Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Bongyeu » T.Hai Tháng 9 09, 2013 6:23 pm

Kính thưa các canh chị chuyên gia và các bạn trên diễn đàn!
Tôi có một bé gái 44 tháng tuổi, có một vài biểu hiện của hội chứng TK, tôi đã đưa cháu đi khám ở viện Nhi TW, Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em. kết quả mỗi nơi đưa ra khác nhau khiến tôi rất hoang mang, ở Nhi là tự kỷ không điển hình và ở Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em và trung tâm dạy cháu là bình thường, chỉ chậm nói đơn thuần thôi.
Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về tự kỷ đến mức gần như thuộc lòng các dấu hiệu, tuy nhiên không ở đâu (tài liệu cũng như các bác sỹ) giải thích rõ cho tôi về các dấu hiệu này. Xin các anh chị giành thời gian giải thích để tôi hiểu rõ hơn, các lần thăm khám theo ý kiến cá nhân tôi đều rất vội vàng, mẹ có lẽ là người hiểu rõ hơn cả những vấn đề của con nhưng đến mức độ nào thì được xếp là khiếm khuyết thì tôi không hiểu được. Tôi xin nêu cụ thể những băn khoăn của mình về vấn đề của con như:
- Con gái tôi có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn của mình, nói ra nhu cầu của mình, biết hỏi, biết khoe, biết mách, biết bình luận tuy nhiên vấn đề khoe, mách, bình luận đều rất đơn giản chứ không đa dạng, phong phú. Nếu so với đứa trẻ cùng độ tuổi gần nhà thì con tôi còn kém lắm. Bé nhà bên mách là mách leo lẻo, hỏi đến kỳ cùng, thậm chí có thể tranh luận, cãi bay cãi biến, còn con tôi chỉ đơn giản thế này:
Về hỏi: biết hỏi đâu, cái gì, ai , đang làm gì, xong chưa, hở, câu hỏi tại sao có dùng nhưng ít, chưa biết hỏi như thế nào, bao giờ
Về mách: rất đơn giản như mẹ ơi em đái dầm, chị ngọc anh đánh em cò, không biết mách nếu sự việc có nhiều tình tiết, ví dụ như: chị đẩy con, đánh con....tóm lại là không biết kể chuyện, chỉ khi mẹ biết chính xác ở lớp đã xảy ra việc gì về nhà hỏi thì con mới trả lời. Ví dụ như: ở lớp bạn hạnh đánh nhau với bạn nào thì trả lời chính xác
- Bình luận cũng vậy chỉ đơn giản: có nhiều ô tô thế, mẹ ơi bạn này nói to thế, vậy thôi
- Khoe là khá nhất: con khoe nhiều như tô màu đẹp chưa, áo này xinh chưa, khi được khen là càng có ý thức khoe nhiều hơn.
Tuy nhiên khi khám tại Nhi điểm con tôi bị test nặng nhất đó là vì tôi nói con tôi có nhại lời, tôi không hiểu nhại lời của trẻ TK thì khác gì với nhại lời của trẻ thường ạ
Con tôi gần 2 tuổi đã nói từ đôi tuy nhiên tốc độ phát triển ngôn ngữ của con rất chậm, dù tôi chưa bao giờ thấy con bị thụt lùi, khoảng gần 2, 5 tuổi con hay nhại lại câu hỏi, dù thực hiện mệnh lệnh của mẹ rất tốt, trả lời được những câu hỏi cái gì đây, màu gì, chỉ khi hỏi câu hỏi khó hơn như: con đang làm gì, con có yêu mẹ không là con nhắc lại thôi, con vẫn sử dụng chính xác những từ đơn để thể nhiện nhu cầu. Việc nhại câu hỏi này chấm dứt khi con lên 3, con bắt đầu trả lời được câu hỏi ai, tại sao, con đang làm gì cũng như thể hiện câu dài để yêu cầu. Vậy hiện tượng nhại đó là do con tôi không hiểu hay là dấu hiệu của TK ạ
