Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi mecuasu » T.Ba Tháng 2 17, 2009 6:17 pm

Tôi phát hiện ra bé tự kỷ lúc bé 17th tuổi, tôi đưa bé đền BV Nhi Đồng I kiểm tra, và sau đó mỗi tháng tôi đưa trẻ lên 1 lần để tái khám, nhưng do ĐK kinh tế tôi chỉ đưa bé đi được 3 lần và sau đó tôi tự tìm tài liệu và áp dụng cho bé, và chỉ thấy hiệu quả khi bé hơn 2 tuổi, hiện tại bé đã khá tập trung và bắt chước khá nhanh, tôi và ba của bé dạy bé chỉ một lần là bé làm theo ngay dù không khéo léo như: biết mag giày, biết tự mặc quần, biết tự uống nước, biết hôn đáp trả, bye, mi gió, ạ cô giáo, tự xúc ăn nhưng( tùy lúc), biết giành thức ăn( món khoái khẩu), biết lựa chọn thức ăn.... nhưng bé vẫn không nói, cả ngày bé cứ im lặng chỉ phát ra vài âm thanh khi không hài lòng về vấn đề gì đó, những âm thanh lập lại vô nghĩa" ma ma"," măm măm mà", ba ba, ...ít khi bé phát biểu đúng thời điểm, tôi đã tham khảo PP Teach, ABA, một số tài liệu của Anh Lê Khanh( CLUB Đom Đóm( TPHCM), một số tài liệu của Giáo Sư Nguyển Văn Thành(Việt kiều) có đăng tải trên mạng, tôi vừa đi làm vừa chăm sóc bé, thời gian tôi dành cho bé hiện giờ chì có 4-5h vào buồi tối, hy vọng "Con của Mẹ" sẽ giúp được tôi trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cho bé, tôi rất lo lắng về vấn đề này vì đến 5 tuồi mà bé không nói được thì sẽ là nổi đau lớn nhất của gia đình, tôi đã dạy bé bơi được, rồi ba bé dắt bé đi bộ mỗi tối, hiện bé đã được 42 tháng tuổi, mong được sự chia sẻ, cảm ơn!
mecuasu
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 17, 2009 5:03 pm

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Ba Tháng 2 17, 2009 7:45 pm

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Chào Bích Phương và bé Su. Chào mừng gia đình bé Su đến với Cùng Nhau Vượt Khó.

Tôi phát hiện ra bé tự kỷ lúc bé 17th tuổi, tôi đưa bé đền BV Nhi Đồng I kiểm tra


Thưa chị, phát hiện rối loạn và có biện pháp can thiệp sớm là cơ hội cho trẻ tiến bộ. Tôi được huấn luyện để không định danh rối loạn nào khi trẻ dưới 2 tuổi bởi lúc đó các biểu hiện không rõ ràng. Thí dụ, việc không nói năng của em bé 15, 17 tháng tuổi chưa nói lên điều gì. Các trẻ khác ở độ tuổi ấy cũng đã nói đâu. Chúng tôi chỉ phỏng đoán có những yếu điểm và đưa biện pháp can thiệp. Khi trẻ lên 3, chúng tôi vẫn không sử dụng những từ như tự kỷ, Asperger... mà chỉ dùng định danh "khiếm khuyết ngôn ngữ." Khoảng 5 tuổi khi khám thẩm định lần nữa để bé vào tiểu học (tiểu học bên này bắt đầu từ lớp lá), chúng tôi mới ghi vào hồ sơ là tự kỷ hay Asperger. Tuy nhiên, tôi tôn trọng thẩm định của các chuyên gia của BV Nhi Đồng 1.

hiện tại bé đã khá tập trung và bắt chước khá nhanh, tôi và ba của bé dạy bé chỉ một lần là bé làm theo ngay dù không khéo léo như: biết mag giày, biết tự mặc quần, biết tự uống nước, biết hôn đáp trả, bye, mi gió, ạ cô giáo, tự xúc ăn nhưng( tùy lúc), biết giành thức ăn( món khoái khẩu), biết lựa chọn thức ăn....


