Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi nvh » T.Bảy Tháng 2 27, 2010 4:43 am

Xin chào các anh chị/cô chú. Con em gần 21 tháng, có những biểu hiện của tự kỷ, đã đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), bác sỹ kết luận là tăng động, giảm chú ý,cần theo dõi tự kỷ. Các biểu hiện của cháu như sau:
- Gọi rất ít khi quay lại. Thường khi mẹ đi làm về gọi thì chạy ra nhanh.
- Không biết chỉ,muốn lấy gì thì dắt ra tận nơi
- Hay ăn vạ. Đòi gì không được là khóc ăn vạ
- Quay bánh xe
- Thích chơi đũa
- Mới biết nói măm măm,ăn, anh. Dạy nói không nói theo.
- Không biết bai

Tuy nhiên, cháu có sự giao tiếp bằng mắt. Mẹ dạy một số việc thì biết bắt chước theo nhưng tay làm không khéo nên làm không được là cháu nản, không làm nữa (vd; dạy cháu múc nước, dùng bút, xúc cơm).

Em muốn can thiệp cho con càng sớm càng tốt nhưng đang bối rối,không biết nên bắt đầu từ đâu. Không biết em nên cho con theo học tại lớp dành cho trẻ tự kỷ và thu xếp thời gian dạy con ở nhà hay nên cho con theo học tại trường mầm non bình thường và hàng ngày đưa đi can thiệp tại trung tâm? Rất mong các anh chị/cô chú tư vấn.

Em hiểu rằng mẹ là người giáo viên tốt nhất của con, nhưng hiện tại em chưa biết nên bắt đầu dạy con như thế nào. Em vẫn đang lạc trong rừng tài liệu, đôi khi mất bình tĩnh vì sợ thời gian trôi qua mà mình vẫn chưa biết làm thế nào. Xin mọi người cho em những hướng dẫn cơ bản để có thể phần nào thấy được con đường mình sắp bước đi.

Em xin cảm ơn.
nvh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 2 27, 2010 4:14 am

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 2 27, 2010 9:29 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Xin chào bạn. Những chẩn đoán từ các bác sĩ có lẽ đang làm bạn lo lắng và buồn. Xin chia xẻ với bạn, và chúc bạn nhiều nghị lực.

Việc can thiệp cho bé rất khó có thể giải bày hết ở khuôn khổ một phần trả lời. Tôi nghĩ bạn nên đọc phần nguồn liệu để thu góp được những thông tin cần thiết. Nếu bạn đọc những chủ đề ở diễn đàn này do các phụ huynh viết, hỏi, chia xẻ, bạn cũng sẽ thấy lối đi rõ ràng hơn. Dĩ nhiên, vì mới làm quen với nhóm trẻ có rối loạn, bạn dễ thấy lạc lối, hoang mang. Bạn có thể tìm đọc phần Chuẩn Phát Triển, rồi ghi chú những gì con bạn đã/chưa làm được, và giới hạn chủ đề tìm kiếm ở các trang mạng.

Theo bạn mô tả, chúng tôi thấy có khó khăn ở mảng tập trung chú ý, ngôn ngữ, vận động tinh và hành vi. Bạn tìm đọc bài về 3 phần này đi. Cả ba có tầm quan trọng ngang nhau. Đặc biệt, thiên tính làm cha mẹ có thể khiến chúng ta không nghiêm nhặt khi uốn nắn con cái. Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy: khi cha mẹ chịu khó nghiêm nhặt, các bé có rối loạn như con bạn dễ dàng hòa nhập hơn. Vậy, lời khuyên của chúng tôi là bạn nên chuẩn bị kỹ phần hành vi.

Vì bé của bạn còn nhỏ, những bài học sẽ không thể là ở bàn, với bút viết, thước kẻ. Bạn nên tìm những trò chơi để lồng vào nội dung huấn luyện. Việc dành thời gian cho con là cần thiết, tuy nhiên công ăn việc làm có thể không cho phép chúng ta có mặt với con vào ban ngày. Bạn có thể phải tìm cho con một giáo viên, một lớp học. Để biết con bạn thích hợp với lớp học nào, bạn cần quan sát con để so với chuẩn phát triển, và quan sát cả lớp học mà bạn muốn đưa con đến.