Con tôi đi nhà trẻ cũng rất muộn, 3,5 tuổi cháu mới đi, ở nhà ngày trước thì hay xem vi tính lắm và khi bắt đầu đi nhà trẻ tôi thấy cháu tiến bộ về ngôn ngữ rất nhanh, tuy nhiên khi về nhà thời gian đầu cháu hay tua lại y xì giọng cô ở lớp như giọng nhắc các bạn và các hoạt động của cô nữa, ví dụ: tự phạt vào tay mình , bày đồ chơi ra lấy cơm rồi gọi các bạn ở lớp lên lấy cơm về, tôi có lẽ chẳng cần hỏi ớ lớp như thế nào vì nhiều tình huống con tôi đang diễn lại y xì cả về hoạt động và giọng điệu. Tôi không biết cái này có gọi là nhại lời trì hoãn không ạ
Khi con diễn các cảnh đó, tôi hỏi: con bắt chước ai đấy, con cũng trả lời: con bắt chước cô Thanh ở lớp, có lần còn gọi mẹ lên lấy cơm đi thay bằng gọi các bạn trong lớp.
Tôi đọc thấy ở tài liệu nào đó nói rằng trẻ TK có khả năng nhớ lại và hay nói lại những câu trong quá khứ, vậy trường hợp này của con tôi có phải vậy không ạ, tôi thấy đứa trẻ hàng xóm nhanh nhẹn, hoạt bát, nói tốt nhưng thỉnh thoảng cũng thấy cháu nói lại giọng cô ở lớp mà. Tôi thật sự thấy khó hiểu quá
* Về tương tác với các bạn, tôi thấy con có nhu cầu chơi, biết bảo mẹ gọi anh này, chị này vào chơi với con, biết bảo chị ngọc anh đèo em với, biết cù bạn này bạn kia, khi tôi cho con và cháu bé hàng xóm ăn cùng con biết khi nào đến lượt chị, khi nào đến lượt con ăn, biết xin chị cho em ăn với. Tuy nhiên ở lớp con có ra chơi với các bạn nhưng giao tiếp, nói qua nói lại thì ít lắm, gần như là không, cùng lắm là xúc cho nhau ăn ở trò chơi bán hàng thôi. Thậm chí các bạn lấy ghế cũng không biết đòi lại, chơi với trẻ con hàng xóm thì khá hơn. Tuy con thích chơi với các bạn nhưng tôi quan sát thấy các bạn nói thường con không theo được vì trẻ con nói khó hiểu hơn tôi nói với con, khi bị bắt nạt mà các bạn dù nhỏ hơn cãi lại là thường không nói được gì nữa, chỉ thỉnh thoảng cãi mẹ ở nhà thôi, ví dụ tôi cố tình nói cái thìa thành cái bát là con cãi ngay: không phải, mẹ nhầm rồi, nói ở nhà thì to mà ra lớp thì lí nha lí nhí, Vì thế con thường chơi với các bạn ở mức độ ngồi cùng thôi chứ không nói gì, vậy con tôi có phải khiếm khuyết về tương tác không ạ.
Ngôn ngữ của con lúc nào cũng chậm và không phong phú như các bạn nên tôi lo tương tác của con cũng sẽ kém, có phải cứ như vậy con tôi thành tự kỷ không
Các dấu hiệu thường được miêu tả rất chung chung, mong các anh chị chuyên gia giải thích giúp cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Bongyeu
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 09, 2013 5:37 pm

