bé châm nói phải làm sao?

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

bé châm nói phải làm sao?

Gửi bàigửi bởi beminhdang » CN Tháng 2 16, 2014 7:56 pm

có mẹ nào biết trung tâm nào dạy trẻ chậm nói mà các cháu tiến bộ nhiều thì giới thiệu cho bé nhà mình với bé được 3 tuổi rồi mà chỉ nói được khoảng 4 5 từ như ăn, chim ,đau,hoa ,không .còn lại dạy bé nhất quyết ko chịu nói hoặc có nói theo nhưng ko tập chung rồi lại quên luôn.gia đình rất buồn (nhìn con bị người ta chỉ rồi kêu thằng đó không biết nói á hoặc nó bị câm chứ còn gì sau lưng mẹ con mà thấy rất tủi thân,có người còn nói là bị điếc)gia đình đã cho bé đi khám tai và khám tại khoa tâm lý ở bệnh viênh nhi đồng 2 thì được bác sĩ chuẩn đoán là bị chậm nói không phải tự kỷ và tai cháu bình thường,cháu sinh hoạt phát triển thể chất bình thường tự đi vệ sinh và tự rửa mặt hay lấy nước uống và tự xúc cơm ăn ..hiện tại do công việc nên mình có rảnh thứ 7 và chủ nhật nên muốn tìm trường nào cân thiệp theo giờ vào thứ 7 và chủ nhật,mình có tìm hiểu trường ban mai thấy trường cũng tiện đường nhưng chưa rõ nhà trường có nhận can thiệp cho bé như vậy không và học phí là bao nhiêu ,vậy mẹ nào có kinh nghiệm thì chia sẻ với mình với ,cảm ơn nhiều
beminhdang
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 2 15, 2014 9:48 pm

Re: bé châm nói phải làm sao?

Gửi bàigửi bởi Nguyen Thi Tham » T.Bảy Tháng 5 10, 2014 4:11 am

Chào Chị.
Em có đọc những thông tin anh/chị chia sẽ. Không biết giờ chị đã tìm được trường cho bé chưa.
Em cũng được học qua về can thiệp cho trẻ chậm nói. Về sự can thiệp này, các chuyên gia đóng một vai trò nhất định song phụ huynh là người đóng vai trò rất quan trọng bời là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Hiện tượng trẻ của anh chị không chịu nói theo hay thường không tập trung theo em bởi bé không hứng thú với cách khơi gợi giao tiếp của phụ huynh. Điều căn bản phụ huynh phải biết trẻ mình đặc biệt thích gì và đặc biệt ghét thứ gì và biết ngưng khi trẻ đang hứng thú. Tại sao phải biết điều này, bởi để dùng những thứ đó nhằm kích thích giao tiếp của trẻ. Ví dụ trẻ rất thích chơi búp bê, hãy chơi và trò chuyện cùng trẻ, khi cảm thấy trẻ rất thích thú với trò chơi đó, dừng lại và quan sát trẻ có muốn chơi nữa hay không, nhận thấy trẻ có những hành vi, dấu hiệu muốn chơi nữa... cơ hội để trẻ giao tiếp đã đến, hướng dẫn trẻ nói: con muốn chơi nữa... có thể 1 vài lần đầu sẽ khó khăn, nhưng sau đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại với thứ trẻ không thích, để tạo cơ hội cho trẻ nói lên ý muốn của mình: Con không thích...Bên cạnh đó với Đồ ăn nhẹ hoặc đồ chơi không để nơi hợp tầm tay, nơi trẻ có thể dễ tiếp cận nhằm tạo cơ hội để trẻ phải nói ra những thứ yêu cầu, từ đó thực hành kỹ năng nói khác nhau. Cần nói với trẻ khi đọc sách. Bảo bé kể lại câu chuyện. Hãy hỏi ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, và hỏi làm thế nào.
Nếu Bé có vấn đề về phát âm, không ngắt lời trong khi trẻ đang nói. Chờ cho đến khi trẻ nói hết câu và sau đó yêu cầu phải nói lại những lời chính xác. Chơi các trò chơi tập trung vào các kỹ năng ngôn ngữ và trí nhớ ... Chỉ cần luôn nhớ "Tạo ra các tình thế buộc trẻ phải sử dụng lời nói để giao tiếp."
Anh/chị không nói rõ gia đình mình ở đâu để tiện trong việc tìm trường, Ngoài trường Ban Mai anh chị có thể đến phòng Can Thiệp Sớm của khoa giáo dục đặc biệt trường đại học Sư phạm TP HCM.
Chúc anh chị và bé luôn may mắn, nhiều niềm vui.
Nguyen Thi Tham
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 5 10, 2014 1:10 am


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.81 khách.

cron