Bé Su mới 42 tháng và đã làm được những việc như chị kể trên. Vậy là bé tiến bộ nhiều lắm. Mai này bé phải biết ơn ba mẹ đã tận tình hỗ trợ. Mỗi ngày 4 đến 5 tiếng chị dành cho cháu là thời gian không phải phụ huynh nào cũng có thể dành ra.

bé vẫn không nói, cả ngày bé cứ im lặng chỉ phát ra vài âm thanh khi không hài lòng về vấn đề gì đó, những âm thanh lập lại vô nghĩa" ma ma"," măm măm mà", ba ba
Tôi rất lo lắng về vấn đề này vì đến 5 tuồi mà bé không nói được thì sẽ là nổi đau lớn nhất của gia đình, tôi đã dạy bé bơi được, rồi ba bé dắt bé đi bộ mỗi tối, hiện bé đã được 42 tháng tuổi, mong được sự chia sẻ, cảm ơn!


Theo http://www.eHow.com, khoảng 40% các bé có TK không nói. Chúng ta cùng nỗ lực để bé nằm trong 60% còn lại. Chúng tôi thông cảm khi chị lo sợ ở tương lai khi bé Su vẫn không nói. Tuy vậy, chị cũng thấy rằng bé mới có 3 tuổi rưỡi. Khoa Ngôn Ngữ Trị Liệu nghiên cứu và tin rằng bé trai chậm nói hơn bé gái, và khi 3 tuổi mà khả năng bày tỏ ngôn ngữ còn yếu thì trẻ nên được hỗ trợ bằng liệu pháp. Với bé Su, tôi nghĩ mình không thể định đoán gì ở tương lai vào lúc này. Anh chị đã có giờ nhiều cho con, chúng ta cùng chọn phương pháp khuyến khích cháu bày tỏ tư tưởng.

Theo chị mô tả, bé đã có phụ âm m và b, kèm theo nguyên âm a và ă. Bé có cả dấu huyền (mà). Chị thử tìm những hình ảnh có tên đơn giản bắt đầu bằng những phụ âm này (bát, mi gió, măm măm/ăn, ba, má, bà, bã, mạ...) và dậy cháu nói. Chị chuẩn bị thứ bánh gì (ít ngọt, nhỏ) cháu thích. Cho cháu thấy phần thưởng, và khi cháu bắt chước theo thì cho cháu ngay một miếng. Ở những lần đầu, dù cháu có nói sai, chị cũng cho và nói: "Con cố gắng quá."

Chị cũng có thể chọn hình ảnh những sinh hoạt hàng ngày mà Su đã làm được (để bảo đảm Su hiểu nghĩa của từ) như giầy, quần, áo, ly, nước, cô giáo, muỗng, và các món ăn khoái khẩu của Su, rồi áp dụng phương pháp khuyến khích trên. Nếu Su có khả năng tập trung như chị nói, chị có thể chọn hình phức tạp một chút: một người đang lấy muỗng xúc cơm cho con.

Đặc biệt, khi Su biết chọn món ăn ưa thích, chị có thể giữ món ăn ấy lại rồi dậy cháu gọi tên. Tuy nhiên, khoảng 3 lần mà cháu không chịu nói, chị cứ cho cháu ăn. Mình lại tập lần sau. Trời đánh tránh miếng ăn, chị nhỉ!

tôi đã dạy bé bơi được, rồi ba bé dắt bé đi bộ mỗi tối


Không nhiều bé có TK làm được hai điều này đâu, thưa chị. Vì vậy, tôi hơi lấn cấn về định danh "tự kỷ" trong trường hợp của Su. Chị cho tôi hỏi thêm: cháu đã có những biểu hiện gì lúc 17 tháng tuổi, và hiện đang có những biểu hiện gì ngoài yếu điểm trong khả năng bày tỏ ngôn ngữ? Nếu được, xin chị chia xẻ với Cùng Nhau Vượt Khó những điểm mà các chuyên gia của BV Nhi đồng 1 đã đánh dấu khi chẩn đoán TK. Chúng tôi cũng muốn học hỏi từ các chuyên gia ở Việt Nam.