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 9 09, 2013 7:14 pm

Chào bạn,

Có nhiều lý do tại sao bạn không nên theo đuổi mục tiêu coi xem con mình có TK hay không. Tôi sẽ nói thẳng vào vđ, nếu làm bạn buồn thì tôi xin lỗi trước.

1/ Việc bạn biết bé TK hay không có làm thay đổi cách bạn can thiệp cho bé ra sao không? Nếu không thì bạn có nên truy tìm tên rối loạn là gì không? Để can thiệp hiệu quả, chúng ta cần kết quả các test bên giáo dục đặc biệt chứ không cần coi test định rối loạn tên là gì.

2/ Để biết bé có TK hay RL NN hay gì gì đó, bạn không thể chỉ áp dụng các triệu chứng / truy tìm theo kiểu "nếu thấy A thì B". Nó không đơn giản như vậy, ví dụ như một bé nhiễm độc chì thì cũng có thể chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ . Bạn nhìn vào 2 triệu chứng đó, bạn biết do chì hay do gì khác không ? Hay chỉ có những bác sĩ tâm thần nhi mới có khả năng nhìn bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau?

Việc tìm hiểu các test định rối loạn TK là gì thì tốt cho phụ huynh, nhưng tự mình đem DSM-V ra để định rối loạn cho trẻ thì tôi cho là đi quá xa. Nếu chỉ là nhìn A kết luận B thì người ta đã viết ra lập trình định TK bằng iphone rồi, chẳng ai cần bác sĩ tâm thần nhi, chuyen gia ngon ngu trị liệu làm gì nữa ...

Và giả sử bạn quyết tâm muon biet con mình có hoi chứng gì, thì hien tại sẽ rất khó cho ban. Vì một test định rối loạn cần có 1 nhóm, cần bác sĩ tâm thần nhi, nó kéo dài có khi cả chục tiếng, đi gặp nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Không thể trong vòng 30 phút mà kết luận được .

3/ Bạn hiện tại biết rất rõ con mình mạnh / yếu mặt nào so với chuẩn phát triển . Vì vậy bạn nên tập trung vào dạy cho con mình . Bạn sẽ phải nghien cứu xem cách dạy nào hieu quả, chuong trình can thiep ra sao cho con mình .

Tóm lại, theo ý kiến 2 xu của tôi thì bạn nên nhìn tới trước (dạy con những gì, dạy ra sao), nhìn ngang (coi chuẩn phát triển của trẻ ngang tuổi con mình ra sao) hơn là nhìn ra phía sau (bé có rối loạn gì, tại sao).

Nếu bạn đang ở Mỹ, bạn nên tìm xem bé rối loạn gì vì điều đó khả thi, dễ dàng và miễn phí. Và nếu rôi loạn của con bạn cần uống thuốc, bạn cũng nên truy lùng cho ra. Còn như hiện tại thì khó cho bạn có câu trả lời chính xác bé có rối loạn gì. Tôi sợ bạn chú tâm vào việc này quá thay vì tập trung vào can thiệp cho bé ngay.

Tuy nhiên khi khám tại Nhi điểm con tôi bị test nặng nhất


Test đó là test tên gì vậy bạn ?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 9 09, 2013 7:19 pm

Tôi đọc thấy ở tài liệu nào đó nói rằng trẻ TK có khả năng nhớ lại và hay nói lại những câu trong quá khứ


Ngược lại, có em còn nhớ một cách rất kinh khủng nữa là khác đó bạn. Còn việc hay lập lại thì có thể là Echolia thôi.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Bongyeu » T.Hai Tháng 9 09, 2013 7:40 pm

Cảm ơn anh Phi!
Thưa anh, khi đi khám ở Nhi, bác sỹ làm test CARS cho con tôi, điểm của cháu là 31 điểm. tôi mới biết kết quả 2 tuần nay nên có lẽ tâm lý còn chưa hết hoang mang, càng đọc nhiều về tự kỷ càng thấy hoang mang hơn. Tôi cũng là một người mẹ giành nhiều thời gian cho con, . Trước khi đưa con đi khám tôi có đọc về trẻ chậm nói và cũng chỉ đinh ninh con mình chậm nói thôi vì con nhà tôi là một cô bé rất tươi cười , trước đó tôi chưa bao giờ nghĩ con mình tự kỷ bởi với tôi lúc đó tự kỷ là một điều gì đó rất rất khủng khiếp nhưng tôi chưa bao giờ tìm hiểu cụ thể về nó, tôi chỉ lờ mờ hiểu rằng tự kỷ là không giao tiếp với ai, hoàn toàn không tiếp xúc với thế giới này. Đến khi vô tình seach nhại lời, tôi mới thực sự lo lắng, tôi đưa con đi khám trong tâm trạng vô cùng hồi hộp. Có thể kết luận của bác sỹ là một cú sốc tinh thần rất lớn với tôi. Tôi ân hận vì mình thiếu hiểu biết nên đã đưa con đi khám muộn. 2 tuần nay tôi chỉ loay hoay và vô cùng ám ảnh về những lần thăm khám của con, tôi lo mình không tìm hiểu kỹ nên đã trả lời sai bác sỹ ở đâu chăng? Cảm ơn anh về những lời khuyên, nó giúp tôi tỉnh táo hơn rất nhiều. Anh là người có kinh nghiệm trong giáo dục trẻ tự kỷ, tôi biết mỗi trẻ có một khả năng khác nhau nhưng phần nhiều những trẻ như con tôi có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường không anh
Bongyeu
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 09, 2013 5:37 pm

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 9 09, 2013 8:23 pm

Chào bạn,

Để tôi nói vài dòng về CARS cho bạn nắm tình hình, vì tôi đoán nhiều PH khác chắc cũng muốn biết nó là gì . Chúng ta có các khái niệm sau:

1/ Khám sàng lọc
Khám sàng lọc gọi nôm na là khám đợt một, khám tạm thời để chuẩn bị cho đợt khám chính sau đó . CARS là khám sàng lọc .