Hiện tại, tôi nghĩ bạn nên để ý đến các món ăn của con: nên loại bỏ đường ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Đường có trong kẹo bánh, và cả những trái cây như na, chuối, sầu riêng, nhãn, vú sữa... Tại VN, tôi e rằng đường có trong sữa ở độ khá cao. Khi loại bỏ đường, phần lớn phụ huynh thấy các bé trầm tĩnh hơn. Bạn thử xem sao.

Cả bạn, cả bé, và cả chúng tôi đang mới làm quen nhau. Chưa đủ chi tiết, thông tin để chúng tôi nói gì cụ thể. Mong bạn thông cảm. Bạn chịu khó đọc tài liệu, rồi quay lại hỏi nữa nhé. Đường đi còn dài, còn khó khăn, nhưng vượt qua giai đoạn đầu thì đuôi xuôi đuôi lọt. Bạn vững tin nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi nvh » T.Bảy Tháng 2 27, 2010 10:14 pm

Cảm ơn chị đã chia sẻ những lo lắng của tôi trong hiện tại. Tôi sẽ đọc thêm tài liệu và các chủ đề trong diễn đàn để có những hình dung cụ thể hơn.

Hiện tại, nếu có thể, rất muốn nhờ chị tư vấn về giấc ngủ của cháu. Cháu thường thức dậy lúc 1,2h sáng và khoảng 3 tiếng sau mới ngủ lại. Tình trạng này bắt đầu xảy ra cách đây chừng 3 tháng. Thời gian đầu cháu chỉ thức chơi, gần đây còn khóc, rất khó dỗ. Ban ngày cháu ngủ khoảng 2,3 tiếng. Điều này làm cả gia đình rất mệt mỏi vì đêm không được ngủ đủ, ngày lại không được ngủ bù. Không biết tôi nên đưa cháu đi khám những gì và làm gì để cải thiện tình trạng này? Nếu không, tôi không đủ sức đi làm và chăm cháu vào ban ngày.

Còn về ăn uống thì cháu chỉ chủ động ăn cơm, cháo, uống sữa, nước. Ngoài ra cháu không chủ động tiếp nhận các loại thức ăn khác, kể cả những thứ trẻ em thường rất thích như bim bim, bánh kẹo. Nếu cố nhét vào mồm cháu thì cháu cũng ăn, biết nhai nhưng không bao giờ chủ động mở mồm để ăn. Không biết đây có phải một hệ quả của tự kỷ không? Và tôi nên làm gì để giúp cháu vui vẻ ăn các loại thức ăn khác? Hiện tại tôi đã tạm ngưng cho cháu uống sữa, cháu chủ yếu ăn cháo, cơm. Lượng đường hầu như không có.
nvh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 2 27, 2010 4:14 am

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 2 28, 2010 1:19 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó


Chào bạn, giấc ngủ khó khăn không phải là hiếm thấy ở một số em bé. Có những em đến lớn vẫn khó ngủ như thế. Điều chúng ta có thể làm là giúp bé bỏ bớt giấc ngủ trưa. Bạn cũng nên cho bé hoạt động nhiều ban ngày: đi bộ, đạp xe, tập thể dục... Sát giờ ngủ, đừng cho bé ăn gì nặng. Tốt nhất là ăn rồi 3 tiếng sau mới đến giờ ngủ.

Khi bé thức, bạn đừng bật đèn, đừng lấy đồ chơi cho con chơi, đừng trò chuyện cười đùa. Mấy tuần đầu bé chưa quen nên thấy không được chơi, bé sẽ khóc. Các bác sĩ cho biết nhữngánh sáng, trò chơi chỉ làm cho bé tỉnh thêm thôi. Bạn cố gắng làm như tôi đề nghị để bé tự dỗ cơ thể ngủ lại. Không dễ đâu, nhưng vẫn phải làm thế bạn ạ.

Khi bé khó ngủ, bố mẹ thức theo, rất dễ kiệt sức. Một số phụ huynh đành phải cho con uống Risperdal, nhưng đây là đườg cùng mới phải làm thế.