Chúc anh chị thành công trong bước đầu dậy bé Su nói nhé. Mong nghe thêm từ chị để có thể giúp chị xóa tan nỗi lo âu về khả năng bày tỏ tư tưởng của Su.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi admin » T.Tư Tháng 2 18, 2009 12:22 am

Dời câu hỏi của chị Bích Phương về cùng một nơi (admin):

Bé Su khoảng vài tháng hoặc ít nhất là 2 tháng lại không ngủ sớm và thức đến tận 1-2h sáng, bé bị tự kỷ, từ nhỏ đến bây giờ hầu như tôi không có cách nào dỗ bé( nghe có vẻ phi ký), nghĩa là bé muốn thì sẽ ngủ chứ không phải tôi yêu cầu là bé ngủ, vậy thì làm sao để dỗ bé ngủ sớm, mặc dù ban ngày bé luôn vận động.Mong được hướng dẫn xin cảm ơn!
admin
Site Admin
 
Bài viết: 1411
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 12 13, 2008 11:22 am

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi mecuasu » T.Tư Tháng 2 18, 2009 12:48 am

Tôi đã kiểm tra các dấu hiệu mà các Bác Sĩ đã đưa ra cho tôi, lúc bé 10th rưỡi thì bé có phát âm được rất rõ :" dìa mà mẹ", "ông", " ba ơi ba à", nhưng thời gian sau bé mất dần ngôn ngữ và kèm theo những biểu hiện: không biết chỉ, dùng tay người lớn nối dài tay mình, bé hay đi nhón gót chân, đôi mắt bé lúc nào cũng nhìn xa xăm, và mỗi tối đến giờ đi ngủ bé bắt đầu khóc và la hét đến tận 2-3 giờ sáng , có khi liên tục khoảng 2 tuần lễ( thời gian đó tôi sợ đến giờ cho bé đi ngủ mỗi tối, chỉ khi bé ngủ không quấy khóc thì mới thở phào nhẹ nhõm) không biết lạ bất cứ ai, không có phản ứng đối với đau đớn( bé lấy tay bóc nhang đang cháy nhưng không khóc, khi đi học mẫu giáo ngày đầu bé bị vấp té dập mội khá nặng, sưng đỏ nhưng bé không khóc, vẫn ăn tôt không biểu hiện gì là đau , không biết sợ , không biết nơi nào nguy hiểm, đi vòng quanh nhà cả ngày, lăng xăng suốt ngày chỉ khi bị bắt đi ngủ là hành động duy nhất cắt đứt hành vi đi suốt cả ngày, bé không giao tiếp được bằng mắt, không biết cảm nhận sự hiện diện của mẹ, không cần mẹ( mặc dù tôi chăm sóc bé suốt thời gian từ lúc sinh ra đến tận lúc bé ba tuổi tôi mới đi làm), bây giờ thì đeo mẹ như keo dính và có biểu hiện thương yêu ba mẹ( chơi 1 lúc thì chạy đến hôn tay Mẹ, biết khóc khi không thấy ba đi cùng...), lúc nhỏ bé hoàn toàn không phản ứng khi tôi gọi tên, không làm theo bất cứ yêu cầu nào, không chơi đồ chơi, chỉ thích lật những tờ báo, chơi chai sữa tắm, dầu gội, thích quay tròn, nhưng ngược lại bé rất khéo khi bắt đầu biết chơi đồ chơi: bé hoàn toàn không làm theo khi được hướng dẫn chơi, nhưng sau đó khoảng vài tháng bé tự chơi và chơi chính xác không sai( chơi lắp khối gỗ tròn, tam giác, vuông, la71p ghép hình những chú khủng long bằng gỗ, xếp chồng các vật dụng như lon nước ngọt...., sau đó tôi tham dự hội thảo" Đưa con về lại thiên đường" của cô Lê Phương Nga( cũng có con bị tự kỷ), cô nói trẻ bị tự kỷ thường thiếu oxi lên não do đó ngăn cản nhiều khả năng phát triển của trẻ, vì vậy nên tạo điều kiện cho bé vận đông bằng phương pháp dạy trẻ bơi, đi bộ, hay chơi cầu trượt... tùy theo từng bé, nhưng bơi là phương pháp rất hiệu quả, nên lúc bé 28th tuổi tôi đã đưa bé đến hồ bơi mỗi tuần 3 ngày va sau 1 tháng bé đã lặn và bơi khá, ngoải ra mỗi ngày tôi cho bé xen kẽ đi bộ khoảng 6km , và tôi thấy bé tiến bộ khá rõ nét, và hiện giờ bé còn kém tập trung và cả ngày có khi không nghe bé nói tiếng nào, nhưng bé biết để ý Mẹ đang làm gì, và mỗi lần như vậy tôi điều nói cho bé biết là tôi đang làm gì và cố nói nhiều lần mỗi khi bé chạy đến bên cạnh quan sát tôi, tôi luôn nói trước cho trẻ những điều tôi sắp làm cùng bé như: con chuẩn bị đi tắm nhé, chút nũa Mẹ chở con đi chơi nhé, hôm nay mình sẽ đi nhà sách nhé!, con thích diều không?... tôi luôn dùng tay chạm vào gương mặt bé khi nói điều gì đó, bây giờ bé hiểu nhiều nhưng theo tôi thì khả năng giao tiếp của trẻ vẫn y như đứa bé 12th tuổi, bé phát triển như vậy là quá chậm, cái tôi cần là trẻ tập trung hơn( tốt khi vầo lớp 1 sau này), và nói là cái tôi trông đợi nhiều nhất, có thể bé không thông minh, bé không lanh lợi, nhưng bé phải nói vì như thế ít ra tôi biết bé cần gì và tôi có thể dạy bé những cái khác hơn. Tôi mong cô và các chuyên viên khác cho tôi biết liệu pháp sử dụng cho bé xin cảm ơn!
mecuasu
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 17, 2009 5:03 pm