2/ Standardized test
Test standardize tức là test được làm trên rất nhiều trẻ . Ví dụ như các chuẩn phát triển nói 1 em 3 tuổi nói được bao nhiêu chữ, tức là họ thử hàng trăm ngàn em, có con số trung bình, có standard deviation ... và có thẻ kết luạn chính xác và khoa học . CARS không phải là standardized test .

3/ Negative test và Positive test
Test sàng lọc thường dùng để ket luan mot bé nào đó "không có vấn đề gì cả" thay vì dùng để xác định "có vấn đề, và vđ này tên là gì"

Vì các lý do trên, chúng tôi không dùng các test sàng lọc tại Hoa Kỳ . Các bác sĩ phải dùng DSM-V nếu họ muốn ket quả test định roi loan của họ được tiểu bang và cong đồng giao duc đặc biêt công nhận .

Tôi ân hận vì mình thiếu hiểu biết nên đã đưa con đi khám muộn. 2 tuần nay tôi chỉ loay hoay và vô cùng ám ảnh về những lần thăm khám của con, tôi lo mình không tìm hiểu kỹ nên đã trả lời sai bác sỹ ở đâu chăng?


Đây chính là cái tôi muon noi tới, vì vđ không phải ở chỗ bạn có làm gì đó để bé bị định roi loan sai hay không. Thứ nhất, theo tieu chuan can thiep tại Mỹ thì họ không dùng CARS mà là DSM-V. Thứ hai, viec bác sĩ nói A hay B cũng chẳng thay đổi việc bé nhà bạn mạnh / yếu mặt nào , đúng không bạn ?

Bạn đi tìm điểm yếu của con rồi tìm cách dạy cho bé , vd như làm cái test này http://concuame.com/index.php?option=co ... Itemid=150

Ngôn ngữ của con lúc nào cũng chậm và không phong phú như các bạn nên tôi lo tương tác của con cũng sẽ kém, có phải cứ như vậy con tôi thành tự kỷ không


Nếu một bé có TK, bé sẽ có từ trong bụng mẹ . Chưa ai chứng minh được TK là do cách nuôi dạy, hay do coi tivi hay do gì gì đó bạn ạ.

Vậy hiện tượng nhại đó là do con tôi không hiểu hay là dấu hiệu của TK ạ


Không đủ dữ kiện để kết luận . Nếu làm một test ngôn ngữ cho con bạn, tôi có thể biết bé mạnh / yếu bên ngôn ngữ cảm nhận ra sao, và có thể đoán chính xác hơn là bé lập lại do không hiểu hay sao . Bé có thể lập lại nếu có rối loạn Echolia nhu toi noi o bài trên.

Bạn đừng để quá bị ám ảnh 2 chữ TK. Tập trung chơi các trò chơi đóng vai, mua truyện về đọc buổi tối cho bé nghe, hỏi xem nếu bé là "cô bé khăn đỏ" trong truyện thì bé sẽ làm gì, kể xong thì hỏi các chi tiết về truyện, v...v... Bạn làm bảng ghi lại các baseline của bé để 3 tháng sau so sánh lại xem con tien bo mặt nào.

Vì thế con thường chơi với các bạn ở mức độ ngồi cùng thôi chứ không nói gì, vậy con tôi có phải khiếm khuyết về tương tác không ạ.


Không đủ dữ kiên để kết luận bạn ạ . Nói theo định nghĩa thì nó chỉ là rói loạn khi nó anh huogn tram trong tới sinh hoat hang ngày của bé . Hien tại theo bạn kể thì không đến nỗi vay, đúng ko bạn ? Bé biet tuong tac voi bạn ở nhà (thìa cãi thành bát), thì ko the nói bé ko có kha nang tuong tác duoc. Bạn can phan bỉet cái "bé ko muon" và "bé ko thể" (nhận thức) hoặc "bé không dám" (hành vi).