Nếu bạn đã kiêng đường thì tốt quá rồi. Bạn để ý uống thử xem lượng đường trong sữa có nhiều không nhé. Có những bé khi kiêng bột mì cũng trở nên trầm tĩnh. Bạn muốn thì kiêng thử một tuần rồi quan sát kỹ xem sao.

Nhóm trẻ tk thường có thể khó ăn, kén ăn, nhưng không thể chỉ một điểm ấy mà bảo là bé tk. Nhiều cá nhân cũng kén ăn nhưng không có rối loạn gì. Giấc ngủ khó cũng là một dấu hiệu của tk, nhưng cũng không chỉ vài dấu hiệu mà kết đoán được. Tốt nhất là mình cứ phải tìm cách huấn luyện và dậy dỗ để bé phát triển tốt toàn diện, phải không?
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi nvh » CN Tháng 2 28, 2010 3:51 am

Buổi trưa tôi không ở nhà với con được nên không bỏ được giấc trưa của cháu. Có những hôm ở nhà, tôi đã thử nhưng không được vì cháu buồn ngủ quá, rất quấy khóc. Ban đêm khi bé thức dậy,tôi có nên dỗ con không hay cứ im lặng để bé tự nín?

Về ăn uống thì cháu ăn rất tốt,đường tiêu hóa không vấn đề gì, cháu rất ít khi bị táo bón hay tiêu chảy.Tôi ở Việt Nam nên cháu chủ yếu ăn cơm,cháo nấu từ gạo, không có sản phẩm từ bột mì. Không hẳn là cháu kén ăn,mà như tôi đã trình bày, khi cho được đồ ăn vào miệng thì cháu vẫn ăn. Chỉ là cháu không tự nguyện cho đồ ăn vào miệng.

Cháu rất thích đi chơi, đến chỗ đông người, xe. Nhưng chỉ cuối tuần tôi mới có thể cho con đi chơi nhiều. Tôi đang nuôi con một mình nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cháu. Nhưng tôi sẽ cố gắng thu xếp thời gian, thậm chí xin nghỉ vài buổi 1 tháng để đến lớp quan sát con.

Tuy có những biểu hiện của trẻ tự kỷ song tôi thấy cháu giao tiếp mắt khá tốt. Mắt cháu đẹp và rất biểu cảm. Bởi vậy, càng nhìn con càng thấy xót xa. Tôi không đóng mác tự kỷ cho con, chỉ là biết cháu có những biểu hiện như vậy và tìm cách điều chỉnh cho cháu phát triển một cách tốt nhất. Tôi đang phải học lại cách yêu con mình, không chỉ là yêu con với những gì con có mà còn phải giúp con phát huy những gì còn tiềm ẩn, những gì con chưa làm được.

Cảm ơn chị Tường Anh đã (và chắc chắn là sẽ) chia sẻ cùng tôi. Điều này giúp tôi sống bình tĩnh hơn, để có thể giúp con hiệu quả hơn.
nvh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 2 27, 2010 4:14 am

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » CN Tháng 2 28, 2010 11:49 am

Buổi trưa tôi không ở nhà với con được nên không bỏ được giấc trưa của cháu. Có những hôm ở nhà, tôi đã thử nhưng không được vì cháu buồn ngủ quá, rất quấy khóc. Ban đêm khi bé thức dậy,tôi có nên dỗ con không hay cứ im lặng để bé tự nín?


Muốn giữ bé thức, bạn có thể phải có trò chơi hay đi chơi đâu đó cho bé tỉnh. Lúc đầu khó đấy, vì bé chưa quen. Bạn có thể cho bé ngủ trưa ít hơn hay sớm hơn. Ban đêm, bạn có thể ôm con nhưng đừng nói chuyện làm gì. Khi bạn dỗ đành, con cũng chả nghe đâu. Cố lên bạn nhé. Tiếng khóc đêm làm phiền cả nhà, và cả hàng xóm hai bên.

Về ăn uống thì cháu ăn rất tốt,đường tiêu hóa không vấn đề gì, cháu rất ít khi bị táo bón hay tiêu chảy.Tôi ở Việt Nam nên cháu chủ yếu ăn cơm,cháo nấu từ gạo, không có sản phẩm từ bột mì. Không hẳn là cháu kén ăn,mà như tôi đã trình bày, khi cho được đồ ăn vào miệng thì cháu vẫn ăn. Chỉ là cháu không tự nguyện cho đồ ăn vào miệng.


