ nhìn quanh một chút rồi chơi tiếp.


Thưa anh, tăng động là khi trẻ hoạt động không yên chân tay, lăng xăng, thiếu chú ý. Những em tự kỷ cũng hay có thêm rối loạn tăng động. Các em chơi đồ chơi chỉ khoảng 3 phút, 5 phút là bỏ đi tìm đồ chơi khác. Các em ngồi học không yên, chân tay táy máy lấy bút của cô, kéo giấy của bạn... Các em nhảy nhót liên tục.

Anh mô tả Phúc thích chạy, rồi dừng lại, rồi chạy... Đây cũng có thể là một biểu hiện của tăng động. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của tâm vận động: Phúc tìm cảm giác bằng cách chạy. Mình sẽ không cấm Phúc chạy, nhưng hướng dẫn để Phúc vẫn chạy và không gây nguy hiểm cho bản thân (không té ngã, không lạc). Tối tối, sau khi ăn xong khoảng 30, 45 phút, anh rủ Phúc chạy một vòng quanh xóm xem sao. Hoạt động này sẽ khiến Phúc ăn ngon hơn (nhiều bé sau khi chạy thì đòi ăn nữa mới ngủ được), và cũng giúp Phúc sử dụng hết năng lượng dư trong ngày.

Khi Phúc không thấy ba mẹ mà không khóc, đó là vì Phúc chưa có ý niệm sợ hãi. Anh để ý giùm tôi xem Phúc có sợ điều gì không nhé. Có một số em tự kỷ không hề biết nguy hiểm là gì, nên việc các em sờ vào lò nóng, sờ ổ điện... xảy ra thường xuyên. Anh để ý điều này rồi cho tôi biết nhé.

Vì con của mình các bạn ơi hãy tự tin, bình tỉnh và vững tin con chúng ta một ngày nào đó hòa nhập vào thế giới của chúng ta chứ không phải thế giới cô đọc của các cháu. Nhà Bác học cổ Acimect nói : " hãy cho tôi điểm tựa tôi sẽ nhất bổng Trái Đất". Bây giờ chúng ta đã có điểm tựa là các ạnh chị trong nhòm chuyên gia(đặc biệt là chị Tường Anh) thì chúng ta phải nhấc bổng được con mình phải không nào?


Đấy, thế là vài lần vào internet, anh đã lấy lại ý chí để tiếp tục cố gắng. Anh quay qua phải, qua trái, nhìn trước, sau, sẽ thấy còn nhiều người sẵn sàng hỗ trợ anh. Mà chính Phúc là nguồn động viên lớn nhất, phải không anh?

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi My Lăng » CN Tháng 4 19, 2009 1:17 am

lemongbao đã viết: ]Trong cuộc chiến giành lại đứa con thân yêu này thật là gian nan phải không các anh các chị. Nhiều lúc tôi nghĩ thôi thì kệ tới đâu hay tới đó,mình còn nhiều việc phải quan tâm, phãi lo cho con gái lớn, phải lo chuyện trường lớp cho hoản thành nhiệm vụ. Nhưng sau đó một luồn tư tưởng khác lại mách bảo tôi rằng tôi phải lo cho các con hoặc bây giờ hoặc không bao giờ và tôi phải lo nghỉ về cháu. Không lúc nào tôi không nghỉ đến con. tôi muốn sau có một phép màu giúp con tôi mau lảnh bệnh dầu tôi có thế nào cũng chẳng sau, có thể tôi bớt một phần trí tệu của mình cho con cũng được miễn sau con được trở lại đúng với tuổi thơ của cháu. Trong cuộc chiến này tôi thấy mình rất đơn đọc, không biết phải chia sẽ cùng ai mỗi khi gập rắc rối. Mọi người trong gia đình đều không chấp nhận hiện tượng này, họ chỉ coi như cháu chậm phát triển mà thôi, rồi từ từ cháu sẽ nói và sẽ biết :họ không muốn biết và cũng không muốn hiểu điều này dù tôi có giải thích. Mọi ngưởi ở cơ trường học tôi cũng chỉ cho đây là chuyện vặt không đáng quan tâm(làm gì mà tỏ ra lo lắn quá vậy, mọi người ở đây không hề biết nhửng gì về hội chứng tâm lý này, cũng như tôi vậy, nếu một đồng nghiệp không quan tâm đến con cái, không qua tâm đến những điều bất thường này và Ti - vi không nói đến hội chứng này để đồng nghiệp ấy cho tôi biết rằng con thầy có thể là hội chứng TK, chắc tới bây giờ tôi vẫn cho chuyện của con mình là chuyện bình thường)