Chúc bạn bình tĩnh và gặt hái nhiều tiến bộ cho con mình
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Bongyeu » T.Ba Tháng 9 10, 2013 12:35 am

Cảm ơn anh Phi!
Tôi thấy mình thật mâu thuẫn, 2 tuần cứ lăn lộn, lang thang đọc bài nọ bài kia, tưởng mình đã hiểu mà hóa ra vẫn thật ngốc nghếch, cảm ơn anh về những chia sẻ. Tôi có những câu hỏi có lẽ hơi lẩn thẩn nhưng mong anh thông cảm cho tâm trạng bộn bề của tôi lúc này. Trước lúc đi khám tôi không thấy con mình có dấu hiệu, sau khi khám thì nhìn cái gì cũng thấy con mình giống giống. Những chia sẻ của anh đã giúp tôi rất nhiều để nhanh chóng thoát ra khỏi tâm trạng lúc này, tôi sẽ cố gắng để sớm trở lại trạng thái thăng bằng nhanh nhất, để tiếp tục chiến đấu vì con. Tôi có một băn khoăn nữa, có thể cũng lại lẩn thẩn, anh cười cũng được nhưng mong anh thông cảm và giành chút thời gian cho tôi. Khi 2 tuổi cháu bị ngã từ xe đẩy của siêu thị xuống, cháu khóc rất lâu, đêm có thức dậy khóc. Tuy nhiên đến sáng cháu vẫn đi lại được, không khóc nữa nhưng trên đầu có dấu hiệu lùng nhùng dưới da (lệch cả đầu đấy ạ), cháu không nôn, không sốt. Tôi đã đưa con đi khám, các bác sỹ ở viện Việt Đức kết luận cháu chỉ xuất huyết dưới da, không chụp chiếu gì cả, lúc đầu theo kết quả của phòng khám ngoài là sẽ chích hút máu tụ ra, nhưng sau vào khoa các bác sỹ nói cháu còn nhỏ, máu sẽ tự tan. Tôi đã cho con về và quả thật 2 tuần sau chỗ máu tụ đã tan hết. Bây giờ thấy ngôn ngữ của con thế này tôi lại nghĩ lại và có lúc thấy rất hoảng hốt, khi đưa bé đi khám tôi đã không nói về lần ngã này vì nghĩ việc xảy ra đã lâu. Nhưng liệu con tôi vẫn còn tổn thương nào mà tôi đã chủ quan bỏ qua hay không, tôi có nên đưa con đi khám và đề nghị chụp không ạ
Bongyeu
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 09, 2013 5:37 pm

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 9 10, 2013 12:28 pm

Bongyeu đã viết:Cảm ơn anh Phi!
Tôi có một băn khoăn nữa, có thể cũng lại lẩn thẩn,


Chào chị, không có câu hỏi nào là câu hỏi lẩn thẩn cả, chỉ có nghi vấn mà không hỏi mới là lẩn thẩn chị ạ . Chi đang làm rất tốt .

Khi 2 tuổi cháu bị ngã từ xe đẩy của siêu thị xuống, cháu khóc rất lâu, đêm có thức dậy khóc. Tuy nhiên đến sáng cháu vẫn đi lại được, không khóc nữa nhưng trên đầu có dấu hiệu lùng nhùng dưới da (lệch cả đầu đấy ạ), cháu không nôn, không sốt. Tôi đã đưa con đi khám, các bác sỹ ở viện Việt Đức kết luận cháu chỉ xuất huyết dưới da, không chụp chiếu gì cả, lúc đầu theo kết quả của phòng khám ngoài là sẽ chích hút máu tụ ra, nhưng sau vào khoa các bác sỹ nói cháu còn nhỏ, máu sẽ tự tan. Tôi đã cho con về và quả thật 2 tuần sau chỗ máu tụ đã tan hết. Bây giờ thấy ngôn ngữ của con thế này tôi lại nghĩ lại và có lúc thấy rất hoảng hốt, khi đưa bé đi khám tôi đã không nói về lần ngã này vì nghĩ việc xảy ra đã lâu. Nhưng liệu con tôi vẫn còn tổn thương nào mà tôi đã chủ quan bỏ qua hay không, tôi có nên đưa con đi khám và đề nghị chụp không ạ