Cũng không đáng lo gì. Nếu đã nhai tốt,t iêu hóa tốt, bé đang may mắn hơn nhiều em bé khác lắm đấy.

Cháu rất thích đi chơi, đến chỗ đông người, xe. Nhưng chỉ cuối tuần tôi mới có thể cho con đi chơi nhiều. Tôi đang nuôi con một mình nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cháu. Nhưng tôi sẽ cố gắng thu xếp thời gian, thậm chí xin nghỉ vài buổi 1 tháng để đến lớp quan sát con.


Nuôi con 1 mình vất vả, chúng tôi chia xẻ với bạn nhé. Vững lòng lên bạn ạ. Đoạn đầu đường đi này hoang mang và gian nan, nhưng rồi sẽ bớt.

Tuy có những biểu hiện của trẻ tự kỷ song tôi thấy cháu giao tiếp mắt khá tốt. Mắt cháu đẹp và rất biểu cảm. Bởi vậy, càng nhìn con càng thấy xót xa. Tôi không đóng mác tự kỷ cho con, chỉ là biết cháu có những biểu hiện như vậy và tìm cách điều chỉnh cho cháu phát triển một cách tốt nhất. Tôi đang phải học lại cách yêu con mình, không chỉ là yêu con với những gì con có mà còn phải giúp con phát huy những gì còn tiềm ẩn, những gì con chưa làm được.


Cũng có thể là chỉ tự kỷ dạng nhẹ, hay chỉ là rối loạn ngôn ngữ và thiếu chú ý. Bạn đang có những ý nghĩ rất tích cực. Bạn đa bước trước các phụ huynh khác một bước quan trọng.

Cảm ơn chị Tường Anh đã (và chắc chắn là sẽ) chia sẻ cùng tôi. Điều này giúp tôi sống bình tĩnh hơn, để có thể giúp con hiệu quả hơn.


Mình có đây, và các phụ huynh khác cũng có đây. Nghị lực của bạn làm tôi thán phục. Mình cùng đi đoạn đường khó khăn này nhé.
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi nguyá»…n văn vinh » CN Tháng 2 28, 2010 11:03 pm

Chào bạn. Đọc bài của bạn mà thấy rất khâm phục bạn. Nuôi con 1 mình có nhiều khó khăn và vất vả, bạn cố gắng lên nhé.Tất cả vì con thân yêu phải không? Mình hy vọng những tiến bộ của con sẽ là động lực cho bạn rất nhiều. Con bạn còn bé, còn nhiều thơi gian để bạn có thể giúp con tiến bộ.
Con mình hồi trước cũng không biết chỉ tay, nhưng dạy thì bé làm tốt. Bạn nắm tất cả các ngón tay của con lại, trừ ngón trỏ, rồi cho con chỉ vào vật này, vậy kia bằng chính ngón trỏ cho vững. Bạn có thể lấy 1 ít cát, hạt đậu bỏ vào 1 hũ nhựa miệng nhỏ, cho con thọc ngón tay trỏ vào đó ngoáy ngoáy, giúp ngón tay con cứng dần. Dần dần bạn sẽ thấy con chỉ tay được ngay. Mới đầu có thể con xòe nguyên bàn tay chỉ, sau đó cụp mấy ngón khác, chỉ còn ngón trỏ, sau đó nữa thì chỉ ngay bằng ngón trỏ.
Bạn cho con vận động nhiều 1 chút, chạy nhả, leo trèo, đứng trên giừong lò xo nhún và nhảy tưng tưng, chơi cầu tuột, đi bơi... nói chung là vận động càng nhiều càng tốt. Vận động nhiều thì năng lượng giảm, tự nhiên con sẽ bớt lăng xăng, bớt tăng động và tập trung chú ý nhiều hơn. Cả giấc ngủ của con cũng sẽ vì vậy mà cải thiện.
Khi con ăn vạ, mình thường lơ đi, bỏ đi chỗ khác, hoặc hát những bài hát mà con thích, hay kiếm 1 cái gì đó bất thình lình làm con chú ý và quên việc kia đi. Bài hát thì chỉ 1 bài nhất định thôi. Mỗi lần hat21 lên con biết là không được ăn vạ. Bài mình hay hát cho con là :
Ăn trộm trứng gà là cái con chuột chít
1 con ôm trứng và 1 con kéo đuôi
Vừa ăn trộm trứng, chúng vừa reo cười
Thì ra chúng biết chàng mèo ta ngủ rồi.
Đến chỗ " chàng mèo ta" và "ngủ rồi" thì mình thay tên con vào đó : thì ra chúng biết chàng...quê rồi nha. Và vừa hát vừa cười trêu con. Mỗi lần vậy con vừa nước mắt ngắn dài, vừa cười quê quê, chạy lại quơ quơ mẹ để mẹ khỏi hát nữa. Hiệu nghiệm lắm đó.
Chia xẻ với bạn vài kinh nghiệm nhỏ của mình, chúc 2 mẹ con có thật nhiều nghị lực nhé.
Ah, đừng gọi mình là anh Vinh nhé, hihihi...mình lấy nick của chồng để vào.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi khắp đất trời lòng mẹ vẫn theo con...
nguyễn văn vinh
 