Cũng như bao phụ huynh khác , anh , tôi và tất cả đều gần như mong muốn con mình cũng ngoan, cũng dễ dạy ...như bao trẻ khác nhưng khi biết con mình mắc bệnh thì ..khủng hoảng. Ở độ tuổi con anh hiện nay, anh đã biết về Tự kỷ và còn biết nhiều hơn nữa, chớ khi con tôi lên 6 tuổi, tôi mới biết tự kỷ là gì ? Con anh cũng nói nhiều hơn và hiểu biết nhiều hơn.
Hôm qua cháu đi học chạy chơi trog lớp va phải đầu một bạn cùng lớp rất đau. Khi tôi đến rước cháu về nhà thì cháu cầm tay tôi và đưa lên chỗ đau nói: "đau đầu".tôi xoa đầu cháu bạn lở đụng không sau đâu con.

Chuyện này làm tôi nhớ lại khi con tôi tròn 5 tuổi (lớp chồi), cô giáo làm đổ nước sôi trên lưng của cháu nhưng cũng chẳng nói cho tôi biết , con cháu thì lặng thinh(từ ngữ còn ít lắm). Rồi tối khi cháu ngứa gãi, cô 4 của cháu mới kéo cháu lại và cỡi áo cháu lên thì thấy toàn bộ lưng cháu bị phồng rộp , lúc này tôi mới đưa cháu đi vào bệnh viện. Tôi nhắc lại ở đây vì so với điều đó, con anh đã tốt nhiều lắm, tốt hơn rất nhiều lần với con tôi, có lẻ ở thời điểm đó con tôi chỉ tốt hơn khi cháu ko có những biểu hiện lăng xăng-tăng động, và anh biết rằng tôi cũng chẳng biết dạy gì cho cháu ngoài chuyện dẫn cháu đi chơi.
Tuy nhiên, dù chưa biết gì về Tự kỷ nhưng cũng ko thể ngồi nhìn con như vậy được. Tôi ko dạy con được (vì có biết gì đâu mà dạy) thì hướng dẫn con tự học lấy bằng cách dẫn con đi nhiều nơi, chơi nhiều chổ khác nhau. Tôi cứ nghĩ, ở trong trường mẫu giáo người ta dạy môn giáo dục thể chất cho cháu chắc phải có lý do. vì vậy, tôi cố gắng dẫn cháu đi trèo leo, chui hàng rào, xe đạp , nhà banh...(các trò chơi mang tính cách tự mình làm hơn những trò chơi thụ động (như ngồi máy bay, xe lửa) , dù những trò chơi thụ động cũng phải cho cháu chơi vì thích. Sau này tôi mới biết và hiểu đây chính là TÂM VẬN ĐỘNG .

"Tôi còn tư duy tức tôi tồn tại "- Descartes
Một ngày cháu khoảng 3 tuổi , từ công viên tôi đưa cháu về nhà , cháu bổng kéo tôi dừng lại , tôi nhìn thấy cháu nhìn chăm chú trên cành cây (cây cảnh), lá cây lay động mà quan sát nhưng vẫn ko để ý vẫn kéo con đi con cương quyết trì lại, lúc đó tôi mới dừng lại và giải thích cho con , gió tạo ra sự lung lay của lá và "ba tạo ra gió đây", tôi thổi vào lá cây cho lay động, lúc đó cháu mới chịu về nhà. và đây chính lại là niềm tin cũa tôi , cháu ko phải là đưa bỏ đi . Con tôi biết quan sát, con tôi có tư duy ! Tư duy của một đứa bé , có còn hơn ko ! Đó chính là động lực để tôi có thể tin tưởng vào một ngày mai tốt đẹp hơn.