Trong học khu của chúng tôi ở Mỹ có khoảng 800 em học sinh giáo dục đặc biệt, trong số đó có vài chục em mất ngôn ngữ do tổn thương não, gọi là Traumatic Brain Injury (TBI). Traumatic nghĩa là trầm trọng đó chị . Các em này phần lớn ít gặp trong lớp vì các em quá yếu, thường đang hồi phục sức khỏe sau tai nạn, đang nằm điều trị tại nhà thương hay tại nhà riêng. Theo luật giáo dục đặc biệt thì chuyên gia sẽ phải tới nhà can thiệp cho bé, và chỉ lại cho phụ huynh làm phụ.

TBI cụ thể là sao? Có 2 loại: bị thuong do vật lạ nằm trong đầu hay do chấn thương (tai nạn xe cộ, té ngã ...) Để định chính xác 1 em mất ngôn ngữ do TBI, người ta cần một đội ngũ các chuyên gia sau đây:

Bác sĩ Tâm thần nhi, Bác sĩ thần kinh
Chuyên gia tâm vận động (Occupational therapy)
Chuyên gia phục hồi vận động, vật lý trị liệu (Physical therapy)
Giáo viên giáo dục đặc biệt
Chuyên gia ngôn ngữ trị liệu

Có một số ít trẻ tuy không bị chấn thuong não nặng như TBI, nhưng vỡ mạch máu nhỏ lâu ngày tụ lại làm đụng vào khu ngôn ngữ. Đây là lĩnh vực thần kinh cho nên tôi không biết các bé đó triệu chứng ra sao, làm sao để biết, nên chụp hình não ra sao ... Nguoi lớn chúng ta đôi khi bị "mini stroke", tai bien mach máu não loại nhỏ li ti cũng sẽ bị như vậy, dần dần mất ngôn ngữ. Tỷ lệ trẻ em bị chấn thương kiểu vỡ mạch máu nhỏ so với TBI thì thấp hơn nhiều trong học khu của chúng tôi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng cái tôi đang nói là thống kê, mà thống kê thì có thể dùng cho can thiệp, không thể dùng cho chẩn đoán . Ví dụ của thong ke dùng cho can thiệp là "100 em đc dạy học kiểu này, 80 em tiến bộ" thì OK. Nhưng không thể nói "100 em bị chấn thương, 80 em là do ABC, vậy thì con bạn chắc là ABC". Cho nên ban đừng dùng các con số, phân tích của tôi để chẩn đoán cho bé. Mặt trời hôm nay mọc hướng Đông không có nghĩa là ngày mai và mãi mãi sẽ mọc hướng Đông.


Việc cần 1 nhóm chuyên gia như tôi nói có nghĩa là rất khó cho chị đi tìm 1 nhóm chuyên gia tương tư> tại VN để họ ngồi lại làm việc chung với nhau, chẩn đoán cho bé nhà chị chính xác là gì, nhất là khi sự việc xảy ra khá lâu. Nếu bạn muốn biết có còn chấn thương không, bạn nên tìm bác sĩ thần kinh tại điạ phương.

Còn bây giờ, tôi sẽ nói sơ về quy trình người chuyen gia NNTL và bên giáo dục đặc biệt họ làm gì, để chị biết mà ráng tự làm đc bao nhiêu hay bấy nhiêu nhé

1/ Họ coi khả năng trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn ra sao, đo đạc trong thời gian vài tháng
2/ Họ coi khả năng lên kế hoạch, sắp xếp, chú ý tới chi tiết
3/ Họ coi câu văn, câu nói có đúng văn phạm, hay bị sai kiểu nào, có mạch lạc không
4/ Họ coi cách bé lập ý nghĩ suy nghĩ, cách bé ráp các hình sequence, gọi tên các vật căn bản, quan sát các bức tranh, tìm lỗi logic trong hình ...