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Tư Tháng 2 18, 2009 1:05 am

Phần trả lời từ chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Bé Su khoảng vài tháng hoặc ít nhất là 2 tháng lại không ngủ sớm và thức đến tận 1-2h sáng, bé bị tự kỷ, từ nhỏ đến bây giờ hầu như tôi không có cách nào dỗ bé( nghe có vẻ phi ký), nghĩa là bé muốn thì sẽ ngủ chứ không phải tôi yêu cầu là bé ngủ, vậy thì làm sao để dỗ bé ngủ sớm, mặc dù ban ngày bé luôn vận động.Mong được hướng dẫn xin cảm ơn!


Thưa chị Bích Phương, rối loạn giấc ngủ làm phiền bé Su trong nhịp độ khoảng 2 tháng một lần đã là ít. Có những em bé có TK phải chịu đựng việc thức khuya, dậy đêm mỗi 24 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chị không nên lo lắng.

Theo http://www.webmd.com, trong 10 bé có TK, từ 4 đến 8 bé gặp khó khăn trong giấc ngủ. Cùng Nhau Vượt Khó sẽ đăng tải bài viết của trang nhà này lên phần bài dịch để chia xẻ cùng phụ huynh.

Các chuyên viên cho biết họ chưa xác định trắng đen nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ, mà chỉ phỏng đoán 4 lý do: 1) bé chưa học được dấu chỉ xã hội: hễ ba mẹ anh chị em đi ngủ, mình cũng đi ngủ; 2) kích thích tố melatonin chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ làm việc không thích ứng; 3) bé có TK nhậy cảm với mọi giác quan nên một tiếng gió đùa có thể đánh thức bé; 4) chứng âu lo sợ hãi khiến bé không ngủ trọn giấc.

Thường thì bé từ 3 đến 6 tuổi cần ngủ từ 10 đến 12 tiếng một ngày. Tuy nhiên, cũng có những em bé - bất kể rối loạn hay bình thường - ngủ ít hơn hay nhiều hơn. Bé Su thì thức đến 1 hay 2 giờ đêm, nhưng chị không cho biết mấy giờ sáng thì bé dậy.

Hội đồng huấn trị của các bé Tk có rối loạn giấc ngủ thường đề nghị cha mẹ tránh những thức ăn có chất kích thích như đồ ngọt, coca...; giúp bé dịu tinh thần bằng cách tắm nước ấm, xoa lưng, đọc truyện, nghe nhạc êm dịu. Chúng tôi cũng thấy có những phụ huynh đã thay sàn gỗ bằng thảm dầy để cản bớt âm thanh. Tuy nhiên, điều này có thể không thích hợp với thời tiết và khung cảnh của Việt nam. Chị thử mua miếng thảm lót thêm trong phòng bé xem sao. Chị nhớ cho bé vào giường đúng giờ mỗi ngày, dù bé có ngủ hay không.

Một số phụ huynh tìm đến bác sĩ nhi khoa và được cho thuốc melatonin. Nếu muốn, chị có thể tham khảo với bác sĩ nhi khoa của bé.

Chị cũng thử tìm xem bé có gì lo âu sợ hãi không. Điều này không phải dễ vì bé chưa biết phân tích, giải thích... Chị có thể phải để ý mà đoán dò, rồi hỏi thêm bé. Trước khi đi ngủ, chị thử giải thích cho bé nghe những gì sẽ xảy ra vào ngày mai để bé bớt lo lắng.