Bài viết: 514
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 8 24, 2009 8:32 pm

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi nvh » CN Tháng 2 28, 2010 11:58 pm

Chị Tường Anh và bà xã anh Vinh :), đêm qua cháu ngủ khá ngon. Chỉ thức giấc lúc 3h sáng. Tôi cho cháu xuống võng thì cháu liền ngủ lại cho tới sáng. Dỗ dành cháu thường không ăn thua nhưng cháu nằm võng thì tôi phải hát ru cháu mới ngủ. Vậy phải chăng cháu thích nghe hát? (mặc dù giọng hát của tôi rất kinh khủng).

Các chị nói khâm phục có lẽ để khích lệ tôi. Tôi thuộc loại bị "hoàn cảnh xô đẩy" mà phải thành người có nghị lực, bản lĩnh thôi. Bởi nếu tôi chùn bước một chút thôi, thì con tôi biết trông cậy vào ai? Bây giờ tôi vẫn đang trong giai đoạn "cắn răng vào mà sống" chứ chưa thực sự thoải mái đâu. Vừa nãy thôi tôi còn gục mặt xuống mà khóc trong văn phòng. Có những hôm tôi khóc ròng rã trên xe bus. Thấy đời sống sao mà cay cực quá, lấy của tôi hết thứ này đến thứ kia.

Cảm ơn chị chia sẻ kinh nghiệm dạy chỉ, tôi sẽ áp dụng cho con thử xem sao. Tôi để ý thấy bình thường cháu có thể duỗi ngón ngỏ ra để chỉ, kiểu như khi đút ngón tay vào lỗ chẳng hạn. Nhưng có lẽ cháu không hiểu rằng để lấy thứ gì thì phải chỉ (không hiểu ngôn ngữ tín hiệu). Tôi vẫn tập cho cháu chỉ khi cháu đòi gì đó, nhưng cháu luôn ăn vạ, không chịu.

Hôm nay tôi bắt đầu cho cháu đi nhà trẻ dành cho trẻ tự kỷ. Để vài hôm cho cháu quen, tôi sẽ tới lớp quan sát xem sao. Hy vọng là các cô sẽ giúp cháu có chuyển biến tốt. VÀ hy vọng là chính bản thân tôi cũng vượt qua được sự khủng hoảng (dù không thường trực này).
nvh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 2 27, 2010 4:14 am

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Hai Tháng 3 01, 2010 12:53 am

Chào bạn, chúng tôi nói thán phục bạn là nói thật, khôngphải chỉ để bạn lên tinh thần đâu. Có những cá nhân do hoàn cảnh xô đẩy mà không gượng dậy được. Bạn đã khóc, rồi sẽ còn khóc, nhưng ít nhất bạn đã đứng lên bước đi thay vì ngồi lại than thân trách phận.