Làm việc này ra sao? Nó là nguyên cả một bộ test của giáo dục đặc biệt, được đào taọ ở cấp Cao học bên Hoa Kỳ. Làm hết thì không làm nổi, nhưng chị có thể và nên làm cái tối thiểu: Đó là những cái tôi khuyên chị ở trên đó (kể chuyện, thay vai, ghi baseline...). Vd như kể 1 câu chuyện bỏ đoạn cuối và nhờ bé kể hết câu chuyện, dạy đánh răng và hôm nào bỏ quên 1 bước xem bé có nhận ra không ... Những việc này nếu làm, thì dù cho là bé nhà chị ngày xưa có TBI, hay gì gì đi nữa, cũng sẽ rất tốt cho phat triển của bé. Ngay cả các bé không TK, cũng nên được dạy theo pp như vậy (tôi có 1 PH tại VN nói rằng họ đem con tới học bán thời gian ở Ban Mai là vì nội dung bài học, chứ để bé học bên Mần non thì chủ yếu là múa hát).

anh cười cũng được nhưng mong anh thông cảm và giành chút thời gian cho tôi.


Các câu hỏi về ngôn ngữ của chị rất hay, và CCM nhận được rất nhiều email xoay quanh chủ đề này . Ban Mai họ yêu cầu tôi cuối năm nay dạy 1 lớp về chủ đề Phát triển NN ở trẻ nhỏ, xoay quanh việc các bé phat trien ngon ngữ ra sao, cha mẹ nên làm gì để giúp, và nếu có khó khăn về ngon ngữ thì chúng ta nên làm gì . Tôi đang luong lự vì soạn 1 chuong trình nhu vậy cực lắm, soạn ra rồi thì phải mang đi cho các nhóm khác nhau họ review lại (vd như phần "giúp trẻ có khó khăn về NN" thì phải có cô Tường Anh review, v...v...). Và lần này CCM về ít ngày, loay hoay làm việc trong trường là hết ngày rồi nên không biết có mở lớp không. Chị có thể theo dõi diễn đàn CCM, nếu CCM quyết định mở lớp này, chị có thể ghi danh học.

Bây giờ tôi trích lại bài viết của Tiến sĩ Blake và Tompkins về đề tài mất NN do tổn thương bán cầu não phải để chị tham khảo thêm.

Cognitive-Communication Disorders Resulting from RightHemisphere Brain Damage

Damage to the right hemisphere of
the brain (RHD), often due to stroke,
can result in a variety of deficits
in cognition and communication.
Cognitive deficits affect one or all
of the following areas: attention
(including visuospatial neglect),
memory, problem solving,
reasoning, organizing, planning,
and awareness of deficits. These
deficits impact communication
by decreasing the efficiency and
effectiveness of comprehension,
expression and pragmatics (a
person’s use and interpretation of
verbal and nonverbal language
in social interaction). Specific
language deficits often affect
non-literal language, alternative
meanings, and other subtleties of
language. Conversation may focus
on insignificant details and speech
may be rambling. Speech-language
problems associated with RHD may
be sufficient to interfere with the
communication needed for daily
living.

Disorders associated with RHD
are a focus for speech-language
pathologists. The existing clinical
data for cognitive rehabilitation in
general, and for adults with RHD
specifically, provide some promise
regarding treatment outcomes.
Cicerone reports “clear evidence
supporting the effectiveness
of cognitive rehabilitation” for
impairments of attention, functional
communication, memory, and
problem solvingi. While much of
the evidence is from individuals
with diffuse traumatic brain injury,
many of the symptoms are similar
to those associated with RHD, and
the benefits may be similar as well.

The role of the speech-language
pathologist is to assess patients
with RHD to identify the specific
deficits that are present along
with preserved abilities and areas
of relative strength in order to
maximize functional independence
and safety. The treatment plan
should be based on each individual’s
goals and needs to address the
deficits that diminish that person’s
ability to communicate efficiently
and effectively. It should build
upon and exploit strengths.
Treatment implementation should
be accompanied by data collection
to assess the effectiveness of the
treatments.


Còn Tiến sĩ Frank ở Trung tâm Y khoa đại học Duke viết về TBI / NN trị liệlu như sau

Data gathered from ASHA’s
National Outcomes Measurement
System (NOMS) show that a large
percentage of patients with TBI who
received speech-language pathology
services made significant gains on
the Functional Communication
Measures (FCMs) in 3 key areas of
cognitive-communication skills—
attention, memory, and pragmatics.
FCMs are a series of seven-point rating
scales ranging from least functional
(Level 1) to most functional
(Level 7) designed to measure
improvement in a variety of clinical
areas. Functional gains were demonstrated
by 81% of the patients treated
for memory, 82% of the patients
treated for attention, 83% of the
patients treated for pragmatics, and
80% of those treated for problem
solving. Moreover, in all three of
these areas, the majority of patients
achieved multiple levels of FCM
progress.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về các dấu hiệu tự kỷ