Hy vọng chị có thể ứng dụng vài điểm trên đây để giúp bé ngủ sớm hơn, hầu cho ba mẹ cũng tìm được thời gian nghỉ ngơi vì còn công việc hãng xưởng và chăm sóc bé trong ngày kế tiếp. Chúc bé Su ngủ ngoan.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi mecuasu » T.Sáu Tháng 2 20, 2009 2:07 am

Thường khi bé mất ngủ bé có khuynh hướng ngủ bù lại vào ngày hôm sau, nhưng tôi thường đánh thức bé dạy sớm để bé không bị rói loạn giấc ngủ vào ngày hôm sau, nhưng cứ khoảng 1, 2 tháng là bé lại khó ngủ, nhưng bé không quấy khóc mà cười đùa suốt( tự cười), chỉ khi bẹ Mẹ nhắc nhở mới lấy gối che mặt ngủ( đó là thời gian gần đây), tôi cũng có suy nghĩ: có lẽ bé tiến bộ sẽ kèm theo khuynh hướng giảm rối loạn giấc ngủ, nhưng tôi vẫn không hoàn toàn kiểm soát được bé về giấc ngủ, xin các Cô, chú, anh chị của CON CUA Mẹ sẽ giúp nhiều hơn cho tôi.
mecuasu
 
Bài viết: 66
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 17, 2009 5:03 pm

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Sáu Tháng 2 20, 2009 8:30 am

Phần trả lời của chuyên viên Cùng Nhau Vượt Khó

Thường khi bé mất ngủ bé có khuynh hướng ngủ bù lại vào ngày hôm sau, nhưng tôi thường đánh thức bé dạy sớm để bé không bị rói loạn giấc ngủ vào ngày hôm sau, nhưng cứ khoảng 1, 2 tháng là bé lại khó ngủ, nhưng bé không quấy khóc mà cười đùa suốt( tự cười), chỉ khi bẹ Mẹ nhắc nhở mới lấy gối che mặt ngủ( đó là thời gian gần đây), tôi cũng có suy nghĩ: có lẽ bé tiến bộ sẽ kèm theo khuynh hướng giảm rối loạn giấc ngủ, nhưng tôi vẫn không hoàn toàn kiểm soát được bé về giấc ngủ, xin các Cô, chú, anh chị của CON CUA Mẹ sẽ giúp nhiều hơn cho tôi.


Chị cho bé thức dậy đúng giờ vào hôm sau dù hôm trước ngủ muộn là đúng. Hy vọng chị sẽ tiếp tục như thế.

Mức tiến bộ không đi kèm với rối loạn giấc ngủ, chị yên tâm. Mình sẽ cố gắng để bé tiến bộ trong mọi lãnh vực, dù biết rằng rối loạn giấc ngủ có thể đi theo bé về lâu về dài.

Về hành vi tự cười của bé, tôi nghĩ bé đang bận rộn tâm trí về một khúc phim hay những chi tiết khôi hài đã xảy ra. Trí não của trẻ TK có khả năng hình ảnh tuyệt vời, vì vậy những chi tiết trên có thể diễn thành những thước phim đầy màu sắc và sống động. Chị thử tập cho bé phân biệt giữa những gì đang óng ánh trong tâm trí với những gì đang xảy ra chung quanh. Tôi có em bệnh nhân mà người phụ giáo riêng thường nhắc: "Just the movie, just the movie!" và yêu cầu em đừng cười một mình ở đám đông.

Chị thử dậy bé phân biệt như thế xem sao nhé. (Tuy nhiên, khi mẹ nhắc bé đã biết lấy gối che mắt là tốt quá. Nhưng che mắt thôi, đừng che cả mặt sợ ngộp).

Nguyễn Tường Anh/Nhóm Chuyên Gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Cảm giác an toàn khi đi ngũ

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Bảy Tháng 2 21, 2009 1:34 am

Theo http://www.webmd.com, trong 10 bé có TK, từ 4 đến 8 bé gặp khó khăn trong giấc ngủ. Cùng Nhau Vượt Khó sẽ đăng tải bài viết của trang nhà này lên phần bài dịch để chia xẻ cùng phụ huynh.