Cuộc đời chẳng bao giờ công bằng cả, phải không bạn. Tôi cũng đồng ý với bạn rằng có những người may mắn và hạnh phúc quá, và cũng đang có bao nhiêu mảnh đời lao đao, chao đảo. Thôi, đừng buồn nữa. Những khi muốn khóc, bạn cứ khóc, và nhớ vào đây viết cho chúng tôi một câu. Bạn đừng rắn rỏi để phải nuốt nước mắt vào trong. Cứ khóc cho thỏa, rồi lại dồn đầy nghị lực tiếp tục cố gắng. Cuộc đời đã cho bạn cậu bé xinh xắn với đôi mắt rất đẹp. Nghĩ mà xem, nếu không có sự hiện diện của bé trong đời, bạn sẽ buồn hơn nhiều lắm - dù rằng bé đòi hỏi nhiều nỗ lực từ mẹ.

Bạn dậy con chỉ tay là đúng rồi đấy. Lúc con đòi vật gì, bạn cầm ngón tay của con đụng vào vật ấy. Bạn đừng nói gì nhiều như "con chỉ vào đây này, chỉ đi con!". Cứ lẳng lặng cầm ngón tay con đụng vào nó, rồi nói "À, con muốn xxx hả?" và đưa cho con vật ấy. Những lần đầu con ăn vạ, bạn kệ, cứ dậy. Cái gì mới cũng khó. Cố lên nhé.

Khi ru con ngủ, thực ra thì bên tâm lý Mỹ họ hay phản đối, vì họ bảo phải để cho trẻ tự ru chúng vào giấc ngủ (bạn có thấy một số em bé khi gần ngủ thì kêu ư ử không, chúng tự ru chúgn đấy!). Tuy nhiên, tiếng mẹ ru là văn hóa rất đẹp của tuổi thơ VN. Mình nghĩ bạn cứ ru, miễn là ru rồi cu cậu ngủ mau, chứ ru hai tiếng mà hắn còn mở mắt thao láo thì những bà mẹ chúng mình khản cổ mất!
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Bắt đầu can thiệp cho con 21 tháng như thế nào?

Gửi bàigửi bởi lemongbao » T.Hai Tháng 3 01, 2010 6:42 am

Chào chị. Với những gì chị nói thì con chị rất giống con tôi hồi 21 tháng như con chị bây giờ. Mong được chia sẽ kinh nghiệm cùng chị.
Bởi nếu tôi chùn bước một chút thôi, thì con tôi biết trông cậy vào ai?

Tôi rất đồng ý với bạn điểm này
Vừa nãy thôi tôi còn gục mặt xuống mà khóc trong văn phòng. Có những hôm tôi khóc ròng rã trên xe bus. Thấy đời sống sao mà cay cực quá, lấy của tôi hết thứ này đến thứ kia.

Câu nói này làm tôi nhớ thời điểm tháng 8/2009, ở kỳ hội thảo do ccm tổ chức tại TPHCM. Một phụ huynh nói với tôi, cũng tương tự như bạn nói. Nhưng cũng vị này giải thích thông qua lời dạy của Sơ ở một nhà thờ, Sơ nói: Con hãy cố gắng, vì bề trên chỉ chọn những người giàu lòng nhân ái như con để gởi gắm đứa trẻ này. Lúc đó trong tôi cũng có những suy nghỉ như bạn nhưng từ khi nghe câu nói này tôi cảm thấy mình như được tiếp sức và tôi rất thích cách giải thích này, dù tôi là người ngoại đạo.
Tôi vẫn tập cho cháu chỉ khi cháu đòi gì đó, nhưng cháu luôn ăn vạ, không chịu.

Trẻ nào cũng thế luôn ăn vạ những gì bé không thích, cái này phải kiên nhẫn thôi. Bé khóc hay ăn vạ cứ cho khóc và ăn vạ miễn không nguy hại đến bé(không giao tiếp mắt, nhưng lén nhìn bé để tránh trường hợp bé té ngã). Vì bé khóc là để gây áp lực cho mình đấy nếu mà mình chùng bước thì chắc chắn lần sau cũng thế, và bạn lại phải làm lại từ đầu.

Vài điều tâm sự cùng chị, mong chị bỏ qua nếu thấy có những điều không phù hợp
lemongbao
Ba yêu con
lemongbao
 
Bài viết: 305
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 23, 2009 5:46 pm

Trang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.54 khách.

cron