Gửi bàigửi bởi Bongyeu » T.Ba Tháng 9 10, 2013 8:16 pm

Thưa anh Phi!
Tôi không biết nói gì khác ngoài việc cảm ơn anh, về tài liệu chắc tôi phải chờ ông xã dịch hộ rồi, ngoại ngữ tôi không rành lắm. Đủ được một nhóm chuyên gia như vậy, đúng như anh nói ở Việt Nam là một điều không thể rồi, tôi sẽ liên hệ bác sỹ thần kinh để xem xét lại cho cháu vậy, cùng với đó là phải tích cực dạy cháu với tất cả khả năng tôi có thể đã, phải không anh. Chuyện gấu mẹ, gấu con anh hướng dẫn có lẽ hơi vượt trình của con gái tôi nên cháu chưa trả lời được bằng lời, chỉ khi tôi bảo cháu con là gấu con nhé, vào tìm kẹo đi, cháu vào mở gối của mình, không thấy là tìm sang gối của mẹ, với những chuyện đơn giản hơn như hai dê qua cầu, con tôi hiểu hơn, có thể trả lời: vì sao hai con dê rơi xuống nước, vì chúng húc nhau, vì sao húc nhau, vì tranh nhau qua cầu...Tôi cũng chưa kịp lên giáo án cho con mình, có lẽ vì tôi thấy kiến thức quá mênh mông, tôi chưa kịp sắp xếp lại, cứ thấy kinh nghiệm nào hay là áp dụng ngay lên con thôi, dân dần tôi sẽ cố gắng lên một lịch trình rõ ràng hơn, mong anh giúp đỡ tôi khi tôi gặp khó khăn, khúc mắc gì lại phiền đến anh nhé!
Tôi ở ngoài Bắc Việt Nam, tuy là một tỉnh không xa trung tâm là mấy nhưng phát triển về giáo dục đặc biệt ở VN nói chung còn thấp, chưa nói đến một tỉnh lẻ, dù mọi thăm khám tôi đều đưa con lên Hà Nội nhưng đúng là lĩnh vực này ở đất nước ta có vẻ như chưa được quan tâm thỏa đáng. Tôi chỉ là một công dân bình thường, tôi không lạm bàn những vấn đề to tát, tôi chỉ mong những chẩn đoán được làm kỹ càng, cẩn thận, mọi sự tư vấn được thấu đáo hơn để những kết luận đưa ra không làm tan nát trái tim những bậc sinh thành. Tôi may mắn nhận được sự thông cảm từ phía gia đình, chứ biết bao người còn chịu điều tiếng vì con bị đóng dấu tự kỷ. Khi tôi vào khoa phục hồi chức năng, họ đã ghi rõ con tôi nói được câu dài, hiểu được câu phức, giao tiếp hạn chế, thỉnh thoảng nhại lời, ấy vậy mà nhóm tư vấn ở đó vẫn hướng dẫn tôi làm sao để con biết phát âm, làm sao để con nhận ra đâu là đầu, là mắt....Hơn 1 tiếng đồng hồ dù tôi đã có lần phải nhắc khéo rằng những điều đó con em làm được từ khi hơn 2 rồi ạ...
Tôi không có ý định kể xấu ai trên diễn đàn, cũng bán than một tí khổ cho anh Phi phải đọc nhưng tôi mong những người có tâm trong ngành có thể lắng nghe nhiều hơn từ phía phụ huynh, những người đưa con đi khám, trông chờ điều gì ở bác sỹ, biết đâu đấy họ cũng sẽ đọc những dòng này bác Phi nhỉ
Quá trình dạy con của tôi chắc còn dài và gian nan lắm, mong bác luôn mạnh khỏe để giúp đỡ những phụ huynh như tôi nhé. Tôi sẽ thông tin về cháu, mong bác khi có thời gian vào chia sẻ và chỉ bảo giúp cho gia đình, mong là cháu sẽ tiến bộ từng ngày, cảm ơn bác rất nhiều
Bongyeu
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 9 09, 2013 5:37 pm


Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.58 khách.

cron