Các chuyên viên cho biết họ chưa xác định trắng đen nguyên nhân của chứng rối loạn giấc ngủ, mà chỉ phỏng đoán 4 lý do: 1) bé chưa học được dấu chỉ xã hội: hễ ba mẹ anh chị em đi ngủ, mình cũng đi ngủ; 2) kích thích tố melatonin chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ làm việc không thích ứng; 3) bé có TK nhậy cảm với mọi giác quan nên một tiếng gió đùa có thể đánh thức bé; 4) chứng âu lo sợ hãi khiến bé không ngủ trọn giấc.

Trao đổi về giấc ngũ :
Trong 4 yếu tố trên về chứng khó ngũ , tôi cảm nhận được con trai mình chủ yếu vế thứ 4 và thứ 3 , thứ 1 thì ko phải, thứ 2 thì tôi ko biết .
Cảm giác an toàn trong khi ngũ là yếu tố chính, cháu có thể ngũ một mình trong căn phòng rộng (ko cần một ai ), rất dễ ngũ và ngũ rất ngon vào ban ngày (và ở trường cũng vậy (từ nhà trẻ đên nay), tuy nhiên ban đêm thì cháu khó đi vào giấc ngũ dù ngũ chung cùng ba mẹ (bù lại ngũ say và dậy đúng giờ vào buổi sáng).
Buổi tối, bình thường phải 1g-1g30' mới đi vào giấc ngũ, dưới 1/2g là quá nhanh ,trước khi ngũ ba phải đụng vào người cháu thì cháu mới yên tâm. Ở độ tuổi lên 8, cháu mới đòi hỏi mở đèn trong khi ngũ , vị trí ngũ phải nằm sát vào tường , cửa đóng kín lại (vì sợ tiếng động trời mưa ).
Theo quan sát của tôi , thì căn phòng buổi trưa cháu ngũ một mình đối vói cháu là nơi có cảm giác an toàn nhất (phòng này khi trời mưa thì chạy cháu đến nơi này và yên tâm chơi), chính vì vây mà cháu ngũ rất ngon giấc). Tiện nghi trong căn phòng (máy lạnh hay quạt) ko có ý nghĩa với cháu, miễn ko quá nóng , lạnh.
Với cảm nhận Cảm giác an toàn khi ngũ là yếu tố chính, chị thử mở đèn sáng hơn (có trao đổi với con), đi ngũ đúng giờ.
Còn với tôi giờ này, chắc quen rồi nên chẳng lo lắng nữa mà để dành sức lo chuyện khác :mrgreen:
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Bảy Tháng 2 21, 2009 7:49 am

[quote]Trong 4 yếu tố trên về chứng khó ngũ , tôi cảm nhận .../quote]

Cảm ơn anh/chị My Lăng, đây là một bài góp ý bổ ích và rất cụ thể.
Anh/chị có thể cho biết tại sao bé lại thích (cảm thấy an toàn) căn phòng đó nhất không? Giả sử một PH khác muốn tạo ra "một căn phòng an toàn" cho bé thì nên làm thế nào?

Cảm ơn a/c
Xuyến
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Re: Trương T.Bích Phương/Bé Su(Vương Quang Bảo Anh)

Gửi bàigửi bởi My Lăng » T.Hai Tháng 2 23, 2009 4:44 am

xuyen đã viết:
Trong 4 yếu tố trên về chứng khó ngũ , tôi cảm nhận .../quote]
Cảm ơn anh/chị My Lăng, đây là một bài góp ý bổ ích và rất cụ thể.
Anh/chị có thể cho biết tại sao bé lại thích (cảm thấy an toàn) căn phòng đó nhất không? Giả sử một PH khác muốn tạo ra "một căn phòng an toàn" cho bé thì nên làm thế nào?
Cảm ơn a/c
Xuyến

Theo tôi, thì PH đó cần phải biết con mình sợ những gì và căn phòng đó phải làm tan biến hoặc làm giảm bớt đi những sự sợ hãi đó, cháu cũng có thể vui chơi tại đây (xem TV chẳng hạn hay chơi trò chơi nào đó) ; phòng phải sáng sủa ; phòng đó cháu có thể nhìn thấy dễ dàng người trong nhà (để có thể tìm đến khi cần thiết) cũng như ngược lại và phòng đó cần yên tĩnh .
Đây chỉ là quan điểm của cá nhân tôi dựa trên nỗi sợ hãi của con mình.
My Lăng
 
Bài viết: 92
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 3:01 am
Đến từ: Sài Gòn

Trang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách.

cron