Nhưng dạy gì đây, tôi chợt nhớ đến phương pháp Kangaroo (chuột túi ), phương pháp được áp dụng ở bệnh viện Từ Dũ năm nào đó mà tôi xem được trên báo chí, phương pháp này là để nuôi các em bé sinh thiếu tháng thay vì cho em bé nằm trong lồng kính mà các cháu này lại phát triển tốt hơn, đơn giản họ may cái địu để tất cả người thân có thể đeo cháu vào trước ngực và chăm nom cháu, tôi chỉ nghĩ rằng 1 cháu bé mới sinh, khó nuôi mà họ còn chăm sóc được thì huống chi là con tôi. Với tôi, thì phương pháp đó còn gọi là phương pháp đồng cảm, phương pháp của tình yêu thương để mổi khi cháu tăng động ( tự đập đầu mình vào tường đến chảy máu mà sao tôi cũng chăng thấy cháu đau), thì tôi lại ôm cháu vào lòng và vỗ về cháu, bàn tay xoa vào lưng cháu . Mà cũng hay lắm, sự hủy hoại mình đó đã biến mất sau 2 tháng . Thật may mắn!
(Hôm nay khi tôi post bài cho anh, mình vừa đi khỏi , cháu lại tắt chương trình để làm toán trên máy tính (bấm vào nút X thay vì dấu -). Tôi la cháu và bắt cháu xin lỗi, cháu xin lỗi mắt rướm khóc rồi ôm tôi (chỉ ôm ba thôi) và xoa lưng cho tôi bớt giận :mrgreen: .)
Tôi kể lại vài điều về suy nghĩ để chia sẻ cùng anh. Nhà Bác học cổ Acimect nói : " hãy cho tôi điểm tựa tôi sẽ nhất bổng Trái Đất". Anh nói vậy thì tôi nói tiếp luôn :“Ta ko vào địa ngục thì ai vào”, hãy vào nơi khó khăn đó – địa ngục mà giải cứu cho con .
. Điều kiện sống ở mỗi nhà mỗi khác, mỗi người cần phải suy nghĩ như thế nào, quan niệm ra sao để con có thể tốt hơn.

Đây là điểm tựa để anh nhấc bổng trái đất : Hôm nay , nhiều người biết về TK, tài liệu về TK cũng đã nhiều và có chuyên gia giải đáp những thắc mắc.. thì tốt quá rồi còn gì. Và chắc anh cũng biết rằng, càng can thiệp cho con sớm chừng nào thì con càng mau tiến bộ chừng nấy. Hãy sử dụng những ưu điểm mà mình có như phương pháp sư phạm (ko phải ai cũng biết), địa phương nhỏ - trường làng , để cùng hướng dẫn con chơi cùng các bạn, hòa nhập với các bạn (có sự quan sát, can thiệp kịp thời của mình khi cần thiết) – quan trong lắm đấy).

Hãy lạc quan lên anh, con chúng ta cần đến chúng ta nhiều lắm. Có lạc quan thì anh mới thấy con hay dỡ chổ nào, mới hiểu con , đọc tài liệu mới hiểu được hết.
"Để dạy được con thì cần phải hiểu con, để hiểu con thì phải đặt mình vào vị trí con mà suy xét trên lập trường (quan điểm, suy nghĩ..) mình và cả trên lập trường con nữa"
Vài dòng chia sẻ cùng anh!
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Con trai tôi 3 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ

Gửi bàigửi bởi lemongbao » CN Tháng 4 19, 2009 6:37 am

Rất cám ơn những chia sẽ của chị Tường Anh và Anh Mylăng.
Tôi có suy nghỉ rất nhiều nếu ta không bình tỉnh sáng suốt làm sao có thể suy nghỉ ra được những phương pháp dạy con tốt hơn, làm sao hoàn thành được trách nhiệm của một người cha, người chồng, người thầy, nhưng vì nổi buồng không kiềm chế được, nên đôi lúc cũng hơi quá trớn. Bây giời tôi đã bình tâm trở lại tôi biết rằng " Nếu ta không vào địa ngục cứu con thì ai vào đây". Một lần nữa xin cám ơn các "ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC CỦA CHÚNG TÔI".
Chị Tường Anh này, con tôi cũng có sợ nhiều thứ lắm: chẳng hạng một số đoạn quãng cáo trên ti vi, bông hoa(cháu không muốn sờ chùng, tôi đã cố gắng dùng bông cọ nhẹ vào người cháu để giúp cháu không nhạy cảm với hoa, lúc đầu phản ứng rất dữ, nhưng sau đó cũng có lúc không phản ứng nữa).
Khi tôi dạy cháu chơi luồn chỉ qua các bông hoa, nhưng Phúc chỉ thích xếp chúng thành hàng, sau đó tôi dẹp, hôm sau lấy ra chơi tiếp nhưng lần này thì tôi bài trò mới sau khi luồn chỉ qua bông thì cho các bông chạy từ từ từ trên xuống thì cháu rất thích và cầm bông đưa cho tôi luồn tiếp vào chỉ(tôi có thử đưa cháu luồn chỉ nhưng cháu không dám làm mà rụt tay lại), nhưng sự chú ý này không lâu lắm khi bên ngoài có tiếng động thì gì đó là cháu bỏ ra và không chơi nửa, một món đồ chơi cháu chỉ có thể hứng thú trong 5 hoặc 10phút gì đó là không muốn chơi nửa.
Ở trường cô giáo nói lúc đầu bé Phúc có chạy lăng xăng nhưng lúc này đã giảm, và có chú ý, đặc biệt là chú ý các trò chơi nhiều hơn, đối với một số bài hát trên ti vi hoặc trên các CD mà cháu xem thì nhớ rất mau, hát đúng giọng, nếu bài ngắn thì đúng cả lời(nhưng không hiểu nội dung bài hát)
Chiếu nào tôi cũng cho cháu chạy chơi trong xân, chơi đá banh, đạp xe ba bánh, nhưng mỗi thứ thì được khảng 5 - 10 phút là tha thẩn đi chơi một mình, tôi theo dụ mãi cháu cũng không nghe, cháu vừa đi vừa hát hoặc nói điều gì đó rất khó hiểu, thu nhặt các thứ như ống hút, cành cây, rồi ngồi xếp thành hàng mà không cần chú ý đến ai. Tôi lúc nào cũng bên con và lãi nhãi những từ cháu đã biết nhưng nó mặc tôi. Chỉ khi nào có một tình huống nào đó thật sự gây chú ý thì cháu mới bắt đầu quan sát(như khi tôi nói mẹ đi chợ về, dì út đi chợ về hay chị hai đi học về)
Hồi chiều này tôi phạt cháu ngồi nghế, cháu khóc rất nhiều, tôi cho cháu ngồi khoảng 1 phút thi thả ra, cháu lăng ra nền nhà và tiếp tục khóc tôi cũng mặc, tôi yêu cầu vợ tôi cũng mặc sau đó cháu nín khóc và đi tìm mẹ, nhưng vẫn còn giận nếu ai ngoài mẹ chạm vào là cháu nạt ngay. Không biết tôi làm như vậy có đúng không? Vì cả tôi và vợ tôi đều thấy rất sót lòng nên tôi không thể phạt cháu lâu hơn. Tôi nghỉ lần sau thì thời gian sẽ dài hơn nửa(tối đa là 3 phút)
Còn một chi tiết nữa lúc này cháu thường hay lắc đầu lia lịa vừa đi vừa lắc, ngồi một chỗ cũng lắc. Tôi không biết phải làm sao để giảm hiện tượng này, chị Tường Anh và các Anh chị giúp tôi nhé.
Chân thành cám ơn các anh các chị.
Lê Mộng Bảo
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách.

cron